1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA ( C/O )

11 480 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Đây là một loại chứng từ quan trọng trong XNK, nó thể hiện nguồn gốc, xác nhận quốc gia, nơi sản phẩm được nhập khẩu hoặc nơi xuất xứ của một phần hoặc tất cả các bộ phận hay nguyên vật

Trang 1

TÌM HIỂU VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA viết tắt C/O

1 Khái niệm:

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm

xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa

Đây là một loại chứng từ quan trọng trong XNK, nó thể hiện nguồn gốc, xác nhận quốc gia, nơi sản phẩm được nhập khẩu hoặc nơi xuất xứ của một phần hoặc tất cả các bộ phận hay nguyên vật liệu được sử dụng vào quy trình hoàn thành sản phẩm

2 Nội dung:

Các nội dung chính của C/O bao gồm:

Mục 1: Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà xuất khẩu

Mục 2: Tên và địa chỉ đầy đủ của người được ủy thác nhận hàng hóa

Mục 3: Phương tiện vận tải và hành trình của lô hàng (càng chi tiết càng tốt), thông thường

có dẫn chiếu tới vận đơn

Mục 4: Dành cho cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ : có thể để trống hoặc đóng

dấu RETROSPECTIVELY (cấp muộn) trong trường hợp chứng nhận xuất xứ được cấp sau

ngày vận đơn một khoảng thời gian dài, thường là sau từ 1 -2 tuần

Mục 5: Số thứ tự của các mặt hàng xin cấp chứng nhận xuất xứ

Mục 6: Nhãn, mác vận chuyển và số lượng kiện hàng theo từng loại mặt hàng

Mục 7: Mô tả chung về hàng hóa, số lượng và chủng loại kiện hàng

Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ

Mục 9: Trọng lượng tổng thể hay các loại đơn vị tính khác

Mục 10: Ngày và số của hóa đơn bán hàng

Mục 11: Xác nhận của cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (ngày tháng năm cấp, chữ ký và dấu)

Mục 12: Nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, ngày tháng năm xin cấp, chữ ký và dấu của nhà xuất khẩu

3 Các form C/O:

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) để xác định cần loại mẫu nào Hiện phổ biến ở Việt Nam có những loại sau đây:

Trang 2

- C/O mẫu A

(cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)

- C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN) là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác theo Hiệp định

về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung – CEPT ký ngày 28/ 1/ 1992 tại Singapore giữa các nước thành viên ASEAN để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Trang 3

– AFTA Việt Nam đã tham gia, ký kết vào ngày 15/12/1995 tại Bangkok và Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ 1/ 1/ 1996

Trang 4

- C/O mẫu E (ASEAN - Trung Quốc) là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa của các quốc gia ASEAN xuất khẩu sang Trung Quốc theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – ACFTA được ký kết chính thức tại Lào ngày 29/ 11/ 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/ 7/ 2005

Trang 5

- C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc) là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN xuất khẩu sang Hàn Quốc theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc – AKFTA được ký kết chính thức tại Ku-a-la Lăm-pơ, Malalaysia ngày 24/ 8/ 2006 và có hiệu lực từ ngày 1/ 6/ 2007

Trang 6

- C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand)

Trang 8

- C/O mẫu S (Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia) là C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa,

Trang 9

Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

4 Bộ chứng từ đầy đủ để khai C/O:

Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:

- VCCI: cấp C/O form A, B…

- Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …

- Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…

4.1 Quy trình cấp C/O tại VCCI

* Quy trình cấp C/O gồm các bước sau:

1 Tiếp nhận và Kiểm tra C/O

2 Đánh số bộ C/O được cấp của từng công ty vào máy và Đóng số C/O theo số C/O hiện trên máy vi tính

3 Nhập máy các dữ liệu C/O

4 Hậu kiểm và ký C/O

5 Trả C/O

6 Thu lệ phí cấp C/O

7 Đóng dấu C/O

8 Chuyển lưu hồ sơ C/O

* Thời gian cấp C/O:

- Bộ hồ sơ C/O hoàn chỉnh sẽ được cấp ngay trong ngày

- Nếu cần xác minh, cán bộ C/O sẽ thông báo trước cho Người xuất khẩu Thời hạn xác minh không quá 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận Bộ Hồ sơ Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được kéo dài không quá 3 ngày và không được làm ảnh hưởng đến việc giao hang hoặc thanh toán của Người xuất khẩu

Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O :

Bước 1: trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân

gồm 3 trang và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng

ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:

1 Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm

quyền của DN

2 Mẫu C/O : Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng

xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào)

- C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN)

3 Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.

4 Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu

đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường

Trang 10

hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

5 Packing List: 1 bản gốc của DN

6 Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của

DN và dấu “Sao y bản chính”

7 Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước

ngoài;

hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các

nguyên vật liệu trong nước

8 Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần

đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng

Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu (xem phần “Hướng dẫn giải trình sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ” và tư vấn các bước giải trình tiếp theo

9 Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu

hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo

- Riêng về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước ASEAN (Mẫu D), để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo CEPT, được qui định riêng.

- Ðối với những hàng hoá nhập khẩu qua nước thứ 3, thì cần có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của tổ chức có thẩm quyền cấp C/O của nước thứ 3 kèm theo bản sao C/O của nước sản xuất (theo nguyên lô hoặc chia lẻ) Người nhập khẩu phải nộp C/O cho cơ quan Hải quan khi đăng ký mở tờ khai hàng nhập khẩu Trường hợp có lý do đặc biệt thì được Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chấp thuận thì có thể nộp C/O trong một thời gian hợp lý, phù hợp với lý do chậm trễ, sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu lô hàng, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ hải quan.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc liên quan đến Giấy chứng nhận xuất xứ, người nhập khẩu có thể liên hệ với các Vụ Chính sách thị trường Ngoài nước của Bộ Thương mại để được hướng dẫn thêm, cụ thể:

- Nếu hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ thị trường Ðông á, Ðông Nam á và Châu Ðại dương, liên hệ Vụ Châu Á – Thái Bình Dương

- Nếu hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, liên hệ Vụ Âu – Mỹ

Ngày đăng: 20/07/2018, 18:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w