1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá đặc tính sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Phượng lê nhập nội và ảnh hưởng của ethrel đến sự ra hoa của giống Guzmania cherry trồng chậu, tại Gia Lâm – Hà Nội

68 121 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 740 KB

Nội dung

Đánh giá đặc tính sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Phượng lê nhập nội và ảnh hưởng của ethrel đến sự ra hoa của giống Guzmania cherry trồng chậu, tại Gia Lâm – Hà Nội

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoa là sản phẩm đặc biệt mang giá trị thẩm mỹ và tinh thần Cuộc sốngcàng cao thì nhu cầu về hoa càng lớn Ngày nay hầu hết người dân trên thếgiới đều biết đến hoa và sử dụng hoa Hàng năm, ở một số quốc gia như: HàLan, Mỹ, Trung Quốc…, việc sản xuất và kinh doanh hoa được coi là mộttrong những ngành quan trọng đóng góp vào ngân sách quốc gia

Ở Việt Nam, nghề trồng hoa và chơi hoa có từ lâu đời, tuy nhiên chủyếu theo hình thức hoa cắt cành Việc trồng và sử dụng hoa chậu chiếm tỷ lệrất ít, trong khi đó trên thế giới hiện nay ở một số nước việc trồng và sử dụnghoa chậu chiểm tỷ lệ rất cao Trồng hoa trong chậu tuy kỹ thuật đòi hỏi chặtchẽ và chi phí lớn hơn trồng hoa cắt cành, nhưng lại có độ bền cao và đa dạng

về hình dáng

Phượng lê thuộc chi Bromelia (chi Dứa gai), họ Bromeliaceae, đươcbiết đến như 1 loại hoa chậu với nhiều màu sắc khác nhau Ở Việt Nam từtrước đến nay, việc sử dụng Phượng lê chủ yếu là nhập cây đã có sẵn hoa, tuynhiên hoa Phượng lê có nhược điểm là dễ bị dập hoa và lá trong quá trình vậnchuyển đi xa, nếu được trồng và sử dụng tại chỗ giá trị sẽ được tăng lên rấtnhiều Để góp phần phát triển sản xuất hoa chậu ở Việt Nam trên cơ sở kéodài thời gian sử dụng và tăng giá trị thẩm mỹ, chúng tôi tiến hành đề tài:

“Đánh giá đặc tính sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Phượng lê nhập nội và ảnh hưởng của ethrel đến sự ra hoa của giống Guzmania cherry trồng chậu, tại Gia Lâm – Hà Nội”

1.2 Mục đích của đề tài

Trên cơ sở đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giốnghoa Phượng lê nhập nội để giới thiệu một số giống có hiệu quả kinh tế cao

Trang 2

cho miền Bắc Việt Nam - đồng thời xác định biện pháp điều khiển ra hoa củahoa Phượng lê vào dịp Tết Nguyên Đán bằng xử lý ethrel

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các tư liệu mới, có giá trị

về đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây hoa Phượng lê trong điều kiệntrồng tại Gia Lâm, Hà Nội và về ảnh hưởng của ethrel đến sự ra hoa và chấtlượng hoa của giống hoa này

- Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và sản xuất hoa Phượng

lê ở miền Bắc Việt Nam

1.4 Giới hạn của đề tài

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 năm 2009, trên 8 giốnghoa Phượng lê nhập nội từ Trung Quốc Để điều khiển sự ra hoa, chúng tôi chỉ

sử dụng dung dịch ethrel thương phẩm Hoa Phượng lê được trồng trongchậu, trong nhà lưới, tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Trang 3

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu chung về Phượng lê.

Cây hoa Phượng lê (Guzmania lingulata) hay còn gọi là cây lan lửa,cây dứa cảnh là những thực vật thuộc họ Phượng lê (Bromeliaceae) Họthực vật này có khoảng 50 loài với trên 2500 giống

Ở nước ta, thực vật thuộc họ Phượng lê được biết đến nhiều nhất là câydứa ăn quả (cây dứa thơm) Trong họ Phượng lê cũng có một số loài rất khác

so với các cây dứa ăn qủa như loài Rêu Tây Ban Nha và một số loài khác,giống với cây Lô Hội hoặc cây Ngọc Giá, trong khi có một số loài giống nhưcây có lá xanh [1], [7] Tên Phượng lê được lấy từ tên một chuyên gia Thực vậthọc người Thụy Điển, Olof Ole Bromell [3]

Thực vật thuộc họ Phượng lê thường dễ trồng trọt, đòi hỏi chăm sóc ít,

có bộ lá làm cảnh hoa đẹp, độ bền hoa lâu Chúng thường có kích thước biếnđộng rất lớn, từ những cây rất nhỏ đến những cây khổng lồ Cây hoa Phượng

lê có thể được ở nhiều nơi, thích hợp với nhiều vùng khí hậu khác nhau: trồngtrong nhà, tại những nơi có khí hậu lạnh và cũng có thể trồng ngoài trời nhữngvùng có nhiệt độ trên nhiệt độ đóng băng [2]

2.1.2 Lịch sử phát triển, nguồn gốc, xuất xứ và phân loại của Phượng lê.

2.1.2.1 Lịch sử phát triển, nguồn gốc, xuất xứ của Phượng lê.

Loài Phượng lê được ghi vào lịch sử cách đây khoảng 500 năm khi

Columbus đưa cây dứa ăn quả (Ananas comosus (L) Merr) vào Tây Ban Nha

sau khi quay lại từ chuyến du lịch dài ngày bằng đường biển của ông đến thếgiới mới vào năm 1493 Trên chuyến đi đó, ông đã tìm thấy cây dứa đượctrồng trọt bởi những người da đỏ Caribe ở Tây Ấn Loài cây ăn quả nhiệt đớinày được trồng ở Ấn Độ và các nước thuộc thế giới cũ trong vòng 50 năm [2]

Trang 4

Một thời gian sau, các thực vật thuộc Họ Phượng lê khác được đưa vào

trồng trọt, loài Guazmania lingulata được đem tới Châu Âu vào năm 1776, sau đó là loài Aechmea fasciata vào năm 1828 và loài Vriesea slendens vào

về các sinh vật của miền Nam đã có mô tả chi tiết về cây dứa [4]

Vài chục năm trở lại đây các loài thực vật thuộc họ Phượng lê đã được

sử dụng làm cây cảnh rộng rãi hơn Những cây nguyên bản chỉ được tìm thấytrong các vườn thực vật Hoàng gia hoặc những nhà kính của những ngườiChâu Âu giàu có; sự phổ biến của chúng đã được mở rộng ra đại chúng [2]

Ngày nay, các giống thuộc loài Phượng lê có giá trị làm đẹp nhiều hơntrước kia Các nhà chọn giống tiếp tục chọn tạo, để từ đó chọn ra những giốngPhượng lê mới hấp dẫn và có giá trị hơn trước

Phượng lê thuộc Họ Bromeliaceae Hầu hết chúng có nguồn gốc từNam Mỹ với số loài được tìm thấy nhiều nhất ở Braxin Chúng phân bố từChi Lê và Argentina ở Nam Mỹ đến Trung Mỹ và vùng Caribe là giới hạnphía bắc xung quanh Virginia ở Đông nam nước Mỹ

Loài Pitcairnia feliciana được tìm thấy ở miền tây Châu Phi Các loài

Phượng lê phân bố ở độ cao 1400 foot so với mặt nước biển Chúng có thểđược tìm thấy trong những môi trường sống đặc biệt từ các vùng sa mạc khô

và nóng tới những rừng rậm nhiệt đới có mưa ẩm ướt đến những vùng núi caolạnh giá [2], [5]

Trang 5

2.1.2.2 Phân loại Phượng lê

Các chi nổi tiếng trong họ Phượng lê thường là Guzmania, Vriesea, Tillandsia, Aechmea, Neoregelia và Nidularrium Các chi được phân loại dựa

theo đặc điểm của rìa lá, cụm hoa của họ và các loại hạt [6]

- Guzmania, nổi tiếng nhất là Bromeliads, có lá màu xanh hoặc màu

khác và hoa hình lưỡi kiếm

- Tillandsia có cụm hoa hồng, với hoa màu tím xanh

- Aechmea có lá bạc với một cụm hoa màu hồng

- Neoregelia có lá bắc màu đỏ, hoa có hình hoa hồng khi vẫn còn trong

cụm hoa

- Nidularium có cụm hoa màu vàng.

Hiện nay Phượng lê có rất nhiều giống với nhiều màu sắc rất khác

nhau, như màu cam (Bromelia alta, B.flemingii, B.humilis, B.scarlatina và B.serra) hoặc màu đỏ (B alosdes, B goyazensis và B hieronimii), màu vàng (B chrysantha, B geoldiana, B palmiri) và hoa màu đỏ tía (B horstii, B karatas) [3]

2.1.3 Một số đặc điểm thực vật học của cây Phượng lê

2.1.3.1 Thân

Thân cây Phượng lê thường có dạng hình chuỳ đặc biệt, dài 2,5-3,5cm

ở gốc và 3,5-6,5cm dưới mô phân sinh tận cùng Các lóng rất ngắn, độ dàikhông quá 10cm Dọc theo thân cây phát sinh các rễ phụ, quấn quanh thânhoặc đâm vào đất

2.1.3.2 Lá

Tất cả các cây Phượng lê được tạo bởi sự sắp xếp các lá theo đườngxoắn ốc, đôi khi được gọi là theo hình hoa hồng; lá non ở giữa, lá già ở ngoàicùng, thứ tự xếp theo kiểu phân bố là 5/13 (phải đi 5 đường xoắn ốc mới gặplại 2 mầm trên cùng một đường dọc và cứ theo 2 mầm đó sẽ đếm được 13mầm) [13]

Trang 6

Độ lệch giữa các lá kế tiếp khác nhau giữa các loài, với một số ít loài

có các lá tách rời nhau 180 độ Điều này dẫn tới cây này sinh trưởng tronghình dáng bẹt với các lá xếp thẳng hàng trong một mặt phẳng

Hình dạng lá thay đổi tuỳ theo vị trí của chúng trên cây tức là theo tuổi.Trừ những lá còn non, lá cây Phượng lê có dạng hình máng đặc biệt nên càngcứng càng giúp cây hứng mưa, kể cả sương vào gốc, biểu bì thường gồm mộtlớp cutin nên chống bốc hơi nước tốt

Các cây có kiểu mọc lá xoắn hình hoa hồng thì những đế lá có thể gốilên nhau chặt chẽ để hình thành một kho dự trữ nước Các khe lá này cũng làtrung tâm thu thập các lá rụng và cả côn trùng rơi vào đó Tổ tiên các loài dứakhông có khả năng dự trữ nước này và chủ yếu dựa vào rễ để hút nước vàdinh dưỡng Họ thực vật Phượng lê có khả năng giữ nước do vậy phụ thuộc íthơn vào rễ về dinh dưỡng và nước, đặc điểm này thường thấy ở loàiEpiphytic

Ở một số loài khác, các đế lá hình thành những khoang nhỏ khi chúnggối lên nhau và những không gian được bảo vệ này thường là nơi trú ngụ chokiến Khi thay đổi chỗ ẩn nấp, những chất thải của kiến có thể cung cấp thêmdinh dưỡng cho cây

Tất cả các thực vật thuộc Họ Phượng lê đều có chung đặc điểm là cónhững lớp vảy rất nhỏ trên lá Những lớp vảy này tạo ra một hệ thống hút rấthiệu quả ở những loài được tìm thấy trên các vùng sa mạc, nơi mà không khíkhô và nóng và mặt trời chiếu xuống gay gắt, những lớp vảy cũng giúp câygiảm sự mất nước và bảo vệ cây trồng khỏi bức xạ mặt trời Những cây nàyđược bao phủ bởi những lớp vảy trông như màu trắng bạc và sờ mịn như lông

tơ Ở nhiều loài ở những vùng có độ ẩm cao, các vảy nhỏ hơn và ít được chú

ý Thỉnh thoảng các vảy có thể hình thành các hình vẽ và các dải dọc trên lálàm tăng thêm vẻ đẹp cho cây

Trang 7

2.1.3.3 Rễ

Thông thường bộ rễ của cây Phượng lê ăn rất nông, nhưng đặc tính nàycũng còn phụ thuộc vào các đặc điểm lý tính như cấu tượng, độ thoáng, độ ẩmcủa đất Rễ có thể mọc dài 2m nếu điều kiện môi trường rất thích hợp Rễnằm hầu hết trong lớp đất mặt 15cm, ở chiều sâu 30cm cũng có vài rễ, đặcbiệt lắm mới thấy rễ ở lớp sâu 60cm hoặc hơn

Do các rễ phụ phát sinh trong mô có nhiều mạch ngăn cách trung trụvới vỏ (điển hình cho lớp đơn tử diệp) và rễ thứ cấp là những rễ nhánh bêncủa các rễ trên

Một số trường hợp như loài Epiphytic, rễ của cây trở nên vững chắc

hơn khi sinh trưởng do hình thành các móc khỏe như dây sắt giúp chúng gắnvào cây chủ Mặc dù các cây dứa dại này thường được gọi là ‘Parasistor’ (cáccây ký sinh) ở những nước nổi tiếng của Tây Ban Nha, nhưng những cây nàykhông lấy thức ăn từ cây chủ mà chỉ sử dụng cây chủ để làm chỗ dựa

2.1.3.4 Hoa

Bình thường, mô phân sinh tận cùng được phân chia và hình thành lá,nhưng khi mô phân sinh tận cùng sau thời kỳ ngắn co rút, nó mở rộng ra vàphân hoá hình thành hoa tự Mô phân sinh đạt chiều rộng lớn nhất khi cuốngmới được vài milimét và bắt đầu hình thành dẫy mắt đầu tiên, sau đó teo dầnlại Sau 12 ngày xử lý dung dịch acethylene có thể nhìn thấy bằng mắt thườnghình phác tạo của hoa tự trên một lát cắt ngang đầu ngọn (có thể tính tỷ lệ cây

xử lý có kết quả từ lúc này)

Ngoại trừ một số loài, trụ hoa của cây Phượng lê được hình thành từtrung tâm của vùng xoắn Trụ hoa có thể được kéo dài với những bông hoanằm cách xa thân cây Trụ hoa có thể tạo thành một hoa đơn hoặc nhiều hoariêng biệt và có thể có các lá có màu sắc đẹp giống như những phần phụ đượcgọi là các lá bao trụ hoa Chúng có tác dụng thu hút các côn trùng thụ phấn vàhấp dẫn những người yêu thích chơi hoa Phượng lê

Trang 8

Có một số rất ít thuộc loài Phượng lê chỉ ra hoa một lần - từ khi câyngừng ra lá và ra hoa, nó sẽ không ra lá nữa Tuy nhiên, chúng sẽ tạo ra cáccây con được gọi là các chồi hay các nhánh đẻ Những cây con này sẽ lấydinh dưỡng từ cây mẹ cho đến khi chúng đủ lớn để ra rễ riêng và tồn tại nhưmột cây riêng rẽ Cây mẹ đôi khi có thể tồn tại một thế hệ hoặc hai thế hệtrước khi chết Các nhánh con thường được tạo ra gần gốc cây, bên trong các

bẹ lá Tuy nhiên đôi khi cây con có thể được sinh ra trên các thân bò hoặc trênđỉnh của cụm hoa của cây mẹ Chóp lá xanh của quả dứa thực chất là một câycon có thể được tách ra và đem trồng để bắt đầu một cây mới [2]

2.1.4 Vùng sinh thái và yêu cầu ngoại cảnh đối với Phượng lê.

2.1.4.1 Vùng sinh thái của Phượng lê

Phượng lê phát triển tốt trong các khu rừng nhiệt đới đặc biệt trongđiều kiện nhiệt độ từ 20-220Cvà độ ẩm khoảng 70% [6] Chúng được tìm thấy

ở những vị trí sinh trưởng rất khác nhau [2]:

- Loài Terrestrial sinh trưởng trên đất (giống như đa số các cây trồng

khác), có thể sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng mạnh trên những bãi cátđến những tầng đáy che bóng của rừng nhiệt đới giữa những lá cây rụng vàthảm mục

- Loài Saxicolous có thể sinh trưởng trên đá Chúng có thể sinh trưởng

trên những tảng đá lớn, rễ có thể xuyên qua các vết nứt và các khe hở để hútnước và dinh dưỡng hữu cơ, hoặc đôi khi chúng có thể được thấy mọc thưathớt trên bề mặt vách đá thẳng đứng

- Loài Epiphytic sinh trưởng ký sinh trên các thực vật khác, thường là

các cây gỗ, cây bụi hoặc xương rồng, đôi khi trên các cột điện thoại hoặcthậm chí trên đường dây điện thoại Đây là loài có khả năng lấy nước và dinhdưỡng từ không khí rất hiệu quả, vì vậy chúng có tên gọi là cây khí sinh[2]

Phượng lê thích hợp trồng cảnh trong vườn nhà Mầu sắc hoa và lá rực

Trang 9

rỡ hầu như trong cả vụ Hoa có thể duy trì trong 3 - 4 tháng Trung bình mộtcây phượng lê có 40 lá và uốn cong ở ngọn, một số loài có răng cưa ở mép lá.Phượng lê có thể trồng đơn trong chậu hoặc trồng theo hàng, thường thì đượctrồng ở mép đường hoặc trở thành điểm hấp dẫn ở giữa vườn Chúng đượcnhân giống bằng hạt hoặc nhân vô tính [3].

2.1.4.2 Giá thể trồng Phượng lê

Lựa chọn các giá thể trồng Phượng lê rất quan trọng, giá thể cần có cáchạt thô có tác dụng thoát nước và các hạt mịn (không bụi) có tác dụng duy trì

độ ẩm, phân phối nước và giữ chất dinh dưỡng Nói chung, tỷ lệ giữa chất thô

và chất mịn tương ứng theo tỷ lệ 60-70% hạt thô và 30-40% hạt mịn Các hạtthô được lấy từ các vật liệu như than bùn thô, vỏ cây, sơ dừa; Các hạt mịn cóthể là than bùn mục hoặc đá chân chu

Tóm lại, các chất nền cần phải bao gồm các thành phần sau: chất rắnchiếm 50%, nước chiếm 25%và không khí chiếm 25% [6] Giá thể trồngphượng lê yêu cầu thông khí, thoát nước tốt và tơi xốp; PH từ 5,5 - 6,5; ổnđịnh về tính chất vật lý và hóa học, có kết cấu định hình thô, giá thành rẻ và

dễ kiếm Giá thể tốt nhất là than bùn để trồng trong nhà kính; nếu trồng ngoàitrời không nên dùng than bùn [lvtq]

Ngoài giá thể dùng trong chậu, các hệ thống thoát nước của chậu cũngrất quan trọng Nước không được tồn đọng lại trong chậu trong một thời gianquá lâu Các chậu được sử dụng trồng hoa Phượng lê thường có kích thước từ9-15 cm Chậu có kích thước 9cm được sử dụng đối với các cây nhỏ có thờigian sinh trưởng ngắn và ra hoa sớm Các chậu 15cm phù hợp cho những câylớn hơn và có thời gian sinh trưởng dài hơn [6]

Bromeliads được trồng cả trên mặt đất và trong chậu Sự lựa chọn

phương pháp canh tác sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ doanh thu, các hoạt động tự độnghóa và những điều kiện khác Điều quan trọng là đảm bảo rằng, phải có hệthống thoát nước thích hợp và có thể cung cấp đến đỉnh ngọn của cây trồng [6]

Trang 10

2.1.4.3 Nước tưới cho Phượng lê.

Phượng lê có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua các mô

tế bào của ngọn cây Do đó, có thể sử dụng phương pháp tưới nước từ phíatrên ngọn, bằng đường dây tưới nước hoặc tưới phun mưa

Nước tưới không được nhiễm các hóa chất độc hại hoặc chứa hàmlượng NaCl vượt quá 50mg/lít và không thể chứa quá nhiều bicarbonnat Nếukhông sẽ xảy ra hiện tượng thẩm thấu ngược Số lượng nước cần thiết cho câyphụ thuộc vào khí hậu, giá thể và thời gian sinh trưởng của cây Hệ thống thủylợi phải có khả năng cung cấp từ 5-12 lít nước/m2 [6]

Ẩm độ yêu cầu từ 50-75% trong điều kiện bình thường Độ ẩm cao,nhiệt độ cao cần thông gió mạnh; nhiệt độ cao, ẩm độ thấp cần phun nhiềunước Mùa đông, nhiệt độ thấp không cần tưới nhiều nước Tuy nhiên trongphòng bí, cần mở cửa thông gió, thông khí trong nhà vườn

Việc điều tiết thông gió, thông khí không tốt sẽ ảnh hưởng đến sinhtrưởng, phát triển của cây, gây nhiều bệnh Trong điều kiện thời tiết khô,thông gió không tốt sẽ không thuận lợi cho việc nuôi trồng Trường hợp khôngọn cây, thường phải thông gió 1giờ/1 lần/1 phút [19]

2.1.4.4 Phân bón cho Phượng lê

Phượng lê có thể sử dụng được phân bón phức hợp, phân được trộn vớigiá thể hoặc có thể sử dụng một hợp chất phân bón Dosatron Hiện có rấtnhiều loại phân bón có thể sử dụng cho phượng lê

Tuy nhiên cần thận trọng với việc sử dụng phân có chứa các nguyên tốphốt phát, bo, kẽm và đồng Nếu nồng độ cao quá sẽ làm cho cây chậm pháttriển, dễ bị chết Vì vậy, cần lưu ý một số thuốc trừ sâu có chứa đồng và kẽm

Khi sử dụng giá thể than bùn cần chú ý tới lượng phân bón, cần đảmbảo giá thể không chứa quá nhiều dolokal (nhỏ hơn 2-3 kg/m3); pH giá thểthích hợp cho trồng hoa phượng lê khoảng 5,5 và EC là 0,5 mS/cm, sau khibón phân nồng độ EC nằm trong khoảng 0,8-1 mS/cm là thích hợp nhất

Trang 11

Phượng lê yêu cầu khí CO2 không lớn nên thông thường không cần bổ sungkhí CO2 [6].

2.1.4.5 Ánh sáng đối với Phượng lê

Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong việc sinh trưởng phát triển của cây.Cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ làm thân lá biến đổi (thành màu đỏ) và lá cóthể bị cháy Ngược lại nếu cường độ ánh sáng không đủ sẽ dẫn đến cây pháttriển không đồng đều, sinh trưởng kém

Với ngày nắng, cường độ ánh sáng đạt ngưỡng 1.400watt/m2, yêu cầuche giảm lệ 80% ánh sáng Việc điều khiển ánh sáng có thể sử dụng bằng lướiche Nhìn chung, cường độ ánh sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và pháttriển tùy thuộc vào từng chi

Việc sử dụng lưới che có tác dụng rất tốt khi phượng lê được trồngtrong các khu vực mưa nhiều, vì sẽ đảm bảo đất trồng không bị quá ẩm ướt vàgiảm tỉ lệ mắc bệnh (vi khuẩn và virus), đồng thời cũng giảm tỉ lệ mất chấtdinh dưỡng từ bề mặt Kết quả là nồng độ dinh dưỡng trong chậu vẫn giữđược mức tối ưu, đảm bảo cây sinh trưởng phát triển nhanh và không bị thiếuchất dinh dưỡng

Hệ thống lưới che sẽ đảm bảo một nền nhiệt độ ít thay đổi và lưu thôngkhông khí tốt, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây Thông thường chiều cao

Trang 12

lưới che là 3-4m [6]

Trong điều kiện nhà lưới, khi cường độ chiếu sáng thấp, cần sử dụngánh sáng bổ sung bằng cách treo đèn cách ngọn 30cm, không nên để quá caoảnh hưởng đến cường độ ánh sáng [19]

2.1.4.6 Nhiệt độ đối với phượng lê

Phượng lê là cây cận nhiệt đới, do đó nhiệt độ thấp hơn 140C và caohơn 350C đều không có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của phượng lê.Nhiệt độ thích hợp nên duy trì ở ngưỡng nhiệt độ trung bình 18-200C [6]

2.1.4.7 Sâu và bệnh hại Phượng lê

Sâu bệnh hại phượng lê thường rất ít, chủ yếu thường gặp một số sâubệnh hại sau [7]:

- Bệnh hại: bệnh thối nõn, bệnh thối rễ, bệnh thán thư

- Sâu hại chủ yếu gồm: nhện đỏ, châu chấu

2.2 Sự phân hóa mầm hoa của cây Phượng lê

2.2.1 Khái niệm về sinh lý phân hóa hoa

Ra hoa là một quá trình tổng hợp có bản chất rất phức tạp và được điềukhiển bởi nhiều yếu tố và đã được nghiên cứu khá sâu, từ các khía cạnh sinh

lý sinh thái đến sinh lý sinh học [8], [9], [12], [14], [15]

Hầu hết cây trồng đều phản ứng với các tín hiệu môi trường điều khiển

sự chuyển sang trạng thái ra hoa, vì tất cả các cá thể của các loài hiện có là rahoa đồng loạt để tạo điều kiện cho lai tạo thành công, cũng vì chúng phảihoàn thành giai đoạn sinh sản sinh thực khi các điều kiện bên ngoài thuận lợi[12] Nói chung, sự ra hoa tự nhiên được kích hoạt bởi sự thay đổi thời tiếttheo mùa như là quang chu kỳ, nhiệt chu kỳ và cân bằng nước Những thayđổi như vậy được cảm nhận bởi nhiều bộ phận trong cơ thể thực vật: quangchu kỳ là do lá, nhiệt độ là bởi tất cả các bộ phận của cây, mặc dù nhiệt độthấp được phần ngọn cây cảm nhận; sự thiếu nước là bởi rễ [12] Nhìn chung

Trang 13

cần có ít nhất một lá trên cây để nhận biết tác nhân kích thích quang chu kỳ[11], [16] Theo Lang (1965), sự phân hoá hoa định ranh giới giữa thời kỳsinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực ở cây lấy hạt, do vậy là sựkiện nổi bật trong đời sống của chúng [17]

Hai giai đoạn đã được quan sát thấy trong ra hoa là phân hoá hoa vàphát triển hoa Ở giai đoạn thứ nhất, cần phải có một số sự kiện xảy ra ở ngọn

và chồi bên theo một cách không thể thay đổi được – với sự phân hoá hoa,bước đầu tiên để hình thành hoa được gọi là "evocation" [15]

Đã có một số giả thuyết giải thích sự ra hoa, dựa trên nhiều nghiên cứuđược tiến hành trong nhiều thập kỷ về sinh lý, di truyền (liên quan đến tínhnhạy cảm của cây trồng với các yếu tố nhiệt độ) và sự thích ứng

Các nghiên cứu liên quan đến ghép vào cây nhạy cảm với quang chu kỳ

là cơ sở để công nhận sự tồn tại của một hormon ra hoa, giả thuyết có tên là

“florigen” Nó cũng đưa ra khả năng tồn tại một chất ức chế ra hoa

“antiflorigen", chất này có thể hoạt động như chất đối kháng với "florigen".Trong tế bào của cây mà hoa nở dưới ảnh hưởng của sự xuân hoá, thì sảnphẩm khác "vernalin" đã kết hợp với “florigen” và ra hoa như Lang (1965) đã

đề cập [17]

Trong số các giả thuyết về điều khiển cảm ứng ra hoa bên trong đãđược đề cập: khái niệm "florigen/antiflorigen"; mô hình điều khiển bởi nhiềuyếu tố; giả thuyết về sự lệch dinh dưỡng, và các tính hiệu điện (Bernier, 1988)thì 2 giả thuyết đầu tiên được chấp nhận nhiều hơn cả mặc dù không có mộtbằng chứng xác định nào chứng minh cả [10] Tuy nhiên, Bernier et al (1993)

đã đưa ra những kết quả ủng hộ thuyết điều khiển bởi nhiều yếu tố [12] TheoO'Neil (1992) [18], bất kỳ giải thích nào về các cơ chế điều khiển ra hoa bởiquang chu kỳ đều công nhận sự có mặt của không những chất kích thích mà

cả các chất kìm hãm và đi đến thống nhất với mô hình điều khiển "evocation"của Bernier Theo các tác giả này, các yếu tố này là không giống nhau ở các

Trang 14

loài khác nhau và có thể được tổng hợp ở lá, rễ, ngọn và các bộ phận khác củacây Nếu chỉ một yếu tố không có mặt thì quá trình đó sẽ không thể tiếp tục,nhưng nhìn chung tất cả chúng đều có mặt trong điều kiện cảm ứng Một vàiminh chứng cho thấy ra hoa ở mô phân sinh có thể bao gồm nhiều giai đoạn,mỗi một giai đoạn được kích hoạt một cách riêng rẽ [11] Tuy nhiên nhiều câuhỏi về vấn đề này vẫn cần được làm rõ.

2.2.2 Quá trình ra hoa của cây Phượng lê

Sự phân hóa hoa của cây có thể được kích thích nhân tạo bởi các chấthóa học, các chất này cũng liên quan đến sự ra hoa tự nhiên Quá trình ra hoa

sẽ được hiểu kỹ hơn nếu biết được chu kỳ sống của nó Chu kỳ này khoảng12-18 tháng tùy thuộc vào điều kiện môi trường và quản lý cây trồng Chu kỳnày được chia làm 3 thời kỳ

- Thời kỳ sinh dưỡng là giai đoạn từ khi trồng đến khi phân hóa hoa

- Thời kỳ sinh thực là giai đoạn từ phân hóa hoa đến chín (thu hoạch)

- Thời kỳ nhân giống bắt đầu ở thời kỳ sinh thực

Trong các thời kì này, thời kỳ sinh thực là ít linh động hơn, không kểđến ra hoa phản ứng tự nhiên hay nhân tạo Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu

kì sống của cây trồng như điều kiện khí hậu, dinh dưỡng khoáng, loại và khốilượng của cây giống và thời gian trồng [21], [22] Tính mẫn cảm của cây với

sự ra hoa tự nhiên liên quan đến sự cảm ứng các yếu tố môi trường, còn rahoa nhân tạo được cảm ứng bởi các sản phẩm hóa học, mà gọi chung là cácchất điều hòa sinh trưởng Ở cả 2 trường hợp đều liên quan đến sự tổng hợphormon của cây như IAA và ethylene [20] Erthylene được tổng hợp thôngqua hoạt tính của các enzyme ACC sinthase và ACC oxidase [23]

2.2.2.1 Điều khiển ra hoa Phượng lê tự nhiên

Nhìn chung, sự ngăn cản ra hoa ở cây trồng có thể được thực hiện bằngnhiều biện pháp: a) phá vỡ chu kỳ đêm hoặc tối bằng ánh sáng; b) tăng nhiệtđộ; c) cắt tỉa lá và cành; d) cắt nguồn nước tưới; e) sử dụng các sản phẩm hoá

Trang 15

học thích hợp [24]

Phượng lê có nguồn gốc từ Nam châu Mỹ do đó không chịu đượcsương, thường phân bố ở khu vực 300 Nam Bắc Nhiệt độ thấp vào ban đêm

có thể thúc đẩy quá trình phân hóa hình thành mầm hoa, hoa nở tự nhiên Sự

nở hoa tự nhiên của phượng lê thường phát sinh vào mùa đông có thời tiếtmát mẻ Sự nở hoa tự nhiên biểu hiện rõ nhất ở các vùng có á khí hậu nhiệtđới do có liên quan tới nhiệt độ khí hậu xuống thấp vào mùa đông [12]

Cây Phượng lê để tự nhiên có thể hình thành hoa trong điều kiện pháttriển đạt mức độ thành thục Trong điều kiện bình thường cây Phượng lê đạt

độ thành thục là từ 2-3 năm, số lá > 30 lá Tuy nhiên trong điều kiện bìnhthường cây cũng không dễ ra hoa, có ra cũng không đồng đều [19]

Tỷ lệ ra hoa tự nhiên ở phượng lê phụ thuộc vào từng giống, từng vùngkhí hậu khác nhau, do vậy mà rất khó có thể dự đoán trước được tỷ lệ nở hoa.Tuy nhiên có thể khẳng định, hàng năm cây Phượng lê đều ra hoa [25]

2.2.2.2 Điều khiển ra hoa Phượng lê nhân tạo

Cách đây vào khoảng 100 năm trước, người ta đã chỉ ra tầm quan trọngcủa các hợp chất hydratcacbon đến sự hình thành hoa Nó thực chất là các hợpchất hóa học tồn tại trong cơ thể thực vật, đồng thời là các hợp chất có thểsinh ra năng lượng

Đầu thế kỉ trước, vào năm 1904 nhà khoa học người Đức G.K.Lebs đãđưa ra lý luận về tỉ lệ hợp chất nitơ với đường trong cơ thể thực vật quyếtđịnh việc phân hóa mầm hóa Khi hàm lượng C/N chiếm ưu thế thì việc nởhoa sẽ đạt tốt hơn Khi hàm lượng N/C chiếm ưu thế thì sinh trưởng sinhdưỡng sẽ có ưu thế hơn

Hai nhà khoa học Sachs và Klackett, sau nhiều năm nghiên cứu đã đưahọc thuyết các hợp chất sinh dưỡng trong việc kích thích hình thành hoa, chorằng: năng lượng cho việc sinh trưởng phát dục yêu cầu dinh dưỡng cao hơn

Trang 16

giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng Trong điều kiện ra hoa, bất luận dù lànguyên nhân nào thì đều thông qua mối quan hệ cải biến và thay đổi nội tại(nguyên liệu) trong cơ thể thực vật và nhấn mạnh vai trò của hợp chấtcacbonhydrat trong việc thúc đẩy phân hóa mầm hoa [19].

Việc xử lý cảm ứng ra hoa Phượng lê bằng sử dụng các hoá chất phùhợp – chất điều hoà sinh trưởng hoặc phytohormon đã được biết khá lâu, vìcây Phượng lê rất thích hợp với kỹ thuật này [13], [26], [33]

Cho đến nay, nhiều chất điều hoà sinh trưởng đã được xác định có hiệuquả trong việc phân hoá hoa phượng lê Trong số đó, có ∝-naphthalene aceticacid (α-NAA), b-naphthalene acetic acid (β-NAA), indolbutiric acid (IBA),2,4-dichlorofenoxiacetic acid (2,4-D), succinic acid, 2-chloroetilfosforic acid(ethrel), ethylene (C2H4), acetylene (C2H2), đất đèn (CaC2),hydroxietilhidrazine (HOH) và b-hydroxietilhidrazine (BOH) là có tínhthương mại Tuy nhiên, chỉ một số ít trong số đó được sử dụng phổ biến nhưethylene, acetylene, đất đèn và ethephon

Người ta tin rằng các chất điều hoà sinh trưởng thực vật hoạt động bằngcách kích thích làm tăng hàm lượng ethylene trong cây, chính xác hơn là ởvùng mô phân sinh [13], nơi sự hấp thu của sản phẩm này nhanh hơn Ở đó dohoạt động tế bào mạnh mẽ hơn nên phần ngọn cây mẫn cảm hơn với ảnhhưởng của auxin nội sinh Trước khi có thể tiếp tục hoạt động này, ethylenecần được cây tổng hợp hoặc bổ sung từ bên ngoài [34]

Liên quan đến các hormon khác, người ta cho rằng ethylene tự liên kếtvới một thụ quan (receptor), nhờ đó tạo ta một phức hợp hoạt tính kích hoạthàng loạt các phản ứng, bao gồm cả các cải biến trong biểu hiện gen, dẫn đến

sự đa dạng về ảnh hưởng sinh lý Nhưng theo Yang [34], phản ứng của cây

Bromeliaceae với ethylene có thể được cải biến bằng cách điều khiển hoặc

điều hoà hàm lượng của sản phẩm này trong mô tế bào thông qua: 1) bổ sunghoặc loại bỏ nó; 2) kích thích hoặc kìm hãm sự sinh tổng hợp ethylene trong

Trang 17

mô tế bào; 3) điều chỉnh nồng độ các thụ quan; và 4) thao tác điều khiển sựbiểu hiện của gen phụ thuộc nó Về mặt hoá sinh học, sản xuất ethylene đượcđiều chỉnh bởi nồng độ 1-aminociclopropane-1-carboxilic acid (ACC), bởihoạt tính của enzyme sinh tổng hợp ethylene ACC oxidase [35], [36], [37] vàbởi ACC sinthase, nhân tố chủ yếu hạn chế sản xuất ACC [43]

Các bước sinh tổng hợp ethylene như sau [36]:

Ahmed và Bora (1987) cho rằng, ra hoa của cây Bromeliaceae xảy ra

theo hướng phản ứng với sự tăng các chất chuyển hoá liên tục (đường,protein, ascorbic và nucleic acids) ở chồi ngọn, nơi có thể bị ảnh hưởng bởi

sử dụng một số chất điều hoà sinh trưởng thực vật với nồng độ và thời gianthích hợp Tác giả cũng quan sát thấy một số thay đổi về cấu trúc ở ngọn, vịtrí sẽ phát triển thành cụm hoa [39] Nghiên cứu của Das Biswas et al (1983)cho thấy sự tăng hàm lượng ethylene ở ngọn, do phản ứng với việc sử dụngcác chất cảm ứng ra hoa, không phụ thuộc vào thời gian xử lý chúng, nhưngnhiều hơn khi xử lý vào tháng 6 và giảm cho đến tháng 1 [38]

Ra hoa của cây Bromeliaceae không những liên quan đến các yếu tố

bên ngoài (độ dài ngày, nhiệt độ, bức xạ mặt trời), mà còn bởi các yếu tố bêntrong (hormon do cây sản sinh ra) Trong số đó là auxin, mà chủ yếu là

Trang 18

indoleacetic acid (IAA), là một auxin nội sinh yêu cầu ở nồng độ cao 2.000 ppm [17]

1.000-Ethephon (2-chloroetilfosfonic acid) bị phân giải khi tiếp xúc đến các

mô thực vật bên trong, giải phóng ethylene, chlorate và ion phosphate Sựphân giải này được tăng cường khi pH của dung dịch >4, bởi vì ethylene ổnđịnh ở dụng dịch có giá trị pH thấp (axit) [41] Các phản ứng giải phóngethylene từ ethephon (1) và acetylene từ đất đèn (2) như sau:

Có giả thuyết cho rằng ethylene làm cho mô ngọn sinh dưỡng mẫn cảmhơn với auxin ngoại sinh Tuy nhiên cảm ứng ra hoa nhân tạo nhờ ethephonkhông phải lúc nào cũng đồng loạt (Randhawa và Iyer, 1978) Theo Turnbull

et al (1993, 1999), nhiệt độ cục bộ cao có thể là nguyên nhân của việc cảmứng ra hoa với ethephon không thành công, do việc dung dịch trên bề mặt lákhô nhanh, chủ yếu là khi xử lý vào những ngày nắng nóng Sự hấp thu củasản phẩm này tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường xungquanh, pH của dung dịch chất cảm ứng và bề mặt nơi dung dịch xử lý tiếp xúcvới lá Phản ứng tương tự cũng được quan sát thấy khi cây đang ở thời kỳ sinhtrưởng nhanh và tích cực [44]

Cũng phải nói rằng sự phân hoá hoa dứa là câu trả lời sinh lý cho sựtăng hàm lượng ethylene trong mô phân sinh bên và rằng ethephon giải phóngethylene trong quá trình phân giải cần phải chú ý đến tầm quan trọng mà cáccải biến về nồng độ của nó và cường độ của các yếu tố ảnh hưởng đến sựphân giải sản phẩm này [13] Ban đầu, những nhân tố đã đề cập ảnh hưởngđến nồng độ của sản phẩm trước khi cây hấp thụ, như là phương pháp xử lýcan thiệp trực tiếp đến sự ngăn chặn sản phẩm này của cây; mưa làm pha

Trang 19

loãng dung dịch từ lá [30]; nhiệt độ cao làm phân huỷ sản phẩm, làm mất điethylene [40]; gió thì làm tạt các giọt dung dịch trước khi cây hấp thụ được;

và bức xạ mặt trời dù ở mức nhỏ hơn, vì sản phẩm này tương đối ổn định khi

Như xảy ra với ra hoa tự nhiên, các xử lý cảm ứng nhân tạo khác nhautuỳ thuộc vào môi trường, sức sống, tốc độ sinh trưởng và loại thực liệu làmgiống Chồi ngầm dễ cảm ứng với ra hoa hơn là chồi ngọn

2.3 Tình hình nghiên cứu hoa Phượng lê trên thế giới và ở Việt Nam

Phượng lê là cây một lá mầm, thuộc họ Brommeliacees, là loại hoanhiệt đới, á nhiệt đới có gốc ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới của châu Mĩ Làcây lâu năm, có đa dạng các chủng loại giống, hình dạng cây, lá và hoa cónhiều biến đổi và có nhiều màu sắc khác nhau Trên lá có nhiều vân kẻ hoặcđốm, hoa đẹp Là loại cây có thể vừa chơi lá, hoa và quả Đồng thời, là cây cógiá trị kinh tế cao, có độ bền lâu, kết hợp với môi trường trồng và điều khiển

ra hoa dễ, thích hợp cho việc trồng làm cảnh Vì vậy, nó đã trở thành một loạihoa không thể coi nhẹ trong việc phát triển nghành hoa sau này [19]

Năm 1950, Trung Quốc bắt đầu cải biến, chọn lọc các loại giống hoaPhượng lê và nhu cầu tiêu dùng, chơi hoa Phượng lê phát triển mạnh từ 1992đến nay Vài năm trở lại đây, nhập khẩu hoa Phượng lê về Trung Quốc rất lớn

vì trong nước có rất ít công ty, cơ sở nuôi trồng và cải biến các giống hoaPhượng lê Mặc dù một số nơi đã hình thành nuôi trồng nhưng quy mô cònnhỏ Ở các vùng phía Nam Trung Quốc: Quảng Đông, Hải Nam, Quế Nam đãbắt đầu hình thành và phát triển thành vùng chuyên nghiệp hóa về Phượng lê

và trở thành cây trồng thường niên của Trung Quốc với trình độ, quy mô công

Trang 20

nghiệp hóa cao

Hiên nay, các nghiên cứu về cây Phượng lê tập trung chủ yếu: phânloại, kỹ thuật trồng, thu nhập và chọn tạo giống bằng phương pháp lai tạo vàphương pháp gây đột biến

Ethrel như là một thử nghiệm có thể kích thích ra hoa Phượng lê Mộtbài báo của Hà Lan cho rằng, sử dụng ethrel trong việc thúc đẩy quá trình rahoa của Phượng lê là lý tưởng, trong khoảng nồng độ 3x10-5 - 5x10-5 ở dạngnước, tưới ngập (50ml dung dịch ethrel tưới ngập nõn, sau 25-45 ngày sẽ xuấthiện mầm hoa) [19]

Tuy nhiên hiện nay, việc nghiên cứu cơ chế thúc đẩy ra hoa của thựcvật sau khi được xử lý ethrel chưa có nhiều Thông thường đối với mỗi loàithực vật khác nhau thì mẫn cảm với một số chất điều tiết sinh trưởng(hormon) khác nhau Khi chúng ta tác động, cho thêm một số chất kích thíchsinh trưởng dẫn đến sự thay đổi về sinh lý, hóa sinh của thực vật và ảnhhưởng đến trạng thái sinh trưởng của cây

Ethrel đã trở thành một nhân tố quan trọng trong xử lý ra hoa Phượng

lê Việc biến đổi hàm lượng, thành phần các hợp chất trong thực vật làm biếnđổi, chuyển hóa đều ảnh hưởng thông qua biến đổi sinh lý, hóa sinh để từ đó

nó khống chế đến quá trình chuyển hóa cũng như sinh trưởng phát triển củacây hoa Phượng lê [19]

Hiện nay, ở Việt Nam hầu như vẫn chưa có một cơ quan, tổ chức nàonghiên cứu về cây hoa Phượng lê Bộ môn Hoa – Cây cảnh - Viện Nghiên cứuRau quả - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thực hiện đề tài

“ Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất một số chủngloại hoa chậu có giá trị cao ở các tỉnh phía Bắc” (2008-2010), tháng 5/2009tiến hành nhập nội 8 giống hoa Phượng lê về trồng và nghiên cứu Từ tập

đoàn 8 giống Phượng lê nhập nội, đã xác định được giống Guzmalia chrey là

giống có khả năng thích ứng tốt với điều kiện Việt Nam, phù hợp với thị hiếungười tiêu dùng

Trang 21

3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Các giống hoa Phượng Lê nhập nội, trồng chậu, tại Bộ môn Hoa - Câycảnh, Viện Nghiên cứu Rau quả, Trâu Quỳ- Gia Lâm - Hà Nội, gồm 8 giống:

TT Tên giống Ký hiệu Đặc điểm chính

alerta

PL3 Hoa có màu tím , cây cao TB từ

60-70 cm lá đứng, dài, to xanhđậm

4 Guzmania focys PL4 Hoa màu đỏ, cây cao TB 50-60

poelmania

PL8 Hoa màu đỏ, phân thùy, cây cao

TB 30-40 cm , lá hình lưỡi mác,xanh nhạt

3.2 Hóa chất: Sử dụng ethrel còn gọi là ethephon

Công thức hóa học: C2H6O3PCl Tên hóa học: 2 – choloroethyl –photphoric acid của Trung Quốc Ethrel dạng dung dịch nước, màu trắng,

Trang 22

không mùi, không mầu, (hoạt chất 39,5%)

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Đánh giá đặc tính sinh trưởng phát triển của các giống hoa Phượng

lê nhập nội

- Đánh giá về đặc điểm sinh trưởng của các giống Phựợng lê nhập nội

- Đánh giá khả năng ra hoa của các giống hoa Phượng lê trong điềukiện miền Bắc Việt Nam

- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh

- Đánh giá về hiệu quả kinh tế

3.3.2 Ảnh hưởng của xử lý ethrel đến sự ra hoa của hoa Phượng lê Thí

nghiệm được tiến hành trên giống Guzmania cherry:

- Ảnh hưởng của nồng độ ethrel

- Ảnh hưởng của thời vụ xử lý

- Ảnh hưởng của thời gian (thời điểm) xử lý

- Ảnh hưởng của số lần (tần xuất) xử lý

3.4 Phương pháp nghiên cứu:

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng phát triển của các giống

hoa Phượng lê nhập nội

Thí nghiệm tiến hành trên 8 giống hoa Phượng lê nhập nội, mỗi giốngtương ứng với 1 công thức (CT), mỗi CT là 30 cây bố trí theo phương phápngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lạị:

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ xử lý ethrel đến khả

năng ra hoa của Phượng lê:

Thí nghiệm tiến hành trên 6 công thức, ở thời vụ xử lý tháng 10, vàothời gian buổi chiều, xử lý nhắc lại 2 lần cách nhau 3 ngày

Trang 23

CT1: Tưới bằng nước sạch (đối chứng)

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ xử lý đến khả năng ra

hoa của cây Phượng lê: Thí nghiệm tiến hành trên 5 công thức, ở nồng độ xử lý

là 0,02% ở thời gian xử lý vào buổi chiều, xử lý nhắc lại 2 lần cách nhau 3 ngày

CT1: Không xử lý để tự nhiên (đối chứng)

CT2: Xử lý tháng 9

CT3: Xử lý tháng 10

CT4: Xử lý tháng 11

CT5: Xử lý tháng 12

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm xử lý đến khả năng

ra hoa của cây Phượng lê Thí nghiệm bố trí trên 4 công thức, ở nồng độ xử lý

là 0,02%, ở thời vụ xử lý tháng 9, xử lý nhắc lại 2 lần cách nhau 3 ngày

CT1: Không xử lý (đối chứng)

CT2: Xử lý vào buổi sáng

CT3: Xử lý vào buổi chiều

CT4: Xử lý vào buổi tối

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần (tần xuất) xử lý đến

khả năng ra hoa của cây Phượng lê.Thí nghiệm gồm 4 công thức, xử lý ở thời

vụ tháng 9, nồng độ 0,02%, thời gian xử lý vào buổi chiều

CT1: Không xử lý (đối chứng)

Trang 24

CT2: tưới 1 lần

CT3: tưới 2 lần cách nhau 3 ngày

CT4: : tưới 2 lần cách nhau 5 ngày

- Các thí nghiệm xử lý ra hoa: Bố trí trên giống Guzmania chery, theo

khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức là 20 cây

- Quy trình chăm sóc phòng trừ sâu bệnh ở các công thức là hoàn toànnhư nhau

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển:

+ Tỷ lệ sống: Tỷ lệ (%) giữa số cây sống trên tổng số cây trồng

+ Chiều cao cây (cm): Được đo bằng thước mét, đặt sát mặt đất (từ

gốc) lên đến ngọn lá cao nhất

+ Số lá/cây: Được đếm toàn bộ số lá từ gốc đến ngọn

- Các chỉ tiêu về khả năng ra hoa:

+ Tỷ lệ ra hoa:

+ Tỷ lệ hoa dị dạng:

Tỷ ra hoa (%) = Số cây ra hoa x 100

Tổng số cây theo dõi

Tỷ lệ hoa dị dạng (%) = Số cây hoa dị dạng x 100

Tổng số cây ra hoa

Trang 25

+ Tỷ lệ hoa xuất vườn:

- Các chỉ tiêu về chất lượng hoa:

+ Chiều dài cành hoa (cm): Được đo sát đất đến bông hoa

+ Số cánh hoa: Số cánh đếm được trên cành hoa

+ Chiều dài cánh hoa: Chiều dài cánh đo được từ cuống đến ngọn cánh hoa+ Đường kính tán (cm): Đo đường kính nơi to nhất khi hoa nở hoàn toàn+ Chiều cao bông hoa (cm): đo từ sát cuống hoa đến cánh hoa cao nhất

B: tổng số cây điều tra

• Mức độ sâu, bệnh hại:

+ Mức độ sâu bệnh hại nhẹ: Tỉ lệ bệnh (TLB) <20%

++ Mức độ sâu bệnh hại trung bình: TLB 20-40%

+++ Mức độ sâu bệnh hại nặng : TLB > 40%

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Tổng thu (đ): Tổng số tiền thu được từ bán hoa

+ Tổng chi (Đ): Tổng số tiền chi phí cho việc trồng hoa

Tỷ ra hoa (%) = Số cây đạt tiêu chuẩn hoa xuất vườn x 100

Tổng số cây theo dõi

Trang 26

+ Phần lãi thuần (đ): Là tổng số tiền thu được - Tổng chi phí

+ Tỷ suất lợi nhuận (%):

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả thu được được xử lý thống kê bằng chương trình IRRISTAT

Tỷ suất lợi nhuận (%) = Tổng số tiền thu được x 100

Tổng số chi phí

Trang 27

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả giá đặc tính sinh trưởng phát triển của các giống Phượng lê

nhập nội

Một giống cây trồng nhập nội được đánh giá là tốt phải thỏa mãn đượccác điều kiện, sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện vùng trồng, năngsuất, chất lượng đạt cao và mang lại hiệu quả kinh tế Giống hoa nói chung vàgiống hoa Phượng lê nói riêng ngoài các trên thì yếu tố về thẩm mỹ và thịhiếu người tiêu dùng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá

Có thể một giống cây trồng có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ởvùng này, nhưng không phải cũng cho kết quả tương tự ở vùng khác Hoặc cónhững giống có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất chất lượng cao nhưng lạikhông có giá trị về kinh tế hoặc thẩm mỹ

Phượng lê thuộc họ Bromeliaceae, trên thế giới hiện nay có khoảng 50loài với nhiều chủng loại giống khác nhau, đa dạng màu sắc kiểu dáng, tuynhiên chỉ có một số loài có giá trị sử dụng về thẩm mỹ Vì vậy quá trình tuyểnchọn Phượng lê cần phải chú ý đến khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao,chất lượng phù hợp với điều kiện trồng ở miền Bắc Việt Nam lại vừa đáp ứngđược nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Từ năm 2009, Viện nghiên cứu Rau quả đã nhập nội một số giống hoaPhượng lê và tiến hành khảo nghiệm và đánh giá Các kết quả được trình bàydưới đây

4.1.1 Khả năng sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các giống hoa

Phượng lê nhập nội

Các giống Phượng lê nhập về đã có độ tuổi là 9 tháng Khả năng thíchnghi của cây được đánh giá thông qua tỷ lệ chết của cây Kết quả về động tháibiến đổi tỷ lệ chết của các giống Phượng lê qua từng giai đoạn sinh trưởng

Trang 28

Từ 15-18 tháng tuổi

Đến giai đoạn 15 và 18 tháng tuổi tỷ lệ chết của các giống có giảmxuống, trong đó các giống PL1, PL2, PL3 tỷ lệ chết gần như không còn, cácgiống PL4, PL5 tỷ lệ chết đạt ở mức thấp (1,4-1,7%), các giống còn lại PL6,PL7, PL8 tỷ lệ cây chết vẫn còn ở mức cao (3,6-4,2%)

Điều này cho thấy sự thích nghi của các giống với điều kiện mới làkhác nhau, các giống PL6, PL7, PL8 thích nghi kém, cây yếu hơn, nên có tỷ

lệ chết cao hơn các giống khác

Phượng lê là cây thuộc loại thân giả, thân cây gồm nhiều bẹ lá xếp lại, khảnăng sinh trưởng của cây được đánh giá qua khả năng ra lá và tăng trưởng lá.Kết quả về khả năng ra lá của các giống Phượng lê được trình bày ở bảng 4.2

Trang 29

Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng số lá và chiều dài lá của các giống

Số lá (lá)

Chiều dài lá (cm)

Tốc

độ ra lá/

tháng

Số lá (lá)

Chiều dài lá (cm)

Tốc

độ ra lá/

tháng

Số lá (lá)

Chiều dài lá (cm)

Tốc

độ ra lá/ tháng

Kết quả bảng 4.2 cho thấy số lá trên cây của các giống đều tăng dần

qua từng giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên các giống khác nhau số lá trên cây

cũng khác nhau Số lá trên cây của các giống PL4, PL5 sau 18 tháng tuổi đạt

cao nhất, dao động từ 30-32 lá, các giống PL1, PL2, PL3 từ 23-24 lá, thấp

nhất là các giống PL6, PL7, PL8

Tốc độ ra lá của các giống ở từng giai đoạn cũng khác nhau Các giống

đầu tập trung chủ yếu ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi (>2 lá/tháng), trong đó

mạnh nhất là các giống PL6, PL7, PL8 (2,9-3,4 lá/tháng) Giai đoạn 12-15

tháng giống PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 vẫn tăng tuy hiên chậm hơn (đạt

1,3-1,9 lá/tháng) Còn các giống PL6, PL7, PL8 ở giai đoạn này gần như không

tăng Điều này cho thấy các giống PL6, PL7, PL8 bắt đầu ngừng sinh trưởng

thân lá để chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực và nở hoa sớm hơn các

Trang 30

giống PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 Đến giai đoạn 15-18 tháng tuổi chỉ còngiống PL4 cố số lá vẫn tiếp tục tăng, còn lại các giống PL1, PL2, PL3, PL5tăng chận lại và dừng hẳn ở giai đoạn này Như vậy giống PL4 có thời gian nởhoa sẽ là muộn nhất.

Chiều dài lá là một trong những chỉ tiêu thể hiện hình dáng của cây;khả năng tăng trưởng về chiều dài lá của các giống hoa Phượng lê cũng có sựbiến động lớn, sau 18 tháng tuổi chiều dài lá của giống PL4 cao nhất đạt 43,5

cm, sau đó đến các giống PL1, PL2, PL3 đạt từ 32,1-33,4 cm Giống PL5 đạt27,1 cm Các giống PL6, PL7, PL8 có chiều dài lá thấp nhất đạt từ 20,0-20,3

cm Cũng như số lá trên cây, chiều dài lá của các giống PL1, PL2, PL3, PL4,PL5 tập trung tăng trưởng ở giai đoạn từ 9 - 15 tháng tuổi còn các giống PL6,PL7, PL8 chỉ tăng trưởng mạnh ở giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi

Các kết qủa trên cho thấy các giống khác nhau thì khả năng sinh trưởng

ở từng giai đoạn là khác nhau, tuy nhiên thời gian qua các giai đoạn sinhtrưởng của các giống như thế nào chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và có kết qủatrình bày ở bảng 4.3

Trang 31

Bảng 4.3: Thời gian phát triển hoa của các giống Phượng lê

Chỉ tiêu

Giống

Thời gian từ trồng đến (tháng) Xuất hiện hoa Hoa nở hoàn toàn Hoa tàn

Chu kỳ sinh trưởng của cây Phượng lê qua kết quả bảng 4.3 cho thấy,

có thời gian tương đối dài, (từ 12-24 tháng), thời gian từ khi trồng đến khi cây

có khả năng ra hoa kéo dài 12-18 tháng tuổi, thời gian từ ra hoa và nở hoacũng khá dài (từ 4-6 tháng) Tuy nhiên các giống khác nhau thì thời gian rahoa cũng khác nhau Các giống PL6, PL7, PL8 có thời gian từ khi trồng đếnkhi xuất hiện hoa là ngắn nhất khoảng 12 tháng, các giống PL1, PL2, PL3,PL5 là 14-15 tháng, dài nhất là giống PL4 (23,5 tháng)

Thời gian hoa nở hoàn toàn và hoa tàn giữa các giống cũng có sự biếnđộng lớn Các giống PL5, PL6, PL7, PL8 có thời gian từ khi xuất hiện hoađến khi hoa nở là ngắn nhất (2 tháng), tuy nhiên thời gian hoa tàn là sau 2,5tháng Các giống PL1, PL2, PL3 có thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hoa

nở dài hơn (2,5 tháng), thời gian hoa tàn lại ngắn hơn (chỉ sau 2 tháng) Thờigian hoa nở và hoa tàn dài nhất vẫn là giống PL4 (sau khi xuất hiện hoa đếnkhi nở là 3 tháng, và tàn sau 3 tháng nữa)

Như vậy các giống Phượng lê khác nhau thì khả năng sinh trưởng vàthời gian qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau Từ các yếu tố về đặc tínhsinh trưởng của các giống dẫn đến đặc điểm hình thái của các giống cũngkhác mhau Kết quả được trình bày ở bảng 4.4

Trang 32

Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái của các giống phượng lê

Chỉ tiêu

Giống

Chiều dài lá (cm)

Chiều rộng lá Số lá/cây Màu sắc thân

- Chiều dài lá của giống PL4 là cao nhất (đạt 43,7 cm); Các giống PL1,PL2, PL3 có chiều dài lá trung bình từ 30-35 cm Giống PL5 có chiều dài láthấp nhất chỉ đạt 28,3 cm

- Tương đương với sự phát triển của chiều dài lá là chiều rộng lá:Giống PL4 cũng có chiều rộng lá đạt cao nhất (6,4 cm), tiếp đến là các giốngPL1, PL2, PL3 (từ 4,2-4,8cm); chiều rộng lá thấp nhất vẫn là giống PL5 đạt2,3 cm

Ngược lại các giống thuộc chi Vriasea (PL6, PL7, PL8) có chiều dài láthấp nhất trong tất cả các giống nghiên cứu (đạt 20,2-20,7 cm), tuy nhiênchiều rộng lá lại tương đương với các giống PL1, PL2, PL3 (4,4-4,7cm)

Sự khác biệt nhau về kích thước lá trên các giống tạo lên sự khác nhau

về đặc điểm hình thái của chúng Trừ 2 giống là PL4 có đặc điểm lá to dài

Trang 33

nhất, giống PL5 có đặc điểm lá nhỏ và ngắn nhất, còn lại các giống PL1, PL2,PL3, PL6, PL7, PL8 có chiều rộng lá đạt ở mức trung bình, tuy nhiên chiềudài lá của các giống PL1, PL2, PL3 lại cao hơn hẳn các giống PL6, PL7, PL8.

Ngoài đặc điểm về kích thước lá thì số lá trên cây cũng là một trongnhững chỉ tiêu biểu hiện hình thái của giống Số lá trên cây của giống PL4,PL5 đạt cao nhất (32,6-33,4 lá), sau đó đến giống PL1, PL2, PL3 (đạt 24-26lá), số lá trên cây thấp nhất là các giống PL6, PL7, PL8 đạt (20-21 lá)

Màu sắc lá trên thân được phân định rõ thể hiện đặc tính của chi, cácgiống thuộc chi Guzmania có màu sắc lá xanh đậm hơn các giống thuộc chiVriasea (có màu xanh lá non)

Như vậy các giống khác nhau có đặc điểm hình thái khác nhau Tuynhiên mục đích sử dụng của Phượng lê là hoa chậu vì vậy ngoài việc đánh giáđặc sinh trưởng của cây thì việc đánh giá khả năng ra hoa và đặc điểm hoacủa các giống cũng là các chỉ tiêu quan trọng

4.1.2 Khả năng ra hoa và đặc điểm hoa của các giống hoa Phượng lê

Các kết quả trên đã cho thấy các giống Phượng lê khác nhau có thờigian ra hoa và nở hoa khác nhau, tuy nhiên khả năng ra hoa của các giống cókhác nhau không, chúng tôi theo dõi tỷ lệ nở hoa của các giống và kết qủađược trình bày ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Động thái về tỷ lệ ra hoa của các giống hoa Phượng lê

14 tháng tuổi

16 tháng tuổi

18 tháng tuổi

Tỷ lệ ra hoa cuối cùng

Trang 34

48,6-lệ nở hoa từ 10,1-14,8%), còn các giống thuộc chi Guzmania thời gian xuấthiện hoa muộn hơn (sau 14 tháng tuổi có từ tỷ lệ nở hoa từ 2,2-12,2%) Trong

đó giống PL4 có thời gian ra hoa muộn nhất (sau 14 tháng tuổi cây mới có2,2% ra hoa), trong khi đó các giống sau PL1, PL2, PL3, PL5 cây 14 thángtuổi mới có 6,3-12,2% ra hoa

Tuy nhiên tỷ lệ ra hoa của các giống ở từng giai đoạn cũng khác nhau:Giống PL5 hoa ra rải đều qua các giai đoạn từ 14-18 tháng tuổi Giống PL6,PL7, PL8 hoa ra tập trung mạnh ở giai đoạn từ 12-14 tháng tuổi; các giốngPL1, PL2, PL3 hoa ra tập trung mạnh ở giai đoạn 14-16 tháng tuổi; cây từ 16tháng tuổi vẫn tiếp tục ra hoa tuy nhiên tỷ lệ ít hơn Giống PL4 vì có thời gian

ra hoa muộn hơn tất cả, nên ở giai đoạn 14-16 tháng tuổi tốc độ chậm hơn giaiđoạn 16-18 tháng tuổi

Về tỷ lệ ra hoa giống PL4, PL5 có tỷ lệ ra hoa thấp nhất đạt 51,4%, cao nhất là các giống PL6, PL7, PL8 có tỷ lệ ra hoa từ 65-68%, cácgiống PL1, PL2, PL3 tỷ lệ ra hoa đạt từ 55-58%

48,6-Như vậy các giống Phượng lê khác nhau có thời gian ra hoa và tỷ lệ rahoa cũng khác nhau, tuy nhiên khả năng phát triển hoa của các giống này nhưthế nào chúng tôi tiến hành nghiên cứu về khả năng tăng trưởng chiều cao hoacủa các giống và có kết qủa ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng chiều cao hoa của các giống Phượng lê

Ngày đăng: 22/07/2018, 23:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Zhang Xule, Lin xia, Zhang Qingliang. Bromeliaceae growth habits and cultivation techniques, Forest By Product and Speciality in China (Feb. 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bromeliaceae growth habits andcultivation techniques
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008-2010), Đề tài Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất một số chủng loại hoa chậu có giá trị cao ở các tỉnh phía Bắc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài Nghiên cứutuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất một số chủng loạihoa chậu có giá trị cao ở các tỉnh phía Bắc
5. Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải (1996) Kỹ thuật trồng dứa. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, trang 6-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bảnnông nghiệp Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bảnnông nghiệp Hà Nội"
6. Nakasone, H.Y; Paul, R.E (1998), Tropical Fruits, Cab International 7. Cultivation Guidelines Bromeliad http://www.anthura.nl/uploads/downloads/manuals/en/Manual%20Bromelia%20ENG.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tropical Fruits
Tác giả: Nakasone, H.Y; Paul, R.E
Năm: 1998
8. Chen Changming, Luo Zhihua, Shang Wei (2008). Bromeliaceae cultivation techniques. China Academic Journal Electronic Publishing House, page 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bromeliaceaecultivation techniques
Tác giả: Chen Changming, Luo Zhihua, Shang Wei
Năm: 2008
9. Bernier, G.; Kinet, J.-M.; Sachs, R.M (1981a), The physiology of flowering, The initiation of flowers, Boca Raton: CRC Press. 1981a.Vol. I. Chapter 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The physiology offlowering
10. Bernier, G.; Kinet, J.-M.; Sachs, R.M (1981b), The physiology of flowering, Transition to reproductive growth, Boca Raton: CRC Press. 1981b. Vol. II Sách, tạp chí
Tiêu đề: The physiology offlowering
12. Bernier, G (1992), Attempt to bridge the molecular genetics and physiology of inflorescence and flower morphogenesis are an exciting experience, Flowering Newsletter, n. 14, p. 34-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Attempt to bridge the molecular genetics andphysiology of inflorescence and flower morphogenesis are anexciting experience
Tác giả: Bernier, G
Năm: 1992
13. Bernier, G.; Havelange, A.; Houssa, C.; Petitjean, A.; Lejeune, P. (1993), Physiological signals that induce flowering, The Plant Cell, Maryland, v. 5, p. 1147-1155 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Physiological signals that induce flowering
Tác giả: Bernier, G.; Havelange, A.; Houssa, C.; Petitjean, A.; Lejeune, P
Năm: 1993
14. Burg, S.P.; Burg, E.A (1966), Auxin-induced ethylene formation and its relation to flowering in the pineapple, Science, Washington, v. 152, n. 3726, p. 1269 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Auxin-induced ethylene formation and itsrelation to flowering in the pineapple
Tác giả: Burg, S.P.; Burg, E.A
Năm: 1966
15. Kinet, J.-M (1993), Environmental, chemical, and genetic control of flowering, Horticultural Reviews, Westport, v. 15, p 279-333 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental, chemical, and genetic control offlowering
Tác giả: Kinet, J.-M
Năm: 1993
16. Kinet, J.-M.; SACHS, R.M.; BERNIER, G (1981), The physiology of flowering, the development of flowers, Boca Raton: CRC Press. 1981.Vol. III Sách, tạp chí
Tiêu đề: The physiology offlowering, the development of flowers
Tác giả: Kinet, J.-M.; SACHS, R.M.; BERNIER, G
Năm: 1981
17. Wareing, P.F; Phillips, I.D.J (1981), Growth and differentiation in plants, 3 rd . Edition, Oxford: Pergamon Press, 303 p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growth and differentiation in plants
Tác giả: Wareing, P.F; Phillips, I.D.J
Năm: 1981
18. Lang, A (1965), Physiology of flower formation, Encyclopedia of Plant Physiology, v. 15, p. 1380-1536 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Physiology of flower formation
Tác giả: Lang, A
Năm: 1965
19. O'Neill, S.D (1992), The photoperiodic control of flowering: progress toward understanding the mechanism of induction, Photochemistry and Photobiology, Elmsford, n. 56, p. 789-801 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The photoperiodic control of flowering: progresstoward understanding the mechanism of induction
Tác giả: O'Neill, S.D
Năm: 1992
20. Shi Lanrong (2005), Study on Morphological and Physiological Evolutiaon of Floral Bud Dieffrentiationin Bromeliad spp (A.afsciaet), South China University of Tropical Agriculture Danzhou, Hainan, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study on Morphological and PhysiologicalEvolutiaon of Floral Bud Dieffrentiationin Bromeliad spp(A.afsciaet)
Tác giả: Shi Lanrong
Năm: 2005
22. Gowing, D.P (1961), Experiments on the photoperiodic response in pineapple, American Journal of Botany, Bronx, v. 48, p. 16-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Experiments on the photoperiodic response inpineapple
Tác giả: Gowing, D.P
Năm: 1961
23. Mitchell, A.R (1962), Plant development and yield in the pineapple as affected by size and type of planting material and times of planting and forcing, Queensland Journal of Agricultural Science, Queensland, v. 22, p. 409-417 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plant development and yield in the pineapple asaffected by size and type of planting material and times of plantingand forcing
Tác giả: Mitchell, A.R
Năm: 1962
24. Yuri, T.; Ebe, F.; Paul, O.; Neal, G.; Botella, J (2002), Control of flowering in pineapple via genetic engineering. In: Fourth International Pineapple Symposium, Veracruz, Mexico. Abstracts...Vera Cruz: ISHS/INIFAP, v. ynico, p. 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Control offlowering in pineapple via genetic engineering
Tác giả: Yuri, T.; Ebe, F.; Paul, O.; Neal, G.; Botella, J
Năm: 2002
25. Nickell, L.G (1982), Plant growth substances, In: KIRK-OTHMER.Encyclopedia of Chemical Technology. 3r. ed. [S.l.: s.n.], v. 18, p. 1- 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plant growth substances
Tác giả: Nickell, L.G
Năm: 1982

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w