- Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến chương trình xoá đói, giảm nghèo. Đưa các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo về các khu vực nông thôn, khó khăn. Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tích cực tham mưu, đề xuất chính sách ưu đãi đối với người nghèo cho phù hợp với từng thời điểm.
- Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương, các Sở, ngành của tỉnh tiếp tục quan tâm đến công tác giảm nghèo của tỉnh nói chung cả của huyện Tứ Kỳ nói riêng. Đưa các chương trình, dự án về với người nghèo như hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất. Tăng cường việc dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.
3.3.2. Kiến nghị về vốn và giải ngân vốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tứ Kỳ
- Trong quá trình giải ngân vốn cho người nghèo và giải ngân tiền hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo về thủ tục vẫn rườm rà, quá nhiều thủ tục, thời gian giải ngân vốn lâu nên tiền hỗ trợ đến tay người nghèo hoặc học sinh quá lâu không giải quyết ngay được tiền cho đối tượng dẫn tình trạng bức xúc trong xã hội. Số lượng vốn và hỗ trợ vốn cho người nghèo còn quá ít, nhỏ lên việc vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh còn hạn chế, đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện và đề nghị được vay vốn nhiều hơn để đầu tư sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho việc thoát nghèo.
- Cán bộ tín dụng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, cũng như tìm hiểu về hoàn cảnh của các hộ nghèo.
89
Luôn giữ thái độ nhiệt tình, hoà nhã, vui vẻ đối với khách hàng, luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các khách hàng về việc vay vốn.
- Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn có thể huy động, đặc biệt là những nguồn vốn rẻ, các nguồn vốn được cho tặng.
3.3.3. Kiến nghị các cơ quan thực hiện chính sách hỗ trợ và dự án ngƣời nghèo
Đề nghị cơ quan chức năng như Bảo hiễm xã hội huyện, Bệnh viện Đa khoa huyện giảm bớt các thủ tục về khám chữa bệnh và ưu tiên chăm sóc về y tế cho người nghèo, tạo điều kiện người nghèo tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh được thuận tiện hơn. Tăng cường cho người nghèo được sử dụng nhiều hơn các loại thuốc trong danh mục được bảo hiểm.
90
KẾT LUẬN
Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương là huyện nghèo, đã triển khai sớm và thực hiện tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo đã thu được kết quả đáng khích lệ ghi nhận trong những năm qua. Huyện Tứ kỳ đã cụ thể hoá chủ trương XĐGN của Đảng đã thể chế hóa bằng chính sách, pháp luật, bằng chương trình dự án cấp Nhà nước hàng năm đi vào nề nếp và thu được kết quả cao trong toàn huyện: hộ nghèo giảm nhanh, hạ tầng cơ sở xã nghèo đã được đầu tư và phát triển mức sống người nghèo đã được tăng lên, hộ nghèo được hưởng chế độ ưu đãi trong y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, và các bảo đảm xã hội khác. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác xoá đói giảm nghèo cũng còn nhiều tồn tại hạn chế biểu hiện trong công tác tổ chức triển khai, công tác tuyên truyền vận động, trong việc phối hợp thực hiện lồng ghép với các chương trình KT-XH khác và việc khai thác huy động các nguồn lực cho Xoá đói giảm nghèo…Qua đó rút ra những nguyên nhân hạn chế và những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo và chỉ đạo công tác XĐGN. Việc nâng cao được hiệu quả của hoạt động xoá đói giảm nghèo cũng đồng nghĩa với việc từng bước thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã trong toàn huyện.
Với mục tiêu đó luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về xoá đói giảm nghèo trong đó bao gồm các vấn đề: những vấn đề cơ bản về đói nghèo đề cập đến khái niệm đói, nghèo, mối quan hệ đói nghèo, nguyên nhân đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo, thực tiễn đói nghèo ở Việt Nam và cuối cùng phần lý luận đưa ra quan điểm cụ thể của Đảng xuyên suốt trong công tác xóa đói giảm nghèo. Những cơ sở lý luận về xoá đói giảm nghèo cho phép em có những hiểu biết cơ bản về hoạt động xoá đói giảm nghèo để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng hoạt động xoá đói giảm nghèo của huyện Tứ Kỳ phần tiếp theo. Trong phần đánh giá thực trạng em đã xem xét về điều
91
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tứ Kỳ và khó khăn thuận lợi của các điều kiện đó tới hoạt động xoá đói giảm nghèo của huyện Tứ Kỳ. Luận văn cũng nghiên cứu hoạt động xoá đói giảm nghèo huyện Tứ Kỳ thông qua các chỉ tiêu hộ nghèo, so sánh, đánh giá chỉ tiêu, dự báo đến 2015 tỷ lệ nghèo huyện giảm xuống còn bao nhiêu, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của huyện Tứ Kỳ, rút ra những cái đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân của nó, nêu lên một số gương điển hình thoát nghèo. Từ việc đánh giá thực trạng toàn cảnh của hoạt động xóa đói giảm ngheo của huyện Tứ Kỳ, em đã có cơ sở để đưa ra một số giải pháp đồng bộ công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ đến năm 2015 và những năm tiếp theo trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động về xoá đói giảm nghèo của huyện Tứ Kỳ.
Do xóa đói giảm nghèo là một chính sách mang tính tổng hợp, rộng lớn và phức tạp có liên quan nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Do vậy các giải pháp đưa ra trong luận văn có thể chưa đầy đủ, nhưng đây là một số giải pháp cơ bản, song những giải pháp này được thực hiện một cách đồng bộ, cùng sự gúp đỡ của tỉnh Hải Dương, của Trung ương tác giả tin rằng đói nghèo sẽ không còn là vấn đề bức xúc đối với huyện Tứ Kỳ nói riêng và đối với tỉnh Hải Dương nói chung.
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá, Chu Quang Tiến, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình ( 2001), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb nông nghiệp Hà Nội.
2. Bộ Lao động Thương binh và xã hội ( 1997), Xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, Nxb Lao động.
3. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2001), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo số 21/LĐTBXH-
BTXH ngày 25/4/2005 về “Báo cáo Chính phủ về chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010”.
5. Báo cáo Ngân hàng thế giới - Khu vực Châu á và Thái Bình Dương,
Việt Nam - Đánh giá nghèo đói và chiến lược
6. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010), Văn kiện đại hộ Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV.
7. M.Torado, Kinh tế học cho thế giới thứ 3, Nhà xuất bản thống kê.
8. Nguyễn thị Hằng (1996), “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
9. Huyện ủy Tứ Kỳ (2005), Văn kiện đại hội đang bộ huyện Tứ Kỳ lần
thứ XXII.
10. Huyện ủy Tứ Kỳ (2010), Văn kiện đại hộ đảng bộ huyện Tứ Kỳ lần
thứ XXIII.
11. Trần Thị Hằng (2001), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Tiêu sĩ, Học việc Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
12. Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương, “Tài liệu tập
93
13. Thủ tướng Chính Phủ “chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 được áp
dụng tại Việt Nam”, QĐ 09 - CP ngày 30/01/2011.
14. Thủ Tướng Chính phủ Quyết định 1489/QĐ-TTg “Phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015” ngày 8/10/2012
15. UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, “Kế hoạch thực hiện giảm
nghèo huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2006 – 2010”.
16. UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, “Kế hoạch thực hiện giảm
nghèo huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015”.
17. UBND huyện Tứ Kỳ, “Đề án nâng cao chất lượng dạy nghề, giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015”
18. Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình Kinh tế phát triển (tập 1), Khoa kinh tế phát triển - Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, Nhà xuất bản thống kê, năm 1999.
19. Vũ Thị Ngọc Phùng ( 1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
20. Wikipedia tiếng Việt, Nguyên nhân nghèo của Việt Nam, Nghèo ở
Việt Nam. Các Website 21. http://vov.vn/Xa-hoi/Cuoi-2013-ty-le-ho-ngheo-ca-nuoc-giam-con- 76/268534.vov 22. http://www.chinhphu.vn/ 23. http://chuongtrinh135.vn/ .
94
Phụ lục số 01 - PHIẾU THU THẬP ĐẶC ĐIỂM HỘ NGHÈO VÀ HỘ CẬN NGHÈO
(Chỉ dùng đối với hộ nghèo và cận nghèo)
1. Họ và tên chủ hộ: ………Mã hộ:
2. Địa chỉ: Tỉnh/Thành phố:………Huyện /Quận:
………
Xã / Phường: ………Thôn / Tổ dân phố: ………
3. Khu vực: 1. Thành thị 2. Nông thôn 4. Thành phần dân tộc của chủ hộ? 1. Kinh 2. Khác Ghi cụ hể:………
5. Kết quả phân loại hộ:1.Nghèo cũ 2.Nghèo mới 3.Thoát nghèo
4.Cận nghèo cũ 5. Cận nghèo mới 6. Thu nhập B/Q khẩu/tháng (1000 đồng): 7. Số nhân khẩu của hộ: 8. Thông tin các thành viên của hộ: Số TT Họ và tên Quan hệ với chủ hộ Giới tính Năm sinh Dân tộc Đối tượng chính sách NCC Đối tượng bảo trợ xã hội Trình trạng đi học 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Mã quy định các cột:
Cột 3: 1.Chủ hộ; 2.Vợ chồng; 3.Con; 4.Cha/mẹ; 5.Ông/bà; 6.Cháu nội/ngoại; 7.Dâu/rể;8.Anh/chị/em; 9.Khác.
Cột 4: 1. Nam; 2. Nữ
Cột 6: 1.Kinh; 2. Mông; 3.Tày; 4. Giáy; 5. Dao; 6. Nùng 7. Hà Nhì; 8. Phù Lá; 9. Dân tộc khác;.
Cột 7: 1.Thương-Bệnh binh; 2.Thân nhân chủ yếu liệt sỹ; 3.Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH
4.Người có công giúp cách mạng; 5.Đối tượng có công khác.
Cột 8: 1.Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; 2.Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa;
3.Người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội;
4.Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ; 5.Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được
95
6.Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo;
7.Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.
Cột 9: 1.Mẫu giáo/Mầm non; 2.Tiểu học; 3.THCS; 4.THPT; 5.Trung cấp chuyên nghiệp; 6.Cao
đẳng/ Đại học chuyên nghiệp trở lên; 7. Không được đi học; 8 Sơ cấp nghề; 9. Trung cấp nghề; 10. Cao đẳng nghề.
Cột 10: Đang làm việc 1; Thất nghiệp 2; Đang đi học 3; Ốm đau/Mất sức lao động 4; Mắc tệ nạn xã hội 5.
9. Đất ở: Tổng diện tích đất ở của hộ gia đình:………...m2 Đất ở thuộc quyền sở hữu của chủ hộ: 1. Có 2. Không
10. Tình trạng nhà ởcủa hộ: 1.Kiên cố 2.Bán kiên cố 3.Nhà tạm 4.Chưa có nhà
Tổng diện tích sử dụng (nhà ở) của hộ gia đình:………. m2 Nhà ở thuộc quyền sở hữu của chủ hộ: 1. Có 2. Không
11. Nƣớc sinh hoạt: 1. Nước sạch 2. Nước không hợp vệ sinh
12. Điện sinh hoạt: 1. Có 2. Không
13. Loại hố xí/nhà cầu hộ gia đình đang sử dụng : 1. Tự hoại/ bán tự hoại 2. Thô sơ 3. Không có
14. Đất sản xuất: Tổng diện tích đất sản xuất hộ gia đình đang canh tác: ………. m2 Đất sản xuất thuộc sở hữu của hộ:…………..m2. (Trong đó: Đất nông
nghiệp…………..m2; đất lâm nghiệp…………m2; đất nuôi trồng thủy sản……….m2)
15. Nguyên nhân nghèo:
1. Thiếu vốn sản xuất 6. Có lao động nhưng không có việc làm 2. Thiếu đất canh tác 7. Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 3. Thiếu phương tiện sản xuất 8. Ốm đau nặng hoặc mắc tệ nạn xã hội 4. Thiếu lao động 9. Chây lười lao động
5. Đông người ăn theo 10. Nguyên nhân khác
16. Nguyện vọng của hộ:
1. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi 5. Giới thiệu việc làm 2. Hỗ trợ đất sản xuất 6. Hướng dẫn cách làm ăn 3. Hỗ trợ phương tiện sản xuất 7. Hỗ trợ xuất khẩu lao động 4. Giúp học nghề 8. Trợ cấp xã hội
Ngày …….tháng…… năm 2014
Chủ hộ Ngƣời rà soát
96
Phụ Lục 02 - Kết quả giảm nghèo 2006 - 2013
Stt Xã Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2013
TS hộ dân cư Tổng số hộ nghè o Tỷ lệ TS hộ dân cư Tổng số hộ nghè o Tỷ lệ TS hộ dân cư Tổng số hộ nghè o Tỷ lệ TS hộ dân cư Tổng số hộ nghè o Tỷ lệ TS hộ dân cư Tổng số hộ nghè o Tỷ lệ TS hộ dân cư Tổng số hộ nghè o Tỷ lệ TS hộ dân cư Tổn g số hộ nghè o Tỷ lệ TS hộ dân cư Tổng số hộ nghè o Tỷ lệ 1 Ngọc Sơn 2013 234 11,6 1996 219 10,97 1845 180 9,76 1845 137 7,43 1845 100 5,43 2171 249 11,4 2175 234 10.8 2078 196 9.4 2 Kỳ Sơn 944 86 9,11 950 96 10,1 1090 117 10,73 1081 81 7,49 1081 59 5,49 1072 141 13,1 1085 145 13.4 1096 130 11.9 3 Đại Đồng 1606 283 17,6 1648 273 16,56 1648 319 19,36 1786 193 10,8 1786 157 8,81 1786 250 14 1794 238 13.3 1804 228 12.6 4 Hưng Đạo 2692 182 6,76 2770 245 8,8 2770 222 8,01 2956 200 6,77 2956 141 4,77 3136 379 12,1 3142 368 11.7 3148 356 11.3 5 Tái Sơn 935 160 17,1 991 120 12,1 963 108 11,21 1143 92 8,05 1143 69 6,05 1143 156 13,6 1148 142 12.4 1152 131 11.4 6 Ngọc Kỳ 1049 148 14,1 1049 129 12,29 1069 110 9,85 1183 90 7,61 1183 66 5,61 1199 169 14,1 1204 161 13.4 1208 142 11.8 7 Tân Kỳ 1992 202 10,14 2092 203 9,7 2153 212 9,85 2221 163 7,34 2221 119 5,34 2440 200 8,2 2445 165 6.7 2450 141 5.8 8 Đại Hợp 1754 413 23,54 1820 342 18,9 1820 170 9,34 1967 166 8,44 1967 127 6,44 2064 309 14,9 2069 270 13.0 2074 244 11.8 9 Dân Chủ 1352 225 16,64 1387 245 17,6 1500 222 14,8 1495 169 11,3 1495 139 9,3 1504 247 16,4 1508 236 15.6 1512 215 14.2 10 Quảng Nghiệp 1129 195 17,27 1129 186 16,7 1129 172 15,23 1130 113 10 1130 90 8 1284 199 15,5 1288 188 14.6 1294 152 11.7 11 Quang Phục 1759 384 21,83 1759 308 17,5 1759 280 15,92 1914 192 10,0 1914 154 8,03 1861 288 15,4 1866 265 14.2 1871 245 13.1 12 Bình Lãng 1161 99 8,52 1182 156 13,19 1263 170 13,46 1263 115 9,11 1263 90 7,11 1406 252 17,9 1412 232 16.4 1416 202 14.3 13 Đông Kỳ 889 126 14,17 889 129 14,51 889 94 10,57 861 74 8,59 861 57 6,59 888 144 16,2 892 122 13.7 896 101 11.3 14 TT Tứ Kỳ 1674 297 17,74 1784 293 16,42 1805 267 14,79 1919 190 9,9 1919 152 7,9 1957 225 11,5 1962 205 10.4 1968 175 8.9 15 Tây Kỳ 993 165 16,16 1141 174 15,24 1141 153 13,41 1235 105 8,5 1235 80 6,5 1309 199 15,2 1314 169 12.9 1319 145 11 16 Tứ Xuyên 861 174 20,2 965 163 16,89 1005 139 13,83 1007 98 9,73 1007 78 7,7 957 146 15,3 959 121 12.6 962 101 10.5 17 Phượng Kỳ 1141 204 17,87 1141 258 22,61 1156 200 17,3 1172 116 9,9 1172 93 7,9 1172 205 17,5 1174 185 15.8 1178 155 13.2 18 Văn Tố 2052 398 19,39 2052 345 16,81 2052 287 13,99 2348 195 8,3 2348 148 6,3 2411 360 14,9 2414 305 12.6 2418 265 11