Thực trạng đói nghèo giai đoạn 2006-2013 ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 52)

công nhận, trong đó: 5 làng nghề thêu ren (Xuân Nẻo, Ô Mễ, Lạc Dục - xã Hưng Đạo; Nhũ Tỉnh - xã Quang Khải; Nghi Khê – xã Tân Kỳ); 01 làng nghề đan mây tre (An Nhân - thị trấn Tứ Kỳ); 01 làng nghề chiếu cói (Thanh Kỳ - xã An Thanh).

2.2. Công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2013 ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng tỉnh Hải Dƣơng

2.2.1. Thực trạng đói nghèo giai đoạn 2006 - 2013 ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Dương

46

Trên cơ sở bám sát theo tiêu chuẩn nghèo mới nêu trên, Ban chỉ đạo Các xã, thị trấn đã điều tra hộ nghèo trên toàn huyện. Theo kết quả điều tra hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định, kết quả giảm nghèo, hộ nghèo 8 năm (2006 - 2013) như sau:

(Kết quả giảm nghèo 2006 -2013 - Phụ lục 01)

Năm 2006, tổng số hộ nghèo trên địa bàn là 7.823 hộ (chiếm 17,83%), năm 2007, tổng số hộ nghèo trên địa bàn là 7.491 hộ (chiến 16,65%), năm 2008 tổng số hộ nghèo trên địa bàn là 6.285 hộ (chiếm 13,53%), năm 2009 tổng số hộ nghèo trên địa bàn là 4.549 hộ (chiếm 9,44%), năm 2010 tổng số hộ nghèo trên địa bàn là 3585 hộ (chiếm 7,44%). Sau 05 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo (2006 -2010), toàn huyện đã giảm 10,39% (4.238 hộ nghèo), số hộ thoát nghèo đã tăng so tổng số hộ phát sinh mới. Một số xã có tỷ lệ nghèo cao như Đại Hợp, Hưng Đạo, Minh Đức; một số xã có tỷ lệ nghèo thấp như: Quang Khải, Hà Kỳ, Đại Đồng, Tái Sơn. Thực hiện chiến lược 5 năm 2011 - 2015, năm 2011 áp dụng Ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới ban hành theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011, huyện Tứ Kỳ tiến hành điều tra toàn bộ 27 xã, thị trấn, số hộ nghèo năm 2011 là 7.319 hộ (chiếm 14,7%), năm 2012 là 6.575 hộ (chiếm 13,2%), năm 2013 là 5832 hộ (chiếm 11.7%). So sánh các năm 2011, 2012, 2013 thì tỷ lệ hộ nghèo các năm giảm trung bình 1,5%.

Tỷ lệ hộ nghèo chung năm 2013 của Việt Nam còn 7,6% theo chuẩn nghèo mới. Tỷ lệ nghèo đói của huyện Tứ Kỳ hiện nay cao so với tỷ lệ nghèo đói chung của cả nước là 4,1%, trong năm 2013 xã Tân Kỳ đạt tỷ lệ hộ nghèo đưới 7,6%, các xã còn lại đều có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn 7,6%, như vậy tỷ lệ nghèo đói cao so cả nước.

47

* So sánh tỷ lệ đói nghèo chung huyện Tứ Kỳ với các huyện trong tỉnh

(Phụ lục 2: Thống kê hộ nghèo của các huyện trong tỉnh)

Trên cơ sở phân tích bảng trên thấy Huyện Tứ Kỳ trong năm 2006 là huyện có số hộ nghèo nhiều nhất so với các huyện trong tỉnh. Bằng nhiều chính sách, dự án của huyện nhằm giảm các hộ nghèo đói trong năm 2010 huyện Tứ Kỳ đã giảm còn 3.585 hộ là huyện có số hộ giảm nghèo nhiều nhất trong các huyện, tuy nhiên số hộ phát sinh nghèo của huyện Tứ Kỳ trong năm 2011 theo điều tra chuẩn nghèo mới là huyện nhiều nhất trong các huyện trong tỉnh 7319 hộ và đến năm 2013 giảm xuống còn 4.483 hộ.

Tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2013 của huyện Tứ Kỳ 10,2% đây là tỷ lệ cao nhất so các huyện ở tỉnh Hải Dương. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Tứ Kỳ còn cao nhưng hộ nghèo chính sách của huyện đã giảm nhiều, năm 2013 còn 110 hộ nghèo chính sách chỉ đứng sau Thành Phố Hải Dương và Chí Linh là không có hộ nghèo chính sách.

Nhận xét:

Qua phân tích số liệu cho thấy trong những năm vừa qua huyện Tứ Kỳ đã tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo, thể hiện rõ: giảm hộ nghèo chính sách của huyện chỉ còn 110 hộ trong năm 2013 và tiến tới năm 2014 sẽ không còn hộ nghèo chính sách.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được trong xóa đói giảm nghèo thì cũng thấy: Số lượng tổng số hộ nghèo và hộ phát sinh nghèo năm 2013 của huyện Tứ Kỳ vẫn cao nhất trong các huyện còn lại của Tỉnh. Nếu sắp xếp phần trăm hộ nghèo của các huyện giảm dần thì huyện Tứ Kỳ đứng thứ 3/10 huyện giảm nhanh nhất. Vì vậy xét cả về số lượng hay tỷ lệ nghèo đói thì huyện Tứ Kỳ vẫn là huyện cần nhanh chóng giảm nhanh số hộ nghèo trong huyện.

48

* So sánh tỷ lệ đói nghèo của huyện Tứ Kỳ với tỷ lệ nghèo đói chung toàn tỉnh Hải Dƣơng

Tổng hợp kết quả của 12 huyện, thành phố tại thời điểm 2013 qua điều tra theo chuẩn nghèo mới nhất, toàn tỉnh Hải Dương còn 33.819 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,8% so với tổng số hộ trong toàn tỉnh. Rà soát thống kê có hộ thoát nghèo so thời điểm năm 2011 là giảm 19.944 hộ.

Về chỉ tiêu xóa hộ chính sách nghèo: Qua rà soát thống kê có 434 hộ thoát nghèo, 56 hộ mới phát sinh: toàn tỉnh còn 390 hộ nghèo chính sách nghèo, giảm 378 hộ so với năm 2011, đạt 49,2% chỉ tiêu kế hoạch.

Như vậy, so với hộ nghèo toàn tỉnh Hải Dương thì hộ nghèo huyện Tứ Kỳ cao hơn là 2,4% tại thời điểm năm 2013, là huyện có hộ nghèo cao nhất tỉnh Hải Dương, là huyện thuần nông nên hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước thì những năm gần đây lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã quan tâm nhiều việc xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tập trung việc tạo công ăn việc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang chủ yếu sản xuất công nghiệp tăng cao thu nhập người dân đặc biệt là hộ nghèo.

* Thực trạng đói nghèo các hộ qua kết quả điều tra nhanh

Để có số liệu thực tế phục vụ nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra 100 hộ nghèo thuộc 3 vùng khác nhau của huyện Tứ Kỳ. Vùng hạ tôi điều tra xã Nguyên Giáp 35 hộ, vùng giữa tôi điều tra xã Minh Đức 35 hộ, vùng đầu huyện tôi điều tra xã Kỳ Sơn 30 hộ. Ngoài ra, tôi tiến hành điều tra nhanh mẫu ngẫu nhiên 60 hộ dân thuộc 3 xã trên nhằm củng cố cho số liệu điều tra các hộ nghèo. Đối với các hộ nghèo, chúng tôi điều tra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo và các kiến nghị, đề xuất các hộ nhằm tìm ra giải pháp giúp các hộ vươn lên thoát nghèo. Đối với 60 hộ điều tra ngẫu nhiên, chúng tôi tập chung điều tra nghiên cứu về thu nhập, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của

49

các hộ không thuộc diện nghèo làm cơ sở các giải pháp thoát nghẻo của hộ nghèo tại vừng điều tra cũng như hộ nghèo toàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Bảng 2.4: Số lƣợng, cơ cấu các loại hộ thuộc nhóm hộ điều tra nhanh Diễn giải Số hộ (hộ) Hộ không nghèo Hộ nghèo S.lƣợng ( hộ) cấu (%) S.lƣợng ( hộ) cấu (%) Hộ tái nghèo S.lƣợng ( hộ) cấu (%) Vùng đầu Xã Kỳ Sơn 15 14 93,33 1 6,67 0 0 Vùng giữa Xã Minh Đức 20 17 85 3 15 1 33,3 Vùng hạ Xã Nguyên Giáp 25 22 88 3 12 1 33,3

Nguồn: Kết quả tổng hợp điều tra thực tế ở huyện Tứ Kỳ

Qua kết quả điều tra vào thời điểm 15/5/2014 cho thấy, trên thực tế số hộ và tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tứ Kỳ nhiều hơn so với báo cáo số liệu của Ban chỉ đạo XĐGN của huyện. Trung bình cứ 3 hộ nghèo thì có 01 hộ bị tái nghèo, số hộ có nhiều khả năng tái nghèo tập trung ở vùng khu hạ Tứ kỳ.

2.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói giai đoạn 2006 -2013 ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dƣơng

Nguyên nhân đói nghèo ở huyện Tứ Kỳ phần nào cũng phản ánh là những nguyên nhân đói nghèo chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Người nghèo ở huyện Tứ Kỳ phần lớn ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp nên ngoài những nguyên nhân chung còn có nhiều nguyên nhân mang nét đặc trưng của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

50

Qua điều tra và phỏng vấn 7.319 hộ nghèo phát sinh trong trong điều tra năm 2011 của huyện (điều tra theo tiêu chuẩn mới đánh giá và xây dựng tiêu chí phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015), nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo của hộ được bảng số liệu:

Bảng 2.5: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát sinh nghèo

(Thời điểm 1/8/2011) STT Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát sinh Số hộ Tỷ lệ nghèo của hộ (%) 1 Thiếu vốn sản xuất 3454 47.19 2 Thiếu việc làm 790 10.79

3 Thiếu kiến thức sản xuất 596 8.14

4 Thiếu đất sản xuất 568 7.76

5 Ốm đau dài ngày 451 6.16

6 Tai nạn, rủi ro 406 5.55

7 Chưa hướng dẫn làm ăn 384 5.25

8 Đông người ăn theo 344 4.70

9 Thiếu lao động 259 3.54

10 Mắc tệ nạn xã hội 29 0.40

11 Nguyên nhân khác 38 0.52

Tổng 7319 100

Nguồn: Phòng Lao động TBXH huyện Tứ Kỳ

Qua số liệu cho thấy nguyên nhân số một mà các hộ nghèo phát sinh đều cho là thiếu vốn sản xuất chiếm tới 47,19%, tiếp theo là thiếu việc làm; thiếu kiến thức sản xuất; thiếu đất sản xuất; ốm đau dài ngày; tai nạn rủi ro….

51

Với khoảng 47,19% số hộ cho rằng thiếu vốn dẫn đến nghèo đói. Nguyên nhân này các hộ đánh giá khá thống nhất theo nhóm hộ nghèo phát sinh.

Sự tiếp cận tín dụng của các hộ nghèo còn nhiều hạn chế: Tỷ lệ vay vốn ngân hàng mới chiếm 54,14%. Trong tổng số hộ vay ngân hàng có tới 50,63% số hộ không có khả năng trả nợ quá hạn.

Sở dĩ hộ nghèo tiếp cận vốn còn khó khăn, một phần do cách sản xuất của hộ nghèo còn giản đơn, không thâm canh thiếu kinh nghiệm sản xuất hoặc vay về không biết làm gì.

Mặc dù vậy, do nhu cầu bức xúc nên nhiều hộ nghèo vẫn phải vay vốn tư nhân để sản xuất hoặc để chi cho sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Tuy nhiên việc hộ nghèo được vay vốn chỉ là một yếu tố. Vấn đề quan trọng làm sao để hộ nghèo sử dụng số vốn được vay có hiệu quả, điều đó đòi hỏi việc cho vay với hướng dẫn phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo tìm ra phương án đầu tư có hiệu quả nhất, có tính khả thi cao phù hợp những điều kiện của hộ, điều kiện sản xuất. Bởi vì, nếu như sản xuất của các hộ gia đình không được phát triển thì sẽ dẫn đến không có thu nhập cho gia đình để chi cho các sinh hoạt đời thường và trả nợ cho ngân hàng, điều đó dẫn đến hộ nghèo lại càng nghèo hơn vì còn phải trả nợ cho ngân hàng. Sản xuất không phát triển đồng nghĩa với việc hộ nghèo sẽ không có nhu cầu vay vốn, sản xuất không phát triển không mở rộng quy mô, không đầu tư vốn được. Tiếp theo không có vốn phát triển sản xuất thì lại rơi vào nghèo đói. Để giải quyết vấn đề này, công tác hướng dẫn lập dự án phát triển kinh tế và cách sử dụng vốn cần phải được thực hiện trước.

* Nguyên nhân dân trí thấp, thiếu việc làm và không ổn định

Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu

52

cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quân đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái… đến không những thế hệ hiện tại mà đến cả thế hệ tương lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo và sẽ làm cho việc thoát nghèo thong qua giáo dục khó khăn hơn.

Qua điều tra: trong cùng một nhóm hộ, thì hộ nghèo có tỷ lệ trình độ cấp III thấp hơn hộ không nghèo: 2,01%. Nhưng nhìn chung toàn bộ điều tra có trình độ giáo dục phổ biến là cấp II trong tất cả nhóm hộ.

Trong cùng một cấp giáo dục, thì nhóm đói nghèo có xu hướng giảm tỷ lệ số người có trình độ giáo dục ở các cấp, càng lên cao, càng ít dần. Trong khi đó số hộ không nghèo lại có xu hướng ngược lại, càng lên cấp giáo dục cao hơn, tỷ lệ càng tăng.

Trong số các hộ thuộc diện nghèo, đặc biệt là nhóm hộ đói nghèo có trình độ văn hóa thấp hơn cả cấp II, trong khi tỷ lệ này ở nhóm nghèo là 22,7%. Nhóm không nghèo có tỷ lệ nhân khẩu đạt trình độ cấp II cao nhất là 37,88%.

Biểu 2.6: Trình độ văn hóa của các hộ điều tra (%).

Cấp văn hóa Không nghèo Nghèo

Tỷ lệ các cấp theo từng nhóm nghèo (%)

Cấp I 26,55 38,96

Cấp II 58,9 57,97

Cấp III 14,55 3,07

53

Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn. Tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên.

* Nguyên nhân điều kiện sản xuất khó khăn

Nguyên nhân này bao gồm vấn đề trong hoạt động sản xuất: Đối với ngành trồng trọt, khó khăn chủ yếu là nước tưới, kênh mương xuống cấp, đặc biệt là nguồn nước tưới cho cây lúa, thứ hai là giống lúa, giống cây ăn quả, dịch bệnh cây trồng, phân bón, khoa học kỹ thuật; Trong chăn nuôi khó khăn chủ yếu là thiếu vốn, giống, tiêu thụ, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh; Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu nhỏ lẻ, bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, nuôi trồng thuỷ sản đạt kết quả thấp. Về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội: Mặc dù trong những năm gần đây các xã đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, có nhiều xã do chất lượng các công trình còn kém nên khi cơ sở hạ tầng đi vào sử dụng nhanh chóng hư hỏng, yếu kém nhất là các xã nghèo ở xa trung tâm.

* Nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất

Mặc dù, trong khi điều tra, phỏng vấn các hộ nghèo có 8,14% các hộ đều trả lời rằng nguyên nhân nghèo đói là do thiếu kinh nghiệm trong sản xuất. Chứng tỏ một điều tự thân người nghèo không nhận thấy tầm quan trọng của nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất, chưa nhận thấy được sự kém cỏi về kiến thức làm ăn để tự mình học hỏi tìm mọi cách vượt qua khó khăn.

Trong khi đó đánh giá chung của các nhà quản lý, các chuyên gia đều cho rằng do dân thiếu kinh nghiệm sản xuất nên các hộ nghèo mới không tìm được các giải pháp tự thoát nghèo mà chỉ trông chờ vào Nhà nước, chính quyền của Huyện, địa phương. Do dân trí thấp, tự ty, kém năng động, không dám mạnh dạn làm kinh tế vì thiếu kiến thức sản xuất nên dẫn đến cảnh nghèo

54

đói triền miên đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng xa nơi trung tâm. Vì vậy, muốn các hộ nghèo thoát nghèo và không nghèo trở lại ngoài việc cung cấp vốn phát triển sản xuất cần phải hướng dẫn giúp họ có kiến thức, cung cấp cho họ những kiến thức làm ăn giỏi, sau đó mới đến các yếu tố khác thì hiệu quả của việc giảm nghèo mới có kết quả cao.

* Nguyên nhân thiếu đất sản xuất

Trước khi phân tích về nguyên nhân thiếu đất dẫn đến nghèo đói ta phân tích về đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.7: Số ngƣời của hộ điều tra phân theo địa danh và ngành sản xuất

Nông nghiệp Nghề khác Lâm, nông nghiệp Làm thuê Dịch vụ buôn bán nhỏ Thủ công Ngọc Sơn 297 63 3 40 8 Quang Trung 301 29 29 19 Quảng Nghiệp 285 49 6 31 6 10 Đại Hợp 432 Minh Đức 538 7 17 76 17 2 Tứ Xuyên 219 46 3 3 7 An Thanh 404 31 Chung 2476 225 44 176 44 38

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tứ Kỳ

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)