* Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình nằm (chính giữa phía Bắc tỉnh) tại hai ngã ba ranh giới giữa tỉnh Thái Bình với hai tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương và với hai tỉnh Hải Dương, Hải Phòng. Phía Đông Nam giáp huyện Thái Thụy, phía Nam giáp huyện Đông Hưng, phía Tây Nam giáp huyện Hưng Hà.
24
Góc phía Tây giáp huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên. Phía Tây Bắc giáp các huyện: Thanh Miện và Ninh Giang của tỉnh Hải Dương. Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Bảo của thành phố Hải Phòng. Con sông Luộc chảy men theo gần như toàn bộ ranh giới với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên. Sông Hóa nằm trên ranh giới với huyện Vĩnh Bảo. Trên khắp địa bàn huyện có một mạng lưới các con sông nhỏ nhận nước từ sông Luộc và sông Hóa đổ vào sông Diêm Hộ (trong đó có nhánh chính của sông Diêm Hộ). Cực nam của huyện là xã Đồng Tiến (giáp ranh hai huyện Đông Hưng và Thái Thụy), cực bắc của huyện là xã An Khê (giáp ranh hai huyện: huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương xã An Mỹ giáp ranh với huỵện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng). Huyện Quỳnh Phụ là một huyện đồng bằng, diện tích tự nhiên là 205,6 km².
Trong những năm qua dưới sự nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền các cấp, của các tầng lớp nhân dân, đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc trong huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hàng năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu ngân sách trên địa bàn đều đạt và vượt kế hoạch; Giai đoạn 2006-2010 kinh tế huyện Quỳnh Phụ phát triển khá mạnh mẽ: Tổng giá trị sản xuất năm 2010 là 3.617 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2006; tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006-2010 là 12,1%. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng là 12,9%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt: 29.798, triệu đồng/ người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,63 (giảm 1,74% so năm trước).
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tinh thần đoàn kết giữa nhân dân các dân tộc, bản sắc văn hóa các dân tộc nhất là những giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được lưu giữ và phát huy.
25
Đạt kết quả trên về phát triển kinh tế, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo các hộ trong huyện; Huyện ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân đã chú trọng và tập trung phát triển làng nghề để phát triển kinh tế:
Với hơn 10 năm tập trung chủ yếu phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ đã có sự chuyển biến tích cực. Các làng nghề đều hoạt động ổn định, phát triển theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất. Sự phát triển của nghề và làng nghề đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Giá trị sản xuất từ nghề trong những năm qua ở Quỳnh Phụ đạt bình quân từ 700 - 900 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
Trước năm 2001, nghề và làng nghề ở Quỳnh Phụ kém phát triển. Năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 85 tỷ đồng, chiếm 18% tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Tới năm 2002, lần đầu tiên UBND tỉnh xét công nhận làng nghề, huyện Quỳnh Phụ đã được công nhận 10 làng nghề, tập trung ở các xã An Dục, An Tràng, Quỳnh Hoàng, An Vũ, An Mỹ, Ðông Hải, An Vinh, An Hiệp với các nghề chính là dệt chiếu và chế biến lương thực. Toàn huyện đã thu hút hơn 8.000 lao động tham gia làm nghề, giá trị sản xuất từ nghề đạt trên 66 tỷ đồng. Tới năm 2005, Quỳnh Phụ tiếp tục được công nhận thêm 11 làng nghề, đưa tổng số làng nghề toàn huyện lên 21 làng nghề với tổng số lao động lên tới 17.500 người, gấp hơn 2 lần so với năm 2001 và giá trị sản xuất từ nghề đạt gần 161 tỷ đồng.
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, nghề và làng nghề ở Quỳnh Phụ tiếp tục phát triển mạnh, huyện tiếp tục được UBND tỉnh công nhận thêm 14 làng nghề, đưa tổng số làng nghề trong toàn huyện lên 35 làng nghề, 3 xã nghề với tổng số 21.317 lao động tham gia làm nghề, tăng gấp 2,48 lần năm 2001 và gấp 1,2 lần năm 2005. Giá trị sản xuất từ nghề cũng vì thế mà tăng lên nhanh chóng, đạt 890 tỷ đồng, gấp 13,4 lần năm 2001 và 5,5 lần năm 2005.
26
Trong các nghề ở Quỳnh Phụ hiện nay, nghề dệt chiếu vẫn phát triển mạnh nhất, được duy trì ở 10 xã. Trước đây người dân địa phương trồng cói để phục vụ nghề nhưng đến nay diện tích đã giảm, chỉ còn khoảng 20ha nên nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập ở Thanh Hóa và các tỉnh miền.
Toàn huyện hiện có trên 30 máy dệt chiếu, công suất cao gấp nhiều lần so với trước đó. Ngoài ra, thời gian qua nghề may cũng phát triển khá sôi động ở huyện Quỳnh Phụ. Ðã có 4 doanh nghiệp lớn và trên 30 cơ sở may đầu tư vào địa bàn tạo việc làm cho 4.000 lao động với thu nhập bình quân đạt từ 2,5 triệu đồng/người/tháng trở lên.
Có được kết quả trên là do Quỳnh Phụ đã duy trì và phát triển mạnh, bền vững nhiều nghề truyền thống và du nhập nghề mới. Một số nghề đã được cơ giới hóa công cụ sản xuất tạo năng suất cao, hạ giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh và tồn tại trong cơ chế thị trường và khắc phục tình trạng lao động trong làng nghề chuyển sang các cơ sở công nghiệp tập trung. Ðặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề đã đứng ra lo việc cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nên hoạt động của làng nghề thường ổn định và đạt hiệu quả, giải quyết 20.760 lao động tham trong làng nghề.
Để tăng cường đa dạng hóa cho nguồn vốn đầu tư xóa đói, giảm nghèo đi đôi với việc phát triển các nghề cũ lâu năm thì Huyện Quỳnh Phụ khuyến khích các ngành nghề mới phát triển đan xem trong các làng nghề truyền thống để giải quyết thêm việc làm tăng thêm thu nhập và xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó Huyện Quỳnh Phụ kết hợp phát triển ngành kinh tế hiện Đại như cho một số nhà máy nước ngoài vào hoạt động huyện nhà như mở khu Công nghiệp cầu nghìn ngành: dệt may xuất khẩu, dây da,…để giải quyết công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo chính các hộ gia đình.
Đó là biện pháp chủ yếu Huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình sử dụng để xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay.
27
* Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh ( 101.000 ha), trong đó đất nông nghiệp chỉ có 15%, đất lâm nghiệp 54% và còn lại là đất khác. Trước năm 1992 chưa có chính sác giao đất đến hộ, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn, trình độ dân trí thấp, lưng thực không đủ ăn, trong đó tỷ lệ tăng dân số vẫn giữ ở mức tỷ lệ 3,6%/ năm, trình độ sản xuất thấp, phong tục tập quán lạc hậu, tỷ lệ nghèo đói cao.
Sau những năm đổi mới ruộng đất và rừng được giao đến hộ và Lục ngạn đã xác định được cây trồng là thế mạnh nên đã mạnh dạn chuyển từ cây lưng thực là chính sang cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện là 14,68%, tổng giá trị sản xuất các ngành đạt 7.480 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm huyện quan tâm chỉ đạo phát triển cây ăn quả theo hướng đa dạng, nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm. Tổng sản lượng quả tươi ước đạt hơn 96.500 tấn, giá trị ước đạt hơn 1.600 tỷ đồng.
Hiện nay tổng diện tích cây ăn quả của Lục Ngạn là 22 nghìn ha, trong đó vải thiều là 18 nghìn ha, các loại cây ăn quả khác là 4 nghìn ha. Trong những năm qua, nhân dân địa phương đã mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap và một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam Vinh, cam Đường Canh, bưởi Diễn, bưởi Da Xanh, táo Đài Loan, Thanh Long ruột đỏ… Tập đoàn cây có múi trên địa bàn huyện phát triển nhanh, diện tích đạt trên 800ha. Trong đó cam Canh, cam Vinh 580ha, sản lượng ước đạt 2.600 tấn, giá trị đạt 104 tỷ đồng; bưởi Diễn, bưởi Da Xanh 220ha, sản lượng ước đạt 1.100 tấn, giá trị đạt 22 tỷ đồng, còn lại là cây có múi khác. Để quy hoạch các vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương, UBND huyện đã ban hành Đề án phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (giai đoạn 2014- 2020), nhằm tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu và nâng cao giá trị từ cây ăn quả… Ngoài ra,
28
sản xuất công nghiệp có nhiều khởi sắc; công tác huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH được quan tâm; nhiệm vụ quản lý đất đai, tài nguyên môi trường được chú trọng; lĩnh vực văn hóa- xã hội chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ổn định… Năm 2014 huyện Lục Ngạn phấn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về kinh tế xã hội. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành đạt 11,79%, giá trị đạt 6.420 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,20%, công nghiệp, xây dựng tăng 18,65%, thương mại dịch vụ tăng 14,29%,; thu ngân sách trên địa bàn 54,03 tỷ đồng, trong đó thu từ tiền sử dụng đất 20 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt 54.850 tấn; tỷ lệ hộ nghèo huyện giảm dưới 21%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo của 13 xã nghèo là 50%. Kết quả đó là chuyển đổi và dựa trên thế mạnh của huyện Lục Ngạn, là kinh nghiệm cho nhiều huyện trong việc xóa đói giảm nghèo.
* Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trước đây được nhiều người biết đến bởi sự nghèo nàn, lạc hậu. Gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10-12%, bình quân thu nhập đầu người đạt 16,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,4%, không còn hộ đói. Khi nhìn lại những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn chiếm hơn 70% số dân. Thời đó, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi diện tích canh tác ít, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thấp kém, để đưa nhân dân thoát khỏi đói nghèo thực sự là một thử thách lớn đối với Đảng bộ, chính quyền địa phương. Cuộc sống mới được đánh dấu bằng một mốc son khi Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện thống nhất đề ra Nghị quyết về công tác XĐGN vào năm 1993. Bắt tay vào công việc với đầy khó khăn, huyện tiến hành tổng mức điều tra mức sống của dân, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các
29
mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn của địa phương. Huyện từng bước tiếp cận người nghèo, xây dựng một số mô hình XĐGN và đã tạo được sự ủng hộ của Trung ương, của tỉnh và của các tầng lớp nhân dân. Từ những kinh nghiệm đúc rút được, huyện tập trung nhiều nguồn lực, tạo điều kiện về vốn, nâng cao kiến thức làm ăm cho nhân dân, nhất là các hộ nghèo, đồng thời đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình, biểu dương các tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi trong huyện. Với những kinh nghiệm và bài học có được từ hơn 10 năm nay chính quyền huyện đã nhận thức sâu sắc công cuộc XĐGN là phải biết phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, mở rộng ngành nghề, đồng thời tranh thủ tốt sự hỗ trợ, đầu tư từ các ngùôn lực bên ngoài. Xuất phát từ quan điểm đó, huyện đã xây dựng cụ thể các chương trình, mục tiêu, xác định rõ các vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở thế mạnh của từng vùng, đồng thời tập trung thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Theo đó, vùng đồng bằng ven quốc lộ 1A tập trung thâm canh lúa, phát triển dịch vụ sau thu hoạch và chăn nuôi lợn, vùng núi phát triển kinh tế vườn đồi, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày kết hợp với chăn nuôi trâu bò, vùng ven biển khai thác thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các tổ hợp, cơ sở chế biến, vùng trung tâm phát triển các ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp gắn với khu công nghiệp cảng biển Vũng áng. Với những cố gắng nỗ lực của cán bộ và nhân dân huyện Kỳ Anh, trong 2 năm (2012-2013) huyện đã xét miễn giảm thuế nông nghiệp cho gần 17.000 lượt hộ nghèo, miễn giảm học phí cho 8.150 học sinh là con em các hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 7.000 hộ. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt gần 16,5 triệu đồng, các hoạt động văn hoá, giáo dục có nhiều chuyển biến, an ninh quốc phòng được giữ vững ổn định.
30
* Tóm lƣợc kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của các huyện.
Qua kinh nghiệm các huyện điểm hình trên trong việc xóa đói giảm nghèo, việc xóa đói giảm nghèo cần tập trung vào một số mặt:
- Cần sự phối hợp cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân chỉ đạo sát sao trong việc xóa đói giảm nghèo.
- Dựa vào vị trí địa lý, địa hình và điều kiện thiên nhiên ở chính nơi địa điểm huyện đó để phát huy thế mạnh, điểm mạnh của huyện mình trong việc xóa đói giảm nghèo.
- Dựa vào ngành nghề truyền thống, xây dựng lâu dài tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập các hộ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.
- Cần tạo điều kiện về vốn và sử dụng hiệu quả đồng vốn trong việc xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Quan điểm của Đảng ta về xóa đói giảm nghèo
Đảng và Nhà nước ta xác định xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm coi đây là một chính sách xã hội cơ bản. Trên cơ sơ đó, Đảng và nhà nước ta xác định:
Một là, xóa đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả bền vững đồng thời chủ động ra các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người đói nghèo. Quan điểm này xác định rõ vai trò trách nhiệm của nhà nước, nhà nước phải là chủ thể tạo đủ nguồn lực vật chất trong tay, có đủ khả năng điều hòa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Điều đó chỉ có được khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh và hiệu quả bền vững. Trên cơ sở đó Nhà nước mới có điều kiện hỗ trợ giúp đỡ những người nghèo ở các vùng khó khăn. Mặt khác nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân ta đã chọn mục tiêu con đường đi tới là dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh để phấn đấu thì cơ hội xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân tiến tới ấm no hạnh phúc sẽ là hiện thực. Cho nên xây dựng các dự
31
án phát triển kinh tế kết hợp với thực hiện công bằng xã hội tự nó đã bao hàm nội dung xóa đói giảm nghèo.
Hai là, xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước của toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo và cộng đồng nghèo là sự vận động tự giác của người nghèo và cộng đồng người nghèo. Quan điểm này chỉ rõ muốn thoát khỏi đói nghèo, người nghèo, cộng đồng người nghèo phải tự vươn lên. Đây là yếu tố quan trọng là điều kiện thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững chống khuynh hướng