LỜI MỞ ĐẦU Nếu thế kỉ 20 là thế kỉ của những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thì thế kỉ 21 lại là thế kỉ của xu hướng toàn cầu hoá, thế giới càng ngày càng phẳng hơn. Trong cơn lốc toàn cầu hóa đó, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài vòng xoáy của nó. Đã hơn 30 năm kể từ khi Việt Nam giành độc lập thống nhất hoàn toàn đất nước vào ngày 30/4 lịch sử và cũng cũng đã hơn 20 năm kể từ ngày Việt Nam xóa bỏ chế độ kinh tế tập trung bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, sau mỗi lần chuyển mình đất nước lại to đẹp hơn, hiện đại hơn và mới mẻ hơn. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam bây giờ đã là một trong những nền kinh tế có sự phát triển năng động nhất thế giới. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu, thiếu đói lương thực nước ta đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Đóng góp cho sự phát triển thần kỳ của Việt Nam là sự kết hợp nội lực của tất cả các thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là đầu tàu cho các nền kinh tế khác noi theo. Những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hoá nở rộ, bên cạnh thành phần kinh tế Nhà nước thì nhiều doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn mở cửa và đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân. Trải qua những biến động thăng trầm trên thị trường, các doanh nghiệp tư nhân đã từng bước khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế, cùng với các thành phần kinh tế khác ngày ngày xây dựng một Việt Nam to đẹp hơn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu một doanh nghiệp không có những chính sách hợp lý để điều hành hoạt động kinh doanh của mình thì nguy cơ phá sản là không thể tránh khỏi. Bên cạnh các yếu tố cần thiết để tạo nên nguồn lực của doanh nghiệp như: vốn, nguồn nhân lực, trình độ quản lý thì doanh nghiệp sẽ làm gì để khẳng định đươc vị thế của mình trước hàng loạt các đối thủ cạnh tranh khác. Cho dù một doanh nghiệp có những chiến lược mục tiêu dài hạn và ngắn hạn thế nào đi nữa thì cũng chỉ đảm bảo cuối cùng là làm thế nào để thu được lợi nhuận tối đa. Sản phẩm của doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đều có một đích đến đó là tới được tay của người tiêu dùng. Doanh nghiệp ngày nay luôn phải tự đặt cho mình những câu hỏi: thị trường là ai? Thị trường cần gì? Làm thế nào để có thể duy trì được thị trường vốn có và phát triển được những thị trường mới? Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp có thể tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Là một công ty tư nhân nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá, Eid cũng không thoát khỏi vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt đó. Trước thực tế đó cùng với kiến thức mà tôi đã tích luỹ được trong quá trình thực tập tại công ty phát triển công nghiệp năng lượng (Eid. Ltd. Co) tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu về những điểm mạnh và yếu của công ty với mong muốn có thể áp dụng được những kiến thức được giảng dạy trên ghế nhà trường, đó chính là ly do thôi thúc tôi chọn đề tài: “ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty phát triển công nghiệp năng lượng”. Eid là một công ty tư nhân nhỏ, hoạt động đa ngành đa lĩnh và do nhiều hạn chế trong công tác nghiên cứu nên ở bài viết này hiện tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu về công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong lĩnh vực cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc phụ vụ cho xây dựng giao thông, xây dựng công nghiệp. Đây cũng chính là lĩnh vực chiếm đa số trong tỷ trọng doanh thu của công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty phát triển công nghiệp năng lượng Chương 2: Thực trạng về công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty phát triển công nghiệp năng lượng. Chương 3: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty phát triển công nghiệp năng lượng.