BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐƯA SẢN PHẨM THUỐC LÁ ĐIẾU YOUNG STAR VÀ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI
CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐƯA SẢN PHẨM THUỐC LÁ ĐIẾU YOUNG STAR
VÀ YOUNG STAR MENTHOL CỦA CÔNG TY THUỐC LÁ SÀI GÒN THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Trang 22
MỤC LỤC
1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG 5
1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY THUỐC LÁ SÀI GÒN 5
1.2 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM 6
1.3 NHÃN HIỆU SẢN PHẨM YOUNG STAR, YOUNG STAR MENTHOL 7
1.4 KHẢ NĂNG CUNG CẤP THUỐC LÁ ĐIẾU YOUNG STAR VÀ YOUNG STAR MENTHOL TRÊN THỊ TRƯỜNG 8
2 LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU 8
2.1 THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 9
2.1.1 TỔNG QUAN 9
2.1.2 CHỈ SỐ KINH TẾ 9
2.1.3 QUAN HỆ KINH TẾ 10
2.1.4 MỘT SỐ THUẬN LỢI CỦA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 11
2.2 THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 12
2.2.1 TỔNG QUAN 12
2.2.2 CHỈ SỐ KINH TẾ 12
2.2.3 QUAN HỆ KINH TẾ 13
2.2.4 MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 13
2.3 THỊ TRƯỜNG MALAYSIA 14
2.3.1 TỔNG QUAN 14
2.3.2 CHỈ SỐ KINH TẾ 14
Trang 33
2.3.3 QUAN HỆ KINH TẾ 15
2.3.4 MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG MALAYSIA 15
3 TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHỌN LỰA QUỐC GIA THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 15
3.1 TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SO SÁNH 15
3.1.1 CHỈ TIÊU DÂN SỐ (KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG) 15
3.1.2 CHỈ TIÊU THU NHẬP (KHẢ NĂNG MUA) 16
3.1.3 CHỈ SỐ HẤP DẪN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU 16
3.1.4 LẬP BẢNG SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG 16
3.1.5 ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU 17
4 XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP 17
4.1 CÁC CHIẾN LƯỢC XÂM NHẬP 17
4.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 17
5 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC STP 18
5.1 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 18
5.1.1 XU HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 18
5.1.2 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 18
5.1.3 TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG 19
5.2 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 19
5.2.1 XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU THỨC PHÂN KHÚC 19
5.2.2 CÁC THANG ĐO TRONG MỖI TIÊU THỨC 19
Trang 44
5.2.3 LẬP BẢNG PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 20
5.2.4 CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 20
6 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 21
6.1 TÍNH TỔNG DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG (TOTAL OF MARKET - TOM) TRONG PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG ĐÃ CHỌN 21
6.2 TÍNH DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG CÓ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG PHÂN KHÚC ĐÃ CHỌN (TOTAL AVAIBLE MARKET - TAM) 21
6.3 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU THỊ PHẦN CHO DỰ ÁN TRONG TỪNG THỜI KỲ (SHARE OF MARKET - SOM) 21
7 CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 21
7.1 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ, THƯƠNG HIỆU 21
7.2 CHIẾN LƯỢC GIÁ 21
7.3 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI, LOGISTIC, BÁN HÀNG 22
8 KẾ HOẠCH THỰC THI 22
8.1 CHUẨN BỊ NGUỒN LỰC: NHÂN LỰC, TÀI LỰC, VẬT LỰC, DỰ KIẾN NGÂN SÁCH 22
8.2 DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI: SƠ ĐỒ GANTT, DỰ KIẾN PHÂN CÔNG NHÂN SỰ THỰC HIỆN, QUI TRÌNH THỰC HIỆN 22
9 KẾ HOẠCH ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ 23
9.1 CÁC TIÊU CHÍ/CHỈ SỐ DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 23
9.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN ĐỂ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 23
TÀILIỆUTHAMKHẢO 24
Trang 51.1 Giới thiệu công ty Thuốc lá Sài Gòn
Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn (VINATABA Sài Gòn) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam Từ tháng 4-2014 VINATABA Sài Gòn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với 5 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, 28 đầu mối bao gồm 02 đơn vị trực thuộc Hội đồng thành viên, 15 phòng ban nghiệp vụ, 03 phân xưởng sản xuất và 08 bộ phận phụ trợ Là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, VINATABA Sài Gòn có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong bối cảnh của xu thế hội nhập và phát triển ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của VINATABA Sài Gòn nổi lên rõ nét của 6 giai đoạn, tương ứng với các thời kỳ lịch sử của đất nước
Thị trường nước ngoài cũng phát triển bền vững với việc giới thiệu được hàng loạt nhãn thuốc lá điếu vào thị trường các nước Tây Phi, Đông Nam Á, Trung Nam Mỹ…với sản lượng không ngừng tăng, bình quân mỗi năm tăng hơn 33% Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2009 đến 2014 đạt mức tăng trưởng hơn 54%, trở thành đơn vị dẫn đầu của Tổng Công ty có sản lượng và giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhiều năm qua
Trang 6Các chỉ tiêu Sản xuất kinh doanh chính đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước cũng như so với của kế hoạch năm 2017, cụ thể như sau:
Sản lượng tiêu thụ: 1.714,9 triệu bao Trong đó:
- Sản phẩm nội tiêu: 964,0 triệu bao
- Sản phẩm xuất khẩu: 750,9 triệu bao
Qui cách Compact: sản phẩm Sài Gòn Silver, Sài Gòn Vàng, Sài Gòn Classic…
Qui cách Super Slim: Young Star, Young Star Menthol…
Bao cứng: sản phẩm Fasol Vàng , Fasol Trắng, Cotab, Era đỏ, Souvernir Tím, Melia tím…
Bao mềm: sản phẩm Du lịch đỏ BM, Sài Gòn xanh BM, Melia Menthol BM…
Bao cứng: sản phẩm Đà Lạt xanh, Hòa Bình xanh, Era Menthol…
Bao mềm: Tây đô BM, Đà lạt BM…
Toàn bộ các sản phẩm thuốc lá điếu của công ty Thuốc lá Sài Gòn hiện đang tiêu thụ nội địa, tuy nhiên hiện nay công ty bắt đầu thâm nhập sản phẩm thuốc lấ điếu vào một
số thị trường châu Á và châu Phi cho các loại sản phẩm điếu Tuy nhiên mỗi thị trường có
Trang 77
những đặc tính khác nhau về thu nhập, văn hóa, nhu cầu và tình hình chính trị mà công ty
Thuốc lá Sài Gòn sẽ có các chiến lược cụ thể cho từng thị trường
Trong bài tiểu luận này sẽ giới thiệu về sản phẩm Young Star và Young Star
Menthol đã từng bước vào được thị trường một số thành phố của Trung Quốc
1.3 Nhãn hiệu sản phẩm Young Star, Young Star Menthol
Sản phẩm thuốc lá điếu Young Star và Young Star Menthol là sản phẩm đã có mặt
trên thị trường nội địa từ năm 2000 Sản phẩm có qui cách super slim (điếu nhỏ, gói nhỏ)
phù hợp với giới trẻ Sản phẩm có thông số kỹ thuật như sau:
Trang 8
Sản phẩm Young Star và Young Star Menthol BC là nhãn hiệu độc quyền của Công ty TL Sài Gòn Trong quá trình sản xuất sản phẩm sản phẩm qua nhiều giai đoạn kiểm tra, phân tích các chỉ số hóa lý như nicotine, sugar, tar, độ ẩm nhằm đảm bảo tính chất hút ổn định khi đưa ra thị trường
1.4 Khả năng cung cấp thuốc lá điếu Young Star và Young Star Menthol trên thị trường
Hiện nay tại công ty Thuốc lá Sài Gòn có 36 máy vấn bao các loại qui cách điếu, bao khác nhau và có 1 máy vấn bao qui cách Super Slim sản xuất sản phẩm Young Star và Young Star Menthol có công suất 120.000 bao/ngày khoảng 3.600.000 bao/tháng Với công suất này tạm thời cung cấp ổn định cho thị trường nội địa và xuất khẩu Nếu sản phẩm có sự tăng trưởng thì công ty Thuốc lá Sài Gòn sẽ chuyển đổi thiết bị để nâng cao công suất
2 LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước tiếp cận với nguồn nguyên vật liệu dồi dào, giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực và thế giới
Các hiệp định thương mại được ký kết tiếp tục tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt hơn ngay chính thị trường nội địa Bên cạnh đó việc đón nhận những cơ hội đòi hỏi sự chủ động cố gắng của công ty Thuốc lá Sài Gòn trong việc xác định và phát huy thế mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh và sự cải tiến đồng bộ từ các chính sách quản lý
Sản phẩm xuất khẩu của công ty Thuốc lá Sài Gòn chủ yếu là sản phẩm nhượng
Trang 99
quyền nên còn phụ thuộc nhiều vào chính sách của các nước nhập khẩu, chiến lược kinh doanh của khách hàng Do đó đòi hỏi công ty phải thận trọng để tránh rủi ro có thể xảy ra Bên cạnh đó sản phẩm xuất khẩu đa dạng về chủng loại đòi hỏi công ty phải đáp ứng cùng lúc về số lượng, chủng loại sản phẩm, thời gian giao hàng cho nhiều khách hàng cùng một lúc, gây không ít khó khăn trong việc triển khai sản xuất
Việc lựa chọn một số quốc gia đưa vào nghiên cứu, phân tích nhằm chọn thị trường mục tiêu cho chiến lược đưa sản phẩm thuốc lá điếu Young Star và Young Star Menthol ra thị trường thế giới là một việc làm khó khăn
Vì vậy, kế hoạch Marketing này đã chọn một số quốc gia đại diện như : Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia để tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường, tiến hành so sánh
để chọn lựa một quốc gia trở thành thị trường mục tiêu cho sản phẩm
2.1 Thị trường Trung Quốc
2.1.1 Tổng quan
Trung Quốc nằm ở Châu Á có diện tích lớn thứ 3 thế giới (9.600.000 km2) Dân số 1.349.560.000 (năm 2015) Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc Dân tộc Hán là chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc) là tâm điểm về kinh tế văn hóa xã hội của Châu Á, với hệ thống
hạ tầng kinh tế xã hội phát triển, hệ thống sân bay, cảng biển phát triển rộng khắp, có chung biên giới với Việt Nam cả đường biển, đường hàng không và đường bộ với Việt Nam
Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) GDP Trung Quốc năm 2013 là 9 nghìn tỷ USD GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2016 là 10.160 USD (15.095 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới (xếp thứ 89 trên thế giới vào năm 2016) Công nghiệp Trung Quốc xếp thứ 3 thế giới về sản lượng
Tốc độ tăng trưởng sản xuất: 6,9% (trong quí 2/2017) Các ngành công nghiệp quốc
doanh lớn có thể kể đến: sắt, thép, chế tạo máy, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, vũ khí và hàng dệt may
2.1.2 Chỉ số kinh tế
Trang 102013 2014 2015
GDP (ppp) 16,42 nghìn tỷ USD
17,63 nghìn tỷ USD đứng vị trí số 1 trên toàn TG
19,51 nghìn tỷ USD đứng vị trí số 1 trên toàn TG
Lực lượng lao động 797,6 triệu người 801,6 triệu người 804 triệu người
Thị trường xuất khẩu
Mặt hàng chính điện và các máy móc, dầu và nhiên liệu khoáng sản, thiết bị quang
học và y tế, quặng kim loại, nhựa, hóa chất hữu cơ, xe có động cơ
Thị trường nhập
khẩu chính
Hàn Quốc 9,7%, Nhật Bản 8,3 %, US 8,1%, Đài Loan 7,8%, Đức
5,4%, Australia (5%) ước tính năm 2014
Nguồn : http://www.vcci.com.vn
Cấu trúc dân số 2015: Độ tuổi từ 15-64 tuổi: 73.4%, độ tuổi còn lại: 26.6%
Nguồn : http://www.vietnamexport.com
2.1.3 Quan hệ kinh tế
Trong những năm gần đây, hai bên đã ký quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh
tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016‖ dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc (10/2011), ký Bản ghi nhớ Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm kèm Quy hoạch vào dịp Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (4/2013) Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên đã nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với trọng tâm là hợp tác xây dựng một số dự án tiêu biểu có quy mô lớn về cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông; tiếp tục áp dụng các biện pháp đảm bảo thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển cân bằng, lành mạnh, hoàn
Trang 1111
thành trước thời hạn mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 60 tỷ USD năm 2015; tăng cường phối hợp và hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhất là hợp tác trong việc phòng ngừa tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế, giữ vững an ninh tiền
tệ ở mỗi nước Để thực hiện các nhiệm vụ này, hai bên nhất trí thành lập nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và nhóm công tác về hợp tác tiền tệ (nguồn: Đại sự quán Việt Nam tại Trung Quốc)
Năm 2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đã đạt 66,6 tỷ USD tăng 13,6%
so với năm 2014 hoàn thành vượt chỉ tiêu mà Lãnh đạo hai nước đã đề ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường năm 2013, trong đó kim ngạch xuất khẩu là 17,1 tỷ USD tăng 14,6% so với năm 2014 và kim ngạch nhập khẩu là 49,5 tỷ USD tăng 13,3% so với năm 2014 Theo số liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải quan, tính tới tháng 8/2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 44,6 tỷ USD tăng gần 2,5% so với cùng
kỳ năm 2015 trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 12,9 tỷ USD tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2015, kim ngạch nhập khẩu đạt 31,7 tỉ USD giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước Như vậy trong 8 tháng đầu năm cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục cải thiện khi lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng và lượng hàng hóa nhập khẩu có phần giảm xuống
Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các năm
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
VN xuất 4.746 6.984 11.116 16.229 16.892 19.906 29.832
VN nhập 16.673 20.204 24.866 29.035 36.887 43.648 49.441
Kim ngạch XNK 21.419 27.188 35.982 45.264 53.779 63.554 79.273
( Đơn vị: triệu USD – Nguồn: www.trademap.org)
2.1.4 Một số thuận lợi của thị trường Trung Quốc
Quan hệ Trung Quốc Việt Nam là đối tác chiến lược trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội Quan hệ trao đổi, hợp tác giữa ta với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa - thể thao được đẩy mạnh Hàng năm, Trung Quốc tiếp nhận một
số lượng đáng kể các học sinh, thực tập sinh và các đoàn thể thao của ta sang nghiên cứu, học tập và tập huấn tại Trung Quốc, đồng thời cử nhiều cán bộ, huấn luyện viên sang giúp
ta trong công tác huấn luyện các môn thể thao Hai bên trao đổi các đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hóa, thể thao, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Đa số các tổ chức hội đoàn của người Việt, là cầu nối quan trọng giữa các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Trung Quốc và cộng đồng
Trang 122.2 Thị trường Hàn Quốc
2.2.1 Tổng quan
Diện tích 99.720 km2 trong đó diện tích đất liền: 96.920 km2; diện tích mặt nước: 2.800 km2 Dân số 48.960.000 người (năm 2015) Vị trí địa lý Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ bắc tới nam, ở phần đông bắc của lục địa Châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ
Kinh tế Hàn Quốc lớn thứ 4 châu Á sau Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và đứng thứ 13 thế giới với GDP năm 2013 là hơn 1.666 tỷ USD (so với gần 2.164 tỷ của 10 nước ASEAN cộng lại) Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2013 là 2,8% Năm 2014, GDP Hàn Quốc đạt 1.801 tỷ USD, năm 2015 đạt 1.849 tỷ USD đứng thứ 14 thế giới, tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 2,7%, xếp thứ 112 thế giới
Hiện Hàn Quốc là là nước xuất khẩu lớn thứ 6 thế giới (535,6 tỷ USD năm 2015), nhập khẩu đạt 430,8 tỷ USD (2015) đứng thứ 12 Dự trữ ngoại tệ và vàng đạt 364,8 tỷ USD (tính đến tháng 12/2014) Năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt 36.700USD/ năm Từ năm 2012, Hàn Quốc đã gia nhập Câu lạc bộ 7 nước có dân số 50 triệu dân và GDP đầu người trên 20.000 USD
2.2.2 Chỉ số kinh tế
GDP (ppp) 1.666 tỷ USD 1.786 tỷ USD 1.849 tỷ USD
GDP theo đầu người 34.400 USD/năm 35.400USD/năm 36.700USD/năm
GDP theo ngành (2015) Nông nghiệp (2,3 %) -Công nghiệp (38 %) - Dịch vụ (59,7 %)
Kim ngạch xuất khẩu 617,1 tỷ USD 628 tỷ USD 535,5 tỷ USD
Các đối tác xuất khẩu
chính
Trung Quốc (25,4%), Mỹ (12,3%), Nhật (5,6%), Hồng Kong
(4,2%), Singapore (4,2%)
Mặt hàng chính Thiết bị bán dẫn, thiết bị viễn thông không dây, ô tô, máy tính,
thép, tàu biển, hoá dầu
Kim ngạch nhập khẩu 536,6 tỷ USD 542,9 tỷ USD 430,8 tỷ USD
Các đối tác nhập khẩu
chính
Trung Quốc (17,1%), Nhật (10,2%), Mỹ (8,7%), Ả Rập Xê Út
(7%), Qatar (4,9%), Đức (4,9%)
Mặt hàng chính Máy móc, thiết bị điện tử, dầu, thép, thiết bị giao thông, hoá chất
hữu cơ, nhựa
Nguồn : http://www.vcci.com.vn