Các giải pháp thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở huyện Tứ

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 84)

Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng thời gian tới

Từ thực trạng đói nghèo ở địa phương để đạt mục tiêu trên cơ sở phân tích ưu điểm, nhược điểm. Huyện Tứ Kỳ cần thiết phải đề ra các giải pháp thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp, sát thực tế. Trước tiên nhận thức việc xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ không đơn giản, không thể tiến hành một thời gian ngắn và thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung hoàn thiện các chỉ tiêu và biện pháp tích cực hơn. Những giải pháp ở đây mang tính chất tổng hợp gồm các giải pháp về lãnh đạo tổ chức thực hiện, về tuyên truyền vận động, các giải pháp về kinh tế với việc thực hiện chính sách xã hội. Các giải pháp này cần triển khai thống nhất thực hiện từ huyện đến các xã, thị trấn và các ngành chức năng. Cụ thể các nhóm giải pháp sau:

3.2.1. Đổi mới tƣ duy về chính sách xoá đói giảm nghèo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng vạch rõ ba thứ giặc đe dọa sự tồn vong của chính quyền nhân dân sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đó là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Sau 30 năm kháng chiến chúng ta đã giải quyết vấn đề giặc ngoại xâm, giành được độc lập dân tộc, còn giải quyết vấn đề "giặc đói", "giặc dốt" thì sau 35 năm chúng ta vẫn chưa có nhiều bước tiến về chất lượng phát triển. Đây là thách thức bên trong lớn nhất khi bước vào thập niên 2011 - 2020 với những biến đổi có tính bước ngoặt, khi giải quyết vấn đề "giặc đói" và "giặc dốt". Nó đòi hỏi Đảng cầm quyền phải có tư duy mới và năng lực mới trong xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển. Tư duy mới về chính sách xóa đói, giảm nghèo, trước hết là tư duy hệ thống, tức là đặt vấn đề đói nghèo trong chiến lược chuyển sang mô hình phát triển bền vững, trong đó giải quyết vấn đề "giặc đói" và "giặc dốt" phải đồng thời, tạo điều kiện cho nhau,

78

làm cho chính sách xóa đói, giảm nghèo mang ý nghĩa là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân được coi là trách nhiệm và mục tiêu của Đảng.

Tư duy mới phải đi đôi năng lực mới và phương pháp mới của Đảng, trong tình hình hiện nay cần có những vấn đề lớn sau đây:

Thứ nhất, tạo một bước phát triển chất lượng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền với ba nội dung cơ bản: mô hình tổ chức nhà nước, thể chế hoạt động, vấn đề cán bộ, nhất là cấp trưởng. Muốn vậy cần nhận thức đúng và đổi mới mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Phân định rõ và công khai về quyền hạn và trách nhiệm mỗi nhánh quyền lực.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp bằng cách thu hút tinh hoa của dân tộc (khác với cơ cấu Mặt trận Tổ quốc). Chức năng của Quốc hội không chỉ lập pháp mà đặc biệt là phải giám sát cơ quan hành pháp bằng một tổ chức giám sát có quyền hạn rõ ràng, trước hết nhằm chống tham nhũng, lãng phí - một nguyên nhân gây ra đói nghèo.

Thứ ba, nâng cao và thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước, kể cả trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo. Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo của mình bằng cách phát huy vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các đoàn thể, tổ chức xã hội, nhờ đó Đảng tăng thêm gấp bội sức mạnh trí tuệ của mình, khác với phương thức chỉ sử dụng hoạt động nội bộ cấp ủy để giải quyết vấn đề của toàn xã hội. Sự tổng kết của các thế hệ trước về sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp dân tộc vẫn rất đúng cho hiện nay: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Đây chính là nguồn gốc của những giá trị có ảnh hưởng lâu dài của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cách làm dựa vào dân vốn là kinh nghiệm thành công của Đảng, nay đang bị cản trở khá nhiều bởi cách làm hành chính quan liêu đã thành thói quen của nhiều cán bộ, công chức. Xây dựng và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 cũng không ngoài bài học ấy.

79

3.2.2. Giải pháp tăng cƣờng lãnh đạo cấp uỷ Đảng, nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện

* Đối cấp ủy Đảng, nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện

Tiếp tục nghiên cứu quán triệt chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và chính phủ được thể hiện trong phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện đến năm 2015 với những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể. Vận dụng vào Huyện Tứ Kỳ trên cơ sở mục tiêu phương hướng nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo đã được chỉ ra tại Đại hội Đảng bộ huyện Tứ Kỳ; UBND huyện cần cụ thể hóa chi tiết triển khai từng quý, năm, từng giai đoạn, từng chương trình đề án phân rõ trách nhiệm của các cấp huyện, cấp xã. Thành lập các bộ máy tham mưu giúp việc, lựa trọn cán bộ tinh thông nghiệp vụ, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo, phân công cho các ngành các cấp triển khai thực hiện, kiểm tra đôn đốc… Thường xuyên rút kinh nghiệm sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện.

Kiện toàn tiếp Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp huyện gồm: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch huyện làm trưởng ban và các thành viên ở cơ quan chức năng như phòng Lao động Thương binh và Xã hội, phòng Tài chính kế hoạch, phòng Địa chính Nông nghiệp, phòng Cơ sở hạ tầng nông thôn, Ngân hàng Chính sách, Hội phụ nữ huyện, Hội nông dân huyện…Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện chịu trách nhiệm trước huyện ủy, UBND huyện về công tác tham mưu chỉ đạo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Giao nhiệm vụ cụ thể các cơ quan chuyên môn.

-Phòng Lao động - Thương binh và xã hội: Là cơ quan thường trực Ban

chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảm nghèo; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện

80

công tác giảm nghèo ở các xã, thị trấn; tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm; hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức ra soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo quy định. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nghèo đối với các xã, thị trấn.

-Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tiếp cận các nguồn kinh phí của các cấp phục vụ chương trình giảm nghèo của huyện, quản lý và hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn hoạt động cho công tác xóa đói giảm nghèo, chỉ đạo và tổ chức việc cấp phát kinh phí cho chương trình theo các nội dung đã duyệt.

-Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì và phối hợp với các phòng liên quan và địa phương quản lý, giải quyết thực hiện hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ ngành nghề, công tác khuyến nông, khuyến ngư cho các hộ nghèo.

-Ngân hàng chính sách xã hội: Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liêu quan, các đoàn thể và UBND các xã, thị trấn để thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ tín dụng cho vay vốn đối với người nghèo.

-Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với các phòng, ngành liên quan tổ chức thực hiện hỗ trợ về giáo dục đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo. Thực hiện các giải pháp xã hội hóa giáo dục lồng ghép với xóa đói giảm nghèo.

-Phòng y tế: Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đối với người nghèo với mục tiêu 100% hộ nghèo bị ốm đau đều được đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh. Phối hợp với bảo hiểm xã hội huyện, các ngành liên quan thực hiện việc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo.

-Phòng nội vụ: tham mưu, giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo.

81

-Phòng Tư pháp: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người nghèo tại các xã, thị trấn.

-Đài truyền thanh huyện: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn dân về công tác giảm nghèo; giành nhiều tin, bài để tuyên truyền thôn tin và phổ biến các cách vươn lên làm giầu.

-Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Đề xuất với các cấp ủy Đảng xây dựng nghị quyết, chuyên đề về công tác giảm nghèo để tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Căn cứ kế hoạch giảm nghèo của huyện và tỉnh hình thực tế địa phương, xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm. Hằng năm sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trên cơ sở rút kinh nghiệm hoạt động kế hoạch cho các năm tiếp theo.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh các hoạt động giảm nghèo, sử dụng có hiệu quả các loại quỹ liên quan giảm nghèo do tổ chức mình quản lý, phối hợp hoạt động với các cơ quan liện quan để chính sách giảm nghèo của Nhà nước, của tỉnh và địa phương đến được đối tượng.

Giữa các cơ quan chuyên môn hoạt động có sự khăng khít, phối hợp và thống nhất chịu sự chỉ huy chung của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo, tăng cường sức mạnh và thúc đẩy xoá đói giảm nghèo trong toàn huyện.

* Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo

Chúng ta đã biết, cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo là cái gốc của xóa đói nghèo, cho chúng ta định hướng, giải pháp. Để công tác xoá đói giảm nghèo ngày hàng hiểu quả hơn, trước tiên yếu tố con người rất quan trọng, cần có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ để đáp ứng cho chương trình làm công tác xoá đói giảm nghèo trọng huyện cần:

- Cần tuyển dụng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ tốt để phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo;

82

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để trang bị những kỹ năng, kiến thức cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý đối với cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo từ cấp huyện, cấp xã;

- UBND huyện có các chương trình đưa cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo đi công tác thực tế và học hỏi kinh nghiệm các đơn vị bạn ở các tỉnh làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo;

- Bản thân cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo phải tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ thường xuyên về nghiệp vụ chuyên môn;

- Cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo phải luôn đi sâu, đi sát với nhân đân, gắn bó sát hơn hộ nghèo để giúp hộ nghèo từ cách vay vốn, làm ăn để thoát nghèo từ đó nâng cao trình độ chuyên môn về công tác xóa đói giảm nghèo.

3.2.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Trước tiên các giải pháp về kinh tế cần tập trung:

-Huy động nguồn lực cho chương trình xóa đói giảm nghèo

Huy động nguồn lực cho chương trình xoá đói giảm nghèo có tính chất rất quan trọng nó quyết định thắng lợi trong toàn huyện, nếu không huy động được nguồn lực thì không có cơ sở điều kiện thực hiện các giải pháp kinh tế- xã hội. Nguồn lực bao gồm các nguồn kinh phí, bằng lao động vật tư phục vụ các chương trình dự án kinh tế - xã hội ở huyện và các xã. Có thể huy động từ các nguồn:

+Nguồn vốn từ Nhà nước và nước ngoài hỗ trợ qua các chương trình dự án của chính phủ.

+Nguốn vốn từ ngân sách tỉnh: Hỗ trợ các chương trình dự án của Huyện, UBND tỉnh đã có nghị quyết, có phương án trong việc cải tạo nâng cấp cứng hóa đường giao thông cải tạo nâng cấp hệ thống hồ đập, cứng hóa kênh mương…

83

+Nguồn vốn ngân sách của huyện hỗ trợ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội nói chung trong đó có chương trình xóa đói giảm nghèo.

+Vốn của Ngân hàng, cho vay đầu tư trực tiếp cho người nghèo, vốn vay từ ngân hàng phát triển nông nghiệp đầu tư cho các công trình kinh tế - xã hội của các xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ có nhu cầu vay vốn trên địa bàn huyện.

+Nguồn vốn, vật tư, lao động huy động ở các xã, thị trấn các cộng đồng dân cư thông qua phong trào vận động giúp đỡ ủng hộ người nghèo. Nguồn này tuy không lớn nhưng huy động ngay tại chỗ, rất kịp thời hỗ trợ người nghèo giải quyết những khó khăn đột xuất xẩy ra. Ngoài ra có thể vận động sự ủng hộ của những người có thu nhập cao như: người đi lao động và làm việc ở nước ngoài, Việt Kiều… hướng về quê hương xây dựng các công trình phúc lợi.

- Tập trung nhằm phát triển kinh tế nội tại địa phương: là thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo có tính ổn định bền vững, cơ sở giảm nhanh hộ đói nghèo, tránh tái nghèo. Do đặc điểm cơ cấu kinh tế ở huyện Tứ Kỳ nên phát triển nông nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu, sau đó ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Để đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển thuận lợi phải tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nhất là nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Rà soát quy hoạch kế hoạch sử dụng ruộng đất, xác định lại giống cây con phù hợp, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thực hiện chính sách khuyến nông, đấy mạnh chế biến tiêu thụ sản phẩm, tranh thủ đầu tư nguồn vốn.

Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhằm phát huy thế mạnh một huyện đất rộng, nguyên liệu nông sản phong phú, có khả năng thu hút nhiều thành phần, nhiều đối tượng tham gia. Về biện pháp: tạo mọi

84

điều kiện thông thoáng để thu hút các nhà máy, xí nghiệp đầu tư, xây dựng trong huyện để giải quyết lao động, tăng thu nhập nhân dân. Có cơ chế khuyến khích ngành nghề trong nông thôn phát triển, xây dựng nhà máy chế biến hoa quả, khuyến khích cá nhân cơ sở sản xuất mạnh dạn tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

- Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo

Đẩy mạnh mở mang ngành nghề, phát triển và mở rộng các loại hình sản xuất, chú trọng việc khôi phục các nghề và các làng nghề truyền thống, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, mạnh dạn đưa nghề mới để thu hút được nhiều lao động; Hỗ trợ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động tại chỗ.

Tổ chức mạng lưới khoa học kỹ thuật liên ngành đoàn thể xuống cơ sở tiếp cận hướng dẫn cho người nghèo; Tổ chức tập huấn cán bộ, thu thập thông tin, hướng dẫn sản xuất kinh doanh dịch vụ buôn bán nhỏ và kiến thức chi tiêu trong gia đình. Phát triển, mở rộng phong trào giúp đỡ người nghèo về vốn, giống, công lao động, vật thực hành.

-Triền khai dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020” trung bình mỗi năm có khoảng 2.000 lao động nôn thôn được học nghề, mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 3.000 lao động trở lên. Tập trung nguồn lực đẩy mạnh dạy nghề tạo việc làm cho lao động thuộc diện hộ nghèo ở các vùng chuyển đổi đất sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các vùng đô thị hoá. Lồng ghép và tạo cơ hội cho

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)