1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

29 204 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 181 KB

Nội dung

Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiê, chỉ ra ưu nhược điểm của các đề xuất và một số hạn chế của nguyên tắc giải pháp đưa ra những giải pháp tốt nhất để quản lý bảo tồn thiên nhiên tại Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

Trang 1

Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên,

tỉnh Thanh Hóa

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trải dài gần 15 độ vĩ(8020' - 22022' vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (102010' - 109020' kinh độ Đông) lànơi giao điểm của vùng Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Malaysia Những điều kiện

tự nhiên đã tạo ra tính đa dạng cao về các hệ sinh thái rừng, do đó nước ta cónguồn tài nguyên vô cùng phong phú về khu hệ động, thực vật Năm 1943nước ta có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%; đến năm 1990 chỉ còn 9,18triệu ha, độ che phủ rừng 27,2% Đến nay, tổng diện tích rừng là 13,388 triệu

ha (tính đến 31/12/2010) [7] độ che phủ đạt 39,5%, nhưng chất lượng rừngthấp Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa nơitập trung nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canhtác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn, ngườidân sống phụ thuộc vào rừng là chủ yếu

Do vậy, đa dạng sinh học bị suy thoái, nhiều loài động và thực vật quýhiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng Từ đó, mục tiêu quốc gia đã hình thànhcác khu bảo tồn, vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên, nhằm duy trì vàbảo tồn những gì còn lại của thiên nhiên trong xu thế đứng bên bờ diệt vong.Công tác quản lý các khu rừng đặc dụng trong những năm qua gặp không íttrở ngại, lực lượng quản lý lâm nghiệp mỏng, trình độ hiểu biết về đa dạngsinh học cũng như tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng còn hạn chế, chưamang lại hiệu quả cao

Việc xây dựng các khu rừng đặc dụng cũng như xây dựng kế hoạchquản lý và hoạt động vẫn thường được tiếp cận theo kiểu áp đặt từ trên xuống,chưa quan tâm đến lợi ích cũng như quyền lợi của người dân sống trong vàgần rừng hoặc nếu có thì cũng chỉ giới hạn ở sự tham gia một cách thụ độngcủa người dân, điều này đã đặt người dân với vai trò là người ngoài cuộc

Trang 3

trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Mặt khác, việc quản lýbảo vệ tài nguyên thiên nhiên thường mâu thuẫn với những lợi ích của ngườidân vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng Nhiều nơi, thay vìtham gia quản lý bảo vệ tài nguyên, người dân đã đối đầu với lực lượng quản

lý bảo vệ rừng của chính quyền

Thực tế cho thấy rằng, các cộng đồng dân cư miền núi chủ yếu tìmnguồn sinh kế từ rừng như khai thác lâm sản, sử dụng đất rừng trồng cây nôngnghiệp, bãi chăn thả gia súc… tạo nên nhiều tiêu cực cho quản lý bảo vệ rừngnhưng vẫn không nâng cao được đời sống của cộng đồng Những hoạt độngnày chỉ được xem là cách sinh kế tạm thời, không bền vững Do đó, các câuhỏi được đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao nội lực của cộng đồng, phát huynhững tiềm năng sẵn có và lôi cuốn cộng đồng tham gia vào các hoạt độngđồng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng vì mục tiêu phát triển bền vững của địaphương Đây là bài toán khó không chỉ đối với những nhà quản lý, các nhàkhoa học mà của cả người dân sở tại

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên nằm ở thượng nguồn sôngChu, trên địa bàn của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích

tự nhiên là 26.304ha Với sinh cảnh là rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đávôi, là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm như: Pơ mu,Samu, Bách xanh, Dẻ tùng sọc trắng Hổ, Báo, Gấu ngựa, Gà lôi trắng cầnđược bảo tồn và phát triển Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Thái vàMường, có trình độ dân trí thấp Là khu vực địa hình dốc, chia cắt hiểm trở,diện tích đất canh tác nông nghiệp ít vì vậy đời sống người dân cực kì khókhăn, chủ yếu phụ thuộc vào rừng Từ đó dẫn tới nguồn tài nguyên rừng ngàycàng bị suy giảm Đời sống của nhân dân đã khó khăn nay lại càng khó khănhơn Mặt khác trên một địa bàn rộng lớn như vậy nhưng lực lượng lại mỏng,trang thiết bị nghèo nàn, cán bộ còn hạn chế về năng lực Thực tế này đã gây

Trang 4

ra không ít khó khăn và trở ngại cho công tác bảo tồn, đây cũng là nguyênnhân chính dẫn đến rừng và ĐDSH ở Khu BTTN Xuân Liên vẫn tiếp tục bịtác động và suy giảm.

Vì vậy, để giảm áp lực đối với các khu rừng đặc dụng nói chung vàquản lý rừng đặc dụng tại Khu BTTN Xuân Liên nói riêng, chia sẻ gánh nặngvới các ngành, các cấp trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên thìnhiệm vụ của các nhà quản lý là cần huy động sự tham gia tích cực của nguờidân trong công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên quý giánày Để thực hiện được vấn đề trên cần phải đánh giá đúng thực trạng côngtác quản lý rừng hiện nay, tìm ra được tồn tại, khó khăn, thách thức; phântích, đánh giá được tiềm năng, khả năng đồng quản lý rừng của các bên liênquan từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, sát với điều kiện tự nhiên - kinh tế

xã hội khu vực nghiên cứu, luật pháp Nhà nước hiện hành

Trên cơ sở thực tiễn và lý luận đó, để phần nào trả lời được câu hỏi và

giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề

xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa”.

Đề tài được thực hiện sẽ là giải pháp cùng với người dân và các cơ quan

tổ chức khác trên địa bàn đồng quản lý Khu BTTN, là triển vọng để thay đổi bộmặt người dân nơi đây, đồng thời cũng là cơ hội bảo tồn giá trị đa dạng sinhhọc trong khu vực Đó cũng chính là những lý do để đề tài thực hiện tại KhuBTTN Xuân Liên, Tỉnh Thanh Hóa

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Nhận thức chung về đồng quản lý

Với hệ thống các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn đã được thành lập thì các

hệ sinh thái, các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, được bảo vệ tốt hơn.Tuy nhiên, qua đánh giá các hoạt động quản lý bảo vệ hệ thống rừng đặc dụngcho thấy một trong những khó khăn của công tác quản lý hiện nay là chưa chủđộng được sự tham gia quản lý, bảo vệ của các lực lượng trong xã hội như:Các tổ chức đoàn thể xã hội, các cá nhân và cộng đồng sống ở trong hay gầnkhu rừng đặc dụng Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tế cho thấy nếuthiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng thì công tác quản lý bảo vệ các vườnquốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên sẽ gặp nhiều trở ngại và khó thành công

Để góp phần xây dựng các giải pháp nhằm thu hút các đối tác, cộngđồng cùng tham gia quản lý, bảo vệ rừng ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồnthiên nhiên, cho đến nay nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về đồng quản lý,trong đó có một số khái niệm như sau:

Năm 1990, Rao và Geisler [27] đưa ra định nghĩa đồng quản lý nhưsau: Đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyết định giữa những người sử dụngtài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụngcác vùng bảo vệ Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là bảo tồnthiên nhiên để trở thành đồng minh tự nguyện

Năm 1996, lần đầu tiên Borrini - Feyerabend [23] đã đưa ra khái niệmđồng quản lý là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhauthỏa thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnhthổ hoặc một khu vực tài nguyên với tình trạng bảo vệ Đến năm 2000,Borrini - Feyerabend tiếp tục đưa ra khái niệm đồng quản lý như là một dạng

Trang 6

hợp tác trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định

và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về mộtvùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định

Cùng năm 1996, hai nhà khoa học khác là Wild và Mutebi [31] đã đưa

ra khái niệm: Đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địaphương với các tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyênthiên nhiên hoặc các tài sản khác Các bên liên quan, nhà nước hay tư nhân,cùng nhau thông qua một hiệp thương xác định sự đóng góp của mỗi đối tác

và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác chấp nhậnđược

Năm 1999 Andrew W.Ingle và các tác giả, [22] lại có một định nghĩakhác: Đồng quản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởinhiều đối tác liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặcquyền hưởng lợi được nhà nước công nhận và hầu hết những người sử dụngtài nguyên chấp nhận được Quá trình đó được thể hiện trong việc chia sẻquyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên

Năm 2000, Borrini - Feyerabend đưa ra khái niệm chung “đồng quản lýnhư là một dạng hợp tác trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thươngvới nhau xác định và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý về quyền vàtrách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiênđược xác định” Đồng quản lý được xây dựng trên các luận điểm là: Tính đadạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên; đồng quản lý trong kết hợpbảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững

Trên cơ sở các khái niệm của các tác giả, qua quá trình nghiên cứu thảoluận, bước đầu có thể hiểu khái niệm về đồng quản lý tài nguyên rừng như

sau: “ Đồng quản lý là một quá trình tham gia của nhiều đối tác có cùng mối

quan tâm đến tài nguyên rừng, trong đó trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và

Trang 7

quyền lợi của các đối tác được thỏa hiệp, thống nhất trên cơ sở khả năng, năng lực của từng đối tác và không trái với luật pháp Nhà nước hiện hành, Công ước Quốc tế nhà nước đang tham gia, nhằm đạt được mục tiêu chung

là quản lý tài nguyên rừng Khu BTTN một cách tốt nhất, vừa thỏa mãn mục

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.2.1 Tính đa dạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên

Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, hiện nay nước ta có 8chủ thể chính tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, đó là:

- Nhà nước là một chủ thể lớn nhất, có quyền quản lý và điều tiết vĩ mô

về lĩnh vực lâm nghiệp Quản lý nhà nước về lâm nghiệp (tài nguyên rừng) làmột hình thức khẳng định chủ quyền của nhà nước đối với đất lâm nghiệp vàtài nguyên rừng Quản lý nhà nước điều tiết quản lý, sử dụng tài nguyên đápứng những mục tiêu tổng thể mang tính chất quốc gia Quản lý nhà nước cóthế mạnh về pháp luật, chính sách và tài chính Ngoài ra dưới sự quản lý,kiểm soát và điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì có các chủ thể sau được giaotrách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng

- Hệ thống các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhànước giao rừng, giao đất để phát triển rừng với mục tiêu chính là bảo tồn thiênnhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của Quốc gia, nguồn gen động vật và thựcvật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lamthắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi và du lịch, bảo vệ môi trường Là một tổ chức

sự nghiệp của Nhà nước cho nên hệ thống này có thế mạnh về pháp lý và tàichính

- Hệ thống các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuêrừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụngrừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng

Trang 8

rừng, nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng Hệ thống này có thếmạnh được sự bảo lãnh của nhà nước về pháp lý, có thế mạnh về khoa học,công nghệ mới và thị trường, năng lực và tài chính.

- Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuêrừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụngrừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụngrừng, nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng Mục tiêu chính của hìnhthức quản lý này là bảo vệ rừng và phát triển kinh tế gia đình và xã hội Hộgia đình và cá nhân có thế mạnh về lực lượng lao động dồi dào, ổn định tạichỗ và có những kiến thức bản địa trong bảo vệ và phát triển rừng

- Hệ thống các đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng,giao đất để phát triển rừng Hệ thống này có thế mạnh về thể chế, tài chính vànhân lực có tính tổ chức, kỷ luật cao

- Hệ thống các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để pháttriển rừng Hệ thống này có thế mạnh về khoa học, công nghệ mới và thịtrường, năng lực và tài chính

- Hệ thống các tổ chức, cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài,

cá nhân người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, chothuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng Hệ thống này có thế mạnh về khoahọc, công nghệ mới và thị trường, năng lực và tài chính

- Cộng đồng dân cư thôn, bản được Nhà nước giao rừng, giao đất đểphát triển rừng Cộng đồng quản lý tài nguyên có thế mạnh về tính tổ chức,thể chế, tính tự nguyện, sự ổn định tại chỗ và những kiến thức bản địa

Trên một đơn vị tài nguyên không chỉ tồn tại một hình thức quản lý màtồn tại nhiều hình thức Vấn đề đặt ra là các hình thức này hợp tác với nhaunhư thế nào? Làm thế nào để giải quyết hài hòa mục tiêu, lợi ích của các hình

Trang 9

thức quản lý tài nguyên? Để đạt được sự công bằng đối với các chủ thể quản

lý, đạt được các mục tiêu tổng thể cũng như cụ thể của từng đối tượng thìđồng quản lý sẽ là một phương thức thích hợp và hiệu quả

Trong thực tế, Nhà nước quản lý toàn bộ tài nguyên trên lãnh thổ quốcgia, trên cơ sở chia sẻ với các chủ thể quản lý tài nguyên khác trong xã hội.Hợp tác quản lý sẽ phát huy được những thế mạnh của các chủ thể, đặc biệt làcộng đồng dân cư là những người trực tiếp tiếp cận với các nguồn tài nguyên

và có những hiểu biết về chúng Trên cơ sở hợp tác quản lý sẽ tạo ra sứcmạnh tổng hợp đảm bảo cho sự thành công của công tác quản lý tài nguyên

1.2.2 Đồng quản lý trong kết hợp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững

Đồng quản lý giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển:Nhà nước có chiến lược bảo tồn và thường nảy sinh mâu thuẫn với các cộngđồng địa phương đang sử dụng tài nguyên phục vụ đời sống, giữa cộng đồng

và quốc gia sẽ đồng nhất trong mục tiêu bảo tồn và phát triển nếu như tiến tớithỏa thuận về một phương thức đồng quản lý

Bảo tồn và phát triển là hai mặt đối lập thống nhất, tài nguyên thiênnhiên là nguồn nguyên liệu cần thiết đối với phát triển kinh tế xã hội Để pháttriển, con người đã không ngừng khai thác các nguồn tài nguyên này, nên bảotồn thiên nhiên sẽ mâu thuẫn với phát triển kinh tế Tuy nhiên, nếu khai tháccạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ gây ảnh hưởng và tạo ra sự bất ổncho phát triển cả về kinh tế và các mặt xã hội khác Chính vì vậy con ngườicần phải bảo tồn, tái tạo các nguồn tài nguyên bảo hộ cho sự phát triển ổnđịnh lâu dài Đồng quản lý tài nguyên Khu BTTN Xuân Liên sẽ định hướngcho tiến trình bảo tồn và phát triển

Theo Gilmour D.A và Nguyễn Văn Sản (1999), quan điểm bảo tồn vàphát triển là để liên kết việc bảo tồn tài nguyên và những nhu cầu phát triểnđịa phương, bao gồm 3 thành phần chính (cách tiếp cận) như sau:

Trang 10

- Thứ nhất là nếu nhu cầu phát triển cộng đồng tại địa phương đó có thểđược đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài

nguyên sẽ được giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn: Cách tiếp cận các giải

pháp thay thế sinh kế.

- Thứ hai là nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quantâm đến việc bảo tồn được vì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống vẫn còn chưađược đáp ứng thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội của họ đủ

tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên: Cách tiếp cận phát

triển kinh tế.

- Thứ ba là cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tàinguyên thiên nhiên nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vàoviệc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẻ lợi nhuận từ tàinguyên đó Theo cách này, tài nguyên có thể được bảo tồn trong khi một sốnhu cầu cơ bản của người dân địa phương được đáp ứng thông qua việc sử

dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững: Cách tiếp cận

tham gia quy hoạch.

Như vậy sự hợp tác ở trong những cách tiếp cận này cũng chính là hìnhthức đồng quản lý tài nguyên và đồng quản lý sẽ giải quyết được mâu thuẫngiữa bảo tồn và phát triển, giữa cộng đồng và nhà nước sẽ được thống nhấttrong các mục tiêu đồng quản lý

1.2.3 Đồng quản lý dựa trên cơ sở phối hợp lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng

Quản lý một Khu bảo tồn nhà nước tính đến lợi ích mang tính toàn cục,mục tiêu chung là bảo vệ đa dạng sinh học, là tài sản quý giá của quốc gia,bảo vệ môi trường, rừng phòng hộ cho các ngành sản xuất và đời sống xã hộitrong khu vực

Trang 11

Ở các Khu BTTN, đời sống cộng đồng của họ phụ thuộc trực tiếp vàonguồn tài nguyên Lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người dân là đảmbảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cho nhiều thế hệ Chính vì vậy, bảo

vệ, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên phải dựa trên cơ sở đảm bảocác lợi ích của cộng đồng dân cư Phải coi những cộng đồng này là nhữngnhóm đặc biệt trong khi thành lập và quản lý Khu BTTN và các Khu BTTNkhông thể tách rời khỏi các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tinh thần củangười dân địa phương Do đó việc quản lý, bảo vệ và phát triển các Khu bảotồn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ vì lợi ích chung, vừa đảm bảo lợi ích củaquốc gia nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của cộng đồng dân cư

Ngoài ra có các thành phần khác (Các công ty du lịch, các nhà máy thủyđiện, thủy nông, các tổ chức nghiên cứu khoa học ), có mối quan tâm đến tàinguyên và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn phục vụ cho lợiích của họ, do đó đồng quản lý sẽ gắn lợi ích của họ với trách nhiệm quản lý bảo

vệ các nguồn tài nguyên mà họ đang quan tâm, sử dụng và sẽ sử dụng trongtương lai

Đồng quản lý phải không được ảnh hưởng quá mức hoặc làm mất đi lợiích của các bên liên quan mà phải gắn lợi ích của họ với trách nhiệm quản lýbảo vệ các nguồn tài nguyên mà họ đang quan tâm

1.2.4 Đồng quản lý với việc bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng và chiến lược xóa đói giảm nghèo

Những trang phục đặc sắc, những nghi lễ trong cưới xin và ngay trongcách hái lượm, sử dụng tài nguyên của mỗi cộng đồng dân tộc đều mangmột màu sắc riêng biệt Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập về vănhóa ngày càng sâu rộng đã làm mai một không ít những bản sắc văn hóa độcđáo của cộng đồng người địa phương; những sinh hoạt văn hóa dân gian và cảnhững tri thức hiểu biết về quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngàycàng bị thiếu vắng

Trang 12

Bảo tồn bản sắc văn hóa, kiến thức bản địa cũng là một trong nhữngchiến lược lâu dài của Nhà nước, đồng quản lý tài nguyên rừng sẽ khuyếnkhích người dân sử dụng, phát huy những kiến thức bản địa, sáng kiến, bảnsắc văn hóa và thể chế cộng đồng giúp chúng tồn tại và phát triển.

Đồng quản lý được hình thành và phát triển sẽ giúp cộng đồng dân tộctrong khu vực tiếp cận được những tiến bộ khoa học cùng với sự hỗ trợ tíchcực của các bên liên quan Những hỗ trợ của kiến thức mới, của cơ chế tàichính trong quản lý rừng đặc dụng kết hợp với việc sử dụng kiến thức và sángkiến sẽ giúp cộng đồng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng conđường tự vận động Khi vận dụng một cách sáng tạo những kinh nghiệm, kiếnthức khoa học tiên tiến thì công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinhhọc chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao

Đây cũng là phương thức quản lý tạo cơ hội cho các bên liên quantrong đó có cộng đồng người dân tham gia nhiều hơn trong công tác quản lýbảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời tạo nguồn thu nhập hợppháp và thường xuyên; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân địaphương Như vậy, đồng quản lý rừng đặc dụng góp phần xóa đói giảm nghèomột cách bền vững

1.2.5 Cơ sở pháp lý và khuôn khổ chính sách của đồng quản lý

Cơ sở chính sách pháp lý và khuôn khổ chính sách của đồng quản lý lànhững văn bản luật, nghị định, thông tư, công ước

Công ước bảo vệ đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia năm 1994,trong đó điều 8, điểm J ghi rõ: “Tùy theo luật pháp quốc gia, sự tôn trọng vàduy trì các tri thức, các sáng kiến và các thông lệ của cộng đồng bản xứ và địaphương, biểu hiện bằng lối sống truyền thống phù hợp với bảo tồn và sử dụngbền vững đa dạng sinh học”

Trang 13

Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừngsản xuất là rừng tự nhiên.

Luật đất đai năm 2003, trong đó công nhận cộng đồng dân cư là mộtchủ thể có quyền được nhận đất lâm nghiệp để quản lý và sử dụng ổn định lâudài

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, trong đó quy định về tráchnhiệm bảo vệ rừng là của toàn dân

Thông tư 70/TT-BNN [3] ngày 1/8/2007 của Bộ NN và PTNT về việchướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừngtrong cộng đồng dân cư thôn

Luật đa dạng sinh học năm 2008, quy định sự đa dạng về nguồn đầu tưbảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

Nghị định số 99/NĐ-CP [4] ngày 2/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.Trong đó, quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và mức xử phạtđối với từng hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng

Nghị định số 117/NĐ-CP [5] ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chínhphủ về tổ chức quản lý rừng đặc dụng Trong đó, quy định rõ các biện phápbảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bềnvững tài nguyên rừng đặc dụng

Quyết định số 34/QĐ-TTg [6] ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng

Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 8/02/2012 về ban hành một số chínhsách tăng cường công tác bảo vệ rừng

Quyết định số 57/QĐ-TTg [7] ngày 09/01/2012 về phê duyệt kế hoạchbảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020

Trang 14

Tóm lại: Cơ sở khoa học của đồng quản lý tài nguyên rừng cho thấy

chìa khóa thành công trong quản lý tài nguyên rừng là hợp tác trong quản lý

sẽ phát huy được những thế mạnh của các chủ thể, đặc biệt là cộng đồng dân

cư là những người trực tiếp tiếp cận với các nguồn tài nguyên và có nhữnghiểu biết sâu sắc về chúng Trên cơ sở đó hợp tác quản lý sẽ tạo ra một sứcmạnh tổng hợp đảm bảo cho sự thành công của đồng quản lý tài nguyên

1.3 Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới

Trong giai đoạn hiện nay đồng quản lý rừng đang được xem như là mộtgiải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hỗ trợ giải quyếttình trạng suy thoái tài nguyên, đã có không ít những mô hình đồng quản lýtài nguyên được hình thành ở Uganda, Nam phi, Thái lan, Nepal… Đây lànhững bài học quý giá cho quá trình xây dựng những giải pháp đồng quản lýbền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam

Ở Ấn Độ, tham gia quản lý nói chung (Joint Forest Management) làkhái niệm được biết đến lần đầu tiên Tuy nhiên, đồng quản lý (hay hợp tácquản lý) khu rừng bảo vệ (Co-management of Protected Areas) mới chỉ đượctiến hành từ cuối những năm của thế kỷ 20 và nhanh chóng lan rộng tới cácquốc gia thuộc các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh và châu Á Nghiên cứucủa Eva Wollenberg, Bruce Campbell, Sheeona Shackletton, David Edmunds,and Patricia Shanley, 2004 tại Orissa và Uttarkhand ở Ấn độ, Bộ lâm nghiệpcho phép người dân được trực tiếp tiếp cận với sản phẩm rừng, đất rừng, lợiích từ tài nguyên rừng hoặc tạo cơ hội để họ được tiếp cận với cách quản lýrừng của Nhà nước Ngược lại thì Nhà nước cho phép người dân hợp tác với

họ để quản lý rừng thông qua việc bảo vệ rừng hoặc trồng rừng, yêu cầungười dân chia sẻ lợi nhuận với các cơ quan quản lý rừng của Nhà nước

Theo Wild và Mutebi, 1996 [31] tại VQG Bwindi Impenetrable vàMgaHinga Gorilla thuộc Uganda việc hợp tác quản lý được thực hiện theo

Ngày đăng: 28/07/2018, 17:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w