1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH y học cổ TRUYỀN PHẦN BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ cơ bản LỊCH sử y học cổ TRUYỀN VIỆT NAM

367 2,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 367
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

YHCT Việt nam, nền y học của 54 bộ tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt nam đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lao động sản xuất đấu tranh với thiên nhiên dựng nước và giữ nước, giao lưu với các dân tộc khác trong khu vực nên Việt nam có nền y học truyền thống rất phong phú và đa dạng. Việt nam là cái nôi của loại người, cũng là cái nôi của thuốc cổ truyền (thực vật động vật và khoáng vật).

Trang 1

GIÁO TRÌNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

PHẦN: BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ CƠ

BẢN CHƯƠNG 1

LỊCH SỬ YHCT VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG

HƯỚNG KẾT HỢP 2 NỀN Y HỌC.

YHCT Việt nam, nền y học của 54 bộ tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt nam đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lao động sản xuất đấu tranh với thiên nhiên dựng nước và giữ nước, giao lưu với các dân tộc khác trong khu vực nên Việt nam có nền y học truyền thống rất phong phú và đa dạng Việt nam là cái nôi của loại người, cũng là cái nôi của thuốc cổ truyền (thực vật động vật và khoáng vật)

1.1 LỊCH SỬ YHCT VIỆT NAM.

1.1.1.Việt nam có địa sinh học riêng.

Theo nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: mặt trời có khoảng 5

tỷ năm Thời nguyên đại cổ sinh cách đây 600 triệu năm.Thời nguyên đại trung sinh cách đây 200 triệu năm, giải đất nước ta lúc đầu như mầm xương sống hình chữ S đó là dãy núi Trường sơn.Thời đại Tân sinh cách đây 50 triệu năm là thời kỳ tạo đất bồi đắp hợp thành lục địa Á châu có kết cấu địa chất địa tầng có sông, núi…

Cuối thời kỳ Đệ Tam đã có vượn cao cấp cách đây 10 – 20 triệunăm Nhiều nhà khảo cổ học Việt nam đã chứng minh con người Việtnam xuất hiện từ thời kỳ Canh Tân; cái nôi của loài người và cũng là cáinôi của các thuốc thảo mộc.Do thời kỳ băng hà kéo dài Thủy Canh Tânđến Canh Tân Nhưng ở nước ta nói riêng và ở đông nam châu Á nóichung chỉ có mưa lớn Sau băng hà nước biển tràn lên kết hợp với khí hậunhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển nguồnthức ăn của nhiều loại động vật trong đó có con người Vượn ăn cỏ câyđộng vật để sống đồng thời cũng chọn lọc tự nhiên những động vật và cây

cỏ để ăn để chữa bệnh Vì vậy thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ thờinày sang thời khác, đời này sang đời khác và tồn tại đến nay Trải quahàng ngàn năm lịch sử, y học cổ truyền Việt nam đã đúc kết được nhiềuphương pháp phòng bệnh và chữa bệnh bằng thuốc và không dùng thuốc(châm cứu, day, bấm huyệt…) có hiệu quả Đã phát hiện nhiều vị thuốcquý: quả giun, gừng gió, ý dĩ, xương bồ, kỳ nam, sa nhân, đậu khấu,hương phụ…được lưu truyền đến ngày nay

Trang 2

1.1.2 Về xã hội có lịch sử lâu đời.

Nền văn minh Ai cập cách đây 6000 năm, Trung quốc có từ 4000 –

5000 năm trước công nguyên, Tây Tạng Ấn Độ có từ 3000 – 4000 năm (theo Hypocrat)

Việt nam có nhà nước Văn Lang ta đời Hồng Bàng năm 2879 năm trước công nguyên; thời đại các Vua Hùng, tổ tiên ta sớm sử dụng thuốc

có nguồn gốc thực vật, động vật và khoáng vật để làm thuốc Ngoài ra còn biết sử dụng cả thuốc độc tẩm vào tên, giáo, mác để chống giặc ngoạixâm…

Hơn một thiên niên kỷ dân tộc Việt nam dưới ách xâm lược nô dịch và đồng hoá của phong kiến Trung Quốc Các dược liệu quý hiếm đều bị cướp bóc mang về chính quốc Thời kỳ độc lập dưới các triều đại phong kiến (938 – 1884) sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền từ

938 nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập

- Đời lý (1010 – 1224) có tổ chức thái y viện ở Kinh đô cũng như ởcác địa phương

- Đời Trần (1225 – 1399) phát triển nghề nuôi trồng dược liệu khắpnơi, nhiều danh y nổi tiếng trong thời kỳ này, đặc biệt là Nguyễn Bá Tĩnhhiệu là Tuệ Tĩnh quê Nghĩa phú Cẩm Vũ, Cẩm giàng Hải Hưng đó là tiến

sĩ nhưng đi tu, tác phẩm y học nổi tiếng của ông là “Nam dược thần hiệu”

11 quyển, chọn lọc 580 vị thuốc phân loại theo nguồn gốc (23 loại): cỏ hoang, dây leo, mọc ở nước, có cánh chim cầm, thú…chọn lọc dược liệu

có trong nước tổ chức thành 3 – 873 bài thuốc điều trị 182 chứng bệnh của 10 khoa

- Tác phẩm “Hồng nghĩa giác tư y thư” tóm tắt tác dụng 630 vịthuốc theo biện chứng luận trị ông được tôn là thánh thuốc nam Năm

1835 Tuệ Tĩnh được mời sang Trung Quốc chữa bệnh cho Vua nhà minh

và bị giữ lại cho đến khi chết

- Đời Hồ (1400 – 1406) phát triển châm cứu có Nguyền Đại Năng soạn cuốn sách “châm cứu tiệp hiệu diễn ca”…

- Thời kỳ đô hộ của giác minh Trung Quốc (1047 – 1427), trong 20năm dưới ách đô hộ của Triều Minh y học dân tộc bị tổn thất nghiêm trọng

- Hậu Lê (1428 – 1788) có bộ luật Hồng Đức đời Lê Thánh Tông (1460 – 1479) ban hành quy chế làm thuốc, 1665 Lê Huyền Tông 2 lần ralệnh cấm hút thuốc lào; ở triều đình có Thái y viện, các tính có tế sinh đường, ở quân đội có sở lương y Hoàng Đôn Hoà và Trịnh Đôn Phát là lương phục vụ trong quân đội nhà Lê tác phẩm nổi tiếng là “Hoạt nhân toát yếu” được sắc phong của Vua Lê Thánh Tông “Lương y quốc, Thọ

tư dân” Hiện nay nhân dân lập đền thờ Hoàng Đôn Hoà tại quê ông thôn

Đa sĩ Kiến Hưng Hà Đông Hà Tây

Đặc biệt trong thời kỳ này có Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng LãnÔng (1720 – 1791) quê Văn xá Yên Mỹ tỉnh Hải Hưng ông đã tóm lược y

lý y học truyền thông phương Đông, tổng kết những thành tựu y học cổ truyền Việt Nam từ trược đến thế kỷ XVIII và đã vận dụng sáng tạo

Trang 3

những tinh hoa y học cổ truyền vào điều kiện thời tiết khí hậu liên quan đến đặc điểm phát bệnh ở nước ta Tác phẩm “Hải Thượng Lãn Ông y tâm lĩnh” là bộ sách đồ sộ gồm 28 tập 66 quyển đến nay vẫn được coi là

bộ sách bách khoa về y học cổ truyền Ông đã tổng kết sáng tác hoàn chỉnh hệ thống hoá nền y học truyền thống Việt nam trên các lĩnh vực: nội khoa, ngoại khoa, sản phụ và nhi khoa, ngũ quan khoa trên phương diện chẩn trị dự phòng từ lý pháp đến phương dược từ y đức đến y sử y thuật đến các lĩnh vực thiên văn y học và thực trị học Về dược học Lãn Ông đã sưu tầm thêm 300 vị thuốc tổng hợp thành 2.854 bài thuốc kinh nghiệm Nét độc đáo trong biện chứng luận trị y học cổ truyền của Lãn Ông đến nay và mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động chẩn trị theo

y lý cổ truyền của các thế hệ thầy thuốc y học dân tộc Việt Nam

- Thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ (1884 – 1945): Thực dân Pháp đưa y học phương Tây vào nước ta giải tán các tổ chức y tế Triều Nguyễn (y học phương Đông và y học dân tộc) Thực hiện chính sách ngu dân chia

để trị, coi thường y học truyền thống dân tộc, hiện nay vẫn còn tản dư ở một số tri thức coi thường y học dân tộc cần phải khắc phục để xây dựng nền y học xã hội chủ nghĩa

1.2 PHƯƠNG HƯỚNG KẾT HỢP YHHĐ VỚI YHCT CỦA ĐẢNG

VÀ NHÀ NƯỚC TA.

Cách mạng tháng 8 – 1945 thành công nước Việt nam dân chủ cộng hoà

ra đời Mặc dù phải trải qua 2 cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Chính phủ ta rất chú trọng phát triển y tế nói chung và phát triển YHCT nói riêng Phong trào sử dụng thuốc nam theo “toa căn bản” ở Nam bộ đã đóng góp đáng kể trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho các lực lượng vũ trang và nhân dân Ngày 27/2 /1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi cho ngành y tế:“…

y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng…Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta thuốc bắc, để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông y với Tây y…”

Nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 đã ghi rõ phương hướng kết hợp 2 nền y học “phối hợp chặt chẽ Đông y với Tây y trong công tác y tế trên các mặt phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc nam, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học” Chỉ thị 101/TTg của thủ tướng chính phủ cũng ghi cụ thể: “Trên cơ sở khoa học, thừa kế, phát huy

những kinh nghiệm tốt của Đông y với Tây y nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân tiến lên xây dựng một nền y học Việt nam xã hội chủ nghĩa”.Chỉ thị 21/CP ngày 19/2/1967 của thủ tướng chính phủ Chỉ thị 210 TTG/VP ngày 6/12/1966 về công tác dược liệu Triển khai nghị quyết Đại hội Đảng IV, V nghị quyết 200 – CP ngày 21/8/1978 và NQ 266 – CP ngày 19/10/1978

Trang 4

Ngày nay việc kết hợp 2 nền y học đã được ghi trong hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, trở thành một pháp lệnh của nhà nước Nghị quyết Đại hội Đảng VII “kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền từng bước hiện đại hoá y học cổ truyền, giữ gìn bản sắc y học cổ truyền” trở thành phương châm của ngành y tế.

1.2.1 Về tổ chức:

Bộ y tế có Vụ y học cổ truyền, có viện y học dân tộc, có 2 viện nghiên cứu dược học dân tộc ở thủ đô Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh có viện y học dân tộc tỉnh, trong các viện đa khoa tỉnh có khoa y học dân tộc, trong các bệnh viện huyện, trạm y tế xã cũng đều có bộ phận y học

cổ truyền

Trong quân đội có viện y học dân tộc quân đội, HVQY có bộ môn y học dân tộc, cục quân y có phòng y học dân tộc, các bệnh viện loại A đa khoa loại B, các quân khu, quân đoàn, quân chủng đều có bộ phận y học dân tộc

Về tổ chức quần chúng có hội y học cổ truyền, có hội châm cứu Trung ương được thành lập hầu khắp trên 64 tỉnh và thành phố thị xã; hiện đã trở thành tổ chức rộng khắp từ trung ương đến các cơ sở

1.2.2 Phương hướng kết hợp:

Theo tinh thần của báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

IV là: “Để không ngừng nâng cao khả năng chất lượng phòng và chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, vận dụng phát triển những thành tựu tiên tiến của y học thế giới, đồng thời coi trọng đúng mức việc phát triển y học dân tộc, tích cực thừa

kế áp dụng nâng cao những thành tựu và kinh nghiệm của y học dân tộc, từng bước xây dựng nền y học Việt nam; mở rộng một cách có kế hoạch nguồn dược liệu thiên nhiên phong phú trong nước, xây dựng nền y dược học Việt nam, nhanh chóng phát triển công nghiệp dược phẩm và đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế”

1.2.2.1.Tại các tuyến Trung ương: kết hợp chặt chẽ trong chẩn đoán.

Chẩn đoán bệnh dựa trên thành tựu YHHĐ kết hợp với y lý cổ truyền, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, tiêu chuẩn đánh giá dựa trên y học hiện đại kết hợp với chẩn trị YHCT Về điều trị tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân

và khả năng đảm bảo thuốc theo từng tuyến có thể áp dụng cổ phương, nghiệm phương hay đối pháp lập phương, có thể dùng thuốc, dùng châm xoa bấm hoặc thuốc châm xoa bấm kết hợp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước phương Tây với phong trào phục hướng y học

Hypocrat (mouverment – Neo – Hipocratisme) là nền y học cổ truyền xuất phát từ Hi lạp Hoà nhập với tổ chức y tế thế giới (OMS), tổ chức đã

và đang kêu gọi các nước phát triển YHCT góp phần đưa YHCT dân tộc vào chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của cộng đồng đóng góp tích cực trong dự phòng và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

1.2.2.2 Các bước tiến hành ở các tuyến.

Trang 5

+ Trên cơ sở khoa học hiện đại mà thừa kế chỉnh lý nâng cao phát huy và phát triển y học cổ truyền dân tộc.

+ Kết hợp YHHĐ với YHCT trên các mặt: phòng bệnh, chữa bệnh

và sản xuất thuốc đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học

+ Tiến tới xây dựng một nền y học Việt nam xã hội chủ nghĩa có đầy đủ tính chất khoa học dân tộc và đại chúng

CHƯƠNG 2.

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH

HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG VÀ HỌC THUYẾT

Trang 6

2.1.1 Học thuyết âm dương

Khái niệm cơ bản: học thuyết âm dương là học thuyết phác thảo quan điểm mâu thuẫn, giới thiệu các hiện tượng sinh lý, bệnh lý trong cơ thể từ

đó đề ra nguyên tắc điều trị và dụng dược (hay lý luận sử dụng dược vật).Người xưa cho rằng: các bộ phận cấu tạo nên cơ thể đều do hai khái niệm vật chất và công năng (hai mặt đối lập thống nhất) tức là âm dương cấu tạo thành

Sự phát sinh và phát triển của bệnh tật đều do mất thăng bằng về âm dương.Quy luật thuộc tính âm dương ứng dụng trong cấu tạo và công năng

2.1.1.1 Âm dương đối lập.

- Phát triển - Thoái hoá

- Thăng lên - Giáng xuống

- Hướng ra ngoài - Hướng vào trong

- Thuộc tính âm dương của sự vật không phải là tuyệt đối mà là tương đối, vì vậy trong điều kiện nhất định, thuộc tính sẽ thay đổi

VD: quan hệ giữa lưng và bụng (bụng thuộc âm mà lưng thuộc dương) nhưng khi xét tương quan giữa ngực và bụng thì tất nhiên ngực ở trên thuộc dương, bụng ở dưới thuộc âm

2.1.1 2 Âm dương hỗ căn.

Người xưa cho rằng: “dương sinh ở âm, âm sinh ở dương”, “cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng” nghĩa là âm dương cùng song song tồn tại, dựa vào nhau mà phát triển (không có dương tức là không có âm, trái lại không có âm tức là không có dương) Âm dương là hai phạm trù căn bản

để duy trì sự sống “sinh vi bản, bản thuộc âm dương: Sinh mệnh từ mở đầu đến kết thúc là một quá trình đấu tranh tương hỗ, quá trình tương quan chặt chẽ tới âm dương, nếu như mất đi mối quan hệ âm dương cũng

có nghĩa là không còn sự sống; vì thế quan điểm của y học dân tộc là:

“âm dương hỗ căn”

- Về sinh lý mà nói: công năng của toàn cơ thể thuộc dương, cơ sở vật chất của toàn cơ thể thuộc âm Công năng hoạt động chủ yếu dựa vào vật chất là cơ sở mà quá trình bồi bổ vận động của vật chất lại phải dựa vào hoạt động công năng (bao gồm một loạt hoạt động ăn uống, tiêu hoá, hấp thu, tuần hoàn máu và dịch thể…)

- Ví dụ về bệnh lý: tâm dương bất túc (không đầy đủ) tất nhiên dẫn đến tâm âm bất túc và ngược lại

Trang 7

2.1.1.3 Âm dương tiêu trưởng.

“Âm dương tiêu trưởng, dương tiêu âm trưởng” Tiêu và trưởng là hai quá trình song song tồn tại và biến động thường xuyên, bởi vì tổ chức củacác cơ quan trong cơ thể không ngừng hoạt động, vật chất không ngừng

bị tiêu hao và lại thường xuyên được bổ xung Trong phạm vi nhất định, tiêu trưởng biến đổi bình thường duy trì chức năng hoạt động của cơ thể sống Nếu như nhấn mạnh một mặt nào hoặc là tiêu thái quá hoặc là trưởng thái qúa đều phát sinh bệnh lý

Ví dụ: Sở dĩ có âm hư (tức là tiêu thái quá) sẽ dẫn đến dương vượng, dương hư sẽ dẫn đến âm thịnh Ngược lại quá trình âm thịnh (trưởng thái quá sẽ dẫn đến dương hư, dương vượng sẽ dẫn đến âm hư)

- Trong bệnh cao huyết áp: có những triệu chứng đau đầu, chóng mặt hay mất ngủ, hay mê, hay cáu gắt, giận dữ, lưỡi hồng, khô, mạch huyền tế sác, đó chính là âm hư dương vượng

- Trong bệnh cấp tính có sốt thường sốt rất cao là “dương quá thịnh” làm thươngtổn phần âm huyết, âm dịch bị tiêu hao tức là dương thịnh dẫn đến âm hư

Tất cả những ví dụ trên đều làm sáng tỏ phạm trù âm dương tiêu trưởng hỗ căn

2.1.1.4 Âm dương chuyển hoá.

Quan điểm y học cổ truyền “trọng âm tất dương, trọng dương tất âm” nghĩa

là trong điều kiện bình thường hai mặt âm và dương luôn luôn chuyển hoá tương hỗ, âm có thể chuyển thành dương, dương có thể chuyển thành âm Nguyên nhân gây bệnh thường gặp trên lâm sàng khi mới mắc thường là biểu (dương chứng) khi chuyển vào lý (âm chứng), từ thực (dương) chuyển hư (âm)

và từ nhiệt (dương) hoá thành hàn (âm).

Phong hàn biểu chứng, không ra được mồ hôi, có thể hoá nhiệt nhập lý, tàthịnh thực chứng, nếu như không được điều trị đúng có thể chuyển thành

hư chứng bởi vì khi dương thịnh nhiệt chứng dùng quá nhiều thuốc hàn lương sẽ thành chứng hàn và trái lại khi âm thịnh, dùng quá nhiều thuốc

ôn nhiệt sẽ thành chứng nhiệt

Cũng tương tự các nguyên nhân bệnh lý có thể biến hoá từ lý đến biểu,

hư chuyển thành thực, hàn biến thành nhiệt…

Ví dụ: Khi trẻ bị sởi (ma chấn) độc tố sởi tích luỹ trong các tạng phủ gây các biến chứng nguy hiểm, do quá trình điều trị đưa các độc tố ra ngoài (nghĩa là tự lý ra biểu)

Chứng khí hư cũng có nguyên nhân khí bất hành huyết, huyết uất lại mà thành huyết ứ (thực chứng)

Chứng lý hàn trong quá trình điều trị nhiều thuốc ôn táo làm tổn thương âm dịch

sẽ chuyển thành chứng “âm hư nội nhiệt” Tất cả những ví dụ trên đều nói lên

âm dương chuyển hoá lẫn nhau, nương tựa, tương hỗ lẫn nhau và cùng tồn tại

2.1.1.5 Kết luận.

Âm dương hai mặt đối lập trong một thể thống nhất luôn luôn vận động

và chuyển hoá lẫn nhau Trong sự vận động chuyển hoá, tiêu trưởng là hai quá trình song song tương hỗ Mặt này tiêu mặt kia trưởng và ngược lại

Trang 8

Trong y học xưa dựa vào quan hệ tương hỗ của ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa hoàn cảnh tự nhiên bên ngoài với bên trong cơ thể và giữa các cơ quan trong cơ thể với nhau.

Ví dụ: đem ngũ khí, mùa thời tiết…của tự nhiên liên hệ với ngũ tạng ở trong cơ thể, dựa vào các đặc điểm khác của nó mà quy loại ngũ hành.Hiện nay sự quy loại ngũ hành của y học cổ truyền được xắp đặt theo bảng dưới đây:

Trang 9

2.1.2.3 Quy luật ngũ tạng tương sinh là tác dụng thúc đẩy.

Can sinh tâm, tâm sinh tỳ, tỳ sinh phế, phế sinh thận, thận sinh can (tức làmộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc)Trong quan hệ tương sinh: mỗi hành đều sinh ra hành kia và được hành khác sinh ra mình, và quan hệ với hành sinh ra mình là “mẹ”, hành được sinh ra là “con”

Lấy thổ làm ví dụ thì hỏa sinh thổ, hoả là mẹ của thổ, thổ sinh kim “kim

vi thổ chi tử”

2.1.2.4 Quy luật ngũ tạng tương khắc là tác dụng ức chế.

Can đối với tỳ, tâm đối với phế, tỳ đối với thận, phế đối với can và thận đối với tâm (tức là mộc khắc thổ, hỏa khắc kim, thổ khắc thủy, kim khắc mộc, thủy khắc hoả)

Trong quan hệ tương khắc: mỗi tạng đều bị một tạng khắc mình và quan

hệ bình thường giữa các tạng, duy trì hoạt động bình thường của cơ thể

2.1.2.5 Ứng dụng trên lâm sàng.

Ngũ hành có quan hệ chặt chẽ với chẩn đoán và điều trị trên lâm sàng

Ví dụ: trong vọng chẩn thường lấy việc quan sát sự nhuận sáng tươi hồng của sắc mặt:

Sắc mặt xanh thuộc về can phongSắc mặt đỏ phần nhiều thuộc về tâm hỏaSắc mặt vàng thuộc về tỳ thấp

Sắc mặt trắng thuộc về phế hànSắc mặt đen thuộc về thận hư

Trang 10

Trong điều trị bệnh tạng phủ phần nhiều dựa vào sự liên quan ngũ vị đối với ngũ tạng mà chọn thuốc Nói chung vị chua vào can, thuốc có vị mặn vào thận, có vị ngọt vào tỳ, vị đắng vào tâm, vị cay vào phế…Như vậy là ngũ sắc, ngũ vị trong ngũ hành được ứng dụng cụ thể trong chẩn đoán và điều trị.

Về ngũ hành sinh khắc được ứng dụng trên lâm sàng để tìm vị trí phát sinh ra bệnh tật và cách điều trị khác nhau Tương sinh là quá trình thúc đẩy bình thường, là có lợi cho điều trị bệnh lý Ví dụ bồi bổ tỳ vị để nâng

đỡ cơ thể trong bệnh lao phổi Như thế gọi là bồi thổ sinh kim; trong điều trị can dương thượng nghịch phải căn cứ vào thủy sinh mộc, phải dùng phương pháp tư dưỡng thận âm gọi là tư thủy dưỡng mộc

Về mặt tương khắc, tuy nhiên tạng này trong điều kiện bình thường tác dụng ức chếtạng khác, đó là ức chế có lợi, do tác dụng cân bằng hiệp đồng Ví dụ: quan hệ tương khắc của thận thủy với tâm hoả bình thường là tương tế “thủy hoả tương tế, hay thủy hoả tương giao” Nhưng khi thủy quá mạnh gọi là tương thừa (tức là tạng

bị khắc phát sinh ra bệnh lý), khi đó quan hệ hiệp đồng giữa tâm thận bị phá vỡ, thủy hoả không giao nhau, xuất hiện tâm phiền tâm quý, mất ngủ, hay quên, lưng gối đau mỏi và phù gọi là “tâm thận bất giao”, “thủy hoả bất tương tế”

Khi điều trị phải dùng phương pháp giao thông tâm thận (dùng bài; tần giao thang gia giảm) Hoặc can mộc quá mạnh dẫn đến tỳ thổ thất điều, xuất hiện phúc thống tiết tả gọi là “mộc khắc thổ” “can mộc thừa tỳ”, trong điều trị phải thư can kiện tỳ.Khi dùng thuốc phải dựa vào tính vị của thuốc và trong bào chế phải làm thay đổi tính chất vị thuốc theo yêu cầu đi vào các tạng phủ và cơ quan cần thiết.Kết luận: Học thuyết âm dương ngũ hành là học thuyết phác thảo quan điểm duy vật biện chứng tự phát, thừa nhận thế giới là do vật chất cấu tạothành, mọi sự vật đều có quan hệ tương hỗ Trong một sự vật luôn có hai quá trình âm và dương luôn đối lập, hỗ căn hoặc dựa vào nhau, đấu tranh thúc đẩy nhau mà tồn tại Y học cổ truyền luôn coi đó là phương châm chỉ đạo trong điều trị và dự phòng

2.1.3 ứng dụng học thuyết âm dương, ngũ hành trong lâm sàng.

2.1.3.1 Vận dụng trong nguyên nhân sinh bệnh.

Y học cổ truyền cho rằng: “Âm bình dương bí, tinh thần nại trị” nghĩa là nói hai mặt âm và dương chỉ có thể ở trạng thái tương đối cân bằng, song song tồn tại thì mới duy trì được hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể

Nếu như sự cân bằng âm dương bị phá vỡ sẽ phát sinh bệnh lý Ví dụ: dương thiên thắng hoặc thiên suy, âm thiên thắng hoặc thiên suy Dựa vào lý lẽ âm dương tiêu trưởng mà trên lâm sàng thường thấy, nếu âm thịnh dẫn đến dương suy, sẽ thấy các triệu chứng dương khí bất túc: sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng bủng, tự hãn, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, mạch hư

Trang 11

Ví dụ: phế âm hư, trong phế kết hạch khái thấu (ho lao phổi), dẫn đến dương vượng, xuất hiện triệu chứng trằn trọc, mất ngủ, miệng khô, muốn uống luôn, lưỡi hồng, mạch sác.

Dựa vào lý lẽ âm dương hỗ căn; nếu như một trong hai mặt âm dương thiên thắng hoặc là thiên duy đều dẫn đến âm hoặc dương bất túc (không đầy đủ) “dương tổn cập âm, âm tổn cập dương” (nội kinh) Ví dụ: trong một số bệnh nhân mãn tính thường giai đoạn cuối đều phát triển theo chiều hướng âm dương lưỡng hư

Ví dụ: thực chứng phân thành âm thịnh hay dương vượng, hư chứng thì

âm hư hay dương hư, trên cơ sở đó đề ra nguyên tắc phương trị

Trang 13

2.1.3.3 Vận dụng trong điều trị.

Y học xưa cho rằng: “cẩn sắt âm dương sở tại nhi điều chi dĩ bình vi kỳ” nghĩa là nói nguyên tắc điều trị của đông y, thông qua điều trị làm biến đổi tình trạng âm dương thiên thắng hoặc thiên suy trong cơ thể, điều chỉnh quan hệ giữa âm và dương nhằm mục đích khôi phục trạng thái tương đối cân bằng của âm dương, tiêu trừ bệnh tật Sở dĩ dương thịnh dùng âm dược, âm thịnh dùng dương dược, mục đích tả phần hữu dư của

âm dương, dương hư dùng dương dược, âm hư dùng âm dược mục đích

bổ thêm phần bất túc của âm dương

Về tính vị công năng của các vị thuốc cũng phải phân chia theo âm

dương: ví dụ thuốc có tính năng ấm nóng thuộc dương dược, thuốc có tính mát lạnh thuộc âm dược, thuốc có vị cay, ngọt, đạm thuộc dương dược, vị chua, mặn, đắng thuộc âm dược, thuốc có tính thăng phù phát tán thuộc dương dược, tác dụng trầm giáng thông tiết thuộc âm dược Tóm lại phải vận dụng linh hoạt các vị thuốc đúng với thuộc tính âm dương của dược vật mới đạt được hiệu quả tốt

- Hư chung hiệp thực, thượng thực hạ hư

- Chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn

- Âm hư dương vượng, dương hư âm thịnh

- Âm dương lưỡng hư, âm trung chi dương, dương trung chi âm…

Phải luôn luôn nắm vững thuộc tính âm dương tương hỗ, tiêu trưởng, bình hành, đối lập nhưng thống nhất, luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau, phân biệt chính xác, sử dụng linh hoạt các loại thuốc theo đúng thuộc tính

âm dương sẽ đạt kết quả cao trong chẩn đoán và phương trị

- Sắc mặt trắng bủng, tứ chi vô lực, rối loạn ngôn ngữ (loạn ngôn), nói nhỏ đó là dương bất túc hay là âm bất túc ?

2.2 CHỨC NĂNG TẠNG PHỦ (THE ZANG – FU FUNCTIONS)

2.2.1 Mục đích.

Giải thích được sinh lý của tạng phủ Nắm vững quan hệ giữa các

cơ quan, tổ chức với các tạng phủ trong cơ thể với nhau

2.2.2 Mở đầu.

Học thuyết tạng phủ là bộ phận chủ yếu tạo thành lý luận cơ bản của y học cổ truyền Đây là lý một học thuyết xuất phát từ quan điểm chỉnh thể,mọi hoạt động sinh lý bệnh lý của cơ thể đều do lục phủ ngũ tạng thông

Trang 14

qua hệ thống kinh lạc chi phối mọi tổ chức cơ quan liên kết thành một thểthống nhất, chỉnh thể và có quan hệ hữu cơ với nhau không thể tách rời.

- Về mặt sinh lý giữa tạng phủ song song tồn tại và hỗ tương chế ước lẫn nhau Khi bệnh lý tức là quan hệ hỗ tương chế ước đã bị thay đổi

- Tạng là chỉ ngũ tạng: Tâm - can - tỳ - phế - thận

Phủ là chỉ lục phủ: Đởm vị đại trường tiểu trường bàng quang tam tiêu

Quan niệm về chức năng ngũ tạng, lục phủ của y học cổ truyền có mặt

cơ bản gần giống tây y (y học hiện đại) Có tạng khác nhau rất lớn, có những phủ đến nay trong y học hiện đại chưa có cơ quan tương ứng (tam tiêu) Vì vậy ta không thể đơn giản gán ghép các cơ quan của y học hiện đại vào các tạng phủ của y học xưa Học thuyết tạng phủ là lý luận về chức năng hệ thống tạng phủ ngày càng được phát triển và nâng cao trên

cơ sở lâu dài của thực tiễn lâm sàng Nó có ý nghĩa chỉ đạo rất quan trọngtrong việc chẩn trị của y học cổ truyền, tuy nhiên trong đó có một số vấn

đề thuộc bản chất đang còn chưa rõ, cần được chỉnh lý và nâng cao thêm

2.2.3 Sinh lý và bệnh lý chủ yếu của tạng phủ.

Con người là một chỉnh thể, giữa ngũ tạng lục phủ luôn tồn tại trong mối quan hệ phức tạp Có sự phân công nhưng lại có sự tương hỗ phối hợp Tóm lại tạng và phủ có đặc điểm khác nhau là:

- Ngũ tạng có chức năng tàng trữ tinh khí

- Lục phủ có chức năng truyền đạt tinh thô, phân biệt thanh trọc, nhào chế thủy cốc Ngoài ra còn có não, tủy, xương, mạch, đởm, tử cung, chức năng của nó có sự giống, có mặt khác tạng phủ nên được gọi là phủ

* Chủ huyết mạch.

Tâm gắn liền với mạch, sở dĩ huyết tuần hoàn trong mạch máu là nhờ có

sự hoạt động của tâm Khi tâm khí hư nhược thì mạch tế nhược vô lực, khí đến không đều, mạch không đầy đủ (có hình mạch, súc, kết đại) Tâmchủ về sắc mặt nhuận trạch sáng tươi và khai khiếu ra lưỡi, sự phân bố huyết mạch ở lưỡi và mặt đều phong phú Khi bình thường, sắc mặt nhuận trạch hồng, nhuận sáng tươi, sắc lưỡi hồng nhạt Nếu tâm khí bất túc, tuần hoàn không đầy đủ, sắc mặt trắng bạch hoặc xanh tía không tươinhuận, sắc lưỡi tím xám; còn tâm hỏa quá vượng, đầu lưỡi hồng đỏ, miệng lưỡi sinh mụn nhọt hoặc lở loét

Khi đàm mê tâm khiếu, thấy lưỡi cứng không nói được, người xưa cho rằng “thiệt vi tâm chi miêu” lưỡi là nơi khai khiếu của tâm

Trang 15

* Tâm quan hệ với mồ hôi.

Tâm và mồ hôi có quan hệ mật thiết, cổ nhân cho rằng “hãn vi tân dịch” người bệnh dùng thuốc phát hãn quá độ hoặc do nguyên nhân khác dẫn đến ra mồ hôi quá nhiều làm tổn hại tâm dương, thậm chí xuất hiện chứng nguy kịch “đại hãn vong dương”

* Bệnh lý, sinh lý của tiểu trường.

Chức năng sinh lý của tiểu trường là tiếp thu thức ăn từ vị truyền đạt xuống để tiếp tục quá trình tiêu hoá phân biệt thanh trọc Thanh là chỉ tinh hoa của thức ăn “thủy cốc chi tinh” từ tiểu trường sau khi hấp thu vận chuyển lên phế Trọc chỉ chất thô của vật chất từ tiểu trường đưa xuống đại trường hoặc vận chuyển qua bàng quang

- Khi tiểu trường có bệnh, không những ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá hấp thu mà còn xuất hiện tiểu tiện thất thường

- Tâm liên hệ với tiểu trường thông qua kinh lạc tạo thành liên hệ biểu và lý.

- Nếu như tâm hỏa qúa vượng có thể thấy đầu lưỡi đau, hồng, miệng rộp loét, tiểu tiện ngắn đỏ, thậm chí đái ra máu Bệnh lý như vậy gọi là “tâm

đa nhiệt vu tiểu trường” Tâm trong đông y, trên cơ bản gồm: tạng tâm của y học hiện đại và một bộ phận thần kinh trung khu hệ thống thần kinhthực vật…cả về chức năng sinh lý bình thường và khi phát bệnh

Can khí không thăng phát – sinh huyễn vựng, mất ngủ dễ giật mình, tinh thần hoảng hốt

* Chủ tàng huyết.

Can có chức năng tàng huyết và điều tiết lượng huyết, khi hoạt động huyết dịch trữ tàng ở can cung cấp cho các cơ quan tổ chức, khi nghỉ ngơihoặc ngủ huyết lại dồn về can, tàng huyết còn có nghĩa là có khả năng dự

Trang 16

phòng chảy máu Nếu chức năng tàng huyết kém sẽ sinh ra chảy máu: thổhuyết, nục huyết…

* Khai khiếu ở mắt.

Can và mắt có liên quan mật thiết với nhau, can có bệnh thường ảnh hưởng đến sự tinh tường của mắt Can hư tất thị lực giảm (quáng gà), can hoả vượng hay có mắt đỏ

* Can chủ cân, vinh nhuận móng tay chân.

Can chủ quản hoạt động của cân, chi phối khớp xương và hoạt động cơ nhục của toàn cơ thể Can nhờ vào sự nuôi dưỡng của can huyết Nếu nhưcan huyết bất túc không dưỡng được cân sẽ phát sinh đau cân, tê mỏi, co duỗi khó khăn hoặc có những chứng cấp tính, nhiệt cực dẫn đến can phong nội động cũng có thể phát sinh co giật

Móng tay, chân là phần dư của cân, móng tay, chân và can có quan hệ mật thiết, can huyết xung túc thì móng ngón tay hồng nhuận Can huyết bất túc, móng tay khô sác, bạc trắng, y học xưa cho rằng: “ký hoa tại qúa”

* Sinh lý bệnh của đởm.

Đởm là một trong sáu phủ nhưng chức năng của nó khác các phủ khác nên gọi là phủ kỳ hàng Tác dụng chủ yếu của đởm là trữ tàng dịch mật Dịch mật là dịch thể màu xanh

Người xưa gọi mật (đởm) là “trung thanh chi phủ” Bệnh đởm biểu hiện chủ yếu là đau sườn, vàng da, đắng miệng, nôn mửa ra nước đắng

Can đởm quan hệ với nhau thông qua kinh lạc tạo thành quan hệ biểu lý, can đởm tương liên, khi phát bệnh thường ảnh hưởng tương hỗ, khi điều trị thường can đởm đồng trị

Do những lý luận trên người xưa coi chức năng can đởm như là chức năng gan mật của tây y (về mặt cơ bản) ngoài ra còn bao gồm cả một bộ phận hệ thống thần kinh cao cấp, hệ thống huyết dịch và cơ quan thị giác

2.2.3 3 Tỳ và vị (sinh lý và bệnh lý của tỳ và vị)

* Chủ về vận hoá và chuyển hóa.

Tỳ chủ quản tiêu hóa hấp thu và vận chuyển thức ăn Thức ăn vào vị, sau khi tiêu hóa bước đầu, tới tỳ tiếp tục tiêu hóa thêm một bước những vật chất tinh vi (dinh dưỡng) được hấp thu phân bố khắp toàn thân, cung cấp dinh dưỡng cho tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể Ngoài sự vận hóa thức ăn tinh vi, tỳ còn có chức năng vận hóa thủy cấp cùng với phế và thận duy trì sự cân bằng thủy dịch trong cơ thể Khi chức năng vận hóa của tỳ được bình thường thì tiêu hóa hấp thu chuyển hóa tốt, khí huyết vượng thịnh, tinh lực khỏe mạnh Nếu tỳ hư vận hóa thất thường, tiêu hóahấp thu không tốt dẫn đến bụng chướng, đại tiện lỏng nát có thể là

nguyên nhân vận hóa thủy dịch trở ngại dẫn đến thủy cấp đình trệ phát sinh thủ thũng (phù) hoặc đàm ẩm

* Chức năng thống huyết.

Tỳ có chức năng thống nhiếp huyết dịch của toàn cơ thể Nếu như tỳ hư chức năng thống nhiếp ảnh hưởng làm cho “hiếp bất tuần kinh” sinh các triệu chứng chảy máu, nôn máu, chảy máu cam, băng lậu, đại tiện ra

Trang 17

máu…Ngoài ra tỳ quan hệ với việc sinh huyết cũng rất chặt chẽ Tỳ hư chức năng sinh hóa huyết dịch giảm sút dẫn đến thiếu máu.

* Tỷ chủ cơ nhục tứ chi và khai khiếu ở môi miệng.

Bình thường tỳ vận hóa thủy cóc tinh vi dinh dưỡng toàn thân, ăn uống đầy đủ, cơ nhục to khoẻ, cơ thể cường tráng, tứ chi có lực, môi miệng hồng nhuận Tỳ khí hư nhược, vận hóa thất thường, ăn uống kém,

cơ nhục yếu mềm, tứ chi vô lực, sắc môi trắng nhợt hoặc vàng tối

- Vị vi hậu thiên chi bản, tỳ và vị có đặc điểm khác nhau Tỳ khí chủ thăng, sợ thấp, thích táo

- Vị khí chủ giáng, thích nhuận, sợ táo, hai mặt tương phản, tương thành

Vị khí giáng thủy cốc mới có thể đi xuống đường tiêu hóa, đi toàn thân vàđến các tạng phủ khác Nếu vị khí không giáng trái lại nghịch lên sẽ buồnnôn, nôn khan, ợ hơi, ợ chua, ách nghịch, vị thống Tỳ khí bất thăng lại hạhãm (gọi là trung khí hạ hãm) sẽ dẫn đến các triệu chứng loạn ngôn, thiếukhí, tiết tả, thoát giang, sa các tạng Tỳ thuộc âm; tỳ hư dễ sinh thấp (tỳ không kiện vận được thủy thấp) thường dễ bị thấp tà xâm phạm, nếu tỳ bịthấp tà từ ngoài xâm phạm sẽ phát sốt, nặng đầu, đau mình, thân thể nặng

nề, thượng vị đầy tức, mạch nhu hoãn, rêu lưỡi trắng dày Điều trị phải dùng “ôn tỳ táo thấp”

- Vị thuộc dương: bệnh ở vị đa phần thuộc nhiệt, vị hỏa, miệng khô, thíchuống, không muốn ăn hoặc đau răng, chảy máu chân răng, thổ huyết, chảy máu cam, điều trị phải “thanh nhiệt giáng hỏa” Liên hệ đông y và tây y, vị và dạ dày tương ứng với nhau Còn tỳ của đông y bao gồm chức năng bệnh tật của quá trình tiêu hóa hấp thu vật chất, cân bằng chuyển hóa dịch thể và một phần sự tuần hoàn huyết dịch So với tây y tỳ của đông y có chức năng rất khác biệt

2.2.3 4 Phế và đại trường (sinh lý và bệnh lý của phế và đại trường)

* Phế chủ khí.

Chỉ chức năng hô hấp, trao đổi khí để duy trì chức năng hoạt động sinh mệnh trong cơ thể Mặt khác còn chỉ phế triều bách mạch, tham gia tuần hoàn huyết dịch, đem thủy cốc tinh vi chuyển tới các tổ chức toàn thân (phế chủ nhất thân chi khí) Khí của tạng phủ, kinh lạc thịnh, suy đều

có liên quan chặt chẽ với phế Chức năng phế chủ khí trở ngại chủ yếu biểu hiện bệnh lý của hệ thống hô hấp, khái thấu, khí suyễn, nói nhỏ, đoản khí, loạn ngôn

* Phế chủ túc giáng thông điều thủy đạo.

Trang 18

Phế khí là để thanh túc hạ giáng, nếu phế khí nghịch lên sẽ phát sinh khí suyễn, khái thấu Việc vận hóa bài tiết thủy dịch của cơ thể không những chỉ dựa vào sự vận hóa và chuyển hóa của tỳ mà còn phải dựa vào sự túc giáng của phế khí mới có thể thông điều thủy đạo xuống bàng quang Nếu như phế mất khả năng túc giáng sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa thủy dịch dẫn đến thủy thấp đình trệ, xuất hiện tiểu tiện không thông, thủy thũng hoặc tiện huyết Người xưa cho rằng: “ phế vị thủy chi thượng nguyên”, phế khí bất năng túc giáng, có khi liên quan đến “phế khí bế trở” Vì vậy một số chứng ho hen và thủy thũng thường phối hợp với thuốc “khai phế khí” Ví dụ: ma hoàng, tế tân, hạnh nhân…

* Phế chủ bì mao.

Phế có quan hệ mật thiết với bì phu cơ biểu, phế vệ mà vững chắc thì cơ biểu kín đáo kiên cố, da lông nhuận trạch (tươi sáng, óng mượt), sức đề kháng của cơ thể mạnh, nếu không dễ bị ngoại tà xâm phạm Khí của phế vệ không kiên cố, lỗ chân lông sơ hở dễ bị ngoại tà xâm phạm, nặng hơn là tà phạm phế Ngoài ra nếu cơ biểu không kiên cố, tân dịch tiết ra ngoài có htể phát sinh tự hãn, đại hãn

* Phế khai khiếu ở mũi.

Mũi là cửa của hô hấp tương thông với phế, khí phế có bệnh

thường biểu hiện mũi tắc, mũi chảy, hô hấp khó khăn, cánh mũi phập phồng

* Phế có liên quan đến tiếng nói.

Thanh âm có liên quan với tác dụng của phế khí, phế khí đầy đủ thìthanh âm to rõ, phế khí hư thanh âm nhỏ yếu; phong hàn phạm phế, phế khí tụ tắc, nói không rõ (do bệnh tà gây hại) hoặc do phế khí hao tổn quá mức dẫn đến mất tiếng nói (thất âm)

* Sinh lý, bệnh lý của đại trường.

Chức năng chủ yếu của đại trường là chuyển đạt tinh thô, bài tiết đại tiện (nếu đại tiện táo kết, tiểu tiện bế hoặc đau bụng ỉa lỏng hoặc ỉa máu đều thuộc đại trường)

Phế quan hệ với đại trường thông qua kinh lạc tạo thành quan hệ biểu lý Phế khí túc giáng tốt thì chức năng đại trường bình thường, đại tiện thôngsuốt Nếu đại trường tích trệ, không thông cũng có thể gây tác dụng trái ngược làm cho sự túc giáng của phế khí ảnh hưởng Trên lâm sàng

thường phế, đại trường đồng trị Bệnh phế thường chữa phế kèm theo có chữa đại trường và ngược lại, bệnh đại trường chữa đại trường kèm theo chữa phế Ví dụ: đại tiện bế, ngoài việc dùng thuốc thông điều còn dùng thêm thuốc nhuận phế hoặc giáng phế khí thường có kết quả tốt hơn Trái lại, một số chứng phế thực nhiệt, ngoài việc dùng thuốc thanh phế nhiệt còn dùng các thuốc thông đại tiện thường đạt hiệu quả tốt hơn nhiều Dựa vào chức năng sinh lý, bệnh lý trên, về căn bản phế và đại trường của y học cổ truyền và y học hiện đại là gần tương ứng Nhưng chức năngphế theo y học cổ truyền ngoài chức năng hô hấp còn một phần tuần hoànmáu, chuyển hóa nước và chức năng điều tiết độ ẩm của cơ thể (điều hòa thân nhiệt)

Trang 19

2.2.3.5 Thận và bàng quang (sinh lý, bệnh lý của thận và bàng quang).

* Thận chủ tàng tinh.

Chức năng thận tàng tinh phân ra 2 loại

+ Một là: tính sinh dục, chủ về sinh dục phát triển nòi giống

+ Hai là: tinh hoa của ngũ tạng lục phủ, tức là chủ quản về sinh trưởng, phát dục và các hoạt động sinh mệnh trọng yếu khác của cơ thể Bệnh nhân trên lâm sàng phần nhiều là hư chứng, thường gặp trong các bệnh thuộc hệ thống sinh dục và một số bệnh trong hệ nội tiết Điều trị chủ yếu là bổ thận

* Thận chủ thủy.

Thận là cơ quan chủ yếu điều tiết chuyển hóa nước ở bên trong cơ thể (người xưa cho rằng thận là tạng có nước) Khi thận bệnh dẫn đến chuyển đạt nước thất thường, tiểu tiện bất lợi, thủy dịch lưu trệ, toàn thân phù thũng (phù) hoặc tiểu tiện són, ăn nhiều, đái nhiều (di niệu), đái đêm

* Thận chủ cốt.

Cốt sinh tủy,, tủy thông với não (phủ nguyên thần), thận tàng tinh, tinh sinh tủy, thận còn quan hệ với não Thận tàng tinh (sung túc) đầy đủ thì xương, tủy não sung thực, cường tráng (khoẻ mạnh), tứ chi khoẻ mạnh, hoạt động linh hoạt, tinh lực dồi dào, tai tinh, mắt sáng

Khi thận tinh bất túc thường xuất hiện các triệu chứng: động tác chậm chạp, xương cốt vô lực, thiếu máu hoặc chóng mặt hay quên, trẻ con chậm chạp phát dục và tài lực

Ngoài ra răng là phần dư của cốt: “xỉ vỉ cốt chi dư”, răng có liên quan vớicốt Khi thận khí hư suy, răng lung lay và rụng

* Thận chủ mệnh môn hỏa.

Thận là tạng thuộc thủy nhưng lại tàng hỏa của mệnh môn (thận dương là duy trì năng lượng chủ yếu của sinh mệnh, gọi là hỏa mệnh của mệnh môn) Nó cùng với thận thủy (thận tinh), một âm, một dương hợp đồng tương hỗ duy trì mọi chức năng sinh thực (sinh trưởng và phát dục)

và chức năng tạng phủ của cơ thể được bình thường

Khi mệnh môn hỏa suy có thể dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, mất khả năng hoàn tỳ nên hay ỉa lỏng vào sáng sớm (ngũ canh tả) ỉa chảy mãn tính Mệnh môn hỏa vượng hay gặp: thất tiết, di tinh

* Thận chủ nạp khí.

Việc hô hấp do phế là chủ nhưng điều hành, điều độ lại quan trọng

ở chức năng của thận Thận có tác dụng giúp đỡ phế và hô hấp và giáng khí, gọi là nạp khí Nếu như thận không nạp khí sẽ phát sinh háo suyễn đoản khí, đặc điểm là thở ra nhiều, thở vào ngắn Trên lâm sàng điều trị phải bổ thận (bổ thận nhập tức, bổ thận nạp khí)

Liên hệ với y học hiện đại: thận có vai trò điều hòa kiềm toan, sự tăng giảm độ kiềm toan có liên quan đến thông khí ở phổi (nhpị hô hấp)

* Thận bên trên khai khiếu ở tai, bên dưới khai khiếu ở nhị âm.

- Tai có liên quan với thận “nhĩ vị thận chi thượng khai khiếu” thậnkhí đầy đủ thì thính giác bình thường, thận khí hư thì ù tai, tai điếc Nhị

Trang 20

âm là chỉ niệu đạo và hậu môn là hạ khiếu của thận “nhị tiện vi thận chi

hạ khiếu” Bài tiết đại tiểu tiện có liên quan với thận Thận khí hư dẫn đến bí đái hoặc đái dầm dề, thận âm bất túc, đại tiện bế tắc, mệnh môn hỏa suy có thể dẫn đến ỉa lỏng sáng sớm (ngũ canh tả)

* Sinh lý, bệnh lý của bàng quang.

Chức năng của bàng quang chủ yếu là chứa đựng và bài tiết nước tiểu Khi bàng quang có bệnh xuất hiện đái dắt, đái bí hoặc đái đau Thận liên

hệ với bàng quang thông qua kinh lạc, tạo thành mối quan hệ biểu lý, chức năng bài tiết của bàng quang thất thường có khi liên quan với bệnh tật của thận Khi thận hư bất năng cố nhiếp sẽ xuất hiện tiện bế hoặc di niệu

Từ sinh lý và bệnh lý trên, đông y coi thận về cơ bản bao gồm những chức năng và bệnh tật của hệ thống sinh dục, tiết niệu của tây y và một bộ phận tạo máu, hệ thống nội phân tiết và hệ thống thần kinh của tây y Bàng quang của đông y gần như bàng quang của tây y

- Thượng tiêu như “vụ” chỉ tác dụng (quản lý xuất nhập, phân bố chuyên chở) các vật chất dinh dưỡng của tâm và phế (vụ còn có ý nghĩa như xương mù)

- Trung tiêu như âu (bọt nước, trắng như sữa), chỉ tác dụng vận hóa của

- Thượng tiêu bệnh (thời kỳ đầu của bệnh truyền nhiễm)

- Trung tiêu bệnh (thời kỳ toàn phát, khí phận chứng hậu, triệu chứng của khí phận)

- Hạ tiêu bệnh (xuất hiện triệu chứng, huyết phận chứng hậu, tác nhân gây bệnh là tà khí vào huyết phận)

Tóm lại: chức năng của tam tiêu là chỉ tổng hợp chức năng sinh lý của nhóm tạng phủ nào đó trong khoang ngực, bụng Bệnh tật của tam

Trang 21

tiêu có liên quan đến sự chuyển vận các chất dinh dưỡng ở tạng phủ (Chú ý hệ bạch mạch, hệ thống dưỡng chấp chi phối cho các tạng phủ và

cơ quan)

2.2.3.7 Tử cung

Gọi là bào cung, bao gồm tử cung và phần phụ của nó, tác dụng chủ về kinh nguyệt và sinh sản, có liên quan mật thiết với thận và đặc biệt

là hai mạch xung, nhâm Ba bộ phận (bảo đảm cho thai sản, kinh nguyệt

và sinh dục được bình thường) Thận tinh đầy đủ, mạch xung nhâm thịnh,kinh nguyệt, sinh dục bình thường Thận tinh hư tổn, mạch xung nhâm

hư, kinh nguyệt không điều hòa, thậm chí không có thai

2.2.4 Sự liên quan ngũ tạng:

Giữa tạng với tạng và giữa phủ với tạng có liên quan chặt chẽ với nhau Trên lâm sàng thường biểu hiện chủ yếu là mối quan hệ giữa tạng với tạng

- Liên quan giữa tâm và thận: “Tâm cư thượng tiêu thuộc hỏa Thận cự hạ tiêu thuộc thủy” Trong điều kiện bình thường hai tạng liên

hệ hỗ căn, duy trì mối quan hệ hiệp đồng “Tâm thận tương giao, thủy hỏa tương tế” Nếu như quan hệ đó bị phá vỡ sẽ phát bệnh lý, tâm phiền thất miên, đầu choáng tai ù, tai điếc, lưng gối đau mỏi, đó là hội chứng tâm thận bất giao”

- Liên quan giữa tâm và can: tâm chủ huyết mạch toàn thân, can có chức năng trữ tàng điều tiết huyết dịch, hai tạng liên quan mật thiết, nếu như tâm huyết bất túc thì huyết hao can hư, huyết bất dưỡng, cân, đau câncốt, co quắp, co giật…

- Liên quan giữa tâm và tỳ: sự vận hoá của tỳ nhờ vào sức huy động của tâm dương và tư dưỡng của tâm huyết, còn chức năng của tâm cũng nhờ vào sự chuyển vận, vận hóa thủy cốc tinh vi của tỳ để tư dưỡng

+ Tâm chủ tuần hoàn (vận hành) huyết dị Tỳ có chức năng thống nhiếp huyết dịch

Vậy nên tâm tỳ có quan hệ mật thiết, trên lâm sàng thường thấy:” hội chứng tâm tỳ lưỡng hư, hoặc tâm tỳ suy tổn”

Các triệu chứng: mất ngủ, hay quên, hồi hộp, sắc mặt vàng tối, ăn kém, đại tiện nát

2.2.4.2 Can.

- Can và tỳ: can khí thái vượng hoặc tỳ khí hư đều dễ xuất hiện

“can mộc thừa tỳ, can vị bất hoà”; đau sườn, đau bụng, bụng chướng…

Trang 22

- Can và phế: bình thường phế là tạng khắc can: khi bệnh lý thông thường can phản khắc phế.

Ví dụ: Phế khí hư không thể chế can để can khí thượng nghịch (nghịch lên) làm cho phế khí túc giáng khó khăn, ngực đầy chướng khó chịu; mặt khác can hỏa quá thịnh tắc chế ước phế, xuất hiện triệu chứng:

dễ giận dữ, đau ngực sườn, ho khan hoặc ho có đờm, có máu (mộc hỏa hình kim)

- Can và thận: can thận có liên quan mật thiết “can thận đồng nguyên”, can dựa vào thận thủy (thận âm) để tư dưỡng, thận thủy bất túc, can âm bất túc, âm hư bất năng liễm dương – can dương thượng nghịch, đau đầu chóng váng, huyết áp cao…

2.2.4.3 Tỳ.

- Tỳ và phế: phế khí dựa vào sự vận hóa thủy cốc tinh vi của tỳ để tu dưỡng Lâm sàng đối với bệnh phế khí hư có lúc dùng pháp điều trị: “bổ

tỳ ích phế” hay “bồi thổ sinh kim”

- Tỳ và thận: sự vận hóa của tỳ phải nhờ vào sự giúp đỡ mệnh môn hỏa của thận thủy (thổ khắc thủy), nếu tỳ hư chức năng vận hóa kém không thể chế được thủy phát bệnh, thủy phiếm loạn sinh chứng thủy thũng

- Phế và thận: phế chủ khí, thận chủ nạp khí Thận có thể giúp cho sự túc giáng của phế khí tốt nếu thận dương hư bất năng nạp khí tất sinh khó thở Lâm sàng có thể thấy hen suyễn do thận hư nên phải dùng pháp bổ thận để nạp khí

KẾT LUẬN.

Về mặt tiêu hóa và hấp thụ: vi chủ thu nạp, tỳ chủ vận hóa, tiểu trường phân biệt thanh trọc, đại trường truyền đạt tinh thô, ngoài ra còn có sự tham gia sơ tiết của can và mệnh môn hỏa của thận

- Về mặt hoạt động hô hấp: phế chủ về trao đổi khí của cơ thể, thận chủ nạp khí giúp đỡ cho sự thăng giáng của phế

- Về tuần hoàn huyết dịch: tâm chủ huyết (chức năng tuần hoàn), phếtriều đi bách mạch tham gia tuần hoàn, can tàng huyết có thể điều tiếtlượng huyết Tỳ thống huyết làm cho huyết vận hành trong mạch khôngcho lạc đường

- Về mặt tạo huyết: hậu thiên cơ bản là tỳ vị, tỳ vị là nguồn gốc hóa sinh huyết dịch Thận là tiên thiên, việc tạo huyết còn phải ôn dưỡng thận

- Về mặt chuyển hóa nước: tỳ chủ vận hóa thủy thấp, phế chủ thông điều thủy đạo, thận chủ bài tiết nước, tam tiêu chủ khí hóa, bàng quang chủ về trữ niệu và bài niệu

- Về hoạt động thần kinh: một phần chức năng của tâm, chức nănghoạt động tình chí, tư duy; bao gồm hoạt động thần kinh và tinh thần

- Chức năng vận động: thận chủ cốt vận động hợp đồng các động tác tinh

vi, can chủ cân co duỗi khớp, tỳ chủ cơ nhục toàn thân và tứ chi

- Sinh dục nội tiết: quan hệ giữa các tạng can, thận và xung nhâm

Trang 23

2.3 CHỨC NĂNG SINH LÝ, BIỂU HIỆN BỆNH LÝ CỦA KHÍ, HUYẾT, TINH, TÂN, DỊCH (THE PHYSIOLOGICAL FUNCTION AND PATHOLOGICAL MANIFESTATIONS OF THE QI, THE BLOOD, THE VITAL – ENERGY, THE TURBID MUCUS).

* Khái niệm: khí, huyết, tinh, tân, dịch đều là cơ sở vật chất quan trọng

không thiếu được trong hoạt động sống của cơ thể

- Tinh khí là tiên thiên; ăn uống, không khí là hậu thiên (do sự hóa sinh của lục phủ ngũ tạng) vì chịu sự chi phối của lục phủ ngũ tạng Đồng thờicũng là cơ sở vật chất để tư dưỡng lục phủ ngũ tạng và các tổ chức duy trìhoạt động bình thường của toàn cơ thể

2.3.1 Khí

Là chỉ công năng sinh lý hoặc động lực, chỉ tác dụng dinh dưỡng của vật chất tinh vi, khí có tác dụng hóa sinh huy động cố nhiếp huyết dịch, ôn dưỡng tổ chức toàn thân, nâng cao sức đề kháng cơ thể chống lại ngoại tà,duy trì hoạt động của tổ chức tạng phủ Dựa vào tác dụng sinh lý khác nhau, chia khí ra mấy loại như sau:

- Nguyên khí, còn gọi là chính khí hay chân khí: là khi biểu hiện tập trungnăng lực hoạt động sinh mệnh của cơ thể Nói chung nguyên khí đầy đủ, người khoẻ mạnh không dễ mắc bệnh, hoặc khi mắc bệnh chỉ cần điều trị đúng mức cũng có thể nhanh chóng chiến thắng bệnh tà mà khỏi bệnh Vìvậy, nguyên khí quyết định sức khoẻ của con người, khí của tạng phủ huyđộng hoạt động của cơ thể Ví dụ: tâm khí,can khí, thận khí, phế khí…

- Trung khí: thực chất là khí của tỳ vị, tác dụng xúc tiến chức năng tiêu hóa hấp thu và duy trì vị trí bình thường của nội tạng ở trong khoang bệnh, khi trung khí bất túc chức năng trên giảm sút

- Tôn khí: là khí của tâm phế, tác dụng huy động công năng tuần hoàn hô hấp Tôn khí bất túc thì hô hấp và nhịp tim giảm

- Vệ khí và doanh khí: vệ khí là phần khí đi phần ngoài mạch nhưng thông với mạch tỏa ra ở sườn ngực bụng và hai bên Chức năng ôn dưỡngtạng phủ, tuần hành giữa bì phu và cơ nhục ôn dưỡng da cơ có tác dụng

cố biểu chống lại mọi sự xâm phạm của ngoại tà Doanh khí (dinh khí) cótác dụng dinh dưỡng toàn thân, sinh hóa huyết dịch phân bố tuần hành ở trong mạch Vệ khí và doanh khí phối hợp dinh dưỡng có thể chống lại ngoại tà

- Lâm sàng bệnh của khí: có ba loại khí hư, khí trệ, khí nghịch

* Khí hư:

Triệu chứng khí hư nói chung là chỉ khí của ngũ tạng bất túc Lâm sàng phần nhiều thấy khí của tỳ phế lưỡng hư; biểu hiện chính là: loạn ngôn, thiếu khí, âm thanh nhỏ nhẹ, chóng mặt, mệt mỏi, tự hãn, ăn không ngon, có thể sa nội tạng, mạch hư nhược, lưỡi nhợt bệu, rêu mỏng; điều trị dùng phép bổ khí là chủ yếu

* Khí trệ (khí uất)

Khí cơ của tạng phủ không lưu thông, sự vận hành bị trở ngại, là xuất hiện triệu chứng của khí trệ, thường gặp phế khí trệ, tỳ vị khí trệ và

Trang 24

can khí uất trệ Khí trệ mức độ nhẹ thường thấy triệu chứng chung là: ngực, bụng, sườn chướng đầy, đau; vì khí phế trệ nên đau ngực, đầy ngực, khí đoản, đàm nhiều Tỳ vị khí trệ nên bụng chướng đầy, đau, kinh nguyệt không đều hoặc thống kinh, khí trệ ở kinh mạch nên cơ nhục tứ chi và các khớp đều đau mỏi, khi điều trị phải dùng pháp lý khí.

có vai trò rất to lớn trong hoạt động chức năng thần kinh và các loại năng lượng của hoạt động bên trong cơ thể Nói cách khác; khí thực chất là cơ

sở vật chất, khi khí hóa (chuyển hóa) cho ra năng lượng thúc đẩy, duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể

2.3.2 Huyết:

* Huyết: là vật chất ăn uống thông qua quá trình hóa sinh của tỳ vị mà

thành Chức năng của huyết là tuần hoàn không ngừng để dinh dưỡng toàn thân, để duy trì mọi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể Sở dĩ mắt có khả năng nhìn, chân có khả năng bước, tay có khả năng co duỗi…

là chỉ do cơ quan tổ chức của toàn cơ thể như: (tạng phủ, cân cốt, da lông…) nếu không có sự tư dưỡng của huyết dịch thì không để duy trì chức năng sinh lý bình thường Nếu như huyết dịch vận hành trở ngại, cơ phu không đủ huyết dịch làm cho tê mỏi, huyết dịch đến tứ chi không đủ, tay chân không nóng ấm, thậm chí liệt bại, không bước được

Huyết và khí có quan hệ rất mật thiết với nhau, thông thường khí huyết đầy đủ, khí huyết như một âm, một dương hỗ tương tồn tại “khí vi huyết chi soái, huyết vi khí chi mẫu”, nghĩa là sự vận hành của huyết phảidựa vào sức huy động của khí, khí hành tắc huyết hành, khí trệ tắc huyết

ứ Mặt khác công năng hoạt động của một cơ quan, tổ chức lại phải nhờ vào sự tư dưỡng của huyết dịch đưa lại (huyết vi khí chi mẫu) hay huyết

là cơ sở vật chất Chứng bệnh của huyết chủ yếu biểu hiện: xuất huyết, huyết hư và huyết ứ

* Xuất huyết: là hỏa nhiệt tà thực bức huyết vong hành hoặc khí hư bất

năng nhiếp huyết hoặc can bất tàng huyết, tỳ bất thống huyết hoặc thận

âm hao tổn, hư hỏa nội sinh thương phạm mạch lạc hoặc tinh thần kích thích, tình chí uất hoá hỏa đều có thể dẫn đến xuất huyết Vì vậy điều trị chứng xuất huyết không chỉ đơn thuần sử dụng thuốc chỉ huyết mà phải tích từng nguyên nhân cụ thể để kết hợp điều trị

- Nếu do vị hỏa mà thổ huyết phải thanh nhiệt, giáng hỏa

Trang 25

- Nếu do tỳ hư mà kinh nguyệt quá nhiều hoặc rong kinh phải dùngpháp bổ trung ích khí.

* Huyết hư: do mất máu quán hiều hoặc quá trình sinh huyết kém đều có

thể dẫn đến huyết hư Lâm sàng thường biểu hiện; sắc mặt vàng nhợt, môi, lưỡi, móng tay chân không hồng nhuận, nhợt nhạt, đầu choáng, mắt hoa, tâm quý, gầy gò, mệt mỏi, vô lực, tay chân hay tê, mạch tế nhược Điều trị phải dùng pháp bổ huyết nhưng dựa trên lý luận “khí vi huyết chisoái”, vì vậy khi dùng pháp bổ huyết thường phải kết hợp với pháp bổ khí

* Huyết ứ: do nhiều nguyên nhân, có thể do ngoại nhân (chấn thương)

huyết tích tụ ở tổ chức cơ quan, có thể do khí trệ huyết đính, có thể do hàn ở mạch huyết ngưng thành ứ và có thể do nhiệt thịnh bức huyết vong hành “huyết dịch ly khai mạch đạo”, tích thành ứ, cũng có thể do nhiệt cực thương âm, thương huyết làm cho huyết uất thành ứ Tùy thuộc vào

vị trí của huyết ứ mà có triệu chứng khác nhau Nếu huyết ứ ở tâm gây tâm quý, tâm thống, huyết ứ ở phế có thể khái lạc đàm huyết, đau tức ngực, huyết ở bào cung thì xung nhâm không điều hòa làm cho kinh nguyệt không điều hòa, huyết ứ ở chi thể thấy chi thể mỏi, tê bại hoặc vậnđộng không linh hoạt…

Điều trị chứng huyết ứ phải dùng pháp khử ứ hoặc pháp bổ khí hoạt huyết

2.3.3 Tinh.

- Tinh là chỉ sinh tinh thực nam nữ, là nguồn gốc của sinh mệnh

- Hai là chỉ chất dinh dưỡng do ăn uống chuyển hóa sinh tinh Nghĩa là, tinh chỉ cơ sở vật chất của sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể Bình thường tinh của lục phủ ngũ tạng được tàng trữ ở thận, trong đó

có một bộ phận được chuyển hóa thành tinh sinh thực

Tóm lại: tinh là cơ sở của sinh mệnh, là vật chất cơ bản cấu tạo nên

cơ thể và duy trì các loại hoạt động sinh mệnh của cơ thể Tinh có quan

hệ trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát dục, lão hóa và tử vong của con người Nếu như tinh khí đầy đủ thì cơ thể cường tráng, khoẻ mạnh, tinh lực đầy đủ, sức đề kháng cơ thể cao; còn tinh khí hư tổn, cơ thể suy nhược, tinh lực không đủ, phát dục chậm, già trước tuổi, sức đề kháng cơ thể giảm yếu

2.3.4 Tân dịch.

Là chỉ toàn bộ phần dịch thể và nước bình thường trong cơ thể, là một trong những vật chất chủ yếu duy trì hoạt động cơ thể sống Nguồn gốc của tân dịch là do ăn uống dinh dưỡng thông qua sự vận hóa của tỳ

vị, sự điều tiết của phế, thận, bàng quang, tam tiêu… mà phân bố toàn thân và bài xuất ra ngoài cơ thể

Nói chung hay gọi tân và dịch hoặc gọi chung là tân dịch, nhưng mỗi loại đều có khu vực riêng khác nhau:

- Tân thường phân bố ở giữa da, cơ và tổ chức cơ quan có tác dụng nhuận trạch dinh dưỡng các cơ quan và tổ chức

Trang 26

- Dịch thường phân bố ở khớp xương, não tủy, ngũ quan, có tác dụng lưu thông và nhuận trạch.

- Ngoài ra; mồ hôi, dịch, tụy, nước mắt, mũi, dịch vị, các tuyến nội tiết đều gọi là tân dịch

- Tân dịch và khí huyết có quan hệ mật thiết với nhau, có thuyết cho rằng “tân huyết đồng nguyên” tân dịch hao tổn thường dẫn đến khí huyết hư nhược, nếu nôn nhiều, ỉa chảy, đại hãn (ra mồ hôi nhiều) sau đó tân dịch bị tiêu hao thường xuất hiện thở nhanh, nhịp tim nhanh, mạch vi

tế, tứ chi lạnh là triệu chứng của khí huyết hao tổn

- Sau mất máu nhiều thường thấy miệng khát, tiểu ít, đại tiện táo là triệu chứng tân dịch không đầy đủ Trên lâm sàng, mất máu, mất tân dịch thường đi đôi với nhau Từ lâu (thương hàn luận) đã sớm đề ra; những bệnh nhân chảy máu thì không thể phát hãn mà phải dưỡng huyết để sinh tân, bảo vệ tân tức là bảo vệ huyết

Tất cả đều chỉ tân dịch và khí huyết luôn có quan hệ mật thiết Bệnh lý của tân dịch thường do hai yếu tố: chủ yếu là hỏa nhiệt thương tân, thứ yếu là tân dịch hao tổn

- Hỏa nhiệt thương tân phần nhiều do cảm phải lục dâm tà khí và tàkhí hóa hỏa dẫn đến thương tân

Triệu chứng chung: sốt cao, tâm phiền, nói sảng, loạn ngôn, đại khát, đại hãn, đại tiện bí kết, môi khô, lưỡi khô mất gai, mạch hồng sác hoặc trầm sác Điều trị phải dùng thanh nhiệt tả hỏa hoặc pháp tả hạ để bảo tồn tân dịch trong bệnh ôn nhiệt Bảo tồn tân dịch là nguyên tắc trọngyếu

Tổn thương tân dịch cũng có thể do nhiệt ở tạng phủ quá thịnh có thể phát sốt, đại tiện táo, mắt đỏ, miệng khô mà khát, rêu lưỡi vàng khô Lâm sàng cần phân biệt giữa hỏa nhiệt tổn thương tân dịch ở tạng phủ và trong bệnh ôn nhiệt để điều trị

- Tân dịch hao tổn thuộc trạng thái hư gồm: phế âm hư, vị âm hư, thận âm hư làm tổn thương tân dịch

- Hỏa nhiệt thương tân thuộc thực chứng, triệu chứng tân dịch hao tổn gồm: sốt cao triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, ăn uống kém, miệng khô, muốn ăn nóng hoặc nặng về nửa đêm, mệt mỏi, gầy gò, lưỡi đỏ ít tân, rêu lưỡi mỏng hoặc không rêu, mạch tế sác, pháp điều trị phải dùng

“dưỡng âm nhuận táo”

2.3.5 Đàm (ẩm).

Đàm là sản vật chuyển hóa bệnh lý, cũng có thể là nguyên nhân của nhiều loại chứng bệnh Khái niệm về đàm tương đối rộng, không đơn thuần là dịch đàm của đường ho (khái lạc)

Y học cổ truyền cho rằng: “tích thủy thành ẩm, ẩm ngưng thành đàm” thủy dịch đình lưu tích tụ có thể do ảnh hưởng của bệnh tà, cũng cóthể do phế khí hư, khí không thông, không giáng được mà lưu tụ lại thànhđàm, thành ẩm, ngoài ra tỳ không kiện vận được hoặc do ăn uống quá nhiều, thủy dịch không vận hóa bình thường, thủy thông lưu trệ ở phế

Trang 27

Cổ nhân cho rằng: “tỳ vi sinh đàm chi nguyên, phế vi trữ đàm chi quan” Thận dương bất túc, thủy khí bất hóa nên tụ thành đàm Bệnh lý

về đảm ẩm thường ở phế nhưng cũng có ở tâm, ở cơ biểu và ở kinh lạc

* Đàm ở phế; khái thấu, khí suyễn, không nằm yên, ngực đầy đau, điều

trị ngoài thuốc trừ đàm còn phải tìm thuốc chữa nguyên nhân

* Đàm ở tâm: tâm quý, tân sổ không đều, ngoài ra có thể thấy điên đảo,

hôn quyết, trúng phong…Bệnh thần kinh tinh thần có thể do đàm mê tâm khiếu mà dẫn đến Điều trị phải tuyên khiếu trừ đàm

* Đàm ở cơ biểu kinh lạc: loa lịch (lâm ba kết hạch), hạch thư (thũng

lưu), giáp trạng tuyến sưng to, đàm thấp lưu trú (cốt kết hạch, kết hạch tính), điều trị phải “trừ đàm thông lạc”

CHƯƠNG 3 HỌC THUYẾT KINH LẠC

3.1 HỌC THUYẾT KINH LẠC.

3.1.1 Khái niệm

Cũng như học thuyết Âm dương ngũ hành, tạng tượng, học thuyết

về doanh vệ khí huyết, tinh, thần, tân, dịch; học thuyết kinh lạc là cơ sở lýluận và là một bộ phận cấu tạo nên hệ thống lý luận của YHCT phương Đông, một học thuyết có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong sinh lý, bệnh

lý, trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật Khi thực hành châm cứu, tuyến quân y đơn vị không thể không nắm vững hệ thống kinh lạc

Kinh lạc (meridian) là đường liên tục thông suốt của khí huyết, kinh là đường thẳng đi khắp cơ thể, lạc là đường liên lạc giữa các kinh, tạo thành màng lưới thấu suốt trong ngoài, quán triệt trên dưới, liên hệ với các cơ quan tạng phủ với các tổ chức của cơ thể (không đâu mà

không tới)

Trong kinh lạc có kinh khí vận hành: khí là cơ sở vật chất, là kết quả của quá trình chuyển hóa các chất đạm, đường, mỡ; khi khí hoá cho

Trang 28

ra năng lượng thúc đẩy hoạt động của các tạng phủ; khí quan hệ chặt chẽ với huyết (là cơ sở vật chất) vì vậy chức năng của kinh lạc là vận chuyển khí huyết dinh dưỡng, duy trì hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể sống.

Sự hoạt động của hệ kinh lạc có tính quy luật tuỳ theo bệnh lý từ trong ra hay từ ngoài vào, đều có biểu hiện bất thường của hệ kinh lạc Thầy thuốc phải nắm vững quy luật chuyển hóa của kinh lạc để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật

3.1.2 Sơ bộ cấu tạo của hệ thống kinh lạc.

- Mười hai kinh mạch chính:

3.1.3 Cách gọi tên của 12 kinh mạch chính.

- Ba kinh âm ở tay

Thủ thái âm Phế kinh, gọi tắt là kinh Phế

Thủ thiếu âm Tâm kinh, gọi tắt là kinh Tâm

Thủ quyết âm Tâm bào lạc kinh, gọi tắt là kinhTâm bào

- Ba kinh dương ở tay

Thủ dương minh Đại trường kinh, gọi tắt là kinh Đại trường

Thủ thái dương Tiểu trường kinh, gọi tắt là kinh Tiểu trường

Thủ thiếu dương Tam tiêu kinh, gọi tắt là kinh Tam tiêu

- Ba kinh âm ở chân

Túc thái âm Tỳ kinh, gọi tắt là kinh Tỳ

Túc thiếu âm Thận kinh, gọi tắt là kinh Thận.Túc quyết âm Can kinh, gọi tắt là kinh Can

- Ba kinh dương ở chân

Túc dương minh Vị kinh, gọi tắt là kinh Vị

Túc thiếu dương Đởm kinh, gọi tắt là kinh Đởm

Túc thái dương Bàng quang, gọi tắt là kinh Bàng quang

Trang 29

3.1.4 Sự vận hành và chủ trị của kinh lạc.

3.1.4.1 Khái quát chung.

Mười bốn kinh mạch đều có vị trí tuần hành nhất định Trừ hai kinh nhâm và đốc mạch, còn 12 kinh lạc phân bố đối xứng nhau hai bên chi thể và có sự liên tiếp theo thứ tự nhất định

Đại trường kinh (LI)

Phế kinh (LU)

Trang 30

3.1.4.2 Đại cương về sự tuần hành và chủ trị của 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc.

* Ba kinh âm ở tay.

Bắt đầu từ ngực đi lên trên xuất ra mặt trước trong tay và liên tiếp với 3 kinh dương ở tay Các chứng bệnh ở vùng ngực có thể lấy huyệt của

ba âm kinh ở tay để điều trị

- Thủ thái âm phế kinh

Thuộc phế, liên lạc với đại trường, đi ra ngoài chỗ xương đòn, thuộc huyệt trung phủ vòng ra mặt ngoài chi trên đi xuống dưới, dừng ở

mé ngón tay cái nơi huyệt thiếu thương rồi liên tiếp với kinh thủ dương minh đại trường

Chủ trị: các chứng bệnh ở vùng phế, ngực, hầu, họng, chứng sốt cao, tự hãn, tiêu khát, có thể chỉ định các huyệt mà kinh đi qua

- Thủ quyết âm tâm bào kinh

Thuộc tâm bào, liên lạc với tam tiêu, ra ngoài nơi đầu vú (nơi huyệtthiên trì) đi chính giữa mặt trong chi trên và xuống dưới dừng ở đầu ngón taygiữa (nơi huyệt trung xung) và liên tiếp với kinh thủ thiếu dương tam tiêu kinh

Chủ trị: các bệnh thuộc vùng tâm, vị, ngực, các bệnh thần chí, suy nhược thần kinh, nhược não, hen suyễn, sốt rét và điều trị các chứng bệnhtheo vùng kinh đi qua

- Thủ thiếu âm tâm kinh

Thuộc tâm, liên hệ với tiểu trường, đi ra ngoài nơi hõm nách (huyệtcực tuyền) theo mặt trước ngoài chi trên xuống dưới, dừng ở huyệt thiếu xung, mé ngoài ngón tay áp út, tiếp nối với kinh thủ thái dương tiểu trường

Chủ trị: các chứng bệnh ở phần tâm và ngực, bệnh thần chí, phát dục chậm, thần kinh suy nhược, trúng phong, thất ngôn và điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh đi qua

* Ba kinh dương ở tay.

Ba kinh dương ở tay đều bắt đầu từ tay đi lên trên hành ở phía dướichi trên và liên tiếp với ba kinh dương ở trên Nói chung khi điều trị các chứng bệnh ở đầu, trán, mặt, mắt, tai, mũi, hầu, họng và sốt cao đều lấy huyệt ở ba kinh dương tay

- Thủ dương minh đại trường kinh

Thuộc đại trường, liên lạc với phế, bắt đầu từ ngón tay trỏ (nơi huyệt thương dương) men theo phía sau ngoài của chi trên, lên bả vai, cổ

và phần xương hàm bắt chéo ở huyệt nhân trung, dừng ở cánh mũi bên đối diện (nơi huyệt nghinh hương) và liên tiếp với kinh dương minh vị ở huyệt thừa khấp

Trang 31

Chủ trị: các chứng bệnh vùng trước đầu, mặt, răng, mắt, tai, mũi, hầu, họng, các bệnh vùng ngực, bệnh phát sốt, phong chẩn, cao huyết áp

và điều trị các chứng bệnh nơi mà đường kinh đi qua

- Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

Thuộc tam tiêu liên lạc với tâm bào Bên ngoài kinh bắt đầu từ ngón tay vô danh nơi huyệt quan xung đi lên trên chính giữa phần dưới mặt sau chi trên đến vai, phía ngoài cổ vào tai, qua thái dương và dừng ở đuôi mắt nơi huyệt ty trúc không, tiếp nối với kinh túc thiếu dương đởm nơi huyệt đồng tử liêu

Chủ trị: các bệnh vùng đầu, tai, mắt, hầu, các chứng bệnh nhực sườn, sốt cao, phong chẩn, tiện bế và điều trị các chứng bệnh ở vùng kinh

đi qua

- Thủ thái dương tiểu trường kinh

Kinh thuộc tiểu trường, liên lạc với tâm bên ngoài kinh bắt đầu từ ngón tay út nơi huyệt thiếu trạch, đi lên theo mặt duỗi thành trụ lên trên vai, cổ đến hàm, dừng ở trước tai, nơi huyệt thính cung và liên tiếp với kinh túc thái dương bàng quang

Chủ trị: các chứng bệnh vùng bả vai, cổ, đầu, mắt, tai, hầu, họng, bệnhthần chí, phát sốt, đau lưng và điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh điqua

* Ba kinh âm ở chân: đều bắt đầu từ chân đi lên trên theo mặt

trong chi dưới, lên bụng, ngực, nói tiếp với 3 kinh âm ở tay Nói chung các chứng bệnh ở vùng tiết niệu, sinh dục và phần bụng có thể lấy huyệt

ở 3 kinh âm ở chân để điều trị

- Túc thái âm tỳ kinh: thuộc tỳ, liên lạc với vị Bên ngoài kinh bắt đầu từ ngón chân cái, nơi huyệt ẩn bạch theo mặt trong chân đến mé trong sau xương đùi lên tiểu khung vào tủy cùng và tủy sống rồi lên trướcngoài ngực và bụng, dừng lại ở dưới nách nơi huyệt đại bao (gian sườn 6 trên đường giữa nách) liên tiếp với thủ thiếu âm tâm kinh

Chủ trị: bệnh vị trường, bệnh tiết niệu, sinh dục và các vị trí bị bệnh mà kinh đi qua, ngoài ra kinh còn có tác dụng điều trị chảy máu, thiếu máu, mất ngủ, phù…

- Túc quyết am can kinh: thuộc can liên hệ với đởm, tuần hành ở mặt ngoài cơ thể bắt đầu từ mé ngoài ngón cái (huyệt đại đôn) theo mặt trong chân vaò thành trong tiểu khung và thành bụng, dừng lại ở gian sườn sáu dưới vú, nơi huyệt kỳ môn, liên tiếp với kinh thủ thái âm phế

Chủ trị: các chứng bệnh thuộc can đởm bao gồm; bệnh cao huyết

áp, đau đầu, mất ngủ, hay mê…Các bệnh thuộc hệ thống sinh dục, tiết niệu và các chứng bệnh ở nơi mà kinh đi qua

- Túc thiếu âm thận kinh: thuộc thận, liên hệ với bàng quang, bên ngoài kinh bắt đầu từ giữa lòng bàn chân nơi huyệt dũng tuyền, theo mé sau trong cổ chân lên thành trong đùi vào bụng ngực, hai bên của đường trắng giữa dừng lại

ở giữa dưới xương đòn (huyệt du phủ) liên tiếp với kinh thủ quyết âm tâm bào

Trang 32

Chủ trị: các bệnh thuộc hệ thống nội tiết và hệ thống sinh dục, tiết niệu, thần kinh suy nhược, bệnh ở hầu, ngực, vùng lưng và điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh đi qua.

* Ba kinh dương ở chân: đều xuất phát từ vùng đầu xuống ngực

bụng và đi xuống mặt trước ngoài chân liên tiếp với 3 kinh âm ở chân Nói chung các chứng bệnh ở đầu, mặt, phát sốt và bệnh thần chí đều dùngcác huyệt ở 3 kinh dương ở chân để điều trị

- Túc dương minh vị kinh: kinh thuộc vị, liên lạc với tỳ, bên ngoài

từ dưới mi mắt, nơi huyệt thừa khấp theo gò má đến quanh môi, mồm, vào xương hàm dưới tới góc hàm phân thành hai nhánh, một nhánh lên trước tai tới góc trán nơi huyệt đầu duy, nhánh khác ra phía ngoài xương hàm đi xuống dưới hố thượng đòn xuống trước ngực bụng và trước chi dưới, dừng lại ở mé ngoài ngón chân thứ hai nơi huyệt lệ đoài

Chủ trị: các chứng bệnh thuộc vùng hầu, họng, răng, mồm, mặt, đầu, bệnh ở vị trường, thần chí, cao huyết áp, thiếu máu, chứng bạch cầu giảm và điều trị bệnh ở các cơ quan mà kinh đi qua

- Túc thiếu dương đởm kinh: thuộc đởm, liên lạc với can, bên ngoài bắt đầu từ ngoài đuôi mắt (nơi huyệt đồng tử liêu) quanh phía trướctai vòng lên thái dương, sau đó tới thành ngoài ngực bụng, mạn sườn và

hạ chi, dừng lại ở mé ngoài đầu ngón chân thứ tư, nơi huyệt túc khiếu âm tiếp nối với kinh quyết âm can

Chủ trị: các chứng bệnh vùng đầu, mắt, tai, ngực, sườn, bệnh thuộccan đởm, bệnh thần chí, sốt cao, các chứng tiện bế, phù thiếu B1 (cước khí) ngoài ra kinh còn có tác dụng điều trị bệnh tật theo vùng mà kinh đi qua

- Túc thái dương bàng quang kinh: kinh thuộc bàng quang, liên lạc với thận, bên ngoài bắt đầu từ khoé mắt trong nơi huyệt tình minh đi lên đỉnh đầu và vùng chẩm, xuống phía sau cổ, đi 2 bên cột sống xuống mặt sau chi dưới và phía sau ngoài cổ chân theo mé ngoài, dừng lại ở ngón út bàn chân nơi huyệt chí âm rồi liên tiếp với kinh túc thiếu âm thận

Chủ trị: các chứng bệnh vùng thắt lưng, cột sống lưng, vùng sau cổ,chẩm, mắt…ngoài ra còn điều trị các chứng bệnh theo vùng mà kinh lạc điqua

Tóm lại: - Thủ tam âm liên tiếp thủ tam dương

- Thủ tam dương liên tiếp túc tam dương

- Túc tam dương liên tiếp túc tam âm

- Túc tam âm liên tiếp với thủ tam âm

* Nhâm mạch.

Bắt đầu từ giữa tầng sinh môn (giữa hậu môn và cơ quan sinh dục – nơi huyệt hội âm) đi lên phía trước giữa bụng, dừng lại ở giữa rãnh môi hàm dưới nơi huyệt thừa tương, tương giao với kinh đốc mạch Nhâm mạch có tác dụng tổng quản các kinh âm của cơ thể là: “âm kinh chi hải”

Chủ trị: bệnh hệ thống sinh dục, tiết niệu, các chứng bệnh vị

trường, phế hầu, họng, bệnh về thần chí, thân thể hư nhược, ngoài ra còn điều trị bệnh ở các cơ quan thuộc kinh lạc chi phối

Trang 33

* Đốc mạch.

Bắt đầu từ xương cùng nơi huyệt trường cường, đi lên chính giữa lưng, qua gáy tới trước đầu mũi và dừng lại ở huyệt nhân trung, liên kết với kinh nhâm mạch Đốc mạch có tác dụng tổng đốc các kinh dương củatoàn thân “Đốc mạch vi dương kinh chi hải”

Chủ trị: các bệnh vùng đầu, mặt, hầu, họng, bệnh thuộc tâm, phế,

vị trường, bệnh sinh dục, tiết niệu, sốt cao, bệnh thần chí “Não phát dục bất toàn”, giảm bạch cầu, toàn thân hư nhược, suy nhược thần kinh, ngoài

ra còn điều trị các chứng bệnh ở vùng mà kinh đi qua

3.1.4.3 Quy luật phân bố 12 kinh ở ngoài cơ thể.

* Phần thân người.

Ba kinh âm ở tay, chân đều phân bố ở mặt trước, ba kinh âm chân phân bố ở ngực, bụng; ba kinh âm tay phân bố ở ngực Trong ba kinh dương chân, kinh túc dương minh phân bố ở ngực bụng, túc thiếu dương kinh phân bố ở mặt bên thân người, kinh túc thái dương phân bố ở măt lưng

Chi trên: ba kinh âm phân bố ở mặt gấp, kinh thái âm ở trước, kinh thiếu âm ở sau, kinh quyết âm ở giữa Ba kinh dương ở tay phân bố mặt duỗi, kinh dương minh ở trước, kinh thái dương ở sau, kinh thiếu dương

ở giữa

Chi dưới: ba kinh âm phân bố ở mặt trong, thứ tự phân bố giống như chi trên, chỉ là giao hoán vị trí của huyết âm và thái âm, túc dương minh phân bố ở trước, kinh túc thiếu dương phân bố ở ngoài, kinh túc thái dương phân bố ở sau Lưu ý vị trí các kinh không nói theo giải phẫu

mà nói theo hình người ở tư thế đứng hai tay giơ cao, lòng bàn tay theo hướng trước trong

Cần phải nắm vững qui luật phân bố của kinh lạc vì nó có ý nghĩa trong việc chẩn đoán và bệnh tật

3.1.4.4 Qui luật biểu lý của 12 kinh.

Mười hai kinh mạch phân bố ở tạng phủ, kinh âm thuộc tạng (liên lạc với phủ) là lý, kinh dương thuộc phủ (liên lạc với tạng) là biểu Do mối liên hệ của kinh lạc tuần hành bên trong cơ thể mà tạo nên quan hệ biểu lý, âm dương của kinh lạc và tạng phủ Hai kinh biểu và lý liên tiếp thông nhau qua lạc mạch tương hỗ, vì vậy vì phương diện sinh lý và bệnh

lý của hai kinh biểu lý đều là mối quan hệ tương hỗ và ảnh hưởng tương

hỗ Nắm vững qui luật này, trong điều trị thường vận dụng cách lấy huyệttrên các kinh có liên quan biểu lý để phối hợp nhằm làm tăng hiệu quả điều trị

Trang 34

3.1.5 Huyệt là vị trí chuyển hóa của khí (Vital energy) thường ở phần da của cơ thể.

- Tác dụng sinh lý của huyệt là chuyển hóa năng lượng (khí) cũng

là nơi xâm nhập của tà khí, vì vậy huyệt có tác dụng chẩn đoán, dự phòng

và điều trị bệnh tật

3.1.5.1 Các loại huyệt

Học thuyết kinh lạc chia 3 loại huyệt

- Kinh huyệt: các huyệt nằm trên 12 kinh chính và mạch Nhâm, mạch Đốc Kinh huyệt còn chia ra: huyệt Nguyên, huyệt Lạc, huyệt Du, huyệt Mộ, huyệt Ngũ du (tỉnh, huỳnh, du, kinh, nguyên, hợp), huyệt Khích, 8 huyệt Hội, huyệt giao hội…

- Huyệt ngoài kinh, gọi là kinh ngoại kỳ huyệt: là huyệt không nằmtrên đường kinh chính (14 đường kinh) và cũng có thể nằm trên đường đicủa kinh nhưng không phải huyệt của kinh đó Một số nhà châm cứu hậusinh đã phát hiện khoảng 200 huyệt ngoài kinh mặc dù theo tổ chức y tếthế giới (Malina, 1991) xác định có 48 huyệt ngoài kinh

- Huyệt ở chỗ đau, gọi là A thị huyệt Số lượng huyệt là tùy theo nhiều hay ít chỗ đau

3.1.5.2 Qui luật chủ trị của huyệt ở 14 kinh.

“ Kinh lạc sở quá chủ trị sở tại” tức là kinh lạc tuần hành qua đâu thì có tác dụng điều trị bệnh ở nơi đó Nói chung các huyệt vùng mặt phần lớn có tác dụng điều trị cục bộ, nhưng cũng có một số huyệt có tác dụng điều trị bệnh toàn thân: bách hội, nhân trung, tố liêu, phong phủ

* Các huyệt hợp ở vùng thân người: không những có tác dụng điềutrị tại chỗ mà còn có tác dụng điều trị các tạng phủ trong cơ thể Ví dụ:huyệt vị vùng bụng, ngực đều có tác dụng điều trị bệnh tại chỗ, bệnh nộitạng cấp tính Huyệt phần lưng điều trị bệnh tại chỗ, bệnh nội tạng, bệnhmãn tính như huyệt đản trung, quan nguyên, khí hải, đại chùy, mệnh môn,thận du đều có thể điều trị bệnh toàn thân

* Ba kinh dương tay chân: huyệt ở tay hoặc ở chân lên đều có tác

dụng điều trị bệnh ở đầu, mặt, ngũ quan, phát sốt, bệnh thần chí Huyệt ở trên và thành trước tiểu khung đều điều trị bệnh ở tạng phủ bao gồm ngực, bụng, lưng, thắt lưng Còn ba kinh dương tay đa số điều trị các chứng bệnh đầu, mặt, cổ, lưng, vai

* Ba kinh âm tay chân: phân bố ở tay và chân, điều trị bệnh ở phế

ngực, hầu, họng và bệnh thần chí; riêng phần huyệt ba kinh âm ở chân có thể điều trị bệnh hệ thống sinh dục, tiết niệu và bệnh can, tỳ, thận Huyệt

ba kinh âm ở tay chủ trị thuộc bệnh tâm phế, tâm bào là chính Huyệt ba kinh âm ở chân trị bệnh can, tỳ, thận là chủ, còn lại phần lớn điều trị cục bộ

- Ngoài việc điều trị bệnh cho tạng hoặc phủ mà kinh chi phối, kinhlạc còn điều trị các chứng và bệnh ở các tạng phủ có liên quan biểu lý vớinó

Trang 35

3.1.6 Sinh lý và bệnh lý của kinh lạc.

Tác dụng sinh lý của kinh lạc là: hành khí huyết, dưỡng (doanh)

âm dương, nhu cân cốt và lợi khớp xương (lợi quan tiết) Kinh lạc liên hệ khắp toàn thân, từ trong tạng phủ đến các cơ khớp và chi thể, thấu suốt trong ngoài để vận hành khí tiết, duy trì mọi chức năng sinh lý bình

thường của các tổ chức, cơ quan trong cơ thể Mọi cơ quan, tổ chức của ngũ quan, của khiếu, da, cơ, cân cốt, tứ chi, lục phủ, ngũ tạng của cơ thể đều phải dựa vào sự nhu dưỡng của khí huyết và sự liên hệ của kinh lạc Luôn phát huy chức năng sẵn có và hiệp đồng tương hỗ, kinh lạc tạo thành một thể hữu cơ hoàn chỉnh

Khi bệnh lý: kinh lạc có liên quan chặt chẽ tới phát sinh và phát triển (chuyển biến) của bệnh tật

Nếu như tà khí xâm phạm vào cơ thể mà tác dụng bảo vệ của kinh lạc (kinh khí bên ngoài thất thường thì thông qua kinh lạc bệnh tà chuyển vào tạng phủ Ví dụ: phong tà xâm phạm cơ biểu rồi chuyển vào trong cơ thể xuất hiện triệu chứng của phế, khái thấu; khạc đàm, ngực tức, ngực đau; do phế và đại trường tương quan biểu lý nên có khi còn xuất hiện triệu chứng của đại trường; đau bụng, ỉa lỏng hoặc tiện bế

Ngược lại, khi có bệnh ở tạng phủ cũng thông qua kinh lạc có liên quan sẽ phản ảnh qua các vùng da, cơ tương ứng Ví dụ: bệnh ở can thường xuất hiện đau sườn, bệnh ở thận thường đau lưng, bệnh ở phế thường đau vai lưng (kiên bối) vùng liên bả Nhưng nói chung chỉ là tương đối, quan trọng là xem bệnh tà (tính chất mạnh yếu) so với sự thịnh suy của chính khí, của cơ thể để quyết định điều trị được tốt

3.1.7 ứng dụng học thuyết kinh lạc trên lâm sàng.

3.1.7.1 ứng dụng trong chẩn đoán: (Kinh lạc chẩn)

Dựa trên đường đi của kinh lạc ta có thể đoán biết được vị trí khi tạng phủ bị bệnh hoặc khi kinh khí tụ lại, thường xuất hiện các phản ứng cảm giác đau khi ấn hoặc co cứng ở dưới tay khi sờ nắn, vì vậy có thể hỗ trợ thêm cho chẩn đoán bệnh ở tạng phủ và ở kinh lạc

Ví dụ: phế có bệnh có điểm đau ở phế du hoặc trung phủ Vị có bệnh thì tỳ du hoặc vị du ấn đau, khi viêm ruột thừa thấy đau khi ấn huyệtlan vĩ, khi viêm túi mật ấn huyệt điểm túi mật thấy đau

+ Căn cứ vào sự phân bố của kinh lạc có thể chẩn đoán bệnh trênđường kinh, ví dụ: kinh đởm phân bố ở ngoài cơ thể, khi kinh đởm hoặc đởm

bị bệnh thì thường bệnh nhân có triệu chứng đau sườn, miệng khô, mắt hoa,tai điếc Người xưa còn dựa vào sự phân bố của 14 đường kinh để chẩn đoán:

ví dụ đau đầu trước trán liên quan đến kinh dương minh, đau thành bên liênquan đến kinh thiếu dương, đau vùng chẩm gáy liên quan đến kinh dươngminh, thái dương, đau vùng đỉnh đầu liên quan đến kinh túc quyết âm canhoặc kinh đốc mạch

Trang 36

+ Ứng dụng kinh lạc để lựa chọn tác dụng của thuốc.

Một số thuốc đối với tạng phủ kinh lạc có tác dụng chọn lọc (tácdụng ưu tiên) Vì thế việc nghiên cứu lý luận qui kinh của dược vật sẽ cótác dụng chỉ đạo nhất định trong việc dùng thuốc trên lâm sàng

Ví dụ: cùng là thuốc trị đau đầu, nhưng cảo bản vào kinh thái dươngtrị đau đầu do bệnh của kinh thái dương Bạch chỉ vào kinh dương minhtrị bệnh đau đầu do bệnh của kinh dương minh, tử hồ vào kinh thiếudương trị đau đầu do bệnh của kinh thiếu dương

Ngoài ra một số thuốc không những chỉ ưu tiên để vào kinh nào đó

mà nó còn có tác dụng hướng dẫn các thuốc khác đi vào các kinh khácnhau Ví dụ: khương hoạt là thuốc dẫn vào kinh thái dương bàng quang…

3.1.7.2 Ứng dụng kinh lạc trong điều trị:

Trong những năm gần đây dựa trên cơ sở kết hợp giữa y học hiện đại với

y học cổ truyền, lý luận châm cứu và kinh lạc được phát triển hoàn thiện hơn, vì vậy việc ứng dụng các thủ thuật, thủ pháp tác động trên huyệt ngày càng phong phú và đa dạng: thủy châm, điện châm, chôn chỉ, châm lase, châm sóng ngắn, gài viên từ sẽ lần lượt được giới thiệu các phương pháp này trong thực hành điều trị

3.2 MỘT SỐ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU HIỆN ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN KINH LẠC HUYỆT VỊ.

3.2.1 Những nghiên cứu thực chất về hệ kinh lạc.

Khi châm đắc khí có thông điện thấy tê chướng nặng thường

thường lan theo đường kinh gọi là hiện tượng kinh lạc vận hành, vậy cơ

sở vật chất của kinh lạc là gì ? Thực chất kinh lạc là thế nào ? Hiện nay còn chưa được giải thích rõ ràng nhưng sơ bộ có 3 hướng giải thích về kinh lạc

- Hướng thứ nhất: người ta cho rằng thực chất của hệ kinh lạc là hệthần kinh, những ý kiến về mặt này đều thông qua nghiên cứu về giải phẫu học của huyệt vị thấy rõ phân bố của huyệt ở tứ chi rất gần với đường đi của thần kinh nên khi kích thích kim châm vào huyệt làm biến đổi chức năng của các cơ quan thuộc thần kinh chi phối nhưng nói chung chưa được rõ ràng

Từ kích thích tiếp nhận truyền vào và truyền ra đều có sự tham gia của thần kinh (bao gồm dây thần kinh và mặt đoạn thần kinh thành huyết quản) quá trình này có liên quan mật thiết với thần kinh trung ương

Thực nghiệm đã chứng minh: hiện tượng kinh lạc có thể bị cắt đứt (dập tắt) hoặc hiện tượng tê biến mất hoặc giảm yếu khi dẫn truyền thần kinh bị cản trở Ví dụ: châm huyệt túc tam lý của thỏ có thể dẫn đến tăng nhu động của ruột non, nhưng nếu cắt đứt thần kinh hông to và thần kinh đùi thì phản ứng tăng nhu động ruột của ruột non không có nữa, điều này chứng tỏ kích thích truyền vào và dây thần kinh có quan hệ khăng khít Hoặc giả sau khi phá hủy hoàn toàn tủy sống cũng lại cho châm huyệt túctam lý phản ứng trên ở ruột non cũng không có, rõ ràng phản ứng này còn

Trang 37

có vai trò tham gia của tủy sống Khi gây tê thắt lưng rồi châm túc tam lý không thấy có cảm giác tê tức, sau khi lưng hết tê cảm giác tê tức lại hồi phục, sau khi phóng bế thần kinh giao cảm, rồi châm các huyệt vùng mặt không thấy cảm ứng kích thích Sau khi gây mê vỏ đại não, châm huyệt đài trùy thấy hiệu ứng hạ sốt rõ ràng, nếu như lại phong bế thần kinh giaocảm và phó giao cảm thấy hiệu ứng hạ sốt không xuất hiện lại.

Những năm gần đây khi nghiên cứu châm tê, các tác giả quan sát huyệt hợp cốc có thể làm cho mức đau của toàn cơ thể nâng cao, sau khi dùng novocain phóng bế cả lớp nông và lớp sâu của huyệt hoặc chỉ phóng

bế tổ chức ở lớp sâu thì mức đau không chỉ tăng cao trở lại huyệt hợp cốc(phần tổ chức sâu) của vùng huyệt do dây thần kinh trụ chi phối, nếu như kích thích điện riêng huyệt hợp cốc có thể ghi được sự biến đổi thông điện ở phía trên khớp khuỷu vì kích điện truyền theo vùng da thuộc thần kinh trụ chi phối, cùng thấy sự biến đổi điện độ tương tự khi châm kích thích tam âm giao, túc tam lý ở chân sau của mèo

Tóm lại: căn cứ vào kết quả quan sát trên động vật thực nghiệm vàlâm sàng cho phép ta suy đoán thực chất của kinh lạc là thần kinh

- Hướng thứ hai: các tác giả cho rằng thực chất của kinh lạc là côngnăng điều tiết tổng hợp tứ thần kinh đến thể dịch Kinh lạc được lưu thông, ngoài nhờ đường thần kinh ra còn có sự điều tiết dịch thể nội tại,

có khi ngừng kích thích điện lâu hiệu ứng điện thế vẫn duy trì trong một thời gian dài Thực nghiệm cũng chứng minh khi viêm ruột thừa cấp, châm có thể làm cho hàm lượng kích tố bì chất trong huyết dịch tăng cao.Châm còn có thể súc tiến thùy trước tuyến yên tiết kích thích tố noãn bào

và sinh thành tố thể vàng, ảnh hưởng đến bài noãn

- Hướng thứ ba: nhóm này cho rằng thực chất của kinh lạc có thể làhiện tượng điện sinh vật Các tác giả thông qua nghiên cứu thông điện và điện trở đã phát hiện nhiều điểm dẫn điện, điểm dẫn điện và huyệt vị của kinh lạc rất gần nhau

Kết quả nghiên cứu của cả ba hướng đều đã chứng minh khách quan sự tồn tại của hệ kinh lạc, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các tác giả vẫn chưa được thống nhất

Nghiên cứu về hệ kinh lạc có nhiều tài liệu rất phong phú và các tác giả đều thống nhất; kinh lạc có cơ sở vật chất Kinh lạc và hệ thống thần kinh có liên quan tương đối mật thiết, kinh lạc thông qua hệ thống nội tiết điều tiết công năng hoạt động của toàn cơ thể, đó là vai trò của hệ thần kinh và thần kinh thể dịch Châm các huyệt có tác dụng tới hoạt động của hệ thống nội tiết, hệ thống huyết quản Quy luật hoạt động của

hệ thống thần kinh cho tới nay còn nhiều điều chưa rõ, do vậy dựa theo lýluận về thần kinh không thể giải thích hoàn toàn hoạt động của hệ kinh lạc

Học thuyết kinh lạc một trong những lý luận cơ bản của y học cổ truyền, nó có ý nghĩa chỉ đạo các khoa châm cứu lâm sàng Ngày nay trênthực tế đã khẳng định hiệu quả của phương pháp châm cứu chữa bệnh Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng giảm

Trang 38

đau, chống viêm và điều hòa cơ thể của phương pháp châm cứu chữa bệnh cho nên châm cứu ngày càng được khẳng định là có tác dụng điều trị tốt được nhiều chứng và bệnh thường gặp trên lâm sàng.

Có nhiều thuyết giải thích về hiệu quả của châm cứu: những thuyết

về thần kinh (Neurological theories), những thuyết về thần kinh thể dịch (thuyết dẫn truyền thần kinh) – Humoral theories – Neurotransmitter theories Đáng chú ý thuyết giải phóng Endorphin của Bruce Pomeranz,

1976, tại Đại học Toronto (Canada), thuyết này cho rằng: dưới tác dụng của châm điện, châm tê kích thích tuyến yên sản xuất ra Endorphin là mộtproteine có nhiều axit amin ghép lại do tuyến yên tiết ra để có thể tự bảo

vệ để chống lại sự đau đớn Chất này có tác dụng ức chế các nơrol nhận tín hiệu đau (Guillemin đã tách ra được 3 loại Endorphin là 3 lạoi

proteine:  Endorphin có 16 a.m,  Endorphin 31 a.m,  Endorphin có 17a.m trong đó E có tác dụng chấn đau mạnh nhất)

Thí nghiệm được tiến hành thứ tự: tiêm lượng nhỏ E cho chuột không

có cảm giác đau, tiêm liều cao gây trạng thái hưng phấn khẩn trương(Catatonique) kéo dài trong 3 giờ (sau khi bị co giật trong vài giây chuột cứng đờnhư gỗ)

Dùng chất Naxolon tiêm cho chuột có trạng thái (catatonique) chuột trở về trạng thái bình thường nhanh Theo Guillemin thì ba chất Endorphin là ba khúc của  lypôtroopin (một protein lớn) chất 

lypôptrôpin này bình thường không có tác dụng chấn đau nhưng khi bị kích thích bởi các men thích hợp  lypôtroopin phân cắt thành các chất Endorphin có hoạt tính chấn đau  lypôtroopin là chất dự trữ sẵn ở não người, có thể huy động nó khi cần

Pomenranz cho rằng: khi kim châm kích thích thần kinh, xung độngtruyền đến tuyến yên, kích thích tuyến yên sản xuất (giải phóng) chấtEndorphin, chất này có tác dụng ức chế tế bào não dạng đáp ứng lại kíchthích đau

Pomenranz đã thí nghiệm: ghi lại hoạt động điện của các tế bào thần kinh đáp ứng đau Sau đó châm huyệt gây tê để ức chế và dập tắt hoạt động điện não của nơrol kia Pomenranz cắt bỏ tuyến yên con vật và làm thí nghiệm châm thấy không còn tác dụng với các loại tế bào tiếp nhận đau đớn Mặt khác tiêm Naxolon cũng làm mất hiệu lực chấn đau của Endorphin

Bác sỹ Pavid JMayer (Đức) cũng làm xét nghiệm tương tự: khi kích thích tủy răng gây đau, trái lại khi làm ám thị thôi miên để loại trừ đau đớn thấy hiệu lực chấm đau không hề bị Naxolon thủ tiêu giảm thấp Cuối cùng Pomenranzđã chứng minh chặt chẽ chế chấn đau của

Endorphin trong máu trước, trong và sau khi châm tê

3.2.2 Nghiên cứu giải phẫu học liên quan đến huyệt vị.

Chủ yếu là liên quan huyệt vị với thần kinh và mạch máu

Từ quan sát trên giải phẫu đến các huyệt châm của 12 kinh mạch,

số nửa phân bố gần thần kinh lớn và trên thần kinh, ngoài ra nằm gần

Trang 39

thần kinh hoặc thông qua thần kinh Dưới kính hiển vi thấy trong vùng huyệt các mạt đoạn thần kinh rất phong phú ngoài ra còn có các thụ cảm thể thần kinh và các cấu kết khác của huyệt.

Phân bố huyệt có liên quan mật thiết với thần kinh ở da và tổ chức dưới da, không ít huyệt nằm trên thần kinh bì hoặc chỗ phân nhánh giao nhau của thần kinh Do đó châm có quan hệ với bì thần kinh và kinh lạc tuần hành ở tứ chi Phế kinh hướng đi theo thần kinh giữa, kinh bàng quang hướng theo thần kinh hông to, trên cơ bản là thống nhất Huyệt lạc (lạc mạch) nơi tiếp giữa hai đường kinh đều có sự tiếp nối giữa hai nhánhcủa thần kinhVí dụ: giữa kinh phế và kinh đại trường huyệt lạc là liệt khuyết nơi tiếp nối giữa thần kinh quay và thần kinh cơ bì cẳng tay Huyệt công tôn tiếp nối giữa kinh vị và kinh tỳ (huyệt lạc) liên quan thần kinh hiển và thần kinh mác trước

Phân bố huyệt vị cũng liên quan với các mạch máu rất mật thiết Một số ít huyệt nằm ngay trên các mạch máu, khoảng 50% huyệt nằm cạnh các huyết quản Qua động vật thực nghiệm người ta thấy rằng xung động thần kinh do kích thích huyệt được truyền tới trung khu thông qua thần kinh ở thành các huyết quản

3.3 QUI ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI VỀ MÃ SỐ CÁC ĐƯỜNG KINH, HUYỆT VỊ VÀ MỘT SỐ HUYỆT THƯỜNG DÙNG GIẢNG DẠY

Tổ chức y tế thế giới (Manila – Philippines, 1991) qui định mã số tên gọi của các đường kinh mạch, các huyệt và qui định một số huyệt thường dùng trong giảng dạy như sau:

3.3.1 Thuật ngữ tiêu chuẩn của các đường kinh và các huyệt trên kinh:

* Thuật ngữ tiêu chuẩn của các đường kinh:

STT Alphabetica l code Name of meridian

1 LU Lung Meridian (kinh Phế)

2 LI Large intestine Meridian (kinh Đại trường)

3 ST Stomach Meridian (kinh Vị )

4 SP Spleen Meridian (kinh Tỳ)

5 HT Heart Meridian (kinh Tâm)

6 SI Small intestine Meridian (kinh Tiểu trường)

7 BL Bladder Meridian (kinh Bàng quang)

8 KI Kidney Meridian (kinh Thận)

9 PC Pericardium Meridian (kinhTâm bào)

10 TE (SJ) Triple energizer Meridian (kinh Tam tiêu)

11 GB Gallblader Meridian (kinh Đởm)

12 LIV Liver Meridian (kinh Can)

13 GV Governor Vessel (kinh Đốc mạch)

Trang 40

14 CV (Ren) Concepption Vessel (kinh Nhâm mạch).

* Cách ghi huyệt theo mã số: mã số huyệt được ghi sau kí hiệu đường kinh, ghi bằng số Ấn độ theo thứ tự từ đầu đến cuối đường kinh

Huyệt vùng đầu và cổ (Points of head and neck) HN

Huyệt vùng ngực bụng (Points of chest and

abdomen),

CA

Huyệt vùng lưng (Points of back) B

Huyệt vùng chi trên (Points of upper extremities) UE

Huyệt vùng chi dưới (Points of lower extremities) LE

3.3.3 Một số huyệt thường dùng theo qui định của tổ chức

y tế thế giới (Standard Acupuncture nomenclature).

* Các huyệt thường dùng trên kinh Phế ( LU).

Liệt khuyết LU 7 Thiếu thương LU 11

*Các huyệt thường dùng của thủ dương minh Đại trường kinh ( LI)

Thương dương LI 1 Khúc trì LI 11

Thiên lịch LI 6 Khẩu hạ liêu LI 19

Thủ tam lý LI 10

Ngày đăng: 13/04/2017, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w