Thuật ngữ Lôgic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Logos có nghĩa là tư tưởng, từ, lý trí, ngày nay người ta dùng thuật ngữ lôgic dùng để chỉ: Những quy tắc chi phối quá trình tư duy phản ánh hiện thực; một khoa học về những quy tắc suy luận và các hình thức của nó.Ngoài ra, thuật ngữ này còn được dùng để chỉ những mối liên hệ tất yếu trong thế giới khách quan (người ta thường nói lôgic của sự vật, lôgic của các sự kiện).
Trang 1Chương 1
ĐỐI TƯỢNG CỦA LÔGIC HỌC
I LÔGIC HỌC LÀ GÌ
Thuật ngữ "Lôgic" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Logos" có nghĩa
là "tư tưởng", "từ", "lý trí", ngày nay người ta dùng thuật ngữ lôgic dùng đểchỉ: Những quy tắc chi phối quá trình tư duy phản ánh hiện thực; một khoahọc về những quy tắc suy luận và các hình thức của nó
Ngoài ra, thuật ngữ này còn được dùng để chỉ những mối liên hệ tấtyếu trong thế giới khách quan (người ta thường nói "lôgic của sự vật",
"lôgic của các sự kiện")
Không phải chỉ có Lôgic học mới nghiên cứu tư duy Nhiều khoahọc khác như tâm lý học, xi-bec-nê-tic, giáo dục học v.v cũng nghiên cứu
tư duy theo cách riêng của mình Chẳng hạn tâm lý học nghiên cứu tư duy
về mặt động cơ, đặc điểm cá nhân của tư duy Xi-bec-nê-tic nghiên cứu tưduy về các mặt có liên quan đến quá trình thông tin nhanh và hiệu quảtrong các máy tính điện tử, mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tư duy vàngôn ngữ (tự nhiên và nhân tạo), các phương pháp và cách lập trình v.v Giáo dục học nghiên cứu tư duy dưới góc độ quá trình hình thành và giáodục thế hệ trẻ xét về mặt nhận thức Khoa học sinh lý thần kinh cao cấpnghiên cứu cơ sở sinh lý của tư duy, các quá trình hưng phấn và ức chế củanão - cơ quan tư duy
Lôgic học nghiên cứu tư duy từ một khía cạnh khác Lôgic học xemxét tư duy như một phương tiện nhận thức thế giới khách quan, những hìnhthức và quy luật phản ánh thế giới trong quá trình tư duy Vì triết họcnghiên cứu quá trình nhận thức một cách đầy đủ, nên lôgic học có thể đượcxem như là một khoa học có tính chất triết học
Muốn thấy rõ ý nghĩa của lôgic học, cần làm rõ vấn đề tư duy - đốitượng nghiên cứu của lôgic học
Nhận thức là một quá trình biện chứng phản ánh thế giới kháchquan vào trong ý thức con người Đó là quá trình của tư tưởng đi từ chưa
Trang 2biết đến biết, từ chỗ biết chưa đầy đủ, chưa chính xác đến chỗ biết đầy đủ,chính xác hơn.
Con người nhận thức thế giới không phải do tính tò mò bẩm sinh
mà là do xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cải tạo thế giới Các nhà triết họcduy vật cho rằng thế giới và các quy luật của nó là có thể nhận thức được
Lý luận phản ánh là khoa học về nhận thức Theo lý luận phản ánhthì các sự vật vật chất tồn tại ngoài ý thức của chúng ta Tác động của các
sự vật ấy sản sinh ra những biểu tượng, hình ảnh, bản sao của vật trong ócngười Không có sự vật thực thì không thể có biểu tượng về nó được(chẳng hạn: nếu không có một chiếc máy bay thì làm sao có được biểutượng về máy bay) nhưng các sự vật tồn tại một cách khách quan và độclập với các biểu tượng (cũng như trong rừng có cây và chim, mặc dầukhông ai nhìn thấy) Biểu tượng ứng với sự vật mà nó phản ánh Vì thế, cácbiểu tượng có giá trị về mặt hình thức Một biểu tượng có tính chất lýtưởng, nó không thể tồn tại ngoài ý thức con người Nhưng biểu tượng vàvật thực không hoàn toàn giống nhau Sự vật phong phú hơn biểu tượng,cho nên chúng ta có thể xem một bộ phim hai lần và chúng ta sẽ nhận rađược điều gì đó mới mẻ, chúng ta có thể nhiều lần xem một bức tranh củamột họa sĩ, và bắt gặp trong đó điều gì mới hơn mà những lần trước khôngnhận thấy Biểu tượng nghèo hơn sự vật, chúng ta không thể đề cập mọi chitiết ngay một lúc Chúng ta chỉ khám phá sự vật và các đặc điểm của nótrong một quá trình nhận thức
Thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn củachân lý Trong hoạt động thực tiễn, con người phát hiện ra những đặc điểmcủa sự vật, hiện tượng mà trước đây chưa biết Người ta cần nghiên cứu vàbiết đặc điểm của sự vật, phát hiện "bí mật" của tự nhiên, bắt tự nhiên phảiphục vụ cho con người Biết được cấu trúc của hạt nhân nguyên tử thì nhânloại tìm thêm được nguồn năng lượng mới Rất nhiều thí dụ cụ thể chứng tỏrằng nhu cầu thực tiễn buộc con người phải tìm tòi hiểu biết sự vật của tựnhiên Ngày nay, thực tiễn đang đặt ra trước loài người những vấn đề toàncầu: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, làm chủ những nguồnnăng lượng mới, chinh phục vũ trụ và đại dương v.v
Trang 3Xét đến cùng thì tất cả mọi khoa học đều bắt nguồn từ nhu cầu thựctiễn của con người: Toán học từ nhu cầu đo đạc đất đai và dung tích cácbình chứa; Thiên văn học do nhu cầu hàng hải; Y học do nhu cầu chữabệnh; Nhu cầu tăng trưởng nông nghiệp và công nghiệp đặt ra cho hóa họcnhiệm vụ cung cấp nguyên liệu, sợi, vật liệu xây dựng, phân bón Quátrình nhận thức đi "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tưduy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thứcchân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan" (Lênin - Bút ký triết học -Nxb Sự thật, 1977, trang 189) - Nhận thức gồm hai giai đoạn cơ bản: nhậnthức cảm tính và tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính).
Toàn bộ nhận thức bắt đầu từ trực quan sinh động, bằng cảm giáctri giác cảm tính Sự vật tác động vào giác quan con người sản sinh trong
óc những cảm giác và tri giác
Các hình thức của nhận thức cảm tính là cảm giác, tri giác, biểutượng Cảm giác là phản ánh những thuộc tính rời rạc của sự vật, hiệntượng tác động trực tiếp vào giác quan ta (Ví dụ: cảm giác nóng, lạnh,đắng, ngọt, tròn, đỏ, v.v )
Một sự vật không chỉ có một mà rất nhiều thuộc tính, cảm giácphản ánh nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật Cảm giác là hình ảnh chủquan của thế giới khách quan xuất hiện trên vỏ não Nhờ rèn luyện mà giácquan có thể tăng tính nhạy cảm lên rất nhiều Một người bình thường chỉ cóthể phân biệt được 3-4 sắc thái của màu đen, nhưng những người thợnhuộm lành nghề có thể phân biệt được 40 sắc thái màu đen khác nhau
Cảm giác thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác biểu hiệnmối quan hệ trực tiếp của ý thức với bên ngoài, nếu một người thiếu đi mộthoặc nhiều giác quan (ví dụ: một người mù, câm, điếc) thì những giác quancòn lại nhạy cảm hơn để bù lại một phần những giác quan bị thiếu
Tri giác là sự phản ánh toàn vẹn một sự vật bên ngoài tác động trựctiếp vào giác quan (Ví dụ: hình ảnh của chiếc xe, quyển sách, nhà máyđiện ) tri giác hình thành từ cảm giác Tri giác về quả cam gồm nhữngcảm giác tròn, màu vàng, ngọt, thơm v.v
Trang 4Tri giác là hình ảnh cảm tính phản ánh một sự vật nào đó trong mộtthời điểm nhất định Tuy vậy tri giác vẫn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệmtrước đó Chẳng hạn tri giác về một đồng cỏ xanh sẽ không giống nhau ởmột trẻ em, một người lớn, một họa sĩ, một nhà sinh học hoặc một bácnông dân Người họa sĩ hay trẻ em thì say sưa với vẻ đẹp của đồng cỏ xanh,nhà y học thì chú ý tìm xem có cây cỏ nào làm thuốc được không, cònngười nông dân lại tính toán xem có thể cắt được bao nhiêu cỏ.
Nhiều khi, tri giác về sự vật và tư duy hòa nhập vào nhau, khó táchbiệt Có thể thấy rõ điều này trong câu chuyện sau Có một người châu Âu
du lịch sang Trung Mỹ, đã dừng lại ở một làng mà dân chúng ở đó chưa hềbiết đến sách, báo Trong khi du ngoạn trên lưng ngựa, ông ta mở một tờbáo ra đọc Một đám đông quây xúm lại xem Khi ông ta sắp rời làng đó ra
đi thì dân địa phương vây quanh và xin mua lại tờ báo với bất kỳ giá nào,hỏi họ để làm gì thì họ trả lời rằng họ đã thấy ông ta nhìn những chữ cáiđen rất lâu và có lẽ để chữa bệnh ở mắt, vì thế họ muốn có vị thuốc đó Dânlàng này chưa từng biết đọc sách báo là gì, và từ kinh nghiệm của họ trướckia, họ xem tờ báo như một vị thuốc
Biểu tượng là hình ảnh cảm tính của sự vật mà ta đã tri giác trước đây.Biểu tượng có thể làm tái hiện (chẳng hạn tất cả chúng ta giờ đây vẫn còn giữlại trong óc hình ảnh của ngôi nhà ta ở, của nơi ta làm việc hình ảnh của mộtvài người thân quen trước kia) Biểu tượng cũng có thể là sáng tạo và thậmchí là ảo tưởng Một biểu tượng sáng tạo có thể xuất hiện trong óc ta nhờ
sự mô tả bằng lời Chẳng hạn, từ việc mô tả vùng rừng già ta có thể tưởngtượng được vùng đó mặc dầu ta chưa bao giờ đến đó Hoặc ta có thể tưởngtượng ra hình ảnh bình minh trên Bắc Cực, mặc dầu chưa bao giờ thấy
Bằng cảm tính chúng ta nhận biết một hiện tượng nhưng khôngnhận thức được bản chất của nó Chỉ có bằng tư duy trừu tượng mới có thểnhận thức được bản chất của các sự vật và hiện tượng, quy luật của thếgiới Tư duy trừu tượng hay lý tính phản ánh thế giới đầy đủ và sâu sắchơn Đi từ nhận thức cảm tính sang tư duy, trừu tượng là một bước nhảyvọt trong quá trình nhận thức, từ chỗ nhận thức sự kiện đến nhận thức quyluật Nhận thức tư duy trừu tượng được biểu hiện bằng các hình thức cơbản của tư duy là: Khái niệm, phán đoán và suy lý
Trang 5Khái niệm là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chấtcủa một sự vật hay của một lớp sự vật cùng loại Trong ngôn ngữ, kháiniệm biểu hiện ra bằng từ hay một nhóm từ: Ví dụ: Nhà, cây chủ nghĩa xãhội
Phán đoán là một hình thức tư duy nhờ đó người ta khẳng định hayphủ định một điều gì đó về sự vật, về thuộc tính hay quan hệ của sự vật.Phán đoán được biểu hiện bằng một câu đơn hoặc phức Ví dụ: "phụ nữViệt Nam anh hùng" là một phán đoán đơn còn "mùa xuân đã đến và cây láxanh tươi" là phán đoán phức gồm hai phán đoán đơn Một phán đoán cóthể đúng hay sai
Suy lý là một hình thức tư duy trong đó tư tưởng đi từ một hay nhiều phán đoán đúng làm tiền đề, tiến đến một kết luận theo một số quytắc nhất định
Ví dụ 1: Mọi kim loại đều dẫn điện
Đồng là kim loạiĐồng dẫn điện
Ở đây hai phán đoán đầu là tiền đề, phán đoán thứ ba là kết luận
Ví dụ 2: Cây cối chia thành hai loại: Cây ngắn ngày và cây cổ thụ
Cây này là cây ngắn ngàyCây này không phải là cây cổ thụTrong quá trình nhận thức, người ta tìm cách để khám phá ra chân
lý Chân lý là sự phản ánh phù hợp với các hiện tượng quá trình của tựnhiên, xã hội, tư duy vào trong ý thức con người Hiểu biết đúng khi nó phùhợp với thực tế Các quy luật khoa học biểu hiện chân lý Ngay từ thời cổđại, Aristôt đã cho rằng chân lý là sự phù hợp giữa hiểu biết với sự vật
Để phân biệt chân lý với sai lầm phải dựa vào thực tiễn, thực tiễn làtiêu chuẩn của chân lý Thực tiễn là toàn bộ hoạt động xã hội và sản xuấtcủa con người trong những điều kiện lịch sử nhất định - tức là hoạt độngvật chất của con người trong công nghiệp và nông nghiệp, cuộc đấu tranh
Trang 6giai cấp, phong trào giải phóng dân tộc, hoạt động chính trị, thực nghiệmkhoa học v.v
Tư duy trừu tượng là hình thức phản ánh hiện thực mang tính giántiếp và tổng hợp Thông qua các hình thức cảm tính, chúng ta nhận biết mộtcách trực tiếp các sự vật và đặc điểm của chúng (ví dụ, ta thấy bông hoanày màu đỏ, ta nghe tiếng biển rì rào ) Tư duy trừu tượng cho ta một hiểubiết khác, không cần phải gắn trực tiếp với thí nghiệm, với những tài liệu
do giác quan cung cấp Thí dụ: người bác sĩ phán đoán bệnh xuất phát từcác triệu chứng Các nhà khảo cổ phán đoán về đời sống con người thời cổdựa trên những di vật khảo cổ học, bằng những phép tính toán học, người
ta điều chỉnh đường bay của tên lửa v.v
Tư duy trừu tượng giúp ta nhận thức thế giới dưới hình thức tổnghợp Ví dụ: bằng khái niệm "giáo sư" chúng ta tách ra những dấu hiệuchung bản chất vốn có ở tất cả mọi giáo sư Bằng tư duy trừu tượng conngười phát hiện ra quy luật của tự nhiên, của xã hội, đi sâu vào bản chấtcủa các hiện tượng
Tư duy là biểu hiện tối cao của ý thức Tư duy là phản ánh tồn tại.Tồn tại là có trước Nhưng ý thức bao gồm cả tư duy trừu tượng và có tínhtích cực: Biết được quy luật khách quan, con người sử dụng quy luật vì lợiích của mình Tính năng động của tư duy biểu hiện ở chỗ con người tạo ra
và khái quát tri thức thành những khái niệm, phán đoán, dựa trên nhữngsuy lý, những giả thiết Con người dựa vào những hiểu biết trước đây để dựđoán, vạch kế hoạch phát triển kinh tế, khoa học, giáo dục v.v Tính năngđộng của tư duy biểu hiện ở hoạt động sáng tạo của con người, năng lựctưởng tượng sáng tạo khoa học, nghệ thuật
Tư duy trừu tượng quyết định mục tiêu, phương thức, tính chất hoạtđộng thực tiễn của con người Người kiến trúc sư tồi nhất cũng khác vớicon ong giỏi nhất bởi vì trước khi xây nhà, anh ta đã có hình ảnh cái nhà trongóc
Một đặc điểm khác của tư duy trừu tượng là ở chỗ nó phản ánh tíchcực thế giới và tham gia vào việc cải biến thế giới Trong thực tiễn, con
Trang 7người biến cái tư tưởng thành cái vật chất, vật chất hóa những tư tưởngkhoa học thành những sản phẩm lao động.
Tư duy trừu tượng có đặc điểm là gắn chặt với ngôn ngữ Tư duyphản ánh thực tại khách quan còn ngôn ngữ là phương thức biểu hiện, lưugiữ và truyền đạt tư tưởng cho người khác
Lôgic hình thức là khoa học về quy luật và hình thức tư duy đúng.Vậy chúng ta hãy xem xét thế nào là hình thức lôgic và quy luật lôgic
+ Hình thức lôgic của một tư tưởng cụ thể là kết cấu của chính tưtưởng đó, hoặc nói cách khác là phương thức liên kết các bộ phận cấuthành tư tưởng đó Quy luật và hình thức lôgic không phải là một kết cấutùy tiện mà là sự phản ánh thế giới khách quan
Kết cấu của một tư tưởng - hình thức lôgic của nó, có thể được biểuhiện bằng những ký hiệu Chẳng hạn xem xét kết cấu trong những phán đoánsau đây:
"Tất cả mọi con cá chép đều là cá"
"Tất cả mọi người đều phải chết"
"Tất cả mọi con bướm đều là côn trùng"
Ta thấy nội dung của các phán đoán khác nhau, nhưng hình thứcđều giống nhau: "Tất cả S là P" Trong đó S là chủ từ - khái niệm về đốitượng của phán đoán, P là tân từ - khái niệm về thuộc tính của đối tượng,
"tất cả" là từ chỉ số lượng, và "là" là hệ từ Đôi khi người ta bỏ hoặc thay hệ
từ "là" bằng một dấu phẩy hoặc dấu hai chấm
Hai phán đoán sau đây nội dung khác nhau nhưng giống nhau vềhình thức
Trang 8Quá trình tư duy phải tuân theo các quy luật lôgic là điều kiệnkhông thể thiếu để đạt được chân lý trong quá trình suy luận Có bốn quyluật cơ bản của lôgic hình thức:
Luật đồng nhất, luật cấm mâu thuẫn, luật bài trung, luật lý do đầy đủ.Quy luật lôgic tác động độc lập với ý muốn cá nhân, không phải do
ý chí con người tạo ra, phản ánh những mối quan hệ tất yếu của sự vậttrong thế giới khách quan Tính chất phổ biến toàn nhân loại của quy luậtlôgic là ở chỗ: Mọi thời đại lịch sử, con người của mọi giai cấp và dân tộcđều cùng suy nghĩ theo những quy luật ấy Ngoài các quy luật của lôgichình thức, tư duy đúng đắn còn phải tuân theo các quy luật của phép biệnchứng duy vật: Quy luật về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,quy luật chuyển hóa lẫn nhau của những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi
về chất, quy luật phủ định của phủ định
Tính chân lý của tư tưởng và tính đúng đắn về mặt hình thức củacác suy luận
Khái niệm tính chân lý hoặc tính sai lầm chỉ riêng nói đến nội dung
cụ thể của một phán đoán nào đó Một phán đoán là chân thực nếu nó phảnánh điều đã xảy ra trong thực tế; Nếu không thì phán đoán đó là sai lầm Vídụ: Phán đoán: "tất cả mọi con sói đều ăn thịt" là đúng Còn phán đoán
"mọi loại nấm đều là độc" là phán đoán sai
Khái niệm tính đúng đắn về mặt hình thức của suy luận chỉ nói đếnnhững thao tác lôgic của tư duy Nếu tiền đề đúng và nếu áp dụng đúng cácquy luật tư duy thì kết luận rút ra sẽ đúng, nghĩa là phù hợp hiện thực Nếu
có một tiền đề sai trong suy luận thì mặc dầu theo đúng quy luật lôgic vẫn
có thể rút ra kết luận sai hoặc đúng Ví dụ:
1) Mọi kim loại đều là chất rắn
2) Thủy ngân không phải là chất rắn
3) Thủy ngân không phải là kim loại
Kết luận sai là vì đã lấy một phán đoán sai làm tiền đề (tiền đềmột) Muốn có kết luận đúng thì hai tiền đề phải đúng (nếu theo đúng quy
Trang 9tắc lôgic) Nếu tiền đề đúng nhưng không theo đúng quy tắc lôgic thì kếtluận rút ra có thể đúng hoặc sai Ví dụ:
1- Mọi con hổ đều dữ
II Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LÔGIC HỌC
Có thể suy lý một cách hợp lôgic, xây dựng đúng các lập luận, bác
bỏ luận cứ của đối phương mà không biết các quy tắc lôgic học, cũng nhưmột người có thể diễn đạt tư tưởng của mình trong một thành ngữ mà anh
ta không biết gì về ngữ pháp vì thế mà Hêghen không đề cao quá lôgic hìnhthức ông nói "muốn suy nghĩ đúng không nhất thiết phải biết lôgic hìnhthức cũng như không nhất thiết phải biết quá trình tiến hóa rồi mới ăn".Nhưng nắm vững được lôgic học thì người ta sẽ nâng cao được văn hóa tưduy, suy nghĩ lập luận chính xác, chặt chẽ, sáng tỏ, tăng cường hiệu quả vàsức thuyết phục khi nói và viết
Trong quá trình lĩnh hội tri thức mới, trong giảng dạy và trong việcchuẩn bị một bài luận văn, thì việc nắm vững những cơ sở lôgic học có ýnghĩa quan trọng đặc biệt Nắm được lôgic học thì dễ phát hiện ra nhữngsai lầm lôgic trong ngôn ngữ nói và viết của những người khác, tìm ra conđường ngắn nhất và đúng để bác bỏ những sai lầm và tránh phạm sai lầm.Lôgic hình thức không mang tính giai cấp, tính dân tộc mà đó là những quyluật, hình thức tư duy chung cho cả loài người
Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, khối lượng thôngtin khoa học phát triển như vũ bão, việc tổ chức hợp lý quá trình giảng dạy
có một ý nghĩa vô cùng to lớn Những phương pháp đi theo chiều rộnghướng vào việc mở rộng thông tin mới đang nhường bước cho phương
Trang 10pháp đi theo chiều sâu Phương pháp này hướng vào việc lựa chọn hợp lýnhững tri thức quan trọng, quyết định nhất trong toàn bộ dòng thông tinmới Nâng cao văn hóa lôgic sẽ góp phần nắm vững phương pháp suy luậnhợp lôgic, sáng tỏ và hình thành tư duy sáng tạo.
Văn hóa lôgic không phải là một phẩm chất bẩm sinh Muốn pháttriển nó thì phải biết những nguyên lý căn bản của khoa học lôgic mà trảiqua hai ngàn năm phát triển đã tích lũy được những phương pháp suy lýluận chứng có cơ sở khoa học Lôgic học giúp chúng ta phát triển trí tuệ cánhân và hình thành thế giới quan khoa học
Trong khoa học, trong luận chiến, trong đời thường, trong giảng dạy,chúng ta phải từ những phán đoán đúng này mà suy ra những phán đoán khác,bác bỏ những phán đoán sai lầm hoặc những chứng cớ, lập luận không đúng.Tôn trọng một cách có ý thức các quy luật lôgic học làm cho tư duy đúng đắn,
có căn cứ, có hiệu quả và sáng tạo, giúp ta tránh được sai lầm - điều này hếtsức quan trọng trong nghiên cứu khoa học cũng như trong hoạt động thựctiễn
III LỊCH SỬ KHOA HỌC LÔGIC
Lôgic học là một khoa học ra đời sớm hơn nhiều so với các khoahọc khác Người sáng lập ra lôgic hình thức là nhà triết học Hy Lạp Aristôt(384 - 322 trước công nguyên), Mác cho rằng: Aristôt là nhà tư tưởng vĩđại nhất thời cổ, còn Ăngghen thì xem Aristôt là khối óc toàn diện nhất củanền văn minh Hy lạp thời cổ
Sự ra đời sớm của lôgic học chứng tỏ sự cần thiết của nó đối với tất
cả các khoa học khác, đối với nhận thức tư duy nói chung Ngay từ khi mớixuất hiện lôgic học đã được coi là một bộ phận cấu thành của tri thức triếthọc Đối tượng nghiên cứu của lôgic học là những hình thức và quy luậtcủa tư duy Các khoa học khác cũng nghiên cứu tư duy như tâm lý học,sinh học thần kinh cao cấp, nhưng dưới góc độ khác, lôgic học nghiêncứu tư duy dưới góc độ tính chân lý của các tư tưởng phản ánh hiện thựckhách quan Như vậy xem xét vấn đề chân lý là nhiệm vụ của lôgic học
Trang 11Lôgic học bao gồm lôgic hình thức và lôgic biện chứng Đó là haibậc thang, hai trình độ phát triển của lôgic học Lôgic học của Aristôt đượcxây dựng trên cơ sở những quan điểm duy vật, ông cho rằng những hìnhthức và quy luật của tư duy đều có cơ sở khách quan trong bản thân sự tồntại của sự vật Khi tìm kiếm chân lý, con người liên kết các tư tưởng củamình không phải một cách tùy tiện mà là căn cứ vào chỗ những sự vật đượcphản ánh trong những tư tưởng ấy liên kết với nhau như thế nào?
Aristôt đã có công lao khái quát những kinh nghiệm hoạt động tưduy của con người để xây dựng nên một học thuyết tương đối hoàn chỉnh
và tinh vi về các hình thức và quy luật của tư duy, đó là học thuyết về tamđoạn luận, một học thuyết mà sau 24 thế kỷ vẫn giữ nguyên giá trị Vì vậylôgic học theo nghĩa là một khoa học chỉ thực sự bắt đầu từ Aristôt, mặc dùtrước ông đã có những nhà triết học cổ Hy lạp như Hêraclit, Đêmôcrít cũngnghiên cứu nhưng chưa khái quát được thành hệ thống khoa học
Lôgic của Aristôt nặng về suy lý diễn dịch Cho nên người ta gọilôgic học của ông là lôgic suy diễn Đến thế kỷ XVI, XVII lôgic học đã cónhững tiến bộ mới Nhờ có sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm,nhà triết học Anh Bêcơn (1561 - 1626) đã bổ sung vào lôgic học một họcthuyết mới về lôgic, đó là lôgic quy nạp tức là tư duy đi từ những hiểu biết
về những cái riêng đến việc khái quát thành những nguyên lý chung
Người có công trong việc tìm kiếm một lôgic mới đó là Lépnít(1646 - 1716) nhà triết học đồng thời là nhà toán học người Đức, theo ôngloại lôgic này được xây dựng theo nguyên tắc toán học Điều đó có nghĩa là
tư duy lôgic phải được coi như là những phép tính toán Thế nhưng donhững điều kiện lịch sử toán học thời bấy giờ chưa đủ sức để làm cơ sở choviệc thực hiện tư tưởng của Lépnít nêu ra, cho nên đến khi Lepnít qua đời,lôgic học vẫn chưa phát triển theo hướng mà Lépnit đã vạch ra Hơn 100năm sau khi Lépnit qua đời, với sự phát triển của toán học, đặc biệt là sự rađời của đại số, các nhà toán học và lôgic học mới có cơ sở để thực hiệnđược tư tưởng của Lepnit đó là lôgic toán học
Lôgic toán ra đời là một bước phát triển rất cao của lôgic hình thức.Ngày nay lôgic toán đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong điều khiển
Trang 12học, lý thuyết thông tin, trong chế tạo máy tính điện tử, tự động hóa, đặcbiệt người ta đã chế tạo được một số loại máy tính có thể thay thế được một
số chức năng thần kinh con người, hiểu được ngôn ngữ nói và viết Cùngvới các khoa học khác, lôgic học đã góp phần làm cho con người nhận thứcthế giới khách quan ngày càng đầy đủ và chính xác hơn
Ngày nay thuật ngữ lôgic thường được dùng với hai nghĩa: thứ nhấtdùng để chỉ tính tất yếu, tính quy luật nội tại của bản thân các sự vật vàhiện tượng trong thế giới khách quan Đó là lôgic của sự vật hay là lôgickhách quan Nghĩa thứ hai dùng để chỉ tính tất yếu, tính quy luật của bảnthân sự tư duy, tính chặt chẽ hợp lý của sự sắp xếp các khái niệm, phạmtrù, nguyên lý của một sự tư duy lập luận nào đó Đó là lôgic của tư duyhay là lôgic chủ quan Tuy nhiên lôgic chủ quan là sự phản ánh lôgic kháchquan
là dấu hiệu của đối tượng
Dấu hiệu của đối tượng có nhiều loại: Dấu hiệu chỉ thuộc về mộtđối tượng gọi là dấu hiệu riêng biệt, dấu hiệu có trong nhiều đối tượng gọi
là dấu hiệu chung, dấu hiệu bản chất gắn với đối tượng, và mất dấu hiệu đóthì đối tượng này trở thành đối tượng khác Chẳng hạn, ở khái niệm người
có những dấu hiệu bản chất như: Có ý thức, biết sáng tạo công cụ lao động,
có ngôn ngữ, có bộ óc được tổ chức hết sức tinh vi, đó là những dấu hiệuchung, bản chất ở mọi người Những dấu hiệu ấy là chủ yếu chứ khôngphải thứ yếu như những dấu hiệu khác: Mập, ốm, cao, thấp, đen, trắng, đẹp,
Trang 13xấu Nhờ những dấu hiệu này ta có thể phân biệt được người với các độngvật và các sự vật khác.
Qua quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người,dần dần hình thành nên nhiều khái niệm mới, chẳng hạn khái niệm "kimloại" phản ánh những dấu hiệu chung, riêng biệt của mỗi kim loại: có ánhkim, dẫn điện, dẫn nhiệt; Hay khái niệm "hành tinh" phản ánh những dấuhiệu chung: Có dạng hình cầu, quay xung quanh mặt trời, quay xung quanhtrục của nó
Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy theo cácngành khoa học và thực tiễn yêu cầu mà dấu hiệu nào được phản ánh trongkhái niệm sẽ nổi lên hàng đầu và có ý nghĩa quan trọng: Ví dụ: đối với vật
lý dấu hiệu của nước sôi ở 1000C và chất đàn hồi là dấu hiệu quan trọng.Đối với cứu hỏa những dấu hiệu trên trở thành không quan trọng mà dấuhiệu quan trọng là không duy trì sự cháy Còn trong trồng trọt dấu hiệuquan trọng của nước là hòa tan muối khoáng
Định nghĩa: Khái niệm là một hình thức tư duy của con người phản
ánh những dấu hiệu chung và bản chất của sự vật và hiện tượng trong thếgiới khách quan
2 Đặc điểm chung của khái niệm
- Quá trình nhận thức của con người chia thành hai giai đoạn: giaiđoạn đầu là những cảm giác, tri giác và biểu tượng, giai đoạn này conngười còn trực tiếp tiếp xúc với sự vật
Giai đoạn hai là hình thành những khái niệm bằng sự khái quát hóa
và trừu tượng hóa Trên cơ sở những nhận thức của giai đoạn đầu, giaiđoạn này con người không trực tiếp, tiếp xúc với sự vật nữa mà bằng cáchphân tích, tách sự vật và hiện tượng ra thành những bộ phận khác nhau, vớinhững thuộc tính khác nhau Sau đó với sự tổng hợp, gom các đối tượng cónhững thuộc tính bản chất giống nhau về một nhóm Tập hợp những đốitượng có cùng một thuộc tính bản chất, tức là đã gạt bỏ những thuộc tính
Trang 14đặc thù, thứ yếu, ngẫu nhiên chỉ giữ lại những thuộc tính chung, phổbiến, khái quát Thao tác lôgic đó được gọi là khái quát hóa.
Những thuộc tính bản chất, làm thành một khái niệm nào đó, đượcrút ra khỏi các sự vật và hiện tượng cụ thể, được gọi là sự trừu tượng hóa
Quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa, được tiến hành đồngthời, hình thành nên khái niệm Như vậy khái niệm chỉ là một hình thức tưduy Ta không bao giờ có thể tìm thấy các khái niệm tồn tại trong tự nhiêngiống các sự vật và hiện tượng như cái bút, quyển sách, cái bàn, cái ghế Mặc dù khái niệm phản ánh những thuộc tính bản chất của các sự vật vàhiện tượng đó
Trong quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa, tư duy con ngườivượt lên khỏi tính muôn màu, muôn vẻ của sự vật, gạt bỏ tất cả những tính
cá biệt chỉ giữ lại những gì quan trọng nhất, bản chất nhất Từ đó ta có thểnhận thức sâu sắc hơn bản chất của sự vật
Ví dụ: Để hình thành khái niệm "giá trị" Mác đã dùng phương pháp
trừu tượng hóa, khái quát hóa bằng cách so sánh
2m vải thô trao đổi với 1 áo ngắn
x kg lúa mạch = y kg sắt
x kg lúa mạch = z mét lụa
Những sự vật trên khác nhau về giá trị sử dụng, nhưng tại sao lạitrao đổi được với nhau một cách sòng phẳng như vậy? Nếu ta bỏ qua giá trị
sử dụng của hàng hóa thì tất cả chỉ còn lại một cái chung: những hàng hóa
ấy là sản phẩm của lao động, đây là những lao động cụ thể khác nhau Nếu
bỏ qua lao động cụ thể thì chúng có đặc điểm chung: đều là sự chi phí sứclao động của con người Mác gọi đó là lao động trừu tượng Như vậy giátrị: là số lượng lao động cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa
Khái niệm có tính lịch sử: nghĩa là khái niệm chỉ phát sinh trongnhững thời kỳ lịch sử nhất định, khi điều kiện tri thức đã chín muồi làmtiền đề cho nó phát sinh và không ngừng được hoàn thiện Ví dụ: khái niệm
Trang 15chuyên chính vô sản chỉ xuất hiện trong những tác phẩm đầu tiên của Mác
và Ăngghen, đến công xã Pari (1881) được Mác và Ăngghen bổ sung, tiếptheo được Lênin và các Đảng cộng sản bổ sung tiếp
Khái niệm phản ánh sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan,cảm giác, tri giác cũng phản ánh hiện thực khách quan, nhưng khái niệmphản ánh cao hơn, khác về chất so với cảm giác và tri giác
Chủ nghĩa duy tâm phủ nhận khái niệm, họ cho rằng khái niệm docon người bịa đặt ra, còn chủ nghĩa duy tâm hiện đại quan niệm: cái gì trigiác được là cái đó có thật, cái gì không tri giác được là cái giả, mà kháiniệm thì không tri giác được cho nên nó là cái giả
3 Khái niệm và từ
Mỗi một khái niệm được ghi lại trong một từ hay một số tiếng Từ
là vỏ vật chất của khái niệm, song về bản chất không phải là một, vì kháiniệm là cái khách quan, còn từ là cái chủ quan, do con người quy ước vớinhau mà đặt ra
Khái niệm (hay ý) là mặt trong, từ là mặt ngoài, từ là cái vỏ vật chấtcủa khái niệm Tiếng nói, chữ viết là cách để vật chất hóa tư tưởng, để đưa
tư tưởng ra ngoài, Mác nói "ngôn ngữ là hiện thực của tư tưởng"
Trong thực tế có những từ đồng âm nhưng khác nghĩa, như:
Đường (đường kính, đường giao thông)
Phần cứng trên lưng con rùaDụng cụ xúc đất
Một loại rắnMột loài hoaMối lái: xấu tre uốn chẳng nên câu
xấu mai nên chẳng được gần với em
Trang 16Ví dụ: Động vật - Di truyền và biến dị
và Thực vật có - trao đổi chất
những thuộc tính - tự sinh sôi nảy nở
giống nhau - tái sản xuất ra bản thân nó
Như vậy: Phạm trù cũng là khái niệm nhưng là khái niệm cao hơn,
nó phản ánh những thuộc tính chung hơn và những mối quan hệ bản chấthơn của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới vật chất
Ví dụ: Trong vật lý học có phạm trù: lực, trọng lượng, năng lượng,
gia tốc
- Trong sinh học: đồng hóa, dị hóa, di truyền, biến dị
- Trong triết học: Có phạm trù vật chất, ý thức, vận động, cái chung,cái riêng
Bất cứ một môn khoa học nào cũng có một hệ thống phạm trù đểphản ánh bản chất của đối tượng mà nó nghiên cứu, nhưng trong đó phạmtrù triết học có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa cao nhất cho nên bất
cứ lĩnh vực khoa học nào vận dụng phạm trù triết học cũng đều được
Khái niệm: phản ánh thuộc tính
chung của sự vật khác nhau về mức độ khái
quát hóa v trà tr ừu tượng hóa
phạm trù sinh vật
Trang 17Phạm trù: chung hơn
Phạm trù triết học: chung nhất
5 Nội hàm và ngoại diên của khái niệm
a) Định nghĩa: Bất cứ một khái niệm nào cũng có hai mặt: nội hàm
và ngoại diên Nội hàm của khái niệm cho biết vật ấy là gì? thế nào Ngoạidiên của khái niệm cho biết: sự vật cùng loại với bao nhiêu vật khác
- Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu của sự vật hayhiện tượng được phản ánh trong khái niệm
- Ngo i diên c a khái ni m l : T p h p nh ng s v t hay hi nại diên của khái niệm là: Tập hợp những sự vật hay hiện ủa khái niệm là: Tập hợp những sự vật hay hiện ệm là: Tập hợp những sự vật hay hiện à tr ập hợp những sự vật hay hiện ợp những sự vật hay hiện ững sự vật hay hiện ự vật hay hiện ập hợp những sự vật hay hiện ệm là: Tập hợp những sự vật hay hiện
tượp những sự vật hay hiệnng có ch a nh ng d u hi u ứa những dấu hiệu được phản ánh trong khái niệm ững sự vật hay hiện ấu hiệu được phản ánh trong khái niệm ệm là: Tập hợp những sự vật hay hiện đượp những sự vật hay hiệnc ph n ánh trong khái ni m.ản ánh trong khái niệm ệm là: Tập hợp những sự vật hay hiện
Ví dụ: Ngôn ngữ Nội hàm: phương tiện giao tiếp gắn liền trực
tiếp với tư duy bao gồm trong nó có cấu tạo
Người Nội hàm: là động vật biết chế tạo công cụ
có năng lực suy nghĩ, có ngôn ngữv.v
Ngoại diên: người châu Á, châu Âu, châu
Phi, người Kinh, Thượng, người
da đen v.v
b Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm
Giữa nội hàm và ngoại diên có quan hệ mật thiết với nhau theotương quan tỷ lệ nghịch: ngoại diên của khái niệm càng rộng thì nội hàmcủa nó càng hẹp và ngược lại
Ví dụ: Khái niệm "động vật" có ngoại diên rất rộng: người chim, cá,
chó mèo, ốc v.v nhưng nội hàm lại rất hẹp, rất ít thuộc tính: biết hoạt
Trang 18động, ăn, uống, sinh sản để đời sau Nhưng nếu ta thêm vào khái niệm độngvật một thuộc tính có vú thì khái niệm "động vật có vú" sẽ có nội hàmphong phú thêm nhưng ngoại diên thu hẹp lại vì: gà, vịt, ốc, hến, ếch nháiv.v không thuộc vào ngoại diên của khái niệm động vật có vú.
Hình bình hành
có các cạnhbằng nhau
Hình thoi
có các gócbằng nhauNgoại diên
II QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM
1 Các kiểu, loại khái niệm
a Xét về mặt nguồn gốc ta có các loại khái niệm sau
- Khái niệm chân thật: Là những khái niệm được trừu tượng và khái quát
từ trong thế giới hiện tượng khách quan Nội dung của khái niệm là khách quan
Ví dụ: Khái niệm: Xe, nhà, sông, núi, ao hồ
Khái niệm giả dối: là những khái niệm không phản ánh đúng hiệnthực khách quan Hay là sự phản ánh sai lệch, hư ảo tự nhiên xã hội vàođầu óc con người
Ví dụ: Ma quỷ, yêu quái, thần thánh
b Xét về mặt ngoại diên có thể phân chia
- Khái niệm đơn nhất là khái niệm ngoại diên chỉ chứa một đối tượng
Trang 19- Khái niệm tập hợp: Là khái niệm mà trong đó nhóm các sự vậtđược xem như một chỉnh thể duy nhất Ngoại diên của nó gồm nhiều đốitượng nhưng những đối tượng này được xem như những chỉnh thể duynhất dấu hiệu được phản ánh trong khái niệm tập hợp thành một chỉnh thểchứ không phải dấu hiệu của một đối tượng.
Ví dụ 1: Lớp ta đứng đầu trong trường về kết quả học tập, bài kiểm
tra vừa qua lớp ta không có điểm xấu nào
Lớp ta: Dấu hiệu được phản ánh là: đứng đầu trong trường về kếtquả học tập Dấu hiệu này rõ ràng không thuộc về một đồng chí, cá nhânnào trong lớp mà nó thuộc về tập thể lớn (Đây là loại đặc biệt của kháiniệm đơn nhất) Tùy từng văn cảnh cụ thể mà khái niệm có khi là tập hợp và
có khi là chung
Ví dụ 2: Nhân loại, rừng, hạm đội, chòm sao nội hàm của nhữngkhái niệm tập hợp này không được quy về cho mỗi đối tượng thuộc ngoạidiên của nó, nội hàm đó liên quan đến toàn bộ tập hợp đối tượng
2 Quan hệ giữa các khái niệm
Trong quá trình nhận thức, loài người đã tích lũy được rất nhiềukhái niệm có nội hàm và ngoại diên khác nhau Tuy nhiên số lượng và mốiquan hệ giữa các khái niệm xét về mặt ngoại diên của chúng thì lại giới hạnmột cách chặt chẽ
Có thể phân biệt 6 loại quan hệ sau đây:
1- Quan hệ đồng nhất: Là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại
diên của chúng hoàn toàn trùng nhau và nội hàm thì phù hợp với nhau
Ví dụ: - "Hình vuông" (A) và "Hình thoi có các góc bằng nhau" (B)
- Nguyên đơn (A) và người đi kiện (B)
- Bị đơn (A) và người bị kiện (B)
- Ngô Tất Tố và "tác giả tác phẩm tắt đèn", nội hàm những kháiniệm đó phù hợp nhau, nhưng ngoại diên đồng nhất với nhau, cùng chỉ mộtđối tượng nhất định, sơ đồ quan hệ đồng nhất được biểu thị ở (hình 1)
Trang 202- Quan hệ phụ thuộc:
(Hình 2) là quan hệ giữa những
khái niệm mà ngoại diên và nội
hàm của khái niệm này chỉ là một
bộ phận thuộc ngoại diên và nội
hàm của khái niệm kia Quan hệ
phụ thuộc là quan hệ: giống, loài
Ví dụ:
- "Thầy thuốc" (A) và
"thầy thuốc mổ xẻ" (B)
- "Sinh viên" (A) và "sinh
viên khoa toán" (B)
- "Người lao động chân
tay" (A) và "nông dân" (B) Hình 2
* Chú ý: Không được lẫn lộn mối quan hệ phụ thuộc giữa các khái
niệm với mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
Trong quan hệ giữa bộ phận và toàn thể ta không thể nói: "bánh xe
là xe", "tháng là năm" Nhưng trong quan hệ lệ thuộc ta có thể nói "Cây táo
là cây" vì cây táo có đầy đủ dấu hiệu của cây và cộng với dấu hiệu khác nữa
3- Quan hệ ngang hàng (Hình 3) (còn gọi là quan hệ cùng phụ
thuộc): Là quan hệ giữa những khái niệm không giao nhau và cùng nằmtrong một khái niệm loại
Trang 215- Quan hệ đối chọi: (Hình 5) là quan hệ giữa hai khái niệm về nội
hàm của chúng trái ngược nhau, nhưng cùng nằm trong ngoại diên của mỗikhái niệm loại
Ở đây người ta đã biết chính xác nội hàm của cả hai khái niệm vàngoại diên của chúng không lấp đầy ngoại diên của khái niệm chung
Ví dụ: - "Màu sắc" A; "màu đen" B và "màu trắng" C.
- Cực A: "Cực âm" B, "cực dương" C
- Hướng: A "Phải" B và "trái" C
6- Quan hệ mâu thuẫn:
(Hình 6) là quan hệ giữa hai khái
niệm mà nội hàm của khái niệm này
phủ định nội hàm của khái niệm kia,
và trong hai khái niệm thì chỉ biết
chính xác nội hàm của một khái
niệm Tổng ngoại diên của chúng lấp
đầy ngoại diên của khái niệm loại
Trang 22* Chú ý: Phân biệt quan hệ mâu thuẫn với quan hệ đối chọi Trong
quan hệ mâu thuẫn, không trắng không có nghĩa là đen Cho nên quan hệmâu thuẫn không phải là quan hệ đối chọi
III ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
1 Đặc điểm chung của việc định nghĩa khái niệm
Trong cuộc sống cũng như trong khoa học, chúng ta luôn luôn phảiphân biệt sự vật này với những sự vật khác: Giải thích ý nghĩa của cácthuật ngữ, phát hiện nội hàm của khái niệm Chẳng hạn: Một nguyên tố hóahọc, khác với tất cả những nguyên tố còn lại như thế nào, và bản chất củanguyên tố đó là gì? Đó là nhiệm vụ của định nghĩa
Khi định nghĩa một khái niệm chúng ta phải làm hai việc:
1) Phân biệt sự vật cần định nghĩa với tất cả những vật khác tiếpcận với nó
2) Vạch ra nội dung (những dấu hiệu bản chất) của sự vật cần địnhnghĩa
Ví dụ: Muốn định hình vuông ta phải biết được hình vuông có
những dấu hiệu sau:
- Là một hình Hình học phẳng (1)
Có 4 góc vuông (2)
Có các cạnh bằng nhau (3)Đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau (4)
Có các cạnh song song bằng nhau từng đôi một (5).Trong những dấu hiệu đó thì dấu hiệu (4) ở hình vuông mới có,không có bất kỳ hình tứ giác nào Còn những dấu hiệu khác (1), (2), (3), (5)
có ở các hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành
Như vậy, muốn định nghĩa hình vuông trước hết ta phải phân biệt
nó với hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành mà ta có thể lẫn lộn Sauđó: Chỉ ra thuộc tính bản chất của nó: ở đây hình vuông không những là tứgiác có các cạnh đối song song với nhau từng đôi một như hình bình hành,
có bốn cạnh bằng nhau như hình thoi, có 4 góc bằng nhau như hình chữ
Trang 23nhật, mà hình vuông còn có tất cả những thuộc tính của hình chữ nhật vàhình thoi Vì vậy ta có thể định nghĩa như sau:
- Hình vuông là một hình bình hành có các cạnh bằng nhau và cácgóc bằng nhau
- Hình vuông là một hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau
- Hình vuông là một hình thoi có các góc bằng nhau
Ở đây không cần phân biệt hình vuông với cái xe, sông, núi bởi vìchúng ta không thể lẫn lộn hình vuông với các vật trên
Vậy định nghĩa khái niệm là thao tác lôgic, dùng để tách các sự vậtcần định nghĩa từ, những sự vật tiếp cận với chúng, sao cho trong phạm vicủa định nghĩa vạch ra được nội dung và bản chất của khái niệm đến mức
độ tối đa
2 Cấu trúc của định nghĩa
Phương pháp định nghĩa phổ biến nhất là đem quy khái niệm cầnđịnh nghĩa vào một khái niệm khác có ngoại diên rộng hơn, đó là phươngpháp định nghĩa thông qua giống và khác biệt về loài
Gọi khái niệm được định nghĩa là A
Gọi khái niệm dùng để định nghĩa là B thì định nghĩa có dạng:
A là B + dấu hiệu đặc trưng của A
Ví dụ: - Oxi là một nguyên tố có nguyên tử lượng là 16.
- Khái niệm đơn nhất là một khái niệm mà ngoại diên chỉ bao gồmmột sự vật
* Chú ý:
1 Từ "là" trong định nghĩa có khi được thay thế bằng từ "khi và chỉ khi"
Ví dụ: Hai đường thẳng song song khi và chỉ khi chúng cùng nằm
trên một mặt phẳng và không cắt nhau
2 Có khi khái niệm dùng để định nghĩa (B) nằm trước khái niệmđược định nghĩa (A) và từ "là" được thay thế bằng từ "được gọi là":
Trang 24Ví dụ: Giá trị của hàng hóa biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả.
3 Các quy tắc định nghĩa khái niệm
Quy tắc 1: Ngoại diện của khái niệm được định nghĩa và ngoại diện
của khái niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau, (có sách còn gọi là địnhnghĩa phải tương hợp, hay định nghĩa phải cân đối)
Ví dụ 1: Hình thoi (A) là "một hình bình hành có tất cả các cạnh
bằng nhau" B
Ví dụ 2: Toán học (A) là khoa học về các tương quan số lượng và
hình dạng của thế giới khách quan (B)
Để thấy rõ sự cân đối của nó ta đổi vị trí của khái niệm được địnhnghĩa và khái niệm định nghĩa: Khoa học về các tương quan số lượng vàhình dạng của thế giới khách quan (B) là toán học (A): A = B
* Cần tránh hai sai lầm sau:
a) Ngoại diên của khái niệm định nghĩa rộng hơn ngoại diên củakhái niệm được định nghĩa B > A
Ví dụ: Đường kính là đường thẳng nối hai điểm của đường tròn.
Đây là định nghĩa quá rộng, vì dùng dấu hiệu (nối hai điểm của đường tròn)làm cho ta không phân biệt được các đường kính với những đường thẳngkhác nối hai điểm của đường tròn
b) Định nghĩa quá hẹp: Ngoại diên của khái niệm định nghĩa hẹphơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa B < A
Ví dụ: Thấu kính là một dụng cụ quang học bị giới hạn bởi hai mặt
lồi (thiếu trường hợp bị giới hạn bởi hai mặt lõm)
Liên hệ giữa hai khái niệm này là liên hệ giữa khái niệm giống và loài
Quy tắc 2: Định nghĩa không được luẩn quẩn
Nghĩa là khái niệm B (dùng để định nghĩa) không được lặp lại kháiniệm A (cần được định nghĩa)
Vi phạm quy tắc này dẫn tới hai loại sai lầm
Trang 25a) Khái niệm cần định nghĩa được định nghĩa thông qua một kháiniệm mà nội hàm của nó chỉ trở nên rõ ràng nhờ khái niệm cần định nghĩa.
Ví dụ: - Tội phạm là kẻ phạm tội
- Xe đạp là loại xe đạp
- Sự quay là sự chuyển động quay xung quanh trục của mình
và trục là một đường thẳng xung quanh đó diễn ra sự quay
b) Khái niệm được định nghĩa và khái niệm định nghĩa đồng nhất
về nội hàm nhưng được diễn đạt bằng những từ khác nhau
Ví dụ: Sự hài hước - đó là tất cả những gì buồn cười (cùng một khái
niệm được thể hiện trong các từ "hài hước" và "buồn cười"
Trong những định nghĩa vòng quanh này, khái niệm dùng để địnhnghĩa không làm rõ được nội hàm của khái niệm cần định nghĩa, mà phảiviện đến khái niệm này để làm rõ nghĩa cho mình
Quy tắc 3: Định nghĩa không thể là phủ định
Định nghĩa phủ định không vạch ra được nội hàm của khái niệm, do
đó không phát hiện được bản chất của đối tượng
Ví dụ: - CHXH không hoàn toàn là CNCS.
- Người không phải là thiên thần cũng không phải là súc vật.Trong những trường hợp cần thiết, định nghĩa phủ định cũng được
sử dụng Chẳng hạn trong toán học định nghĩa: các đường thẳng song song
là các đường thẳng cùng nằm trên một mặt phẳng và không có điểm giaonhau khi chúng được kéo dài vô tận
Hoặc: "người vô thần là người không thừa nhận có thần thánh"
Quy tắc 4: Định nghĩa phải chính xác, rõ ràng (phải ngắn gọn).
Nghĩa là định nghĩa không chứa những thuộc tính có thể suy ra từnhững thuộc tính khác
Ví dụ: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau và ba góc
bằng nhau (không cần dấu hiệu ba góc bằng nhau vì dấu hiện này suy rađược 3 cạnh bằng nhau)
Trang 26Trong định nghĩa không được dùng các hình tượng nghệ thuật, hìnhảnh văn học.
Ví dụ: "Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời", định nghĩa như vậy làm
cho mỗi người hiểu một khác: hay "con người là vốn quý nhất" Định nghĩanhư vậy, không làm rõ được cụ thể vốn quý nhất của con người là ở chỗnào, làm được điều kỳ diệu hay có lao động không làm rõ được khái niệmcon người là gì?
4 Các hình thức định nghĩa khái niệm
(Giống như định nghĩa nhưng không vạch rõ được nội hàm của địnhnghĩa)
4.1 Định nghĩa thông qua giống và loài
Chỉ ra khái niệm giống gần gũi chứa khái niệm (loài) được địnhnghĩa và chỉ ra dấu hiệu khác biệt để phân biệt khái niệm loài cần địnhnghĩa với các khái niệm loài khác
Khi sử dụng hình thức định nghĩa này cần chú ý "giống gần gũi" vìmột khái niệm loại có thể có giống gần gũi và giống xa
Ví dụ: Hình vuông có "giống" gần là hình thoi và hình chữ nhật, còn
Trang 272 Từ đồng âm là từ giống nhau về hình thức ngữ âm và khác nhau
về ý nghĩa
3 Hình vuông là hình thoi có tất cả các góc bằng nhau
4 Hình vuông là hình bình hành có tất cả các cạnh bằng nhau vàcác góc bằng nhau
5 Hình vuông là hình tứ giác có các cạnh đối diện song song, cócác cạnh liên tiếp bằng nhau và có tất cả các góc bằng nhau
- Trong định nghĩa (3) (4) và (5) thì định nghĩa (3) là tốt nhất, còn địnhnghĩa (4) vượt 1 cấp, định nghĩa (5) vượt 2 cấp (còn gọi là định nghĩa Aristote)
4.2 Định nghĩa thông qua việc vạch rõ nguồn gốc phát sinh (còn gọi là định nghĩa xây dựng)
Ví dụ: Mặt cầu là mặt tròn xoay do nửa đường tròn quay xung
quanh một đường kính tạo thành
- Đường tròn là một đường cong khép kín tạo ra bởi một điểm nằmtrên mặt phẳng, giữ khoảng cách cố định, chuyển động xung quanh mộtđiểm đã cho sẵn
- Hình nón là một tam giác vuông quay xung quanh cạnh góc vuông.Định nghĩa này vẫn bao hàm quan hệ giữa giống và loài Chỉ ra cách thứcphát sinh riêng của đối tượng cần được định nghĩa hay là vạch rõ cách tạothành của sự vật thuộc khái niệm được định nghĩa
4.3 Định nghĩa qua đồng nghĩa
Là tìm ra một từ ngữ khác tương đương, đồng nghĩa để thay cho nhau
Ví dụ: - Trực giác là sự nhận thức trực tiếp.
- Thời kỳ quá độ là thời kỳ chuyển tiếp
Loại định nghĩa này thường dùng khi tiếng ta chưa rõ nghĩa, phảimượn tiếng nước ngoài để làm cho rõ nghĩa hơn, không chỉ rõ được nộihàm mà chỉ nói rõ hơn nghĩa của từ
4.4 Định nghĩa thông qua liệt kê các đối tượng
Ví dụ: - Chữ số Arập là các chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Trang 28- Tội tuyên truyền chống chế độ XHCN là tội bao gồm bốn hành vi:+ Tuyên truyền chống chế độ XHCN.
+ Tuyên truyền những luận điểm chiến tranh tâm lý hoặc nhữngluận điểm khác, nhằm xuyên tạc đường lối, chính sách về xây dựng CNXH
và cải tạo XHCN, phao tin bịa đặt gây hoang mang cho nhân dân
+ Xúi giục người khác phá hoại kỷ luật lao động, kỷ luật và tinhthần chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân
+ Làm ra, tàng giữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dungphản động, chống chế độ XHCN
4.5 Định nghĩa dựa vào quan hệ
Định nghĩa qua việc chỉ ra quan hệ của đối tượng với các mặt đốilập của nó, được sử dụng để định nghĩa các khái niệm, phạm trù có ngoạidiên cực kỳ rộng Hình thức định nghĩa này thường dùng để định nghĩa cácphạm trù triết học
Ví dụ: "Bản chất là cơ sở bên trong của hiện tượng, còn hiện tượng
là hình thái biểu thị của bản chất"
4.6 Định nghĩa quy ước
Ví dụ: a0 = 1
1
i
4.7 Ngoài ra còn có những hình thức định nghĩa khác (định nghĩa văn chương) thực ra là chỉ để miêu tả, so sánh
Miêu tả: Chỉ ra một số thuộc tính của đối tượng
Ví dụ: Nguyễn Du miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều:
Trong như tiếng hạc bay quaĐục như nước suối mới sa nửa vời
Tả Kiều: Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Trang 29Nêu đặc trưng: Là nêu những đặc trưng quan trọng nhất của đốitượng Chẳng hạn, Nguyễn Khải viết về bà già khóc "những giọt nước mắtvừa nhỏ vừa quánh đặc, chắt ra từ hai màng mắt khô đục".
Hồ Xuân Hương tả người ngọng:
"Một đàn thằng ngọng đứng xem chuôngChúng bảo nhau rằng ấy ái "uông"
So sánh: Lấy một đối tượng mà thuộc tính đã rõ (B) để thuyết minhcho một đối tượng chưa rõ thuộc tính (A)
Ví dụ: + "Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm"
+ "Thanh niên là rường cột của nước nhà"
IV PHÂN CHIA KHÁI NIỆM
1 Phân chia khái niệm là gì
Phân chia khái niệm là thao tác lôgic, nhằm phát hiện ra những kháiniệm loài nằm trong ngoại diên của khái niệm giống bị phân chia Hay nóicách khác là đem những đối tượng nằm trong cùng một ngoại diên của kháiniệm, mà chia thành những nhóm nhỏ, sau đó lại đưa những nhóm nhỏ nàychia thành những nhóm nhỏ hơn nữa
Khi phân chia một khái niệm giống ra nhiều khái niệm loài thì kháiniệm loài gọi là các thành phần phân chia, còn thuộc tính mà ta dựa vào đó
để phân chia một khái niệm thành nhiều bộ phận nhỏ, được gọi là cơ sở của
sự phân chia
Ví dụ: Khái niệm "hình thái kinh tế xã hội", dựa trên cơ sở của sự
phân chia là: "Quan hệ sản xuất" thì ta chia thành 5 khái niệm: Xã hội cộngsản nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bảnchủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa
Ví dụ 2: Ta có thể phân chia các số thành những số thực với số ảo,
rồi các số thực có thể phân chia thành những số hữu tỷ, số vô tỷ Sau đó các
số hữu tỷ có thể phân chia thành các số nguyên và các phân số, v.v Thaotác lôgic này gọi là sự phân chia liên tiếp
Trang 30Sự phân chia khái niệm: Luôn luôn nhằm một mục đích thực tiễn
nhất định, nên phải dựa vào những thuộc tính bản chất mà phân chia Vìvậy muốn phân chia một khái niệm chính xác, đòi hỏi phải có kiến thức sâutrong lĩnh vực nghiên cứu Ví dụ để tìm ra cơ sở phân chia các nguyên tốhóa học, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhưng chỉ có Menđêlêep làthành công trong việc tìm ra mối quan hệ giữa những thuộc tính vật lý vàhóa học của nguyên tố đối với trọng lượng của nguyên tử của nó, để làm cơ
sở phân chia Hay việc phân chia xã hội thành 5 hình thái kinh tế xã hội chỉ
có Mác mới tìm ra cơ sở khoa học của sự phân chia là dựa trên thuộc tínhquan hệ sản xuất
Không nên lẫn lộn phân chia khái niệm với phân chia một chỉnh thểthành các bộ phận
Ví dụ: - Chia cây thành: rễ, lá, hoa, quả v.v
- Năm chia thành 12 tháng, tuần chia thành thứ 2, 3, 4 Sau khi chia khái niệm sinh vật thành động vật và thực vật, ta có thể nói:
Động vật là sinh vật, thực vật là sinh vật
Nhưng sau khi phân chia một tuần lễ thành thứ 2, 3, ta không thể nói:
Thứ 2 là tuần lễ, thứ 3 là tuần lễKhi phân chia khái niệm, thì khái niệm bị phân chia và các thànhphần phân chia nằm trong quan hệ giống, loài
2 Các quy tắc phân chia khái niệm
a) Sự phân chia phải cân đối
Nghĩa là ngoại diên của khái niệm bị phân chia phải bằng tổngngoại diên của khái niệm đã được phân chia
Nếu gọi A là ngoại diên của khái niệm bị phân chia và (a+b+c+ +n)
là ngoại diên các khái niệm được phân chia thì A = a+b+c+ +n
Tránh các trường hợp sau:
1- Phân chia không đầy đủ: a+b+c+ +n < A
2- Phân chia thừa thành phần: a+b+c+ +n > A
Trang 31Ví dụ: - Các nguyên tố hóa học chia thành: kim loại, không kim loại
và khoáng chất
- Các góc của tam giác chia thành góc nhọn và góc tù (thiếu góc vuông).Dựa trên cơ sở "cạnh" ta phân chia khái niệm tam giác phẳng A thành:Tam giác thường (không có cạnh nào bằng nhau) B, tam giác cân(có hai cạnh bằng nhau) C, tam giác đều: (có ba cạnh bằng nhau) D
Trong ví dụ này, ngoại diên của khái niệm A trùng khít với ngoạidiên của khái niệm B + C + D
b) Sự phân chia phải được tiến hành theo một cơ sở
Một khái niệm có nhiều cơ sở phân chia, nhưng khi đang phân chiatheo cơ sở này, lại đồng thời phân chia theo cơ sở khác, làm cho sự phânchia lộn xộn
Ví dụ: Khi phân chia khái niệm "chiến tranh" có thể dựa trên một
trong những thuộc tính bản chất như, độ dài của thời gian (chiến tranh kéo dài và chiến tranh chớp nhoáng), quy mô (chiến tranh toàn cầu và chiến tranh cục bộ), mục đích chính trị (chiến tranh xâm lược và chiếntranh giải phóng)
c) Các thành phần phân chia phải loại trừ lẫn nhau: Nghĩa là
ngoại diên của các thành phần phân chia không thể là những khái niệm giaonhau hay có quan hệ với nhau như giống, loài
Ví dụ: "Các cuộc chiến tranh thường là chiến tranh chính nghĩa, phi
nghĩa và giải phóng" Đây là sự phân chia mà trong đó các thành phần phânchia không loại trừ lẫn nhau Vì những cuộc chiến tranh giải phóng, nằmtrong ngoại diên của cuộc chiến tranh chính nghĩa (quan hệ giống và loài)
d) Sự phân chia phải liên tục
Khi phân chia phải chuyển sang khái niệm loài thấp hơn và gầnnhất Nếu không tuân theo quy tắc này sẽ phạm sai lầm, gọi là sự nhảy vọttrong phân chia Ví dụ nếu chia nguyên tố hóa học thành ngay "kim loạikiềm" và "kiềm thổ" là vi phạm quy tắc này
Trang 32Dựa trên cơ sở thuộc tính thân của các loài thực vật người ta chiakhái niệm thực vật thành Cây thân gỗ
thân củ, thân leo thân bò
Thân ngầm, thân cuốn thân cỏ, thân hành
Trong thân hành có: hành
tỏi, củ kiệuthủy tiên v.v
Tất cả những quy tắc trên, đều dựa trên cơ sở hiện thực khách quan,vào mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất và trong sự khác nhau về chấtcủa các sự vật và hiện tượng xung quanh chúng ta
3 Các hình thức phân chia khái niệm
a) Phân loại: Là phân một khái niệm ra thành những khái niệm nhỏ
và phân mãi cho đến khái niệm cuối cùng Chẳng hạn trong động vật vàthực vật người ta phân loại thành: ngành, lớp, bộ, họ, giống, loài Khiphân loại khái niệm phải dựa vào dấu hiệu bản chất làm căn cứ, để sắp xếpcác sự vật giống nhau thành một nhóm Sự phân loại được sử dụng rấtnhiều trong khoa học và trong cuộc sống hàng ngày Có 2 cách phân loại
+ Phân loại hỗ trợ: Nhằm mục đích tìm kiếm một cách dễ dàng nhấtmột sự vật nào đó trong số những sự vật khác đã được phân loại
Thí dụ: Phân loại học sinh theo vần chữ cái của tên gọi Điểm chúý: Trong phân loại hỗ trợ theo vị trí của sự vật không nói lên thuộc tính củanó: Ví dụ: học sinh A xếp hàng đầu trong sổ gọi tên và ghi điểm xếp theovần chữ cái không nói lên phẩm chất đạo đức của học sinh A
+ Phân loại tự nhiên: là sắp xếp các sự vật thành các nhóm trên cơ
sở những dấu hiệu bản chất của chúng Cách phân loại này khi biết một sự vậtnào đó đã được phân loại, thuộc nhóm nào ta sẽ rút ra các thuộc tính của nó
Ví dụ 1: Sự phân loại các nguyên tố hóa học, Menđêlêép đã sắp xếp
tất cả các nguyên tố hóa học theo nguyên tử lượng của chúng và phát hiện
ra tính trùng lặp nhất định về các tính chất hóa học của chúng Do đó dựa
Trang 33vào bảng hệ thống tuần hoàn ta có thể rút ra một loạt thuộc tính của nguyên
tố hóa học, khi biết được vị trí của nó
Ví dụ 2: Nếu biết động vật đã cho thuộc họ mèo ta có thể rút ra kết
luận: Mèo loài ăn thịt
có vuốt co rútloài có vú
Ví dụ 3: Dựa trên thuộc tính là cơ thể có cột xương sống nâng đỡ
hay không có mà phân thành ngành: Động vật có xương sống
Động vật không có xương sống.Nếu có xương sống mà ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vâythì xếp vào lớp cá Nếu thở bằng phổi và chuyển dịch bằng cách bò, thì xếpvào lớp bò sát Nếu mình có lông vũ và có cánh thì xếp vào lớp chim v.v
b) Phân đôi khái niệm
Phân đôi khái niệm là đem chia một khái niệm ra làm hai khái niệmmâu thuẫn với nhau Nếu A là khái niệm bị phân chia thì các thành phầnphân chia sẽ là: B và không B
Ví dụ: - Từ Từ
Hư từ
- Axit axit hữu cơ
axit vô cơ axit chứa oxy
axit không chứa oxy
- Động vật: có vú
không có vú
- chiến tranh chính nghĩa
không chính nghĩaCách phân chia này thường được áp dụng trong trường hợp chỉ cónội hàm của một khái niệm được biết chính xác mà thôi
4 Thu hẹp và mở rộng các khái niệm
Quan hệ giống, loài là cơ sở của thao tác mở rộng và thu hẹp khái niệm
Trang 34Thao tác lôgic nhờ đó chuyển khái niệm có ngoại diên rộng và nộihàm hẹp sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn với nội hàm rộng hơn gọi làthu hẹp khái niệm.
- Thao tác lôgic nhờ đó chuyển một khái niệm có ngoại diên hẹpvới nội hàm phong phú sang khái niệm có ngoại diên rộng hơn với nội hàmnghèo hơn gọi là mở rộng khái niệm (hình 8)
Ví dụ:
(C): Nguyễn Du là một nhà thơ
(B): Nguyễn Du là một nhà thơ Việt Nam
(A): Nguyễn Du là một nhà thơ Việt Nam nổi tiếng
Trang 35Chương 3
PHÁN ĐOÁN
I ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁN ĐOÁN
Phán đoán là hình thức tư duy, trong đó người ta khẳng định hayphủ định một điều gì đó về sự tồn tại của sự vật, mối quan hệ giữa một sựvật với những thuộc tính của nó, hoặc về mối quan hệ giữa các sự vật vớinhau
Ví dụ: - Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng
- Một số sinh viên biết tiếng Anh
- Dân số Trung Quốc đông hơn dân số Việt Nam
Phán đoán có thể đúng hoặc sai Nếu nội dung phán đoán phù hợpvới thực tại khách quan thì đó là phán đoán đúng Nếu nội dung không phùhợp với thực tại khách quan thì đó là phán đoán sai
Trong lôgic học cổ truyền, mỗi phán đoán chỉ có hai ý nghĩa vềchân lý: Hoặc đúng, hoặc sai, hoặc không xác định
Ví dụ: Phán đoán "trên sao hỏa có sự sống" là một phán đoán không
đúng, không sai mà là không xác định Có rất nhiều phán đoán về những sựkiện trong tương lai là không xác định Điều này đã được Arixtốt nêu ra(vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên) trong một ví dụ như sau "một trậnthủy chiến sẽ xảy ra ngày mai hoặc không"
Một phán đoán đơn chứa đựng một chủ từ, một tân từ, một hệ từ vàmột từ chỉ số lượng
Trong các phán đoán: "Một số động vật thuộc loại có xương sống"
và "tất cả họ đều là sinh viên" Chủ từ là: "Động vật", "Họ", tân từ là "cóxương sống", "sinh viên" từ chỉ số lượng: "một số", "tất cả", hệ từ: "là".Trong phán đoán "có một học sinh giỏi" thì khái niệm "học sinh giỏi" làchủ từ, "có" là tân từ
Chủ từ của phán đoán là khái niệm về đối tượng của phán đoán.Tân từ là khái niệm về thuộc tính của đối tượng được đề cập đến trong
Trang 36phán đoán Chủ từ được ký hiệu là S (từ chữ Latinh Subjectum) tân từ được
ký hiệu là P (từ chữ Praedicatum) hệ từ có thể được biểu hiện bằng một từ(là, đều là) một cụm từ, hai chấm Chủ từ đôi khi có từ chỉ số lượng đi kèm
"tất cả", "không một", "một vài"
Phán đoán và câu:
- Trong ngôn ngữ, khái niệm được biểu thị bằng một từ hay một số
từ Phán đoán được biểu hiện thành những mệnh đề có tính chất thông báo,chứa đựng một lượng thông tin nhất định Ví dụ: "Mây che phủ bầu trời",
"nhiều núi lửa đã tắt", "không một sinh viên nào đạt tiêu chuẩn đi thi quốctế", xét theo mục đích của phán đoán, các mệnh đề hoặc câu có thể chiathành "câu trần thuật, câu mệnh lệnh và câu nghi vấn "
Các câu nghi vấn không chứa đựng nội dung thông báo, vì khôngkhẳng định và cũng không phủ định, không đúng mà cũng chẳng sai Ví dụ:
"Chúng ta sử dụng thời gian rỗi như thế nào?" hoặc "Khi nào đó có cáccuộc thi đấu bóng bàn?", khi một câu chứa đựng một câu hỏi tu từ thì nó cómột phán đoán, vì đó là một khẳng định Ví dụ: "Ai mà chẳng thích truyệnKiều?" "ai mà chẳng muốn được hạnh phúc?" (ý khẳng định tất cả chúng tathích truyện Kiều), (tất cả chúng ta muốn được hạnh phúc)
Các câu mệnh lệnh không chứa đựng phán đoán Ví dụ: "đợi tôivới!" "đừng đi xem phim, phải đi học!" các câu mệnh lệnh, cổ động, khẩuhiệu có chứa đựng phán đoán, nhưng đó không phải là phán đoán nhấtquyết, mà là phán đoán hình (Modal) Ví dụ: "Bảo vệ hòa bình!", "khônghút thuốc", "vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!"
Câu vô nhân xưng với một thành phần ("trời nóng") "bắt đầu lạnh"
và một vài câu tường thuật ("cô ấy là một sinh viên xuất sắc") chỉ mangtính thông báo nếu xét trong một văn cảnh đặc biệt Nếu không được cụ thểhóa đặc biệt như thế, thì sẽ không biết được phán đoán ấy là đúng hay sai sựthật
Đôi khi, chủ từ phán đoán (S) với chủ từ ngữ pháp không trùngnhau, cũng như vậy, tân từ phán đoán với tân từ ngữ pháp có khi khôngphải là một Ví dụ: Trong câu: "Sinh viên là những người đang đi học", có
Trang 37sự phù hợp hoàn toàn Trong câu "Báo chí Việt Nam đang chú ý đến vấn đềchống tham nhũng" Trong câu này không có sự phù hợp đó: phần gạchchân là chủ từ và tân từ ngữ pháp - còn cả câu là chủ từ và tân từ của phánđoán lôgic.
II PHÁN ĐOÁN ĐƠN
Phán đoán đơn là một phán đoán được cấu tạo nên bằng mối liên hệgiữa hai khái niệm Phán đoán phức là phán đoán do nhiều phán đoán đơntạo thành Quan hệ giữa phán đoán đơn và phức biểu hiện thành quan hệgiữa câu đơn và phức Ví dụ: "Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam" làphán đoán đơn "Sự nghiệp đổi mới đất nước ta, đang dành được nhữngthắng lợi to lớn, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đã củng cố lòng tin của nhân dân ta đối với Đảng" là một phán đoán phức
2.1 Các loại phán đoán đơn
Dựa vào sự khẳng định hay phủ định điều kiện của đối tượng tư tưởng
mà người ta chia phán đoán đơn thành ba loại phán đoán đơn khác nhau:
Phán đoán thuộc tính: là phán đoán trong đó người ta khẳng định hay
phủ định rằng một số đối tượng có một số thuộc tính hay trạng thái nào đó
Ví dụ: "Hoa hồng tỏa hương thơm dịu", "nền kinh tế thị trường
không phải là trái với chủ nghĩa xã hội"
Công thức: S là P hoặc S không là P
Phán đoán quan hệ: là phán đoán nói lên các mối quan hệ giữa các
sự vật:
Ví dụ: Diện tích Trung Quốc lớn hơn diện tích Việt Nam Sông Mê
Công dài hơn sông Hồng
Phán đoán tồn tại: Khẳng định hoặc phủ định sự tồn tại của các sự
vật trong hiện thực Ví dụ: "không có hiện tượng nào là không có nguyênnhân của nó"
Phán đoán nhất quyết còn là phán đoán thuộc tính: có thể chia
thành phán đoán khẳng định hay phủ định tùy theo chất lượng của hệ từ (từnối) - "là" hoặc "không là"
Trang 38Tùy theo chất lượng của từ nối và số lượng của chủ ngữ của phánđoán phản ánh toàn bộ, một bộ phận hay một đối tượng trong một lớp đốitượng nào đó mà người ta chia phán đoán nhất quyết thành phán đoánchung, riêng và đơn nhất, (General, particucìer và Singulier).
Công thức phán đoán khẳng định chung: Tất cả S là P, trong đó:
"Tất cả" - lượng từ
Phán đoán riêng: Một số S là (không là) PPhán đoán đơn nhất: S này không là P (Ví dụ: "Mo-za
là một nhạc sĩ thiên tài Áo"
"Ê-vrest là một đỉnh núi cao nhất thế giới"
2.2 Cách phân loại phán đoán đơn dựa theo chất và lượng
Mọi phán đoán đều có chất và lượng Căn cứ vào số lượng và chấtlượng của phán đoán người ta chia phán đoán nhất quyết làm 4 loại cơ bản:
Phán đoán khẳng định toàn thể Ký hiệu: A
Công thức: Tất cả S là P
Ví dụ: Tất cả mọi người đều phải chết.
Phán đoán khẳng định bộ phận Ký hiệu: I
Công thức: Một số S là P
Ví dụ: Một số hạt cơ bản mang điện dương.
(Các ký hiệu A và I là xuất phát từ chữ Affirmo, lấy hai chữ đầucủa 2 âm vị)
Phán đoán phủ định toàn thể Ký hiệu E.
Công thức: "Không S nào là P"
Ví dụ: "Không có sinh viên nào bị nhiễm HIV".
Phán đoán phủ định bộ phận Ký hiệu O
Công thức: Một số S không là P
Ví dụ: Một số công nhân không phải là công nhân xây dựng.
Các ký hiệu E và O lấy từ chữ NEGO
Trang 392.3 Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán: (tính phổ
Thí dụ 1: "Tất cả sinh viên đều phải dự thi".
Chủ từ: S = sinh viên Ngoại diên của khái niệm sinh viên được baoquát hết, lấp đầy, vì phán đoán nói tất cả sinh viên không trừ người nào.Như vậy chủ từ S ở đây là chu diên
Còn tân từ P ở đây là: "phải dự thi",
ngoại diên của khái niệm "phải dự thi" trong
trường hợp này chỉ có một phần S tham gia
vào tân từ, vì ngoài sinh viên ra, còn nhiều
người không phải là sinh viên, cũng phải dự
thi Vì vậy P là không chu diên Ta có thể
biểu diễn bằng sơ đồ (Hình 9):
Tuyệt đại bộ phận thuật ngữ đứng ở vị trí tân từ trong phán đoán A
là đóng vai trò chi phối, còn chủ từ thì bị chi phối lệ thuộc Có thể biểu thịmối quan hệ này bằng vòng tròn Ơle Theo hình này, ta thấy rằng nói: "Tất
cả sinh viên phải dự thi" là đúng, nhưng nói ngược lại: tất cả mọi ngườiphải dự thi là sinh viên thì lại sai
Thí dụ 2: "Tất cả mọi hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng
nhau"
- Việt Bắc là căn cứ địa của cách mạng giải phóng dân tộc
Trong các phán đoán này, ta thấy ngoại diên của các khái niệm nằm
ở vị trí tân từ, bằng ngoại diên của các khái niệm đứng ở vị trí chủ từ
Trong trường hợp đó, chủ từ và tân từ luôn luôn chu diên.
Có thể biểu diễn bằng sơ đồ (hình 10):
S + P
-S + P +
Hình 9
Hình 10
Trang 40Như vậy, muốn xác định tính chu diên của chủ từ và tân từ, thì taphải đối chiếu số lượng, đối tượng được phản ánh trong phán đoán có baoquát, gia nhập hết trong ngoại diên của khái niệm đứng ở vị trí chủ từ vàtân từ hay không Nếu gia nhập trọn vẹn thì đó là chu diên Nếu chỉ có một
bộ phận thì đó là không chu diên
Từ đó, xét 4 kiểu phán đoán: A, E, I, O
2.2.1 Phán đoán: Khẳng định toàn thể A (chung): Tất cả S là P
Có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Trong phán đoán: "Tất cả sinh viên phải tham giacuộc thi tìm hiểu về Đảng" Trong phán đoán này, chủ từ S sinh viên, ngoạidiên được bao quát bởi số lượng tất cả sinh viên không trừ ai Vậy S chudiên Tân từ P: "Phải tham gia cuộc thi " Ngoại diên của khái niệm còn cóchỗ trống, vì trong phán đoán chỉ một số người tham gia cuộc thi (là sinhviên), chứ ngoài sinh viên dự thi ra còn có công nhân, phụ nữ, nông dântham gia cuộc thi, vì vậy trong phán đoán này P là không chu diên (hình 11)
Trường hợp 2: Lấy phán đoán sau làm thí dụ:
"Tất cả mọi hình tam giác là những hình được tạo
ra bằng 3 đường thẳng giao nhau trên một mặt" Ở đây S
và P là chu diên Đây là trường hợp xảy ra với các định
nghĩa: ngoại diên của S bằng ngoại diên của P (hình 12)
2.2.2 Phán đoán khẳng định bộ phận I (riêng)
+ Trường hợp 1: Ví dụ: Phán đoán: "Một số sinh viên biết tiếng Anh"
S = sinh viên P = biết tiếng Anh
S: Không chu diên vì chỉ nói đến một bộ phận của khái niệm sinhviên Ngoại diên của s chỉ có một bộ phận nằm trong ngoại diên của P
P: Cũng không chu diên vì ngoại diên của P
Hình 11
Hình 13
S P
P