1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

106 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • Trang

  • Trang phụ bìa

  • DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Ngày nay, tài nguyên rừng của thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng, môi trường ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ngày càng tăng. Nguyên ...

  • Quy hoạch nông lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể nhằm phát triển kinh tế xã hội. Do đó công tác QHNLN cần có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển nông thôn và một số ngành liên quan khác nhằm tránh sự chồng chéo hạn c...

  • Nông lâm nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với nhiều lĩnh vực hoạt động, muốn kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất đai phải có công tác QH và lập kế hoạch sản xuất NLN.

  • Việt Nam là một nước có điểm xuất phát từ nông nghiệp và cho đến hiện nay thì vai trò của nông lâm nghiệp vẫn là rất to lớn. Nông thôn là địa bàn sinh sống của hơn 70% dân số và cũng hơn 70% người dân sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đang sử dụng c...

  • Trong giai đoạn hiện nay sản xuất NLN đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng nông thôn miền núi đang gặp nhiều khó khăn.

  • Để tạo điều kiện cho phát triển nông lâm nghiệp trong những năm qua nhà nước ta đã đưa ra nhiều văn bản, chính sách như: Chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu héc ta rừng (661), nghị định 163/1999/NĐ - CP ngày 16/11/1999, luật Bảo vệ và phá...

  • Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị hành chính ở nước ta, trực tiếp với người dân, có vị trí quan trọng trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn Việt Nam nói chung và miền núi nói riêng. Có thể nói ...

  • Minh Đức là một xã trung du nằm ở phía Bắc huyện Việt Yên, cách trung tâm thị trấn Bích Động khoảng 4,5 km, có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1834,91 ha với số dân 12.362 người được phân bố trên 17 thôn 1 k...

  • Nhưng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội việc quy hoạch nông lâm nghiệp vẫn còn nhiều bất cập: Những diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao sử dụng chưa hiệu quả, năng suất và chất lượng rừng chưa cao, tình hình sử dụng đất còn thiếu bền vữ...

  • Những tồn tại trên đã ảnh hưởng đến công tác quy hoạch nông lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Do đó hướng giải quyết hiện nay là giúp xã phân bổ lại đất đai, lập phương án quy hoạch nông lâm nghiệp dựa trên phương pháp PRA, ...

  • Xuất phát từ những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn như vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang".

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 1.1.Trên thế giới

  • Chúng ta biết rằng việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững nói chung và tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai nói riêng đã và đang được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm.

  • Tuỳ theo cách nhìn nhận về quy hoạch nông lâm nghiệp sao cho hợp lý đã được nhiều tác giả đề cập tới ở những mức độ rộng hẹp khác nhau. Việc đưa ra một khái niệm thống nhất là một điều rất khó thực hiện, song phân tích qua các khái niệm cho thấy có n...

  • Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường, các đặc điểm xã hội và nhân văn. Quy hoạch nông lâm nghiệp luôn phụ thuộc vào Quy hoạch vùng và Quy hoạch cảnh quan trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch

    • 1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ

  • Quy hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

  • Dựa trên học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I. Lê Nin đã nghiên cứu các hướng cụ thể về kế hoạch hóa phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội chủ nghĩa. Tại Châu Âu, vào thập niên 30 và 40 của thế kỷ 20, quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của ...

  • - Công tác quy hoạch vùng ở Liên Xô

  • Công tác quy hoạch vùng hay còn gọi là quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp lấy việc nghiên cứu tổng hợp tất cả các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của mỗi vùng làm nguyên tắc chủ đạo để phân bố lực lượng sản xuất. Từ đánh giá sức lao động và nguồn ...

  • - Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari

  • Mục đích của việc quy hoạch đó là sử dụng hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước. Nội dung của quy hoạch đó là:

  • - Cụ thể hóa, chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.

  • - Phối hợp giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo ngành dọc.

  • - Xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ công cộng và sản xuất.

  • - Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn.

  • - Bảo vệ môi trường thiên nhiên, tạo điều kiện tốt cho nhân dân lao động, sinh hoạt.

    • - Quy hoạch vùng ở Pháp

  • Thực hiện theo quan điểm hệ thống các mô hình quy hoạch vùng lãnh thổ của M. Pierre Thénevin. Trong nghiên cứu quy hoạch vùng này người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội bộ vùng, có quan hệ với ...

  • - Quy hoạch vùng lãnh thổ của Thái Lan

  • Công tác quy hoạch vùng lãnh thổ được chú ý từ những năm 1970. Hệ thống quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp: (Quốc gia, vùng, địa phương).

  • Quy hoạch phải gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nước, phải phối hợp với chính quyền, địa phương [14].

  • Như vậy công tác quy hoạch vùng lãnh thổ đã được tiến hành ở nhiều nước từ lâu và đã đạt được những kết quả nhất định.

    • 1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp

  • Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp tổng hợp của Nhà nước về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ các vùng hành chính, nông nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển tất cả các ngành kinh tế trong vùng.

  • Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc của kế hoạch hóa tương lai của Nhà nước một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ của các vùng, là biện pháp xác định các xí nghiệp chuyên môn hóa một cách hợp lý. Là b...

  • Vùng hành chính là đối tượng quy hoạch vùng nông nghiệp, đồng thời cũng là vùng lãnh thổ mà ở đó có các điều kiện kinh tế, vùng tổ chức lãnh thổ thuận lợi cho việc phát triển tất cả các ngành kinh tế - quốc dân [15].

    • 1.1.3. Quy hoạch lâm nghiệp

  • Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nên nhu cầu về gỗ ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế độ phong kiến và bướ...

  • Đầu thế kỷ 18, những nguyên tắc đơn giản nhất của kinh doanh tổ chức rừng bắt đàu được áp dụng để thu được sản phẩm gỗ đều đặn. Phạm vi quy

  • hoạch rừng phong phú. Còn phương pháp “Lâm phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh. Cũng từ phương pháp ...

  • Trong suốt hai thế kỷ 18 và 19, ngành khoa học về quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng dần từng bước bổ sung các cơ sở lý luận, hoàn thiện các giải pháp tối ưu trong kinh doanh rừng. Phát triển mạnh nhất của ngành khoa học này là ở Châu Âu như ở Đức ...

  • Tại châu Âu, vào thập kỷ 30 và thập kỷ 40 của thế kỷ 20, quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946, Jack.G.V. đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên" Phân loại đất đai ...

  • Trước những năm 70 của thế kỷ 20, quan niệm về quy hoạch và điều chế rừng cũng chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận và mục tiêu sản xuất gỗ là chính. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực sản lượng gỗ, và việc tổ chức rừng tron...

  • Tuy nhiên, ngày nay trước những thay đổi về môi trường toàn cầu cũng như trong từng khu vực, quốc gia đã đòi hỏi ngành lâm nghiệp xem xét việc quy hoạch rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh và thực tế cho thấy khoa học về tổ chức rừng này không chỉ đơn...

    • 1.2. Ở Việt Nam

      • 1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh

  • Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (hàng năm): Vùng bông Bình Thuận, vùng đay H...

  • Quy hoạch vùng chuyên canh đã có những tác dụng trong việc:

  • - Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và những vùng có khả năng hợp tác kinh tế.

  • - Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn.

  • - Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động.

  • - Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ.

  • Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng đ...

  • - Quy hoạch vùng chuyên canh có các nội dung chủ yếu sau:

  • + Xác định quy mô, ranh giới vùng.

  • + Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.

  • + Bố trí sử dụng đất đai.

  • + Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp.

  • + Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống.

  • + Tổ chức và sử dụng lao động.

  • + Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.

  • + Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch.

    • 1.2.2. Quy hoạch nông nghiệp huyện

  • Quy hoạch nông nghiệp huyện được tiến hành ở hầu hết các huyện, là một quy hoạch ngành bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là:

  • (1) Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện căn cứ vào dự án phát triển, phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng nông nghiệp tỉnh hoặc thành phố đã được phê duyệt, xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây...

  • (2) Hoàn thiện phân bổ sử dụng đất đai cho các đối tượng sử dụng đất nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì nhiêu của đất.

  • (3) Tạo điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

  • (4) Tính vốn đầu tư cơ bản và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch.

  • Nội dung chủ yếu của quy hoạch nông nghiệp huyện là:

  • + Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp.

  • + Bố trí sử dụng đất đai.

  • + Xác định cơ cấu và quy mô sản xuất nông nghiệp (phân chia và tính toán quy mô các vùng sản xuất chuyên môn hoá, xác định vùng sản xuất thâm canh cao sản, các tổ chức liên kết nông - công nghiệp, các cở sở dịch vụ nông nghiệp, bố trí trồng trọt, bố t...

  • +Tổ chức các cơ sở sản xuất nông nghiệp.

  • + Tổ chức công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp.

  • + Giải quyết mối quan hệ giữa các ngành sản xuất có liên quan trong và ngoài nông nghiệp.

  • + Bố trí cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp (thuỷ lợi, giao thông, cơ khí điện, cơ sở dịch vụ thương nghiệp).

  • + Tổ chức sử dụng lao động nông nghiệp, phân bố các điểm dân cư nông thôn.

  • + Những cân đối chính trong sản xuất nông nghiệp (lương thực, thực phẩm), thức ăn gia súc, phân bón, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến.

  • + Tổ chức các cụm kinh tế xã hội.

  • + Bảo vệ môi trường.

  • + Vốn đầu tư cơ bản.

  • + Hiệu quả sản xuất và tiến độ thực hiện quy hoạch.

  • Đối tượng của quy hoạch nông nghiệp huyện là toàn bộ đất đai, ranh giới hành chính của huyện [15].

    • 1.2.3. Quy hoạch Lâm nghiệp

  • Quy hoạch lâm nghiệp là tiến hành phân chia, sắp xếp hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh theo các cấp quản lý lãnh thổ và các cấp quản lý sản xuất khác nhau làm, cơ sở cho việc lập kế hoạch cho s...

  • Quy hoạch lâm nghiệp liên quan rất nhiều đến các hoạt động sản xuất của các ngành khác và nó được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội của vùng, khu vực cũng như nhu cầu của từng địa phương, do đó phương án quy hoạch cần xem xét mối quan hệ n...

  • Quy hoạch lâm nghiệp áp dụng ở nước ta ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, áp dụng thông qua các mô hình rừng trồng, như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi. Điều chế rừng Thông theo phương pháp hạt đều .

  • Đến năm 1955 - 1957, tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng tài nguyên rừng, năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc, mãi đến năm 1960 - 1964, công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng miền Bắc.[16] Sau năm 1975 hình thành các liên hi...

  • Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 một trong những tồn tại mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngàn...

  • Năm 1997, ngành Lâm nghiệp thực hiện tổng kiểm kê toàn quốc theo chỉ thị 286/TTg ngày 02/05/1997 của Thủ tướng chính phủ nhằm chuẩn bị thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhiều địa phương đã tiến hành lập dự án ...

  • Song song với việc tiến hành áp dụng công tác QHLN vào thực tiễn sản xuất môn học QHLN đã được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành.

  • Ngày nay khoa học quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đang tiếp tục được phát

  • triển với những yêu cầu mới, trong đó xem xét một cách toàn diện hơn việc tổ chức nghề rừng trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm ba yêu cầu cơ bản là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

    • 1.2.3.1. Tính đặc thù của quy hoạch lâm nghiệp

  • - Địa bàn quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả vùng ven biển, trung du, núi cao và biên giới, hải đảo), thường có địa hình cao, dốc, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt động.

  • - Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn. Đối tượng của công tác quy hoạch lâm nghiệp là rừng và đất lâm nghiệp, từ bao đ...

  • - Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8 - 10 năm, dài 40 - 100 năm). Người dân chỉ tự giác bỏ vốn tham gia trồng rừng nếu biết chắc chắn sẽ có lợi.

  • - Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp cũng rất đa dạng: Quy hoạch rừng phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường); Quy hoạch rừng đặc dụng (các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích văn hoá - lịch sử - da...

  • - Quy mô của công tác quy hoạch lâm nghiệp bao gồm cả tầm vĩ mô và vi mô: Quy hoạch toàn quốc, từng vùng lãnh thổ, từng tỉnh, huyện, xí nghiệp, lâm trường, quy hoạch phát triển lâm nghiệp xã và làng lâm nghiệp.

  • - Lực lượng tham gia làm công tác quy hoạch lâm nghiệp thường luôn phải lưu động, điều kiện sinh hoạt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ xây dựng phương án quy hoạch cũng rất đa dạng, bao gồm cả lực lượng của Trung ương và ...

  • * Những yêu cầu của công tác quy hoạch lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn.

  • Công tác quy hoạch lâm nghiệp được triển khai dựa trên những chủ trương, chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và chính quyền các cấp trên từng địa bàn cụ thể. Với mỗi phương án quy hoạch lâm nghiệp phải đạt được một số yêu...

  • - Hoạch định rõ ranh giới đất nông - đất lâm nghiệp và đất do các ngành khác sử dụng; Trong đó, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được quan tâm hàng đầu vì là hai ngành chính sử dụng đất đai.

  • - Trên phần đất lâm nghiệp đã được xác định, tiến hành hoạch định 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng và sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp lâm sinh thích hợp với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừn...

  • - Tính toán nhu cầu đầu tư (chủ yếu nhu cầu lao động, vật tư thiết bị và nhu cầu vốn). Vì là phương án quy hoạch nên việc tính toán nhu cầu đầu tư chỉ mang tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở những bước tiếp theo.

  • - Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch (giải pháp lâm sinh, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn, lao động ...)

  • - Đổi mới một số phương án quy hoạch có quy mô lớn (cấp toàn quốc, vùng, tỉnh) còn đề xuất các chương trình, dự án cần ưu tiên để triển khai bước tiếp theo là lập Dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi.

  • 1.2.3.2. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp

  • a) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp sản xuất kinh doanh

  • Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD bao gồm: Quy hoạch tổng công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ. Quy hoạch các khu rừng đặc dụng và quy hoạch phát triển sản...

  • b) Quy hoạch Lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ

  • Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính: Từ toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây dựng phương án q...

  • Ở những đối tượng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm nghiệp là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề rừng nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn.

  • * Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc

  • Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm:

  • + Xác định phương hướng, nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc; quy hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng).

  • + Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có.

  • + Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp.

  • + Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ.

  • + Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội.

  • + Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.

  • + Xác định tiến độ thực hiện.

  • Do đặc thù khác với những ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy hoạch được thực hiện tuỳ theo các vùng kinh tế lâm nghiệp.

  • Cấp quy hoạch này sẽ đưa các ưu tiên bao gồm việc phân bổ nguồn tài nguyên và các ưu tiên phát triển giữa các vùng cũng như là các vấn đề cần thiết liên quan đến cơ sở luật pháp và chính sách lâm nghiệp (FAO, 1987)[4]

  • * Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh

  • Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những vấn đề chính sau:

  • + Xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong phạm vi tỉnh căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiế...

  • + Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có.

  • + Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp.

  • + Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ.

  • + Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội.

  • + Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.

  • + Xác định tiến độ thực hiện.

  • * Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện

  • Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cũng tương tự như quy hoạch lâm nghiệp tỉnh, tuy nhiên nó được thực hiện cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Cấp huyện là nơi tiến hành lập kế ho...

  • + Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, căn cứ vào phương án phát triển lâm nghiệp của tỉnh và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên rừng của huyện để xác định phương hướng nh...

  • + Căn cứ phương hướng phát triển lâm nghiệp huyện và điều kiện đất đai tài nguyên rừng, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác, tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng.

  • + Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên rừng hiện có.

  • + Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên.

  • + Quy hoạch thực hiện nông lâm kết hợp và sản xuất hỗ trợ trên đất lâm nghiệp.

  • + Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với thị trường tiêu thụ.

  • + Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong huyện, tổ chức phát triển lâm nghiệp xã hội.

  • + Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.

  • + Xác định tiến độ thực hiện.

  • Thời gian quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện thường là 10 năm. Các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cũng cần phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của từng tiểu vùng trong huyện.

  • * Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã

  • Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn xã cần chi tiết cụ thể hơn và được tiến hành trong thời gian 10 năm. Quy hoạch...

  • + Điều tra các điều kiện cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất lâm nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tài nguyên rừng. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, căn cứ vào quy hoạch cấp huyện và cá...

  • + Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử dụng, xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn cứ vào phương hướng phát triển, các điều kiện về nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác (nếu có) phân ch...

  • + Quy hoạch các nội dung sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, bố trí không gian, tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng: bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng và tái sinh phục hồi rừng, nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến các loại lâm ...

  • + Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong xã gắn với phát triển lâm nghiệp xã hội.

  • + Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống.

  • + Ước tính đầu tư và hiệu quả: ước tính đầu tư lao động tiền vốn, vật tư thiết bị. Hiệu quả đầu tư cần được đánh giá đầy đủ trên các mặt kinh tế - xã hội, môi trường.

  • + Xác định tiến độ thực hiện.

  • Về cơ bản nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ từ toàn quốc đến tỉnh, huyện, xã là tương tự như nhau. Tuy nhiên mức độ giải quyết khác nhau về chiều sâu và chiều rộng tuỳ theo các cấp.

  • Theo tác giả Nguyễn Bá Ngãi cùng với nhóm tư vấn của Dự án lâm nghiệp Việt Nam - ADB (1999 - 2000) đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch và xây dựng tiểu dự án cấp xã [8]. Mục tiêu đưa ra phương pháp QHNLN cấp xã có sự tham gia của người d...

  • + Việc tiến hành nghiên quy hoạch phải dựa trên kết quả đánh giá, điều tra nguồn lực một cách chi tiết và đầy đủ.

  • + Tiến hành QHSDĐ là cơ sở quan trọng cho QHNLN.

  • + QHNLN cấp xã phải được tiến hành từ lập kế hoạch cấp thôn bản bằng phương pháp có sự tham gia trực tiếp của người dân như PRA.

    • 1.3. Thảo luận

  • Đánh giá, phân tích các nghiên cứu về quy hoạch NLN ở Việt Nam trong thời gian qua có thể rút ra một số kết luận sau:

  • - Hiện tại nước ta chưa có nghiên cứu đầy đủ về QHNLN cấp địa phương, đặc biệt là cấp xã. Phương pháp quy hoạch hiện tại còn chưa thống nhất và được vận dụng rất khác nhau. Mặt khác công tác quy hoạch nhiều khi còn dựa trên ý kiến từ trên xuống của cá...

  • - Các công trình nghiên cứu đã thu được những kết quả nhất định trong việc tiến hành QHNLN ở cấp địa phương. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa được tổng kết, đánh giá và phát triển thành phương pháp luận.

  • - Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc QHNLN cấp xã mặc dù đã được nhiều tác giả nghiên cứu và phát triển, tuy nhiên chưa tiến hành ở trên diện rộng mà mới chỉ tiến hành ở một số xã nhất định. Vấn đề nghiên cứu đề xuất phương án QHNLN vẫn cần được tiếp...

  • Chương 2

  • MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

  • NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

      • 2.1.1. Mục tiêu tổng quát

  • Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất giải pháp quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức.

    • 2.1.2. Mục tiêu cụ thể

  • - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của quy hoạch nông lâm nghiệp.

  • - Phân tích, đánh giá được điều kiện cơ bản của xã Minh Đức ảnh hưởng đến phát triển nông lâm nghiệp.

  • - Đánh giá tình hình sản xuất nông lâm nghiệp và dự báo nhu cầu nông lâm sản.

  • - Đề xuất các nội dung cơ bản cho quy hoạch nông lâm nghiệp xã.

    • 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

      • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

  • - Các văn bản pháp quy của Nhà nước về đất đai, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, phát triển nông lâm nghiệp;

  • - Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội và nhân văn của xã;

  • - Các cơ chế chính sách đã và đang áp dụng ảnh hưởng đến quy hoạch nông lâm nghiệp;

  • - Một số mô hình sử dụng đất tại xã Minh Đức;

  • - Thị trường nông lâm sản tại xã Minh Đức.

    • 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Do thời gian, nhân lực và các phương tiện hỗ trợ có hạn nên đề tài chỉ tập trung giải quyết vấn đề nghiên cứu trong phạm vi sau:

  • - Về không gian:

  • Toàn bộ diện tích rừng sản xuất và đất nông lâm nghiệp thuộc xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

  • Địa điểm tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu: Trên cơ sở phân tích các tài liệu thứ cấp có liên quan đến các đặc điểm tự nhiên, dân sinh, KTXH và kết quả điều tra khảo sát theo phương pháp PRA trên địa bàn xã Minh Đức, 5 xóm điển hình được chọn để ...

  • - Về thời gian:

  • Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu, đề xuất phương án QHNLN cho xã Minh Đức giai đoạn 2014 - 2020.

    • 2.3. Nội dung nghiên cứu

    • 2.3.1. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu

    • - Điều kiện tự nhiên.

    • - Điều kiện Kinh tế - Xã hội.

      • 2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Minh Đức

      • - Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng của xã, đánh giá hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp của xã.

      • - Cơ sở pháp lý: Tìm hiểu các luật, văn bản dưới luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quy hoạch nông lâm nghiệp.

      • 2.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sử dụng đất

      • 2.3.4. Một số dự báo cơ bản

      • 2.3.5. Định hướng và nhiệm vụ phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức đến năm 2020

      • 2.3.6. Đề xuất nội dung cơ bản quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức giai đoạn 2014 - 2020

      • - Quy hoạch phân bổ sử dụng đất.

      • - Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức.

      • - Phân kỳ quy hoạch và lập kế hoạch quy hoạch NLN xã Minh Đức.

      • - Dự tính nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch.

      • - Đề xuất các giải pháp thực hiện.

    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu

      • 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

        • 2.4.1.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu thứ cấp

  • Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu thứ cấp tại địa phương và các cơ quan hữu quan, bao gồm:

  • - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của huyện, xã.

  • - Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp trên địa bàn xã.

  • - Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của xã trong 3 năm từ 2010 – 2013.

  • - Phương án quy hoạch sử dụng đất

  • - Các số liệu thống kê về đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất, thị trường giá cả.

  • - Các tài liệu, văn bản về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chính sách của địa phương, các ngành có liên quan đến ngành nông lâm nghiệp.

  • - Các số liệu về thời tiết, khí hậu

  • Những số liệu trên được thu thập, kế thừa từ các cơ quan: Uỷ ban nhân dân xã Minh Đức, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Hạt kiểm lâm Tân-Việt-Hòa và một số cơ quan liên quan.

  • - Ngoài các số liệu trên, đề tài còn tiến hành thu thập một số qui trình qui phạm của ngành, các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quy hoạch nông lâm nghiệp do các tổ chức, các chương trình và dự án đề xuất.

    • 2.4.1.2. Khai thác, sử dụng các loại bản đồ

  • + Bản đồ Hiện trạng xã Minh Đức (Xây dựng năm 2013).

  • + Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất xã Minh Đức năm 2020.

    • 2.4.1.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

  • Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để điều tra, phân tích về hiện trạng quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, tình hình sản xuất nông nghiệp, vai trò và mức độ tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên rừng, trong qu...

  • Sử dụng bộ công cụ PRA trong quá trình nghiên cứu:

  • - Phỏng vấn bán định hướng: Sử dụng phỏng vấn cán bộ xã, huyện, các cơ quan, công ty Nông công nghiệp và để thu thập thông tin từ các hộ gia đình.

  • - Phân loại hộ gia đình: Trước khi đi phỏng vấn hộ gia đình, sử dụng công cụ này để làm việc cùng với trưởng thôn và nhóm nông dân nòng cốt để phân loại hộ gia đình thành các nhóm hộ, giúp cho quá trình phỏng vấn đúng đối tượng.

  • - Phân loại cho điểm cây trồng, vật nuôi: Nhằm lựa chọn tập đoàn cây trồng vật nuôi có hiệu quả cho sản xuất nông lâm nghiệp.

  • * Chọn điểm nghiên cứu và hộ gia đình điều tra:

  • Căn cứ để chọn điểm nghiên cứu dựa trên phân tích các loại tài liệu thứ cấp có liên quan đến các đặc điểm tự nhiên, dân sinh, KTXH và kết quả điều tra, khảo sát sơ bộ, tiêu chí chọn điểm nghiên cứu được xây dựng như sau:

  • - Chọn xã nghiên cứu: Xã có đầy đủ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, có bản đồ đất đai và các loại bản đồ liên quan.

  • - Chọn xóm nghiên cứu: Trong xã chọn ra các xóm đại diện, đặc trưng cho xã về các mặt:

  • + Địa hình: Không quá phức tạp, đại diện cho địa hình chung của toàn xã

  • + Dân cư và dân tộc: Có mật độ dân cư trung bình so với toàn xã và phân bố tương đối đồng đều; có dân tộc ít người đại diện cho các dân tộc của xã đang sinh sống.

  • + Trình độ dân trí và trình độ phát triển trung bình đại diện cho toàn xã.

  • + Sử dụng đất: Có đầy đủ các kiểu sử dụng đất nông lâm nghiệp đại diện cho toàn xã, có mô hình điển hình về sản xuất nông lâm nghiệp.

  • - Mỗi xóm chọn ngẫu nhiên 15 hộ gia đình đại diện theo tỷ lệ các nhóm hộ nghèo, trung bình, khá, giàu trong xóm để phỏng vấn. Danh sách các nhóm hộ dựa trên kết quả làm việc với xóm trưởng và nhóm nông dân nòng cốt bằng công cụ phân loại hộ gia đình. ...

    • 2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

      • 2.4.2.1. Điều tra về lâm nghiệp

  • + Tình hình sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp

  • + Tình hình quản lý rừng, đầu tư và phát triển rừng, bảo vệ rừng

    • 2.4.2.2. Điều tra về nông nghiệp

    • + Trồng trọt

    • * Diện tích, năng suất, sản lượng các loài cây trồng địa phương

    • * Thông tin giống cây trồng, phân bón, sâu hại, dịch bệnh

    • * Thông tin khuyến nông, khuyến lâm

    • 2.4.2.3. Thông tin khác

    • + Đời sống

    • + Tốc độ phát triển kinh tế xã hội

    • + Gia tăng dân số

    • 2.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

      • - Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel.

  • - Xây dựng các loại bản đồ của xã Minh Đức, sử dụng phần mềm Mapinfo 8.5.

  • + Bản đồ Hiện trạng xã Minh Đức (Xây dựng năm 2013).

  • + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Minh Đức năm 2020.

    • - Đánh giá hiệu quả kinh tế

  • Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất đề tài sử dụng hai phương pháp là phương pháp tĩnh và phương pháp động.

  • - Phương pháp tĩnh

  • Phương pháp tĩnh xem các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị đồng tiền, áp dụng với các mô hình sử dụng đất cây hàng năm như lúa, sắn, ngô.

  • Tổng lợi nhuận: P = TN - CP (2 - 1)

  • Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

  • P

  • Pcp = x 100 (2-2)

  • Cp

  • Hiệu quả vốn đầu tư:

  • P

  • Pv = x 100 (2-3)

  • Vđt

  • Trong đó:

  • P : Tổng lợi nhuận trong một năm

  • TN: Tổng thu nhập trong một năm.

  • Cp: Tổng chi phí trong một năm.

  • Vđt : Vốn đầu tư trong năm.

  • - Phương pháp động

    • Để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lâm nghiệp chúng tôi sử dụng phương pháp động.

  • Phương pháp CBA được vận dụng để phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để tiến hành qui hoạch sản xuất. Các số liệu được tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế t...

  • Coi các yếu tố về chi phí và kết quả có mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đồng tiền.

  • Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, BPV, CPV, IRR.

  • Các tiêu chuẩn:

  • - Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.

  • NPV = (2 - 4)

  • Trong đó:

  • NPV: là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng).

  • Bt: là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng).

  • Ct : là giá trị chi phí ở năm t (đồng).

  • i : là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%).

  • t : là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).

  • NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

  • - Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.

  • IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi

  • = 0 thì i = IRR (2 - 5)

  • - Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR.

  • BCR sẽ là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

  • BCR = (2 - 6)

  • Trong đó:

  • BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng)

  • BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)

  • CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)

  • n là số đại lượng tham gia vào tính toán

  • Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh không có hiệu quả.

  • - Hiệu quả về mặt xã hội, môi trường của phương án quy hoạch chỉ mang tính chất định tính.

  • Chương 3

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    • 3.1. Điều kiện cơ bản xã Minh Đức

      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

      • 3.1.1.1. Vị trí địa lý

  • Diện tích đất tự nhiên là 1834,91 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 1319,84 ha chiếm 71,93 % diện tích đất tự nhiên với dân số là 12.236 người được phân bố trên 17 thôn và 1 khu dân cư.

    • 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

    • 3.1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

    • 3.1.1.4. Khí hậu

  • - Thủy văn:

    • 3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

  • * Tài nguyên nước

  • * Tài nguyên rừng

  • Tính đến cuối năm 2013 xã có 190,41 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng trồng sản xuất có 190,41ha. Rừng trồng sản xuất chủ yếu là các loại cây Keo tai tượng, Bạch đàn đang phát triển tương đối tốt.

    • 3.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội

    • 3.1.2.1. Dân số và lao động xã Minh Đức

    • 3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

      • a) Hệ thống giao thông

  • Mạng lưới giao thông của địa phương bao gồm,tỉnh lộ, huyện lộ. Ngoài ra còn hệ thống đường liên xã, đường liên xóm

    • b) Hệ thống thuỷ lợi

    • c) Y tế, văn hóa, giáo dục

  • - Xã có 1 điểm bưu điện văn hoá xã, mạng lưới thông tin liên lạc phát triển nhanh trong những năm gần đây và đã đạt được nhiều kết quả.

  • - Văn hoá, văn nghệ, thể thao: Phát huy tốt công tác xây dựng đời sống văn hóa nơi cơ sở, số xóm, đơn vị đạt danh hiệu văn hoá là 14/18 đạt 78%. Trong xã thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao rộng rãi, sôi nổi vào các ngày lễ tết. Xã có...

  • An ninh chính trị tiếp tục được giữ vững không có điểm nóng xảy ra. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý, đánh bạc, tội phạm hình sự tiếp tục được đẩy mạnh, công tác giao quân hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

    • 3.1.3. Đặc điểm sản xuất xã Minh Đức

    • Nền kinh tế luôn giữ được thế ổn định và có sự tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn và xây dựng nông thôn mới, song so ...

  • - Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp tình hình sản xuất của điạ phương đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên còn có những khó khăn đó là hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu cho các loại cây trồng còn t...

  • Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 160 ha chiếm 8,72% diện tích đất tự nhiên; tuy nhiên diện tích còn nhỏ lẻ, nuôi thâm canh tỷ lệ còn thấp. Chăn nuôi chưa hình thành được các trang trại quy mô lớn.

  • - Lâm nghiệp: Công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cây phân tán thực hiện tốt với diện tích rừng trồng mới là (10 ha), công tác phòng cháy chữa cháy rừng được các cấp các ngành quan tâm. Các loài cây đưa vào đó là cây Keo, Bạch đàn và một số loài c...

  • Năng suất, sản lượng của một số loài cây trồng chính và tình hình chăn nuôi của xã Minh Đức được thể hiện qua bảng 3.3 và 3.4

  • (Nguồn: UBND xã Minh Đức năm 2013)

  • (Nguồn: UBND xã Minh Đức năm 2013)

  • Năm 2005 xã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã có nhiều thay đổi cho phù hợp điều kiện tự nhiên cũng như tình hình kinh tế xã hội của xã, đảm bảo thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM đến n...

  • Trên địa bàn xã hiện nay có quy hoạch nông thôn mới xã giai đoạn 2013-2020; trong đó định hướng phát triển nông lâm nghiệp như một bộ phận trong phát triển kinh tế xã hội chung, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn của xã, p...

  • Cơ quan quản lý nông lâm nghiệp bao gồm: Hạt kiểm lâm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã .

  • Sản xuất nông nghiệp xã Minh Đức trong những năm gần đây phát triển mạnh trong việc xây dựng vùng nguyên liệu Lạc, Rau an toàn.

  • - Dịch vụ, thương mại: Phát triển dịch vụ đa dạng, nhiều ngành nghề, nhiều thành phần, đáp ứng nhu cầu về sản xuất, về sinh hoạt của nhân dân hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

  • Các hoạt động dịch vụ: Ngân hàng, tín dụng, dịch vụ khoa học kỹ thuật đang từng bước phát triển ổn định, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để giúp bà con nhân dân về vốn, về kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, tuy nhiên mới chỉ chiếm 12,03% tỷ trọng của nền ki...

    • 3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

    • 3.1.4.1. Về điều kiện tự nhiên

  • * Những thuận lợi, lợi thế

  • Minh Đức có diện tích đất nông lâm nghiệp tương đối lớn với diện tích 1.319,84 ha chiếm 71,93 % diện tích đất tự nhiên, đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng, sinh trưởng, ph...

  • * Những khó khăn hạn chế

  • Diện tích đất có độ phì nhiêu cao không lớn đã phần nào gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

    • 3.1.4.2. Về điều kiện kinh tế xã hội

  • * Những thuận lợi, lợi thế

  • - Dân số trong độ tuổi lao động dồi dào thuận lợi cho công tác bố trí lao động tại chỗ, trình độ dân trí tương đối cao, có khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

  • - Minh Đức có điều kiện phát triển và kinh doanh các loài cây trồng nông lâm nghiệp, là địa phương có thế mạnh phát triển cây mầu trên địa bàn huyện. UBND huyện đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND xã Minh Đức phối hợp với các Viện nghi...

  • - Xã đang được xây dựng theo mô hình nông thôn mới, đây sẽ là cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt của nông thôn, nâng cao đời sống cho nhân dân.

  • * Những khó khăn hạn chế

  • - Là xã trung du miền núi của huyện với xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, nặng về sản xuất nông nghiệp nhưng trình độ canh tác chưa cao, năng suất cây trồng còn thấp.

  • - Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế, tập trung chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp. Vì vậy, trong những năm tới xã cần có kế hoạch đào tạo, sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.

  • - Với mức gia tăng dân số 1,643%/năm, gây sức ép đến sự ổn định, phát triển kinh tế, xã hội nói chung và tài nguyên rừng, đất đai nói riêng (nhu cầu đất canh tác nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất chăn thả gia súc...)

  • Sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất quy mô, dẫn đến khó khăn cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

  • - Sản xuất chưa gắn liền với thị trường, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm còn chưa tương xứng với tiềm năng. Nuôi trồng thuỷ sản đã một phần đóng góp cải thiện đời sống nhân dân nhưng chưa phát triển được nhiều loại có chất lượng để phục vụ x...

    • 3.2. Cơ sở thực tiễn của quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức

      • 3.2.1. Cơ sở pháp lý

        • 3.2.1.1. Các văn bản luật pháp liên quan để quy hoạch nông lâm nghiệp

  • - Hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụn...

  • Luật Đất đai năm 2013 thay thế cho luật đất đai năm 2003 [4].

  • Kỷ yếu hội thảo quốc gia về "Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp'' năm 1997, có nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu tính thống nhất giữa hai luật: Luật đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong quy hoạch và giao đất nông nghiệp và lâm...

  • Luật Bảo vệ và Phát triển rừng là một trong những luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm; góp phần phòng chống thiên tai. Luật...

    • 3.2.1.2. Các nghị định, quyết định và chỉ thị của Chính phủ

  • - Nghị định 163/1999/NĐ - TTg ngày 16/11/1999 của Thủ tướng chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

  • - Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao đất, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

  • - Quyết định số 147 về hỗ trợ phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.

  • - Quy chế quản lý rừng năm 2006 quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thuê hoặc quy hoạch cho lâm ...

  • - Quyết định số 61/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ.[1]

  • - Quyết định số 62/2005/QĐ - BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng đặc dụng.[2]

  • - Chỉ thị số 38/CT - TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng.

  • - Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

  • - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

  • - Nghị định 23 năm 2006 là văn bản dưới luật quy định cụ thể quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi.

  • - Căn cứ Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020

  • Từ trước tới nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp đã được triển khai trên toàn quốc ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Song căn cứ vào yêu cầu, trong mỗi giai đoạn cụ thể, trong từng thời điểm, căn cứ vào nguồn vốn đ...

    • 3.2.1.3. Căn cứ chiến lược, quyết định, nghị quyết, văn bản của địa phương

  • - Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2010 - 2015) của huyện ủy Việt Yên.

  • - Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 của UBND xã Minh Đức.

  • - Căn cứ văn kiện đại hội Đảng bộ xã Đức khóa XXIII nhiệm kỳ 2010 - 2015 của Đảng bộ xã Minh Đức.

    • 3.2.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai tài nguyên rừng của xã

  • Minh Đức là xã vùng cao của huyện Việt Yên, có các tuyến đường giao thông khá thuận lợi nối liền với các khu vực khác trong và ngoài tỉnh. Là xã có quy mô diện tích và dân số đứng thứ đầu của huyện, có lực lượng lao động dồi dào, có điều kiện khả năng...

  • Trong những năm gần đây, cùng với các địa phương khác trong huyện, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã đã được các cấp chính quyền quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng đất chưa thực sự đi vào nề nếp. Tính đến 31/12/2013 đất đa...

  • (Nguồn : UBND xã Minh Đức, 2013)

  • Qua dẫn liệu trên cho thấy: Đất nông nghiệp là 1.319,84 ha chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên với 71,93 %, bình quân 1.087,27m2 /người. Trong diện tích đất nông nghiệp diện tích đất trồng lúa là 779,78 ha, đất trồng cây hàng năm...

  • Diện tích đất lâm nghiệp là 190,94ha, chiếm 10,41 % diện tích đất nông nghiệp, toàn bộ là diện tích đất trồng rừng sản xuất chủ yếu trồng loài Keo và Bạch đàn. Nhìn chung các loại cây trồng rừng đều thích nghi tốt với điều kiện lập địa và sinh trưởng ...

  • Đất phi nông nghiệp: Diện tích 509,87 ha chiếm 27,79% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất phát triển hạ tầng là 230,94 ha chiếm 12,59% diện tích đất tự nhiên.

  • Diện tích đất chưa sử dụng khá nhỏ chỉ: 5.2 ha chếm 0,283% diện tích đất tự nhiên.

  • Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng đất đai xã Minh Đức

    • 3.2.2.1. Tình hình đo đạc và lập bản đồ địa chính

  • Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Việt Yên nên hiện tại xã Minh Đức đã hoàn chỉnh bản đồ trên cơ sở hồ sơ tài liệu hành chính của xã trên nền UTM. Đến n...

  • Đây là những tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên đất của xã một cách chính xác, và là cơ sở để giải quyết tranh chấp QSD đất trên địa bàn.

  • Bên cạnh đó, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính của xã được UBND xã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

    • 3.2.2.2. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ

  • Xã Minh Đức đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và lâm nghiệp năm 2014, đồng thời hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ nông lâm nghiệp trên địa bàn xã. Đến nay huyện đã cấp 29 GCNQSDĐ lâm nghiệp trên trên 63,62ha đất lâm nghiệp, phấn đ...

    • 3.2.2.3. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai

  • Việc giải quyết tranh chấp, khiếu tố khiếu nại có liên quan đến đất đai trên địa bàn xã trong thời gian qua được thực hiện nghiêm túc theo Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật liên quan...Vì vậy, số vụ tranh chấp đất đ...

  • Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

  • Trong những năm qua tình hình xây dựng trên địa bàn xã diễn ra hết sức phức tạp do ảnh hưởng của một số dự án quy hoạch nhưng tình trạng lấn chiếm đất đai rất ít các vụ việc xẩy ra nhỏ không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của công đồng dân cư.

    • 3.2.2.4. Thống kê kiểm kê đất

  • Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội làm cho nhu cầu sử dụng đất ở các mục đích khác nhau luôn thay đổi, vì vậy muốn quản lý được tài nguyên đất phải thống kê để nắm được các biến động đó. Việc thống kê, kiểm kê đất là một trong những nội dung quan ...

  • Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, sự giám sát chặt chẽ của phòng Tài nguyên và Môi trường công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn xã được triển khai khá tốt. Đất đai của xã đã được thống kê hàng năm theo...

    • 3.2.2.5. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị chủ quản

  • Hiện tại UBND xã là đơn vị chủ quản toàn bộ diện tích đất tự nhiên.

  • * Đối với rừng trồng:

  • Diện tích rừng trồng hiện có trên địa bàn xã là 190,94 ha đạt 100% diện tích đất rừng. Rừng trồng chủ yếu trồng các loài Keo, Bạch đàn.

  • * Đất chưa có rừng

  • Được sự chỉ đạo sát sao của huyện, xã đến hết năm 2013 trên địa bàn xã Minh Đức không còn diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng. Độ che phủ rừng đến thời điểm hiện tại là 10,41%.

  • Đơn vị: Ha

  • (Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tân-Việt-Hòa năm 2013)

  • Qua số liệu trên, chúng ta thấy được giai đoạn 2011 - 2013: Diện tích rừng toàn xã tăng lên 40 ha diện tích rừng trồng đạt 100% diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

  • Các loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất như Keo lai(A. hybrid), Bạch đàn trắng(E. camaldulensis)...Với nhiều giống lai khác nhau.

  • Do nhân dân chưa đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây mới có hiểu quả kinh tế cao cũng như đầu ra sản phẩm không ổn định nên hiệu quả kinh tế từ trồng rừng mang lại cho nhân dân còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng.

    • 3.2.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động nông lâm nghiệp của xã

  • a) Hiệu quả về các hoạt động, cá nhân, tổ chức trong nông lâm nghiệp

  • + Hoạt động nông lâm nghiệp trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực: Việc giao đất, giao rừng cho nhân dân đã đem lại nhiều hiệu quả tích cức trong việc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã. Nhân dân chủ động trồng và bảo vệ rừng...

  • + Hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý ngành nông lâm nghiệp (UBND xã): Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của huyện cùng với phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm Tân-Việt-Hòa trong việc bảo vệ và phát triển rừng...

  • - Bảo vệ và phát triển rừng

  • Ngoài việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong 3 năm qua (2011 - 2013) ngành đã tham mưu cho UBND xã, huyện ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. Cùng với việc triển khai thực...

  • b) Hiệu quả sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp

  • - Hiện trạng về sản xuất kinh doanh:

  • + Tỷ trọng giá trị SXNLN trong nền kinh tế của xã năm 2013 đạt 70,48 % (bằng 82,62 tỷ đồng). Giai đoạn 2011 - 2013, giá trị SXNLN chiếm từ 70- 75 % trong tổng giá trị sản phẩm xã hội. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp có xu hướng giảm trong và...

  • + Trồng rừng: Năm 2013 trồng được 10 ha rừng.

  • Sản xuất nông lâm nghiệp là ngành mũi nhọn và chủ lực của xã, thu hút hàng nghìn lao động, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn xã.

  • Kinh doanh nông lâm nghiệp đã từng bước kết hợp giữa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả SXKD nông lâm nghiệp, nhất là sau khi ứng dụng các tiến bộ KHKT, giống mới và sơ chế nông lâm sản đã thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

  • * Về môi trường

  • Sự ổn định và phát triển của rừng cũng như các cây trồng nông nghiệp dài ngày đã góp phần tích cực trong việc ổn định và điều tiết nguồn nước ngầm và nước mặt, giảm bồi lấp các công trình thủy lợi góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, góp p...

  • * Về kinh tế

  • Ngành nông lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn xã. Thông qua phát triển các cây trồng nông nghiệp đã giải quyết được một phần nhu cầu lương thực cho người dân, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến....

  • * Về xã hội

  • Việc hình thành và phát triển nông lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong công việc phân bố lại dân cư, ổn định đời sống cho người dân. Các mô hình kinh tế trang trại đã thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm và thực sự đóng góp tích cực vào ...

    • 3.2.2.7. Đánh giá chung

  • Phong trào trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan, đã triển khai trồng phủ xanh hết diện tích đất lâm nghiệp chưa sử dụng đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, khả năng phòng hộ môi trường, tạo nên những vùn...

    • 3.3. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của một số loài cây trồng chính và lựa chọn cây trồng vật nuôi

      • 3.3.1. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của một số loài cây trồng chính

  • Để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng trên địa bàn xã, đề tài đã căn cứ vào mức độ đầu tư, giá thành sản phẩm hiện tại trên thị trường. Cơ sở để tính chi phí, thu nhập:

  • Căn cứ vào các quy định của nhà nước trong xây dựng cơ bản khâu lâm sinh về đơn giá và định mức lao động.

  • Căn cứ vào giá thành sản phẩm bán trên thị trường.

  • Căn cứ vào thực tiễn áp dụng của các hộ gia đình trong sản xuất.

  • Căn cứ vào năng suất cây trồng mang lại thông qua tính toán.

  • Qua điều tra thực tế trên địa bàn nghiên cứu với một số mô hình canh tác đó là: mô hình trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, kết quả như sau:

  • * Hiệu quả kinh tế cây lúa KD18, Khoai lang, Lạc

  • Qua bảng tổng hợp cho thấy: Trong mô hình cây lúa và hoa màu, lạc cho hiệu quả cao nhất sau đó là cây lúa và cuối cùng là cây khoai lang, điều này thể hiện qua lợi nhuận thu được cho 1 ha với cây lạc là 33.364.000 đồng, cây lúa là 16.632.740 đồng và c...

  • (Chi tiết ở phụ lục 01)

  • * Hiệu quả kinh tế cây lâm nghiệp

  • Đơn vị tính: đồng

  • Qua biểu này cho thấy với chu kỳ kinh doanh Keo tai tượng là 7 năm và Bạch đàn là 10 năm, hiệu quả kinh tế của 2 loài cây là tương đương nhau nhưng chu kỳ kinh doanh của Bạch đàn lâu hơn và tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ cũng thấp hơn.

  • (Chi tiết thể hiện qua phụ lục 07, 08)

    • 3.3.2. Kết quả đánh giá và lựa chọn các loài cây trồng, vật nuôi

  • 3.3.2.1. Lựa chọn cây trồng lâm nghiệp

  • Theo kết quả lựa chọn của người dân thì cây Keo tai tượng đứng ở vị trí ưu tiên thứ nhất, tiếp theo là cây Keo lai. Cây Xoan ta là loài cây bản địa phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nhưng chu kỳ kinh doanh dài hơn nên người dân ít trồng lo...

  • Như vậy, xét về các mặt thì cây Keo tai tượng, Keo lai được trồng phổ biến, phù hợp với điều kiện địa phương, dễ tiêu thụ trên thị trường.

  • 3.3.2.2. Lựa chọn cây lúa, cây hoa màu

  • Trong các giống lúa thì giống lúa Thiên ưu 8 cho năng suất, chất lượng cao nhất, lúa Khang dân tuy được người dân trồng nhiều nhưng năng suất, chất lượng không cao.

  • Đối với hoa màu, rau màu cho năng suất cao và dễ tiêu thụ trên thị trường, trong địa bàn huyện (trên địa bàn huyện có 2 Khu công nghiệp lớn của tỉnh là: Quang Châu, Đình Trám) do vậy đây là điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển loài cây này. Câ...

  • 3.3.2.3. Lựa chọn vật nuôi

    • 3.4. Một số dự báo cơ bản

      • 3.4.1. Dự báo về sự gia tăng dân số

  • Căn cứ vào số liệu của Chi cục thống kê huyện Việt Yên qua các năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1,3%/năm, khả năng thực hiện các chính sách dân số của xã, dự báo dân số toàn xã năm 2015 là 12.556 người; đến năm 2020 là 13.394 người. Dự đoán c...

    • 3.4.2. Sự đói nghèo

  • UBND xã Minh Đức phấn đấu, tỷ lệ đói nghèo từ 6,84% (năm 2013) sẽ giảm xuống dưới 5% vào năm 2015 và phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 3%. Dù đây là một nhiệm vụ khó khăn, chính quyền địa phương tập trung cao cho việc phát triển kinh tế song s...

    • 3.4.3. Sự phụ thuộc vào rừng và đất đai

  • Dự báo trong những năm tới cùng với những chính sách khuyến khích phát triển nông lâm nghiệp của Đảng và Chính Phủ cũng như của địa phương hoạt động nông lâm nghiệp trên địa bàn xã sẽ gia tăng dưới nhiều hình thức như: phát triển kinh tế trang trại, ...

    • 3.4.4. Nhu cầu sử dụng nông lâm sản

  • Trong những năm tới nhu cầu gỗ phục vụ cho nguyên liệu giấy, chế biến gỗ của một số nhà máy, công ty trong khu vực lân cận lớn.

  • Nhu cầu các nguyên liệu công nghiệp cho chế biến tại chỗ trên địa bàn của các xưởng chế biến các Công ty, các hộ sản xuất cũng được đáp ứng phần nào.

    • 3.4.5. Dự báo về thị trường nông lâm sản

  • + Nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng tăng lên, nhưng người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng cao hơn; nhu cầu lâm sản ngoài gỗ trên thị trường khu vực và các huyện lân cận cũng có xu hướng tăng lên.

  • + Các sản phẩm nông sản qua chế biến ngày càng nhiều, chất lượng, mẫu mã và giá cả hàng hóa phải đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và có khả năng cạnh tranh với hàng hóa trên thị trường.

    • 3.4.6. Dự báo về nhu cầu sử dụng đất

  • Xu thế đô thị hoá và do chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nên sẽ có biến động về cơ cấu sử dụng đất, tuy nhiên, diện tích đất nông lâm nghiệp mang tính ổn định và sử dụng hợp lý hơn. Sẽ có thay đổi về cơ cấu sử dụng đất nông lâm nghiệp, theo đó diện...

    • 3.4.7. Dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong nông lâm nghiệp

  • + Đối với công tác trồng rừng: Ngoài công nghệ giâm hom, phương tiện trồng rừng sẽ đầy đủ và hiện đại hơn để vừa đảm bảo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng rừng vừa bảo đảm đẩy nhanh tiến độ trồng rừng trong những điều kiện khó khăn phức tạp, nân...

  • + Công tác giống sẽ được chú trọng bằng cách khôi phục các giống cây bản địa đặc sản, xây dựng các vùng canh tác và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế (GAP - good agriculture produce).

  • + Về công nghệ khai thác: Đối với khai thác rừng trồng được cơ giới hóa một phần.

  • + Về chế biến nông lâm sản: Tạo những bước đột phá lớn, theo đó, lợi dụng tổng hợp nguyên liệu nông lâm sản; tỷ lệ sản phẩm qua chế biến đạt cao hơn bằng công nghệ và máy móc hiện đại, sản phẩm chế biến sẽ đa dạng hơn, chất lượng cao hơn.

    • 3.5. Đề xuất những nội dung cơ bản của QHNLN xã Minh Đức

      • 3.5.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức

      • 3.5.1.1. Quan điểm phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức

  • - Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi đã được phê duyệt, ổn định diện tích các loại cây trồng.

  • - Phát triển nông lâm nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo lập môi trường sinh thái bền vững, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc phòng trên ...

  • - Phát triển nông lâm nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của xã và huyện. Đa dạng các sản phẩm, đi đôi với phát triển mặt hàng có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường địa phương và ...

  • - Phát triển nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng , đất và trên cơ sở áp dụng các tiến bộ KHKT (đặc biệt là công tác giống) vào SXNLN.

  • - Từng bước cải thiện chất lượng nông lâm sản bằng các biện pháp thâm canh, lựa chọn giống cây trồng nhằm tăng sản lượng, đáp ứng mục tiêu kinh doanh, kết hợp hiệu quả môi trường và xã hội.

  • - Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp (đặc biệt chú trọng công tác giống) nhằm phát triển vùng sản xuất hàng hóa… Từng bước nghiên cứu đưa các giống cây có giá trị kinh tế cao, quý nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trong...

  • - Phát triển nông lâm nghiệp toàn diện, gắn liền với xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của xã.

  • - Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật là khâu đột phá; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích trồng rừng, tăng hiệu quả công tác bảo vệ và phát t...

  • - Phát triển nông lâm nghiệp phải đảm bảo cả lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường sinh thái.

    • 3.5.1.2. Mục tiêu phát triển NLN xã Minh Đức

  • Từ những dự báo và quan điểm nêu trên, mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức giai đoạn 2013 - 2020 là:

  • - Đầu tư thâm canh các loại giống mới có năng suất và chất lượng tập trung vào các sản phẩm chủ yếu là: Lạc, Khoai lang, Khoai tây, Rau màu.

  • - Bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng hiện có, ưu tiên trồng rừng nguyên liệu cung cấp chế biến bột giấy, ván nhân tạo. Tăng cường công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng.

  • - Giữ vững diện tích lúa nước, phát huy diện tích các cây công nghiệp và cây màu thế mạnh của xã.

  • - Xây dựng vùng nguyên liệu cây công nghiệp ổn định, bền vững và từng bước nâng cao hiệu quả.

  • - Giải quyết việc làm ổn định cho nhân dân thông qua trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

    • 3.5.2. Quy hoạch phân bổ sử dụng đất

  • Quy hoạch phân bổ đất đai là nội dung đầu tiên cần được tiến hành trong quy hoạch nông lâm nghiệp. Phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất hợp lý sẽ tạo tiền đề cho việc xác lập quy hoạch sản xuất theo ngành và lĩnh vực, là cơ sở để xây dựng một cơ cấ...

  • Trên cơ sở điều kiện thực tế tại xã Minh Đức, phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất cần được xây dựng dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau đây:

  • - Căn cứ quy hoạch xây dựng NTM của xã: vận động, khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích trồng mầu cùng với triển khai kế hoạch dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu tại địa phương, nhằm tạo ra những ô thửa lớn, những vùng sản xuất hàng hóa quy m...

  • - Căn cứ vào sự gia tăng dân số: Dân số của xã Minh Đức hiện tại là 12.236 nhân khẩu với 3.010 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,3%/năm, tỷ lệ tăng dân số cơ học không đáng kể. Do dân số hàng năm của xã tăng lên song diện tích đất đai lại không thể ...

  • - Định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương như: phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch xây dựng trường học, khu công nghiệp...

  • - Hiện trạng thực tế sử dụng đất, quỹ đất đai hiện có của xã.

  • - Dự báo, dự tính mức độ gia tăng dân số của xã.

  • - Tính toán năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

  • - Nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân.

  • - Khả năng thích nghi sử dụng đất trên các nhóm đơn vị đất đai.

  • - Thực trạng về việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chọn giống và lai tạo.

  • - Điều kiện và khả năng của địa phương, sự hỗ trợ từ phía các chương trình, dự án của Nhà nước, cộng đồng.

  • - Nhu cầu sử dụng đất.

  • Nhu cầu đất đai của xã được xác định dựa trên cơ sở nhu cầu đất đai của các xóm, theo mục đích sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp, cho thổ cư, đất chuyên dùng hoặc sử dụng cho các mục đích khác. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất của xã và những căn ...

  • Qua bảng này cho thấy trong kỳ quy hoạch diện tích đất nông nghiệp giảm đi 20,37 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất xây dựng khu công nghiệp, diện tích giảm chủ yếu ở đối tượng cây hàng năm. Diện tích đất lâm nghiệp hầu như không thay đổi. Diệ...

    • 3.5.3. Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức

  • Dựa trên định hướng phát triển nông lâm nghiệp của xã Minh Đức, trên cơ sở kết quả rà soát tài nguyên rừng và đất đai của xã, việc tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp cho xã giai đoạn 2013 - 2020 giảm diện tích lúa nước, tăng diện tích cây trồng hàng ...

  • Từ những kết quả ở trên, chúng tôi tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức giai đoạn 2013 - 2020 như sau:

  • Qua bảng 3.14 cho thấy:

  • * Sản xuất lâm nghiệp

  • Mục tiêu khi quy hoạch là có thể sử dụng hiệu quả tài nguyên đất lâm nghiệp, nâng cao năng suất và chất lượng rừng, tạo ra nhiều lâm sản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ.

  • - Trồng rừng: Việc trồng rừng mới sẽ được tiến hành trên những diện tích rừng sau khai thác, diện tích là 190,94 ha.

  • - Chăm sóc: Toàn bộ diện tích rừng mới được trồng trong kỳ quy hoạch đều được chăm sóc 3 năm đầu, diện tích 190,94 ha.

  • - Bảo vệ rừng trồng sau chăm sóc là: 190,94 ha.

  • * Sản xuất nông nghiệp bao gồm:

  • - Trồng cây ngắn ngày

  • + Trồng Lúa nước

  • Diện tích giảm 58,18 ha so với năm 2013, do chuyển mục đích diện tích trồng lúa nước 1 vụ và 1 vụ không ăn chắc sang diện tích trồng màu cho hiệu quả kinh tế cao, đất dịch vụ và xây dựng hạ tầng khác .

  • + Trồng Lạc

  • Tổng diện tích canh tác cho trồng lạc là 180,32 ha đây là giống cây thế mạnh của xã, cùng với việc nhân dân đã quen canh tác, tiêu thụ thuận lợi hiệu quả kinh tế cao.

  • + Cây Khoai lang

  • Dễ canh tác và tiêu thụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

    • 3.5.4. Quy hoạch các biện pháp sản xuất nông lâm nghiệp

      • 3.5.4.1. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng sản xuất

  • Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Trên địa bàn xã Minh Đức có 1 đối tượng:

  • + Rừng sản xuất là rừng trồng.

  • - Rừng sản xuất là rừng trồng

  • Diện tích đất lâm nghiệp của xã Minh Đức là khá nhỏ 190,94 ha, những diện tích rừng sản xuất này sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy, đây cũng là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh rừng.

  • - Lựa chọn phương án kinh doanh rừng

  • Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu, định hướng phát triển lâm nghiệp của xã và điều kiện cụ thể của địa phương. Phương án trồng rừng và chăm sóc trên địa bàn xã Minh Hợp như sau:

  • * Phương án I:

  • Sử dụng diện tích đất rừng sau khai thác vào trồng rừng nguyên liệu giấy (cây Keo) theo phương thức thâm canh 100% diện tích.

  • Đối tượng: đất rừng sau khai thác có khả năng tiếp cận để trồng rừng nguyên liệu giấy .

  • - Ưu điểm: Nâng cao sản lượng rừng, đáp ứng nhanh nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy, đồng thời thực hiện tốt chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

  • - Nhược điểm: Thâm canh trên diện rộng sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp cây giống, quản lý, kỹ thuật… suất đầu tư cao, chi phí trồng rừng lớn dẫn đến giá thành nguyên liệu cao.

  • * Phương án II:

  • Trồng rừng nguyên liệu giấy (cây keo) theo phương thức thâm canh 30%, quảng canh 70% diện tích.

  • - Ưu điểm: tận dụng được diện tích đất dốc và không tập trung để trồng rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm suất đầu tư. Phương án này trong thực tế dễ được người dân chấp nhận hơn vì giá thành thấp hơn thâm canh trên toàn bộ diện tích.

  • - Nhược điểm: Năng suất rừng trồng quảng canh thấp, chu kỳ kinh doanh dài, diện tích rừng trồng hàng năm tăng.

  • Từ những so sánh trên cho thấy cả hai phương án trồng và chăm sóc rừng đều có những mặt tích cực là chủ yếu, nhưng ở mỗi phương án cũng có những mặt hạn chế. Tuy nhiên, qua những phân tích cho thấy phương án II tỏ ra có hiệu quả và phù hợp với điều ki...

  • 3.5.4.2. Quy hoạch biện pháp kinh doanh nông nghiệp

  • Nông nghiệp ở đây bao gồm 2 đối tượng lớn là trồng cây nông nghiệp và chăn nuôi, trong đó cây nông nghiệp gồm 3 đối tượng là cây nông nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp và cây ăn quả. Có thể lựa chọn theo 2 phương án

  • - Phương án I: Theo kết quả quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, phân ra thành các vùng:

  • Vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản (các thôn Cầu Treo, Đanh, Nghĩa Thượng, Rèn, Trại Đồi) , vùng vùng trồng rau màu (thôn Thiết Nham, Kẹm, Ngân Sơn, Chùa, Mỏ Thổ).

  • + Ưu điểm:

  • Các vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi đến năm 2020 nhìn chung đã được định hình.

  • Ngành trồng trọt giữ vai trò trọng yếu.

  • + Hạn chế:

  • Dồn điền đổi thửa gặp khó khăn, diện tích đất nông nghiệp khó mở rộng, nhiều diện tích đất bị bạc màu, thoái hóa.

  • - Phương án II: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tạo nhiều vùng sản xuất qui mô vừa và nhỏ theo cụm xóm, phát triển trung tâm thị trấn chế biến nông sản.

  • Xây dựng vùng trồng cây công nghiệp, phát triển Nông lâm kết hợp tại vườn hộ, vùng trồng cây ăn quả theo hướng đạt tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

  • + Ưu điểm: Phát huy tiềm năng đất đai theo từng tiểu vùng và cả tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên.

  • + Nhược điểm: Vùng trồng cây nguyên liệu công nghiệp theo hướng sơ chế là chính, có nhiều khó khăn trong vốn, kỹ thuật thâm canh và cơ sở hạ tầng.

    • 3.5.4.3. Quy hoạch các biện pháp khai thác rừng và cây nông nghiệp

  • * Các biện pháp khai thác rừng trồng

  • Trong giai đoạn 2013 - 2020, trên địa bàn xã tiến hành khai thác rừng trồng sản xuất phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu giấy, ván dăm.

  • Đối với rừng trồng nguyên liệu, sau 7 năm trồng tiến hành khai thác với cây Keo và 10 năm với cây Bạch đàn sản lượng bình quân 88 m3/ha trong đó chiếm 15 - 20 % gỗ có D1.3 > 15 cm được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ gia dụng, xây dựng. Số lượng cành nhá...

  • + Đối tượng đưa vào khai thác là những lô rừng trồng hiện có đến tuổi thành thục công nghệ và tiệm cận tuổi thành thục số lượng; tốt nhất vào sau năm lượng tăng trưởng thường xuyên bình quân hàng năm đạt trị số lớn nhất, khi đó rừng cho sản lượng cao ...

  • + Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định theo tinh thần Quyết định 40/2005/QĐ- BNN-LN ngày 07 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.

  • * Với các cây trồng nông lâm nghiệp

  • Khai thác theo chu kỳ kinh doanh của mỗi loài cây theo từng thời điểm mùa vụ trong năm. Với cây trồng nông nghiệp ngắn ngày như Ngô, Lúa mỗi năm canh tác 2 vụ.

    • 3.5.4.4. Công tác chế biến và tiêu thụ nông lâm sản

  • Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có các nhà máy, cơ sở chế biến nông lâm sản chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, còn lại là một số cơ sở chế biến nhỏ lẻ của tư nhân.

  • Theo định hướng phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh, trong những năm tới đây sẽ tập trung xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy trên địa bàn. Đây là những tiền đề thu hút người dân tham gia vào công tác phát triển sản xuất lâm nghiệp.

  • Với cây lúa, các loại cây trồng màu: hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

    • 3.5.4.5. Quy hoạch biện pháp kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng và đất nông lâm nghiệp

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của sản xuất lâm nghiệp là tài nguyên rừng rất đa dạng, phong phú và có tác dụng nhiều mặt đối với nền kinh tế và đời sống của con người. Vì vậy, khi quy hoạch nông lâm nghiệp cho một đối tượng cần phải đảm bảo phát huy...

  • a) Quy hoạch sản xuất Nông - Lâm kết hợp

  • Trong thời gian tới định hướng triển khai theo hướng trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp theo các mô hình nông - lâm kết hợp ở các trang trại, vườn rừng, là hướng đi hợp lý mang tính bền vững.

  • b) Phát triển chăn nuôi

  • Việc phát triển chăn nuôi tập trung và quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn là chăn nuôi nhỏ lẻ như hiện nay.

  • c) Nuôi trồng thủy sản

  • Giữ vững diện tích thủy sản hiện có đồng thời phát triển thêm các mô hình nuôi các giống cá có hiệu quả kinh tế cao, nuôi cá lồng, bè...

  • d) Khai thác mỏ

  • Với trữ lượng đất, đá xây dựng dồi dào nằm rải rác ở các xóm trong xã, có thế mạnh sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và phục vụ cho việc phát triển kinh tế toàn diện trong khu vực.

  • e) Lợi dụng tổng hợp gỗ

  • Việc tận dụng cành nhánh, vỏ cây, bìa bắp trong khai thác gỗ nguyên liệu giấy và chế biến gỗ nhỏ, cải tạo rừng tự nhiện tại địa bàn xã chỉ mục đích cung cấp củi cho các hộ gia đình. Việc sử dụng chúng để làm ra sản phẩm có giá trị thương mại cao như v...

    • 3.5.5. Phân kỳ quy hoạch và lập kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp

  • Công tác quy hoạch nông lâm nghiệp trong 07 năm theo từng giai đoạn và kế hoạch sản xuất thể hiện bảng 3.14, dành cho phát triển rừng sản xuất và cây trồng nông công nghiệp. Với đặc thù là cả cây trồng lâm nghiệp và nông nghiệp, cây hàng năm và lâu nă...

  • Đơn vị:Ha

  • Như vậy trong giai đoạn 2014 - 2015 sẽ thực hiện trồng mới 90ha rừng đã khai thác, trồng và chăm sóc 947,78-960,78 ha cây nông nghiệp. Giai đoạn 2016 – 2020 trồng mới 60ha rừng đã khai thác, trồng và chăm sóc 936,92 ha cây nông nghiệp.

    • 3.5.6. Dự tính nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch

    • 3.5.6.2. Nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp

  • Tổng hợp nhu cầu vốn và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp trong 10 năm được thể hiện qua bảng 3.16.

  • a) Nhu cầu đầu tư

  • Tổng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp xã Minh Đức trong 10 năm là 331.827.902.800,00 đồng. Trong đó:

  • * Đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp

  • Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp là 63.303.120.000,00 đồng.

  • * Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

  • - Đầu tư cho cây Lúa là 230.185.030.800,00 đồng

  • - Đầu tư cho cây Khoai lang là 3.414.960.000,00 đồng

  • - Đầu tư cho cây Lạc là 34.924.792.000,00 đồng

  • Qua đây cho thấy vốn đầu tư nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư, nguồn vốn huy động trong nhân dân, công sức lao động đóng góp, còn lại vốn vay ưu đãi theo các chương trình của nhà nước.

  • Đây là nguồn vốn rất lớn được huy động để thực hiện sản xuất nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Điều này phụ thuộc rất lớn vào cơ chế chính sách của Nhà nước về mức đầu tư, mức hỗ trợ, lãi suất và mức cho vay đối với c...

  • Khối lượng:ha, Đơn giá: đồng

  • * Nguồn vốn

  • - Với Lâm nghiệp: Một số diện tích được nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng/ha theo chương trình 147, còn lại chủ yếu vốn tự có, vốn vay.

  • - Với Nông nghiệp: Nguồn vốn tự có của các hộ gia đình, ngoài ra phải vay ngân hàng, phần lớn các hộ gia đình được vay vốn theo lãi suất ưu đãi.

  • Hỗ trợ dồn điền đổi thửa: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 5,5 triệu đồng/1ha, ngân sách huyện hỗ trợ 2,1 triệu/1ha. Hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu

  • b) Dự tính hiệu quả kinh tế

  • Kết quả dự tính nhu cầu vốn và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp ở bảng 3.15 cũng cho thấy:

  • - Tổng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp xã Minh Đức trong 10 năm là 331.827.902.800,00 đồng. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chiếm đại đa số với 80,92% tổng nhu cầu đầu tư vốn của xã với các hạng mục là cây ...

  • - Tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp trong chu kỳ sản xuất 10 năm là 693.868.500.000,00 đồng, trong đó thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thu được là 515.486.500.000,00 đồng chiếm 74,31%; sản xuất lâm nghiệp thu được 178.200.000.000,...

  • - Tổng lợi nhuận thu được từ sản xuất nông lâm nghiệp là 361.858.597.200,00 đồng, trong đó lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp là 68,25% và từ sản xuất lâm nghiệp chiếm 31,75% tổng lợi nhuận.

  • c) Dự tính hiệu quả xã hội

  • - Thông qua các nội dung xây dựng, bảo vệ, phát triển rừng sản xuất, cây nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm ổn định cho đồng bào miền núi, hàng năm thu hút hàng trăm lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, góp ph...

  • - Trình độ dân trí được cải thiện, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống của người dân trong vùng quy hoạch, từng bước ổn định kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Góp phần xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn.

  • - Thông qua việc xây dựng các phương án kinh doanh nông lâm nghiệp bền vững giúp cho người dân đổi mới tư duy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất, thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực.

    • d) Về môi trường

  • - Ổn định và phát triển bền vững rừng sản xuất, các cây công nghiệp dài ngày phấn đấu trong giai đoạn 2013 - 2015 độ duy trì độ che phủ rừng hiện có.

  • - Thông qua việc quy hoạch nông lâm nghiệp sẽ từng bước nâng cao chất lượng rừng, năng suất chất lượng các hoạt động nông nghiệp.

  • - Ổn định môi trường sinh thái, cải thiện nguồn nước phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân địa phương.

    • 3.5.7. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch

    • 3.5.7.1. Giải pháp về tổ chức

      • a) Tổ chức quản lý

  • - Sắp xếp, phân công công tác quản lý mang tính chuyên trách cao, gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ ngành nông lâm nghiệp đối với quá trình phát triển nông lâm nghiệp của xã.

  • - Thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nông lâm nghiệp. (trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp)

  • - Bổ sung xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn xã.

  • - Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp quản lý, tuy nhiên cũng cần hạn chế sự chỉ đạo chồng chéo giữa các cấp.

    • b) Tổ chức thực hiện

  • Để phương án quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức mang tính thực tiễn cao cần có sự phối hợp hài hoà giữa các ngành và địa phương:

  • - Hạt kiểm lâm phối hợp với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt việc quản lý, bảo vệ rừng trồng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng rừng trồng sản xuất.

  • - Các ban ngành liên quan và các đơn vị hành chính, có trách nhiệm phối kết hợp để lồng ghép các chương trình tổ chức thực hiện các nội dung các phương án quy hoạch có liên quan đến ngành, đơn vị mình.

  • - Trong từng kỳ kế hoạch Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị liên ngành để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung phương án quy hoạch nông lâm nghiệp, báo cáo UBND huyện và Hội đồng nhân dân huyện để có những thay đổi và...

  • - Thực hiện công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

  • - Thực hiện tổ chức khép kín các khâu sản xuất từ trồng, chăm sóc đến sơ chế các sản phẩm nông sản. Tăng cường đầu tư thâm canh, tập trung chỉ đạo sản xuất kinh doanh để tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, có năng suất và hiệu quả.

  • - Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, bảo vệ thực vật cho người dân.

  • - Sản xuất nông lâm nghiệp cần phải được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để có sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho người dân từng bước có thu nhập ổn định.

    • - Về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất đai

  • Có các cơ chế, chính sách rõ ràng đối với việc khai thác, quản lý bảo vệ và trồng rừng sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và các tổ chức quản lý, thực hiện.

  • - Công tác trồng rừng: Tiến hành trồng rừng trên đất rừng sau khai thác với những loài cây Keo tai tượng, keo lai....

  • - Công tác khai thác, sử dụng rừng: Được phép khai thác những diện tích rừng trồng đã đến tuổi thành thục theo Quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành.

    • 3.5.7.2. Giải pháp về chính sách

      • a) Chính sách đất đai

  • Đẩy nhanh tiến độ giao đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng vào mục đích phát triển lâm nghiệp.

  • + Cần làm rõ cho người dân nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi được giao đất, giao rừng. Phải thực sự coi đất và rừng như vườn nhà của mình để họ có trách nhiệm cao nhất, gắn bó đời sống gia đình với đất và rừng được giao.

  • + Sau khi giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc hợp đồng giao khoán, bước tiếp theo là giúp bà con nông dân một cách toàn diện, thông qua có cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ ban đầu, hướng dẫn sản xuất, kỹ thuật canh tác sao cho hiệu quả nhất.

  • Trên thực tế, do chu kỳ sản xuất dài, hiệu quả chưa rõ ràng, nên đã có hiện tượng người dân sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích. Do đó cần phải động viên khuyến khích bằng cơ chế ưu tiên, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ để bà con nông dân yên t...

  • - Hỗ trợ và khuyến khích việc thuê, mượn diện tích để sản xuất các vùng sản xuất quy mô lớn, thâm canh tăng hiêu quả kinh tế.

    • b) Chính sách khuyến khích vốn đầu tư, hỗ trợ

  • Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với các tổ chức, các cá nhân tham gia đầu tư vào trồng rừng và phát triển nông lâm nghiệp.

  • Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các nhà máy, cơ sở chế biến với người sản xuất. Các nhà máy, cơ sở chế biến nông lâm sản hợp đồng với các chủ hộ tham gia phát triển nông lâm nghiệp theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ...

  • Xã cần có chủ trương hỗ trợ đầu tư lâu dài thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ cây giống, phân bón...cho các đối tượng tham gia sản xuất để người dân yên tâm phát triển sản xuất.

  • + Cơ chế vốn đầu tư phát triển sản xuất:

  • - Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn:

  • + Sản xuất nông lâm nghiệp có đặc thù riêng, vốn đầu tư lớn. Do đó việc lập kế hoạch, chọn cơ cấu đầu tư là rất quan trọng. Sau đó cần quản lý, chỉ đạo sát sao, đảm bảo đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích và phấn đấu đạt kết quả cao nhất.

  • + Để đánh giá hiệu quả đồng vốn, ngoài việc chỉ đạo kiểm tra, nghiệm thu hàng năm, cần phải tổ chức giám sát, đánh giá từng chương trình, từng hạng mục, từng dự án cụ thể.

  • Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách, tận dụng nguồn vốn trong dân để phát triển sản xuất nông nghiệp, cây ăn quả.

    • c) Chính sách về xã hội

  • + Đối với người tham gia sản xuất NLN trong vùng quy hoạch cần có chính sách hỗ trợ bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế.

  • + Thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến và giúp đỡ người sản xuất áp dụng tiến bộ KHKT trong công tác trồng, chăm sóc và chế biến sản phẩm.

    • 3.5.7.3. Giải pháp khoa học công nghệ

      • a)Tăng cường công tác khuyến nông lâm và cải thiện giống cây trồng

  • Ưu tiên đầu tư khảo nghiệm đưa các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt và tính thích nghi cao vào sản xuất. Tăng mức đầu tư mở rộng hệ thống khuyến nông khuyến lâm trong sản xuất.

  • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý để khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất đai, sản xuất hàng hóa tập trung.

  • Tiếp tục thực hiện nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về giống cây trồng nông lâm nghiệp

  • Đẩy mạnh công tác KHKT về giống chú trọng nâng cao chất lượng giống, gắn với quản lý giống.

  • - Áp dụng công nghệ mới trong chế biến nông lâm sản

  • Nghiên cứu áp dụng hợp lý các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, lựa chọn đầu tư nâng cấp, đổi mới các thiết bị, công nghệ chế biến ở các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ.

  • + Tổ chức tốt hệ thống khuyến nông xuống cơ sở (xóm).

  • + Đẩy mạnh và chú trọng giải pháp khuyến nông, lâm ở tất cả các nội dung, các lĩnh vực, trong đó ưu tiên giải pháp tập huấn, phổ cập, tuyên truyền và giải pháp mô hình.

  • + Tiến hành phổ cập kiến thức nông lâm đồng thời với việc xây dựng mô hình, tổng kết mô hình, tham quan và mở rộng mô hình.

    • b) Giải pháp kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp

  • * Cơ sở đề xuất

  • - Dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành, định mức kinh tế kỹ thuật của tỉnh.

  • - Các kết quả đánh giá thực hiện của các chương trình, các mô hình đã thử nghiệm thành công ở địa phương.

  • - Các kiến thức và kinh nghiệm của người dân địa phương được sử dụng phối kết hợp với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

  • * Yêu cầu

  • - Các giải pháp kỹ thuật phải đơn giản.

  • - Dễ áp dụng, tiện lợi cho sản xuất.

  • - Chi phí thấp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật và đạt được hiệu quả.

  • - Trong quá trình thảo luận và đề xuất giải pháp cần khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân địa phương.

  • - Kỹ thuật tạo giống cây trồng phải đảm bảo đủ cả về số lượng cũng như chất lượng về giống trồng rừng.(tiêu chuẩn cây giống về chiều cao, đường kính gốc, không cong queo, không sâu bệnh hại…)

  • - Biện pháp kỹ thuật trồng rừng sản xuất phải đảm bảo đúng qui trình qui phạm đã đề ra.(mật độ trồng rừng, thời vụ trồng, kỹ thuật trồng…)

  • - Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng: Phải được tiến hành ngay sau khi trồng rừng (thời gian phụ thuộc vào từng loại rừng, từng điều kiện cụ thể) mục đích cuối cùng là tạo ra những lâm phần phát triển ổn định.

  • - Công nghệ sau thu hoạch

  • Công tác bảo quản sản phẩm nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm cần được quan tâm đúng mức.

  • * Các giải pháp kỹ thuật cụ thể đối với từng hoạt động

  • * Hoạt động bảo vệ rừng

  • - Loài cây trồng: Keo tai tượng, Keo lai

  • - Kỹ thuật tác động.

  • + Cắm biển báo, bảng tin, cột mốc.

  • + Khai thác củi, tỉa thưa đúng kỹ thuật.

  • * Hoạt động trồng rừng

  • - Đối tượng: rừng trồng sau khai thác

  • - Loài cây trồng: Keo tai tượng, Keo lai.

  • - Kỹ thuật tác động:

  • + Trồng rừng sản xuất kinh doanh kết hợp trồng rừng phòng hộ, trồng rừng thâm canh.

  • Trồng rừng kinh tế: Phương thức trồng thuần loài, có đầu tư thâm canh.

  • + Tạo chu kỳ kinh doanh khép kín: Trồng - Chăm sóc - Bảo vệ - Khai thác theo diện tích qui định.

  • * Hoạt động chăm sóc rừng trồng

  • - Đối tượng: rừng trồng.

  • - Loài cây trồng: Keo tai tượng, Keo lai

  • - Kỹ thuật chăm sóc bảo vệ

  • + Chăm sóc 3 năm, mỗi năm từ 2 - 3 lần.

  • + Năm 1 và năm 2: Phát dây leo cây bụi chèn ép, làm cỏ xới vun gốc đường kính từ 1 - 1,2 m. Tỉa chồi nách để cây mọc thẳng, đồng thời tra dặm.

  • + Năm 3: Phát dây leo, cây bụi chèn ép, tỉa cành nhánh. Bảo vệ các diện tích rừng trồng bằng phòng chống cháy rừng, ngăn ngừa gia súc phá hoại. Phát hiện côn trùng sâu bệnh kịp thời.

  • * Hoạt động trồng cây lương thực

  • - Đối tượng: ruộng 1 vụ hoặc 2 vụ.

  • - Loài cây: giống lúa mới có năng suất cao Thiên ưu 8, BC15...

  • - Giải pháp kỹ thuật.

  • + Thử nghiệm trồng thử giống lúa mới, tìm hiểu khả năng nhân rộng ra đại trà.

  • + Tập huấn, chuyển giao các kiến thức kỹ thuật cho nhân dân.

  • + Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), đào tạo tập huấn đầu bờ.

  • + Đầu tư cải tạo hệ thống tưới tiêu cho diện tích sản xuất nông nghiệp.

  • * Hoạt động trồng cây hoa màu

  • - Loài cây: Khoai lang, Rau xanh, lạc . . .

  • - Giải pháp kỹ thuật.

  • + Tận dụng khoảng trống, chuyển diện tích lúa 1 vụ không ăn chắc, tăng diện tích trồng.

  • + Thử nghiệm các loại giống mới có năng suất cao.

  • + Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng và phòng trừ dịch hại tổng hợp …

  • 3.5.7.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng

  • - Hoàn thiện việc sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông theo quy hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.

  • - Tu bổ, cải tạo hệ thống thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp.

    • 3.5.7.5. Giải pháp bảo hộ sản xuất nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm

  • - UBND xã cùng các cơ quan có chức năng, cần có cơ chế chính sách bảo hộ rõ ràng cho người sản xuất nông lâm nghiệp

  • - Đối với người trồng rừng: Được hưởng tất cả sản phẩm mà họ làm ra sau khi đã nộp đầy đủ thuế và hoàn trả vốn vay trong quá trình trồng rừng.

  • - Phát triển và củng cố mạng lưới chợ nông thôn và dịch vụ thu mua nông sản.

  • - Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế xây dựng thương hiệu hàng hóa và doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm. Tìm kiếm thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm...

    • 3.5.7.6. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực

  • + Tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật để tham mưu cho UBND xã gửi đi đào tạo cho phù hợp với các chuyên ngành và nhu cầu SXKD của ngành, cũng như của từng cơ sở.

  • + Để chuyển giao công nghệ mới vào SXKD, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa có trình độ chuyên môn, vừa có năng lực làm giảng viên ở cơ sở. Do đó cần tăng cường bồi dưỡng đào tạo cán bộ ở cơ sở và phải có cơ chế, chương trình hoạt động để họ có điều k...

  • KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

    • 1.Kết luận

  • Từ kết quả đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” có thể đi đến một số kết luận chính đã đạt được như sau:

  • - Thông qua phân tích được những đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội; hoạt động nông lâm nghiệp trên địa bàn xã; đánh giá được hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng và đánh giá hiệu quả hoạt động nông lâm nghiệp.

  • - Cơ sở quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức về mặt pháp lý được phân tích dựa trên các văn bản luật pháp của Nhà nước như: Luật Đất đai 2013, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, các Quyết định, Nghị định của Chính phủ có liên quan đến công tác quy ...

  • - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của một số mô hình sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn xã: Mô hình cây nông nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp và cây ăn quả trên cơ sở đó đề xuất tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi cho xã Minh Đức như sau:

  • Cây nông nghiệp: Lúa Thiên ưu 8, BC15, KD 18. Cây màu: Lạc, Khoai lang, rau màu các loại…Cây lâm nghiệp (Keo Tai tượng, Keo lai).

  • - Đề tài đã đưa ra một số dự báo cơ bản về dân số, sự đói nghèo, sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng và đất đai.

  • - Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển nông lâm nghiệp của huyện Việt Yên cũng như của xã Minh Đức, quy hoạch nông thôn mới của xã…Đề tài đã thực hiện đề xuất phương án quy hoạch, lập kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp cho xã Minh Đức trong ...

  • - Đề tài cũng sơ bộ dự tính được vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế cho các hạng mục phát triển nông lâm nghiệp. Cụ thể: Tổng vốn đầu tư cho phương án quy hoạch là 331.827.902.800,00 đồng, tổng lợi nhuận thu được là 361.858.597.200,00 đồng, ngoài ra dự tính...

  • - Đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp về chính sách, tổ chức, khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp.

  • Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở ứng dụng hiệu quả trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai của xã, nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và ổn định an ninh chính trị trong những năm tới.

    • 2. Tồn tại

  • Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện thời gian, nguồn nhân lực và kinh nghiệm có hạn, kinh nghiệm của bản thân còn ít nên đề tài còn một số hạn chế nhất định.

  • - Chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng suất, chất lượng cây trồng để tính toán hiệu quả kinh tế một cách chính xác.

  • - Hiệu quả môi trường và xã hội mới chỉ dừng lại ở định tính cần có những chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể để hiệu quả thu được có độ tin cậy cao hơn.

  • - Chưa đi sâu và đánh giá được tác động của các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông lâm nghiệp trên địa bàn xã.

    • 3. Kiến nghị

  • Quy hoạch nông lâm nghiệp là hoạt động mang tính định hướng cho sự phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người làm nông lâm nghiệp; hơn thế nữa, quy hoạch nông lâm nghiệp còn mang tính liên ngà...

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

  • Phụ lục 01: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận cho 1 ha cây ngắn ngày

Nội dung

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu tơi trực tiếp tiến hành xây dựng Các số liệu kết nghiên cứu luận văn trung thực chưa cơng bố cơng trình nghiên cứu khác Tơi xin cam đoan đóng góp giúp đỡ việc thực luận văn ghi nhận rõ ràng thơng tin trích dẫn ghi rõ nguồn gốc Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Thụ ii LỜI CẢM ƠN Để hồn thành chương trình đào tạo cao học trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, gắn việc đào tạo với thực tiễn sản xuất, tiến hành thực luận văn: “Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” Trong trình thực hồn thành đề tài tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa sau đại học, thầy cô giáo, đặc biệt GS.TS Trần Hữu Viên, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báu cho thời gian thực luận văn Nhân dịp này, xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo cán phịng Nơng nghiệp phát triển nơng thơn huyện Việt n, Hạt kiểm lâm Tân-Việt-Hịa, Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên, Chi cục Thống kê huyện, Ban lãnh đạo xã Minh Đức vv toàn thể đồng nghiệp bạn bè gần xa giúp đỡ tơi hồn thành luận văn Mặc dù làm việc với tất nỗ lực, trình độ thời gian hạn chế Luận văn tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận ý kiến đóng góp xây dựng quý báu thầy cô giáo bạn bè đồng nghiệp Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết xử lý, tính tốn trung thực trích dẫn rõ ràng Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Thụ iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình vii ĐẶT VẤN ĐỀ Chương TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Trên giới 1.1.1 Quy hoạch vùng lãnh thổ 1.1.2 Quy hoạch vùng nông nghiệp 1.1.3 Quy hoạch lâm nghiệp 1.2 Ở Việt Nam 1.2.1 Quy hoạch vùng chuyên canh 1.2.2 Quy hoạch nông nghiệp huyện 1.2.3 Quy hoạch Lâm nghiệp 11 1.3 Thảo luận 20 Chương MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 22 2.1.1 Mục tiêu tổng quát 22 2.1.2 Mục tiêu cụ thể 22 2.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 22 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 22 iv 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2223 2.3 Nội dung nghiên cứu 23 2.3.1 Điều kiện khu vực nghiên cứu 23 2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Minh Đức 23 2.3.3 Hiệu kinh tế số mơ hình sử dụng đất 23 2.3.4 Một số dự báo 23 2.3.5 Định hướng nhiệm vụ phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức đến năm 2020 24 2.3.6 Đề xuất nội dung quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức giai đoạn 2014 - 2020 24 2.4 Phương pháp nghiên cứu 24 2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 24 2.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 26 2.4.3 Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu 27 Chương KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3031 3.1 Điều kiện xã Minh Đức 3031 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3031 3.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội 3234 3.1.3 Đặc điểm sản xuất xã Minh Đức 3637 3.1.4 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 3940 3.2 Cơ sở thực tiễn quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức 4142 3.2.1 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai tài nguyên rừng xã 4442 3.2.2 Cơ sở pháp lý Error! Bookmark not defined.51 3.3 Kết phân tích hiệu kinh tế số loài trồng lựa chọn trồng vật ni 5354 3.3.1 Kết phân tích hiệu kinh tế số lồi trồng 5354 v 3.3.2 Kết đánh giá lựa chọn lồi trồng, vật ni 5456 3.4 Một số dự báo 5859 3.4.1 Dự báo gia tăng dân số 5859 3.4.2 Sự đói nghèo 5859 3.4.3 Sự phụ thuộc vào rừng đất đai 5860 3.4.4 Nhu cầu sử dụng nông lâm sản 5960 3.4.5 Dự báo thị trường nông lâm sản 5960 3.4.6 Dự báo nhu cầu sử dụng đất 5960 3.4.7 Dự báo phát triển khoa học công nghệ nông lâm nghiệp 5961 3.5 Đề xuất nội dung QHNLN xã Minh Đức 6061 3.5.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức 6061 3.5.2 Quy hoạch phân bổ sử dụng đất 6263 3.5.3 Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức 6768 3.5.4 Quy hoạch biện pháp sản xuất nông lâm nghiệp 6869 3.5.5 Phân kỳ quy hoạch lập kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp 7374 3.5.6 Dự tính nhu cầu vốn đầu tư hiệu phương án quy hoạch 7374 3.5.7 Đề xuất số giải pháp thực quy hoạch 7778 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết đầy đủ QHNLN Quy hoạch nông lâm nghiệp QHLN Quy hoạch lâm nghiệp LN Lâm nghiệp NLN Nông lâm nghiệp QH Quy hoạch QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất NĐ Nghị định SXNLN Sản xuất Nông Lâm nghiệp XTTS Xúc tiến tái sinh KTXH Kinh tế xã hội UBND Ủy ban nhân dân KHKT Khoa học kỹ thuật NLG Nguyên liệu giấy SXKD Sản xuất kinh doanh vii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng TT Trang 3.1 Hiện trạng dân số lao động 3334 3.2 Hiện trạng đường giao thông 3435 3.3 Năng suất, sản lượng số loại trồng 3738 3.4 Tình hình chăn ni xã Minh Đức 3738 3.5 Hiện trạng quản lý sử dụng đất xã Minh Đức 4543 3.6 Diễn biến tài nguyên rừng xã Minh Đức giai đoạn 2011 - 2013 5048 3.7 Tổng hợp hiệu kinh tế lúa, khoai lang, Lạc 1ha/1 vụ 5355 3.8 Tổng hợp hiệu kinh tế lâm nghiệp 1ha 5455 3.9 Tổng hợp kết lựa chọn trồng lâm nghiệp 5556 3.10 Tổng hợp kết lựa chọn Lúa, hoa màu 5557 3.11 Tổng hợp kết lựa chọn vật nuôi 5758 3.12 Mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức giai đoạn 2013 – 2020 3.13 Cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2013 đến 2020 3.14 Quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp xã Minh Đức giai đoạn 2013 – 2020 3.15 Phân kỳ quy hoạch lập kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp 3.16 Tổng hợp nhu cầu vốn hiệu sản xuất nông lâm nghiệp chu kỳ sản xuất (10 năm) 6263 6566 6768 7374 7576 DANH MỤC CÁC HÌNH TT 3.1 Tên hình Cơ cấu sử dụng đất đai xã Minh Đức Trang 4745 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, tài nguyên rừng giới Việt Nam bị thu hẹp diện tích, giảm sút chất lượng, mơi trường ngày bị suy thối, nhiễm nghiêm trọng dẫn đến thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ngày tăng Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực dân số, kéo theo hoạt động kinh tế diễn mạnh mẽ, đồng thời phát triển ngành cơng nghiệp, thị hố diễn với tốc độ nhanh Chính vậy, việc quy hoạch sử dụng hợp lý bền vững tài nguyên rừng, đất đai xây dựng nông lâm nghiệp bền vững khơng cịn trách nhiệm riêng quốc gia mà công việc chung tồn nhân loại Quy hoạch nơng lâm nghiệp phận cấu thành quy hoạch tổng thể nhằm phát triển kinh tế xã hội Do cơng tác QHNLN cần có phối hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển nông thôn số ngành liên quan khác nhằm tránh chồng chéo hạn chế lẫn ngành Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại, phát triển thiết phải lập kế hoạch, mà cơng tác điều tra phục vụ quy hoạch phải trước bước Do đặc điểm Việt Nam có địa hình đa dạng, phức tạp, phân hóa mạnh, với kinh tế xã hội nhu cầu người dân kinh tế thị trường phong phú nên việc QHNLN cho cấp quản lý, đơn vị sản xuất kinh doanh ngày trở thành đòi hỏi thực tế khách quan QHNLN tiền đề vững cho giải pháp nhằm phát huy đồng thời tiềm to lớn, đa dạng tài nguyên rừng điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội khác góp phần vào việc phát triển bền vững địa phương quốc gia Điều chứng tỏ rằng, để việc sản xuất NLN có hiệu hay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững thiết phải có cơng tác QHNLN, làm sở cho việc lập kế hoạch, định hướng trước hoạt động sản xuất kinh doanh NLN khác diễn Nông lâm nghiệp ngành kinh tế quan trọng kinh tế quốc dân với nhiều lĩnh vực hoạt động, muốn kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp sử dụng bền vững tài ngun rừng đất đai phải có cơng tác QH lập kế hoạch sản xuất NLN Việt Nam nước có điểm xuất phát từ nơng nghiệp vai trị nơng lâm nghiệp to lớn Nông thôn địa bàn sinh sống 70% dân số 70% người dân sản xuất nơng nghiệp Diện tích đất sử dụng cho trồng trọt đất rừng chiếm 60% diện tích lãnh thổ Trong giai đoạn sản xuất NLN đóng vai trị quan trọng phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng đất nước Tuy nhiên đời sống kinh tế xã hội người dân vùng nông thôn miền núi gặp nhiều khó khăn Để tạo điều kiện cho phát triển nông lâm nghiệp năm qua nhà nước ta đưa nhiều văn bản, sách như: Chương trình 327, chương trình trồng triệu héc ta rừng (661), nghị định 163/1999/NĐ CP ngày 16/11/1999, luật Bảo vệ phát triển rừng năm 2004, định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006, định số 18/2007/QĐ - TTg ngày 05/2/2007 Xã đơn vị hành nhỏ hệ thống đơn vị hành nước ta, trực tiếp với người dân, có vị trí quan trọng việc ổn định xã hội phát triển kinh tế địa bàn nông thơn Việt Nam nói chung miền núi nói riêng Có thể nói xã điểm nối dài (cánh tay) quyền cấp huyện Do cần phải hiểu rõ thêm vị trí xã quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp địa phương, sở giúp cho xã ổn định mặt xã hội, phát triển ổn định đời sống KTXH nói chung Minh Đức xã trung du nằm phía Bắc huyện Việt Yên, cách trung tâm thị trấn Bích Động khoảng 4,5 km, có điều kiện giao thơng tương đối thuận lợi Tổng diện tích tự nhiên xã 1834,91 với số dân 12.362 người phân bố 17 thôn khu dân cư Nhưng trình phát triển kinh tế xã hội việc quy hoạch nơng lâm nghiệp cịn nhiều bất cập: Những diện tích rừng đất lâm nghiệp giao sử dụng chưa hiệu quả, suất chất lượng rừng chưa cao, tình hình sử dụng đất cịn thiếu bền vững, cấu trồng vật nuôi chuyển đổi chậm Những tồn ảnh hưởng đến cơng tác quy hoạch nơng lâm nghiệp nói riêng phát triển kinh tế xã hội nói chung Do hướng giải giúp xã phân bổ lại đất đai, lập phương án quy hoạch nông lâm nghiệp dựa phương pháp PRA, kết hợp kỹ thuật canh tác, đồng thời giúp người dân đề xuất cấu trồng vật nuôi phù hợp với gia đình, với kinh tế thị trường nhằm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân địa phương Xuất phát từ yêu cầu mặt lý luận thực tiễn tiến hành thực đề tài "Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang" 85 + Tận dụng khoảng trống, chuyển diện tích lúa vụ khơng ăn chắc, tăng diện tích trồng + Thử nghiệm loại giống có suất cao + Tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng phòng trừ dịch hại tổng hợp … 3.5.7.4 Xây dựng sở hạ tầng - Hoàn thiện việc sửa chữa, nâng cấp tuyến đường giao thông theo quy hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất - Tu bổ, cải tạo hệ thống thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp 3.5.7.5 Giải pháp bảo hộ sản xuất nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm - UBND xã quan có chức năng, cần có chế sách bảo hộ rõ ràng cho người sản xuất nông lâm nghiệp - Đối với người trồng rừng: Được hưởng tất sản phẩm mà họ làm sau nộp đầy đủ thuế hồn trả vốn vay q trình trồng rừng - Phát triển củng cố mạng lưới chợ nông thôn dịch vụ thu mua nông sản - Khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, thành phần kinh tế xây dựng thương hiệu hàng hóa doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm Tìm kiếm thị trường thơng qua chương trình xúc tiến thương mại hội chợ, triển lãm 3.5.7.6 Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực + Tiến hành rà soát đội ngũ cán quản lý, cán chuyên môn kỹ thuật để tham mưu cho UBND xã gửi đào tạo cho phù hợp với chuyên ngành nhu cầu SXKD ngành, sở + Để chuyển giao cơng nghệ vào SXKD, địi hỏi phải có đội ngũ cán vừa có trình độ chun mơn, vừa có lực làm giảng viên sở Do cần tăng cường bồi dưỡng đào tạo cán sở phải có chế, chương trình hoạt động để họ có điều kiện thực nhiệm vụ giao 86 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Từ kết đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” đến số kết luận đạt sau: - Thơng qua phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội; hoạt động nông lâm nghiệp địa bàn xã; đánh giá trạng sử dụng đất, trạng tài nguyên rừng đánh giá hiệu hoạt động nông lâm nghiệp - Cơ sở quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức mặt pháp lý phân tích dựa văn luật pháp Nhà nước như: Luật Đất đai 2013, Luật Bảo vệ Phát triển rừng 2004, Quyết định, Nghị định Chính phủ có liên quan đến cơng tác quy hoạch nông lâm nghiệp văn bản, nghị địa phương; điều kiện kinh tế xã hội - Đánh giá hiệu kinh tế số mơ hình sử dụng đất chủ yếu địa bàn xã: Mơ hình nơng nghiệp ngắn ngày, công nghiệp ăn sở đề xuất tập đồn giống trồng, vật ni cho xã Minh Đức sau: Cây nông nghiệp: Lúa Thiên ưu 8, BC15, KD 18 Cây màu: Lạc, Khoai lang, rau màu loại…Cây lâm nghiệp (Keo Tai tượng, Keo lai) - Đề tài đưa số dự báo dân số, đói nghèo, phụ thuộc vào tài nguyên rừng đất đai - Trên sở quan điểm, định hướng phát triển nông lâm nghiệp huyện Việt Yên xã Minh Đức, quy hoạch nông thôn xã…Đề tài thực đề xuất phương án quy hoạch, lập kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp cho xã Minh Đức giai đoạn 2013 - 2020 chi tiết cho giai 87 đoạn 2013 - 2015, cho đối tượng cụ thể phù hợp với địa phương theo hướng sử dụng tài nguyên rừng, đất đai bền vững - Đề tài sơ dự tính vốn đầu tư, hiệu kinh tế cho hạng mục phát triển nông lâm nghiệp Cụ thể: Tổng vốn đầu tư cho phương án quy hoạch 331.827.902.800,00 đồng, tổng lợi nhuận thu 361.858.597.200,00 đồng, dự tính hiệu xã hội mơi trường mặt định tính - Đề tài đưa nhóm giải pháp sách, tổ chức, khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp Các kết nghiên cứu sở ứng dụng hiệu quản lý sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai xã, nâng cao hiệu sản xuất nơng lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ổn định an ninh trị năm tới Tồn Trong trình nghiên cứu, điều kiện thời gian, nguồn nhân lực kinh nghiệm có hạn, kinh nghiệm thân cịn nên đề tài cịn số hạn chế định - Chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ suất, chất lượng trồng để tính tốn hiệu kinh tế cách xác - Hiệu môi trường xã hội dừng lại định tính cần có tiêu nghiên cứu cụ thể để hiệu thu có độ tin cậy cao - Chưa sâu đánh giá tác động sách Nhà nước có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nơng lâm nghiệp địa bàn xã Kiến nghị Quy hoạch nơng lâm nghiệp hoạt động mang tính định hướng cho phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức nói chung ảnh hưởng trực tiếp đến sống người làm nông lâm nghiệp; nữa, quy hoạch 88 nơng lâm nghiệp cịn mang tính liên ngành Vì vậy, để phương án quy hoạch nơng lâm nghiệp xã Minh Đức phát huy tác dụng đưa lại hiệu thiết thực Tác giả xin có số kiến nghị sau đây: - Tiến hành điều tra suất phân tích các yếu tố đầu vào mơ hình sử dụng đất chủ yếu địa bàn xã làm sở cho việc phân tích hiệu kinh tế mơ hình sử dung đất dự tính nhu cầu đầu tư hiệu phương án quý hoạch - Bên cạnh hiệu kinh tế, hiệu môi trường xã hội cần phân tích cách kỹ thơng qua tiêu chí tiêu cụ thể thông tin định lượng - Cần sâu phân tích tác động sách Nhà nước có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông lâm nghiệp địa bàn xã để tìm giải pháp thích hợp nhằm thực có hiệu phương án quy hoạch./ TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ NN & PTNT (2005), Quyết định số 61/2005/QĐ –BNN ngày 12/10/2005 V/v Ban hành qui định tiêu chí phân cấp rừng Phịng hộ Bộ NN & PTNT (2005), Quyết định số 62/2005/QĐ –BNN ngày 12/10/2005 V/v Ban hành qui định tiêu chí phân loại rừng đặc dụng Vũ Đức Bình (2009), Nghiên cứu sở lý luận thực tiễn làm đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững xã Tà Long, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp xã hội (2002), Bài giảng Quy hoạch lâm nghiệp điều chế rừng, Hà Nội Quy hoạch xây dựng NTM xã Minh Đức giai đoạn 2011-2020 Đảng ủy xã Minh Đức, Văn kiện đại hội đảng xã Minh Hợp khóa XXIII (nhiệm kỳ 2010 – 2015), tháng năm 2010 Huyện ủy Việt Yên, Văn kiện đại hội đảng huyện Quỳ Hợp lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2010 – 2015) Nguyễn Bá Ngãi (2001), Nghiên cứu sở khoa học thực tiễn cho quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật đất đai 10 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật bảo vệ phát triển rừng 11 Thủ tướng Chính Phủ (1997), Chỉ thị 286/1997/QĐ - TTg ngày 02 tháng 05 năm 1997 việc tăng cường biện pháp cấp bách để bảo vệ phát triển rừng 12 Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/06/2006 việc ban hành quy chế quản lý rừng 13 Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 V/v Ban hành ‘‘Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020’’ 14 Trần Hữu Viên (2005), Giáo trình Cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ, Bài giảng sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp 15 Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên (1999), Giáo trình Quy hoạch Lâm nghiệp, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội PHỤ LỤC Phụ lục 01: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận cho ngắn ngày TT Loại trồng ĐVT Tổng chi phí sản xuất Trong Tổng Giống Phân bón Thuốc BVTV khác Thu nhập Lợi nhuận Lạc 1ha 24136000 7700000 2814000 1112000 12510000 57500000 33364000 Lúa KD18 1ha 19507260 528200 4245060 1668000 13066000 36140000 16632740 Khoai lang 1ha 18972000 4500000 1962000 12510000 32400000 13428000 Phụ lục 02: CHI PHÍ TRỒNG RỪNG, LOẠI HÌNH TRỒNG: BẠCH ĐÀN, KEO LAI ĐVT: Đồng Hạng mục I, Chi phí vật tư 1, Cây giống 2,Phân NPK II, Chi phí trực tiếp 1, Phát dọn thực bì 2, Cuốc hố 3, Lấp hố 4, Vận chuyển trồng 5, Trồng dặm III, Chi phí chung(40% CPTT) IV, Chi phí khác 1, Thiết kế phí 2, Nghiệm thu Tổng chi Lồi Mật độ Đơn vị tính Cây/ha Kg Số lượng 2.750 400 Keo lai Bạch đàn 2500 (cây/ha) 3000 (cây/ha) Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền 2.815.000 3.270.000 500 1.375.000 3.300 500 1.650.000 3.600 1.440.000 450 3.600 1.620.000 3.819.600 4.376.800 40.000 1.036.400 26 40.000 1.036.400 40.000 1.538.400 46 40.000 1.846.000 40.000 523.600 16 40.000 628.400 40.000 628.800 19 40.000 754.800 Công/ha Công/ha Công/ha Công/ha 26 38 13 16 Công/ha Công/ha 100.000 40.000 40.000 92.400 1.527.840 180.000 100.000 80.000 8.342.440 40.000 100.000 40.000 111.200 1.750.720 180.000 100.000 80.000 9.577.520 Phụ lục 03: DỰ TỐN ĐẦU TƯ, CHĂM SĨC, BẢO VỆ HA RỪNG TRỒNG NĂM 1, LOẠI HÌNH BẠCH ĐÀN,KEO LAI ĐVT: Đồng Hạng mục Loài Keo lai Bạch đàn Mật độ 2500 (cây/ha) 3000 (cây/ha) Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền I, Chi phí trực tiếp 2.503.200,00 2.707.200 1, Phát chăm sóc lần Công/ha 18 40.000 718.000 17,95 40.000 718.000 2, Xới vun gốc lần Công/ha 13 40.000 510.400 15,31 40.000 612.400 3, Phát chăm sóc lần Cơng/ha 12 40.000 473.200 11,83 40.000 473.200 4, Xới vun gốc lần Công/ha 13 40.000 510.400 15,31 40.000 612.400 5, Bảo vệ Công/ha 40.000 291.200 7,28 40.000 291.200 III, Chi phí chung(40% CPTT) 1.001.280 1.082.880 IV, Chi phí khác 80.000 80.000 1, Thiết kế phí 2, Nghiệm thu Cơng/ha 40.000 80.000 2,00 40.000 80.000 Tổng 3.584.480 3.870.080 Phụ lục 05: DỰ TỐN ĐẦU TƯ, CHĂM SĨC, BẢO VỆ 1HA RỪNG TRỒNG NĂM 2, LOẠI HÌNH BẠCH ĐÀN, KEO LAI ĐVT: Đồng Hạng mục I, Chi phí vật tư 1,Phân NPK II, Chi phí trực tiếp 1, Chăm sóc lần 1,1, Phát dọn thực bì 1,2, Vun gốc 1,3, Bón phân 2,Chăm sóc lần 2,1, Phát dọn thực bì 2,2, Xới vun gốc 2,3, Bảo vệ III, Chi phí chung(40% CPTT) IV, Chi phí khác 1, Thiết kế phí 2, Nghiệm thu Tổng chi Lồi Mật độ Đơn vị tính Kg Cơng/ha Cơng/ha Cơng/ha Cơng/ha Cơng/ha Cơng/ha Cơng/ha Công/ha Công/ha Số lượng 400,00 17,95 12,76 12,95 11,83 12,76 7,28 2,00 Keo lai Bạch đàn 2500 (cây/ha) 3000 (cây/ha) Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền 1.440.000 1.620.000 3.600 1.440.000 450 3.600 1.620.000 3.021.200 3.328.800 1.746.400 1.952.000 40.000 718.000 18 40.000 718.000 40.000 510.400 15 40.000 612.400 40.000 518.000 16 40.000 621.600 1.274.800 1.376.800 40.000 473.200 12 40.000 473.200 40.000 510.400 15 40.000 612.400 40.000 291.200 40.000 291.200 1.208.480 1.331.520 80.000 80.000 40.000 80.000 5.749.680 40.000 80.000 6.360.320 Phụ lục 06: DỰ TOÁN ĐẦU TƯ, CHĂM SÓC, BẢO VỆ 1HA RỪNG TRỒNG NĂM 3, LOẠI HÌNH BẠCH ĐÀN, KEO LAI, ĐVT: Đồng Hạng mục I, Chi phí vật tư II, Chi phí trực tiếp 1, Phát chăm sóc lần 2, Xới vun gốc lần 3, Xới chăm sóc lầ 4, Bảo vệ III, Chi phí chung(40% CPTT) IV, Chi phí khác 1, Thiết kế phí 2, Nghiệm thu Tổng chi Lồi Mật độ Đơn vị tính Keo lai 2500 (cây/ha) Số lượng Đơn giá Thành tiền Công/ha Công/ha Công/ha Công/ha 14,31 18,10 13,79 7,28 40.000 40.000 40.000 40.000 Công/ha 2,00 40.000 2.139.200 572.400 724.000 551.600 291.200 855.680 80.000 80.000 3.074.880 Bạch đàn 3000 (cây/ha) Số lượng Đơn giá Thành tiền 14 22 14 40.000 40.000 40.000 40.000 40.000 2.284.800 572.400 869.600 551.600 291.200 913.920 80.000 80.000 3.278.720 Phụ lục 7: CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CHO HA TRỒNG KEO TT Năm Ct Bt Bt- Ct (1+r)^t Ct/(1+r)^t 2.013 9.577.520 -9.577.520,00 1,08 8.868.074,07 2.014 5.749.680 -5.749.680,00 1,17 4.929.423,87 2.015 3.074.880 -3.074.880,00 1,26 2.440.938,88 2.016 100.000 -100.000,00 1,36 73.502,99 2.017 100.000 -100.000,00 1,47 68.058,32 2.018 100.000 -100.000,00 1,59 63.016,96 2.022 23.500.000 118.800.000,00 95.300.000,00 1,71 13.712.024,29 Tổng 42.202.080 118.800.000,00 76.597.920,00 9,64 30.155.039,38 25% Đvt: Đồng Bt/(1+r)^t NPV -8.868.074 -4.929.424 -2.440.939 -73.503 -68.058 -63.017 69.318.658,96 55.606.635 69.318.658,96 39.163.620 BCR= Phụ lục 7: CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CHO HA TRỒNG KEO TT Năm Ct Bt 2013 9.577.520 2014 5.749.680 2015 3.074.880 2016 100.000 2017 100.000 2018 100.000 2022 23.500.000 Tổng 42.202.080 25% Bt- Ct (1+r)^t Ct/(1+r)^t -9.577.520 1,08 8.868.074 -5.749.680 1,17 4.929.424 -3.074.880 1,26 2.440.939 -100.000 1,36 73.503 -100.000 1,47 68.058 -100.000 1,59 63.017 118.800.000 95.300.000 1,71 13.712.024 118.800.000 76.597.920 9,64 30.155.039 Đvt: Đồng Bt/(1+r)^t NPV -8.868.074 -4.929.424 -2.440.939 -73.503 -68.058 -63.017 69.318.659 55.606.635 69.318.659 39.163.620 BCR= Phụ lục 08: CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CHO HA TRỒNG BẠCH ĐÀN TT 10 Năm Ct Bt Bt- Ct (1+r)^t Ct/(1+r)^t 2013 13.447.600 -13.447.600 1,08 12.451.481 2014 6.360.320 -6.360.320 1,17 5.452.949 2015 3.278.720 -3.278.720 1,26 2.602.754 2016 100.000 -100.000 1,36 73.503 2017 100.000 -100.000 1,47 68.058 2018 100.000 -100.000 1,59 63.017 2019 100.000 -100.000 1,71 58.349 2020 100.000 -100.000 1,85 54.027 2021 26.100.000 118.000.000 91.900.000 2,00 13.056.498 2022 26.100.000 118.000.000 91.900.000 2,16 12.089.350 Tổng 75.786.640 236.000.000 160.213.360 16 45.969.987 20% BCR= Đvt: Đồng Bt/(1+r)^t NPV -12.451.481 -5.452.949 -2.602.754 -73.503 -68.058 -63.017 -58.349 -54.027 59.029.378 45.972.880 54.656.832 42.567.482 113.686.210 67.716.223 3,11 ... Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, gắn việc đào tạo với thực tiễn sản xuất, tiến hành thực luận văn: ? ?Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang? ??... thực tiễn tiến hành thực đề tài "Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang" 4 Chương TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Trên giới Chúng ta... quy hoạch nông lâm nghiệp xã Minh Đức giai đoạn 2014 - 2020 - Quy hoạch phân bổ sử dụng đất - Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp xã Minh Đức - Phân kỳ quy hoạch lập kế hoạch quy hoạch NLN xã

Ngày đăng: 16/05/2021, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w