1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành Hà Giang

148 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả có múi (Citrus) là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho hiệu quả kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Tổng sản lượng quả có múi trên thế giới đạt 88,47 triệu tấn niên vụ 2014/2015. Trong đó, cam chiếm trên 50% tổng sản lượng (Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA, 2016) [142]. Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh của cây ăn quả có múi, do vậy tập đoàn cây ăn quả có múi ở nước ta khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các giống cây ăn quả có múi được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta như cam Xã Đoài, cam Sành, bưởi Diễn, Bưởi Đoan Hùng, Quýt vàng, … đều là giống nhiều hạt. Đây là một nhược điểm lớn đối với hàng hóa quả có múi của nước ta đứng ở cả hai phương diện: Ăn tươi và chế biến. Trong khi đó công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây có múi không hạt hoặc ít hạt mới được tiến hành trong khoảng một thập niên trở lại đây và chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc khảo nghiệm các giống nhập nội, tuyển chọn trong tự nhiên ngoài sản xuất mà ít đi sâu vào hướng lai hoặc tạo đột biến bằng hóa học cũng như vật lý. Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có giống cam Sành LĐ6 và cam Mật không hạt được tạo ra bằng đột biến phóng xạ. Việc đánh giá, chọn lọc các giống không hạt hoặc ít hạt trong tự nhiên ngoài sản xuất cũng có những ưu điểm nhất định, đó là các cây biến dị tự nhiên được tuyển chọn thường có thể phổ biến ra sản xuất ngay vì có tính ổn định và được đánh giá là tốt so với giống cùng loại, không mất thời gian đánh giá tính ổn định cũng như chất lượng của giống khi tạo ra bằng con đường lai tạo hoặc đột biến nhân tạo. Hiện có rất nhiều giống không hạt hoặc ít hạt được trồng phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta là những giống chọn lọc tự nhiên, như giống cam Washington Navel, Valencia, Hamlin; quýt Satsuma, Temple, Murcott; giống bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi, quýt Đường Canh vv…Bởi vậy ngoài việc ứng dụng các phương pháp tạo giống nhân tạo như lai hữu tính, đột biến hóa học, vật lý phóng xạ có sự trợ giúp của công nghệ sinh học, thì việc điều tra tuyển chọn các biến dị không hạt hoặc ít hạt trong tự nhiên là rất cần thiết và có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở nghiên cứu cũng như trường đại học. Trong khoảng trên 46.000 ha cây có múi ở vùng miền núi phía Bắc, Hà Giang chiếm khoảng 6.000 ha, là một trong những tỉnh có diện tích cây có múi lớn nhất vùng. Cây có múi ở Hà Giang chủ yếu là cam Sành (thực chất là một dạng lai tự nhiên giữa cam (sinensis) và quýt (reticulata); ở Mỹ gọi là quýt King) một giống rất nổi tiếng và đã gắn liền với đời sống của bà con nông dân Hà Giang tại ba huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình từ rất lâu đời. Hiện nay cam Sành Hà Giang đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và được xác định là cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang nói chung và ba huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên nói riêng. Mặc dù cam Sành Hà Giang đã nổi tiếng và có thương hiệu, song cũng như tình trạng chung của cây có múi cả nước, cam sành Hà Giang còn khá nhiều nhược điểm tồn tại như năng suất, chất lượng thấp, không ổn định, mã quả xấu, đặc biệt là rất nhiều hạt không thích hợp với thị trường quả tươi và công nghiệp chế biến nước quả. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đầu tư chăm sóc, giống ngày càng bị thoái hóa, không được chọn lọc cải tiến. Đây đang là một rào cản lớn đối với sự phát triển sản phẩm cam Sành trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay. Với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nói chung và người tiêu dùng nói riêng, việc nâng cao năng suất, chất lượng bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác đi đôi với các biện pháp chọn lọc cải tiến giống là hết sức quan trọng. Trong những năm qua Hà Giang cũng đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm cải tạo và phát triển cây có múi để chúng thực sự là loại cây ăn quả chủ lực. Trong nhưng nỗ lực đó đã phát hiện và tuyển chọn được một số cây cam Sành rất ít hạt. Đây là nguồn gen, nguồn vật liệu rất quý cho công tác cải tiến giống. Tuy nhiên để phát triển nguồn vật liệu quý này ra sản xuất cần phải nắm rõ nguyên nhân đặc tính ít hạt của chúng để kiểm soát và có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp nhằm duy trì đặc tính ít hạt và nâng cao năng suất chất lượng quả. Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành Hà Giang”. 2. Mục tiêu - Đánh giá được một số đặc điểm sinh vật học của các cá thể cam Sành ít hạt (số hạt trung bình nhỏ hơn 6) đã tuyển chọn. - Xác định được nguyên nhân ít hạt của các cá thể cam Sành tuyển chọn. - Đánh giá được tính ổn định của các cây ít hạt tuyển chọn sau khi ghép cải tạo (top – working) tại Hà Giang. - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu (bón phân, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, cắt tỉa) nâng cao năng suất chất lượng cam Sành Hà Giang.

Ngày đăng: 20/07/2018, 15:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Xuân Bình (2009), Chọn tạo giống cam quýt, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn tạo giống cam quýt
Tác giả: Ngô Xuân Bình
Năm: 2009
2. Lê Văn Bé, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh và Lê Minh Quân (2009), “Nghiên cứu ảnh hưởng của sulphat đồng và gibberellin đến số hột trên trái bưởi Năm Roi (Citrus Maxima Var. ‘Nam Roi’)”, Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnhhưởng của sulphat đồng và gibberellin đến số hột trên trái bưởi Năm Roi (CitrusMaxima Var. ‘Nam Roi’)”, "Tạp chí khoa học
Tác giả: Lê Văn Bé, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh và Lê Minh Quân
Năm: 2009
14. Vũ Văn Hiếu (2016), Đánh giá hiện trạng suy thoái cam Sành trồng tại Bắc Quang, Hà Giang và một số giải pháp khắc phục, Luận án Tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng suy thoái cam Sành trồng tại BắcQuang, Hà Giang và một số giải pháp khắc phục
Tác giả: Vũ Văn Hiếu
Năm: 2016
15. Phạm Hoàng Hộ (1972), Sinh học thực vật, Bộ Văn Hóa-Giáo Dục, Trung Tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học thực vật
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Năm: 1972
17. Vũ Đình Hòa, Nguyễn Văn Hoan, Vũ Văn Liết (2005), Giáo trình chọn giống cây trồng, trường Đại Học Nông Nghiệp I, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 35-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chọn giốngcây trồng
Tác giả: Vũ Đình Hòa, Nguyễn Văn Hoan, Vũ Văn Liết
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp HàNội
Năm: 2005
18. Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Văn Hai (2006), quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: quản lý dịch hạitổng hợp trên cây có múi
Tác giả: Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Văn Hai
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
19. Lữ Minh Hùng (2008), Cải tạo dạng hình cây cam quýt, Tài liệu tập huấn của FFTC – Trung tâm Kỹ thuật thực phẩm và phân bón, Trại thí nghiệm Nông nghiệp Đài Loan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tạo dạng hình cây cam quýt
Tác giả: Lữ Minh Hùng
Năm: 2008
20. Vũ Việt Hưng (2011), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng caonăng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê - Hà Tĩnh
Tác giả: Vũ Việt Hưng
Năm: 2011
21. Kẹo Vivone Ut Tha Chắc, Trần Thế Tục, Trần Đăng Kết (1994), “Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của Zn, B, Mo đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cam Sunkiss trồng trên đất đỏ Pazan Phủ Quỳ - Nghệ An”, Tạp chí Nông nghiệp – Công nghệ thực phẩm, trang 23 – 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìmhiểu ảnh hưởng của Zn, B, Mo đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất camSunkiss trồng trên đất đỏ Pazan Phủ Quỳ - Nghệ An”, "Tạp chí Nông nghiệp– Công nghệ thực phẩm
Tác giả: Kẹo Vivone Ut Tha Chắc, Trần Thế Tục, Trần Đăng Kết
Năm: 1994
22. Lê Khả Kế (1976), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Tập 6, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam
Tác giả: Lê Khả Kế
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoahọc và kỹ thuật
Năm: 1976
23. Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Văn Đính (2011), Giáo trình các chất điều hoà sinh trưởng thực vật, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình các chất điều hoàsinh trưởng thực vật
Tác giả: Nguyễn Như Khanh, Nguyễn Văn Đính
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
24. Nguyễn Duy Lam (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống cam Sành tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một số biệnpháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống cam Sành tạihuyện Hàm Yên, Tuyên Quang
Tác giả: Nguyễn Duy Lam
Năm: 2011
25. Nguyễn Duy Lam, Lương Thị Kim Oanh (2014), “Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp và xác định lượng phân lân thích hợp với cam Sành trồng ở Hàm Yên – Tuyên Quang”, Tạp chí khoa học và công nghệ số 119, số tháng 5, trang 55-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng một số biện pháp kỹthuật tổng hợp và xác định lượng phân lân thích hợp với cam Sành trồng ởHàm Yên – Tuyên Quang”, "Tạp chí khoa học và công nghệ số 119
Tác giả: Nguyễn Duy Lam, Lương Thị Kim Oanh
Năm: 2014
26. Trần Đình Long (1997), Chọn giống cây trồng, Giáo trình cao học nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, trang 69-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn giống cây trồng
Tác giả: Trần Đình Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệpHà Nội
Năm: 1997
27. Nguyễn Văn Luật, (2006), Cây có múi giống và kỹ thuật trồng, NXB Nông Nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây có múi giống và kỹ thuật trồng
Tác giả: Nguyễn Văn Luật
Nhà XB: NXB NôngNghiệp - Hà Nội
Năm: 2006
28. Bàn Thuý Nga (2013), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây cam Sành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ Khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây camSành tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Tác giả: Bàn Thuý Nga
Năm: 2013
29. Ân Tiền Nguyên và Trần Hữu Toàn (1999), Cắt tỉa cây có múi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Trung Quốc – Tài liệu dịch của Nguyễn Thị Tuyết – Viện Nghiên cứu Rau quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cắt tỉa cây có múi
Tác giả: Ân Tiền Nguyên và Trần Hữu Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông nghiệp Trung Quốc – Tài liệu dịch của Nguyễn Thị Tuyết – ViệnNghiên cứu Rau quả
Năm: 1999
30. Đặng Xuyến Như, Hoàng Thị Kim Thoa (1993), “Những biến đổi về hô hấp và các thành phần sinh hoá của cam (Citrus nobilis Lour) sau thu hoạch”, Tạp chí Sinh Học số 15 (3), trang 38 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biến đổi về hô hấp vàcác thành phần sinh hoá của cam ("Citrus nobilis" Lour) sau thu hoạch”," Tạpchí Sinh Học số 15
Tác giả: Đặng Xuyến Như, Hoàng Thị Kim Thoa
Năm: 1993
31. Võ Tá Phong (2004), Nghiên cứu xác định nguyên nhân ra hoa, đậu quả không ổn định của bưởi Phúc Trạch và xây dựng đề xuất các giải pháp khắc phục, Báo cáo kết quả đề tài – trung tâm Khoa học và khuyến nông khuyến lâm Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định nguyên nhân ra hoa, đậu quả không ổnđịnh của bưởi Phúc Trạch và xây dựng đề xuất các giải pháp khắc phục
Tác giả: Võ Tá Phong
Năm: 2004
32. Đỗ Minh Phú, Huang Qui Xiang, Đỗ Đình Ca, Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn Thị Hương (2013) “Kết quả xác định nguyên nhân không hạt của bưởi Da xanh và một số cây cam, quýt tuyển chọn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 18, trang 20 -28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả xác định nguyên nhân không hạt của bưởi Da xanhvà một số cây cam, quýt tuyển chọn”", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w