Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

32 159 0
Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã minh hợp, huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp,nêu ra các phương án đề xuất các phương án chỉ ra các ưu nhược điểm của từng phương án từ đó đưa ra các quyết định quy hoạch tốt nhắt cho quỳnh lưu nghệ an

... thực tiễn tiến hành thực đề tài "Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An " 4 Chương TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Trên giới Chúng ta... thực quy hoạch 10 1.2.2 Quy hoạch nông nghiệp huyện Quy hoạch nông nghiệp huyện tiến hành hầu hết huyện, quy hoạch ngành bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp công nghiệp. .. 2.3.6 Đề xuất nội dung quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Hợp giai đoạn 2011 - 2020 - Quy hoạch phân bổ sử dụng đất - Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Hợp - Phân kỳ quy hoạch lập kế hoạch

Ngày đăng: 28/07/2018, 17:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Ngày nay, tài nguyên rừng của thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng, môi trường ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ngày càng tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do áp lực về dân số, kéo theo hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, sự đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh. Chính vì vậy, việc quy hoạch sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên rừng, đất đai cũng như xây dựng nền nông lâm nghiệp bền vững không còn là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào mà là công việc chung của toàn nhân loại.

  • Quy hoạch nông lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể nhằm phát triển kinh tế xã hội. Do đó công tác QHNLN cần có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển nông thôn và một số ngành liên quan khác nhằm tránh sự chồng chéo hạn chế lẫn nhau giữa các ngành. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại, phát triển thì nhất thiết phải lập kế hoạch, mà trong đó công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch phải đi trước một bước. Do đặc điểm Việt Nam có địa hình đa dạng, phức tạp, phân hóa mạnh, cùng với nền kinh tế xã hội và nhu cầu người dân trong nền kinh tế thị trường cũng hết sức phong phú nên việc QHNLN cho các cấp quản lý, các đơn vị sản xuất kinh doanh ngày càng trở thành một đòi hỏi thực tế khách quan. QHNLN là tiền đề vững chắc cho bất kì giải pháp nào nhằm phát huy đồng thời những tiềm năng to lớn, cực kỳ đa dạng tài nguyên rừng và các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội khác góp phần vào việc phát triển bền vững ở địa phương và quốc gia. Điều đó chứng tỏ rằng, để việc sản xuất NLN có hiệu quả hay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững nhất thiết phải có công tác QHNLN, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng trước khi các hoạt động sản xuất kinh doanh NLN khác diễn ra.

  • Nông lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với nhiều lĩnh vực hoạt động, muốn kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất đai phải có công tác QH và lập kế hoạch sản xuất NLN.

  • Việt Nam là một nước có điểm xuất phát từ nông nghiệp và cho đến hiện nay thì vai trò của nông lâm nghiệp vẫn là rất to lớn. Nông thôn là địa bàn sinh sống của hơn 70% dân số và cũng hơn 70% người dân sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đang sử dụng cho trồng trọt và đất rừng chiếm 60% diện tích lãnh thổ.

  • Trong giai đoạn hiện nay sản xuất NLN đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng nông thôn miền núi đang gặp nhiều khó khăn.

  • Để tạo điều kiện cho phát triển nông lâm nghiệp trong những năm qua nhà nước ta đã đưa ra nhiều văn bản, chính sách như: Chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu héc ta rừng (661), nghị định 163/1999/NĐ - CP ngày 16/11/1999, luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006, quyết định số 18/2007/QĐ - TTg ngày 05/2/2007...

  • Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị hành chính ở nước ta, trực tiếp với người dân, có vị trí quan trọng trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn Việt Nam nói chung và miền núi nói riêng. Có thể nói xã là điểm nối dài (cánh tay) của chính quyền cấp huyện. Do đó cần phải hiểu rõ thêm vị trí của xã trong quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp tại địa phương, trên cơ sở đó giúp cho xã ổn định về mặt xã hội, phát triển và ổn định về đời sống KTXH nói chung.

  • Minh Hợp là một xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Quỳ Hợp thuộc vùng Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.834,4 ha với số dân 10.228 người được phân bố trên 21 xóm.

  • Nhưng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội việc quy hoạch nông lâm nghiệp vẫn còn nhiều bất cập: Những diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao sử dụng chưa hiệu quả, năng suất và chất lượng rừng chưa cao, tình hình sử dụng đất còn thiếu bền vững, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi còn chậm.

  • Những tồn tại trên đã ảnh hưởng đến công tác quy hoạch nông lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Do đó hướng giải quyết hiện nay là giúp xã phân bổ lại đất đai, lập phương án quy hoạch nông lâm nghiệp dựa trên phương pháp PRA, kết hợp kỹ thuật canh tác, đồng thời giúp người dân đề xuất được cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với gia đình, với kinh tế thị trường nhằm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.

  • Xuất phát từ những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn như vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An ".

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 1.1.Trên thế giới

    • Chúng ta biết rằng việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững nói chung và tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai nói riêng đã và đang được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm.

    • Tuỳ theo cách nhìn nhận về quy hoạch nông lâm nghiệp sao cho hợp lý đã được nhiều tác giả đề cập tới ở những mức độ rộng hẹp khác nhau. Việc đưa ra một khái niệm thống nhất là một điều rất khó thực hiện, song phân tích qua các khái niệm cho thấy có những điểm giống nhau, đó là dựa trên quan điểm về sự phát triển bền vững thì các hoạt động có liên quan đến tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai phải được xem xét một cách toàn diện và đồng thời đảm bảo sử dụng nó theo hướng lâu dài và bền vững.

    • Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường, các đặc điểm xã hội và nhân văn. Quy hoạch nông lâm nghiệp luôn phụ thuộc vào Quy hoạch vùng và Quy hoạch cảnh quan trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch

      • 1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ

      • Quy hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

      • Dựa trên học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I. Lê Nin đã nghiên cứu các hướng cụ thể về kế hoạch hóa phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội chủ nghĩa. Tại Châu Âu, vào thập niên 30 và 40 của thế kỷ 20, quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan