1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chuỗi giá trị vải thiều huyện thanh hà, tỉnh hải dương

82 711 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Phân tích chi phí sản xuất, chi phí đầu tư và lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà .... Tuy nhiên, những năm gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm vải

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––

NÔNG VĂN THÙY

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ VẢI THIỀU HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––––

NÔNG VĂN THÙY

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ VẢI THIỀU HUYỆN

THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO THANH VÂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 4

1.1.2 Các công cụ phân tích chuỗi giá trị 10

1.1.3 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Liên kết chuỗi giá trị vải thiều huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang 17

1.2.2 Liên kết chuỗi giá trị cam sành huyện Lục Yên, tỉnh Thanh Hà 18

1.2.3 Chuỗi giá trị bưởi Đoan Hùng- Phú Thọ 20

1.3 Các nghiên cứu trong nước về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị 22

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2 Địa bàn nghiên cứu 26

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 26

2.2 Nội dung nghiên cứu 26

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và những khó khăn, thuận lợi của huyện Thanh Hà trong hoạt động sản xuất vải thiều; 26

2.2.2 Thực trạng trồng vải thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương; 26

2.2.3 Phân tích chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với các nội dung sau: 26

Trang 4

2.2.4 Giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà tỉnh

Hải Dương 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 27

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 29

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

30 2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 30

2.4.1 Chỉ tiêu điều kiện sản xuất 30

2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất vải thiều 30

2.4.3 Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 31

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

3.1 Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương 32

3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 32

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34

3.2 Thực trạng sản xuất vải thiều huyện Thanh Hà giai đoạn 2014-2016

38 3.2.1 Quá trình phát triển SX vải thiều 38

3.2.2 Diện tích trồng vải thiều huyện Thanh Hà tại 3 xã điều tra 42

3.2.3 Tình hình tiêu thụ vải thiều huyện Thanh Hà 42

3.3 Thực trạng chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà 45

3.3.1 Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 45

3.3.2 Lập sơ đồ phân tích chuỗi giá trị vải thiều 46

3.3.3 Phân tích chi phí sản xuất, chi phí đầu tư và lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà 47

3.3.4 Phân tích giá trị gia tăng được tạo ra từ các tác nhân 51

3.3.5 Phân tích các mối liên kết trong chuỗi 52

3.3.6 Chính sách của Nhà nước về gia tăng giá trị trong chuỗi 54

3.4 Đánh giá chung 59

Trang 5

3.4.1 Ưu điểm 59

3.4.2 Hạn chế 60

3.5 Một số giải pháp để nâng cao giá trị vải thiều trong chuỗi giá trị 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

1 Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương 65

2 Đối với UBND tỉnh, huyện 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 6

PTNT Phát triển nông thôn

ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Hà năm 2016 34Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng vải thiều huyện Thanh Hà giai đoạn2014-2016 41Bảng 3.3: Diện tích trồng vải thiều tại 3 xã điều tra huyện Thanh Hà năm

2016 42Bảng 3.4: Tình hình cơ bản của hộ trồng vải thiều huyện Thanh Hà năm

2017 45Bảng 3.5 Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra 46Bảng 3.6: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận sản xuất hộ nông dân trồng vảithiều năm 2017 (tính cho 1 sào) 48Bảng 3.7: Chi phí, giá bán, lợi nhuận của công ty thu mua vải thiều năm

2017 49Bảng 3.8: Chi phí, giá bán, lợi nhuận của thương lái, 50thu gom vải thiều năm 2017 50Bảng 3.9: Chi phí, giá bán, lợi nhuận của người bán lẻ vải thiều năm 2017 51Bảng 3.10: Giá bán tạo ra từ các kênh phân phối vải thiều huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương năm 2017 51Bảng 3.11: Giá trị tăng thêm được tạo ra từ các kênh phân phối vải thiều

huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương năm 2017 52Bảng 3.12: Khó khăn khi tham gia vào chuỗi giá trị 60Bảng 3.13: Khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng 61

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Chuỗi giá trị của Porter (1985) 9Hình 1.2 Hệ thống giá trị của Porter (1985) 10

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định một phầnnhờ vào sự đóng góp của ngành nông nghiệp Quá trình chuyển đổi cơ cấucây trồng đã tận dụng ưu thế, tiềm năng đất đai của từng vùng đã làm chobức tranh nền nông nghiệp có những nét mới với việc hình thành các vùngsản xuất chuyên canh, thâm canh tập trung tạo ra lượng sản phẩm hàng hoálớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Sự phát triển nhu cầu tiêudùng cũng đồng nghĩa với đòi hỏi cao về chất lượng, đa dạng chủng loại.Một nghịch lý là nhu cầu thị trường về những sản phẩm đặc sản nông nghiệpnhư: Vải thiều Thanh Hà, bưởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, Nhãn Lồng HưngYên…ngày càng tăng Khi đó người nông dân đang đứng trước những khókhăn về tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thanh Hà là quê hương xứ sở của vải thiều Cây vải có ý nghĩa lớn vềdinh dưỡng, kinh tế, xã hội và môi trường Là huyện thuần nông thuộc tỉnhHải Dương, vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ với lợi thế thuộcvùng phù sa sông Thái Bình, thích hợp để phát triển cây vải thiều đã nổitiếng từ lâu Tuy nhiên, những năm gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm vải thiều

ở Thanh Hà đang phải đối mặt với những thách thức “được mùa nhưng rớt

giá” còn xảy ra khá phổ biến, thị trường xuất khẩu chưa được nhiều, chuỗi

giá trị giữa các khâu trong sản xuất như thu hoạch, vận chuyển, bảo quản,tiêu thụ, chế biến chủ yếu là do nông dân và tư thương tự thực hiện, chưa

tổ chức thành hệ thống, giá trị ràng buộc, trách nhiệm và lợi ích giữa nôngdân và doanh nghiệp thiếu chặt chẽ, còn vải quả chưa đảm bảo VSATTP.Khâu chế biến chưa được quan tâm thoả đáng, chủ yếu vải đem sấy khô, chấtlượng thấp, thị trường chủ yếu bán đi Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch nênkhông ổn định Tuy nhiên, trong quá trình tiêu thụ có hàng loạt câu hỏi đặt

ra như: Thực trạng tiêu thụ vải thiều ở huyện Thanh Hà trong những năm qua

Trang 9

hoạt động như thế nào? đặc biệt là các tác nhân trong việc tiêu thụ? Diệntích, năng suất, giá bán, thời gian tiêu thụ, thị trường tiêu thụ nào có hiệu quảnhất? Những tác động ảnh hưởng đến chuỗi vải thiều ở huyện Thanh Hà?Giải pháp nào để nâng cao giá trị chuỗi vải thiều ở Thanh Hà trong nhữngnăm tới ? Nhằm làm sáng tỏ những câu hỏi trên và góp phần phát triển tiêuthụ vải thiều ở huyện Thanh Hà những năm tới, được sự đồng ý của khoa

KT và PTNT, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị vải

thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị;

- Phân tích thực trạng chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà tỉnhHải Dương;

- Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong của các tác nhân trongchuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương ;

- Đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị vải thiều huyện Thanh Hà tỉnhHải Dương

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trang 10

giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý; Xác định được địa điểm để triển khai cáctác động.

Đề tài góp phần cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị,đặc biệt là cho người sản xuất (nông dân nghèo) và các nhà quản lý xây dựngchính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị

1.1.1.1 Chuỗi giá trị

a Khái niệm chuỗi

Trong lý thuyết về chuỗi, khái niệm “Chuỗi” được sử dụng để mô

tả hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (cóthể là sản phẩm hoặc là dịch vụ) (Trần Tiến Khai, 2000)

b Khái niệm chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị theo nghĩa “hẹp” là một chuỗi gồm một loạt những hoạtđộng trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Các hoạt độngnày có thể bao gồm: Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình muađầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v.Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất vớingười tiêu dùng Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung “giá trị” cho thànhphẩm cuối cùng Chẳng hạn như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi vàsửa chữa cho một công ty điện thoại di động làm tăng giá trị chung của sảnphẩm Nói cách khác, khách hàng có thể sẵn sàng trả cao hơn cho một điệnthoại di động có dịch vụ hậu mãi tốt Cũng tương tự như vậy đối với một thiết

kế có tính sáng tạo hoặc một quy trình sản xuất được kiểm tra chặt chẽ Đốivới các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ thống kho phù hợp cho các nguyênliệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng tốt đến chất lượng của thành phẩm

và vì vậy, làm tăng giá trị sản phẩm (Trần Tiến Khai, 2000)

Chuỗi giá trị theo nghĩa “rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiềungười tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất, người chế biến, thươngnhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành một sảnphẩm bán lẻ Chuỗi giá trị “rộng” bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu

Trang 12

thô và chuyển dịch theo các mối giá trị với các doanh nghiệp khác trong kinhdoanh, lắp ráp, chế biến,… (Lambert và Cooper,1997)

Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm các vấn đề về tổ chức và điều phối,các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhautrong chuỗi Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi một phương pháptiếp cận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trongchuỗi, những gì giá trị họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệgiữa họ hình thành và phát triển như thế nào,…

Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùngquan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội

và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị Việc thiết lập (hoặc sự hìnhthành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên(như đất đai, nước), có thể làm thoái hoá đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ônhiễm Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến cácmối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ, do quan hệ quyền lựcgiữa các hộ và cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất hoặc

dễ bị tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người thamgia chuỗi giá trị (Lambert và Cooper,1997)

1.1.1.2 Các khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị

a Chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vậtchất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thôngtin đi qua các tác nhân

Theo Lambert và Cooper (1997), một chuỗi cung ứng ứng có 4 đặctrưng cơ bản như sau:

+ Thứ nhất: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợpbên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc

Trang 13

+ Thứ hai: Một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, dovậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.

+ Thứ ba: Một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thôngtin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý

+ Thứ tư: Các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của

- Bản chất của sản xuất nông nghiệp thường dựa vào quá trình sinh học,

do vậy làm tăng biến động và rủi ro

- Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như dễ dập thối

và khối lượng lớn, nên yêu cầu chuỗi khác nhau cho các sản phẩm khác nhau

- Thái độ của xã hội và người tiêu dùng quan tâm nhiều về thực phẩm

an toàn và vấn đề môi trường

c Ngành hàng

Vào những năm 1960, phương pháp phân tích ngành hàng (Filière)được sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuấtnông nghiệp Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các

hệ thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến,thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản Bước sang những năm 1980,phân tích ngành hàng được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đềchính sách của ngành nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát triển

và bổ sung thêm sự tham gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng (PhilipKortler, 2013)

Trang 14

Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trongnghiên cứu ngành hàng “Ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi cáctác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sảnphẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như với bên ngoài”.(Philip Kortler, 2013)

Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quátrình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, cóquan hệ móc xích với nhau Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thểảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác Trong quá trình vậnhành của một ngành hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trongngành hàng đó

d Các tác nhân tham gia vào chuỗi

Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập

và tự quyết định hành vi của mình Có thể hiểu rằng, tác nhân là những

hộ, những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thôngqua hoạt động kinh tế của họ (Lambert và Cooper,1997) Tác nhân đượcphân ra làm hai loại:

- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh );

- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy ).Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tậphợp các chủ thể có cùng một hoạt động Ví dụ: Tác nhân “nông dân” để chỉtập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cảcác hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vikhông gian phân tích

Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đóchính là chức năng của nó trong chuỗi hàng Tên chức năng thường trùng vớitên tác nhân Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chứcnăng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có

Trang 15

một hay nhiều chức năng Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch

về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng Các tác nhân đứng sauthường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nócho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì

ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng

e Bản đồ chuỗi giá trị

Bản đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) vềnhững cấp độ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị Theo định nghĩa về chuỗi giátrị, bản đồ chuỗi giá trị bao gồm một bản đồ chức năng kèm với một bản đồ

về các chủ thể của chuỗi Lập bản đồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiếtphải bao gồm cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị

Khung phân tích của Porter

Trường phái nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của MichealPorter (1985) về các lợi thế cạnh tranh Porter đã dùng khung phân tích chuỗigiá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thịtrường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủcạnh tranh khác Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thểđược tóm tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặthàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mìnhnhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác

là làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà kháchhàng sẵn sàng mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)?

Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như mộtkhung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thếcạnh tranh (thực tế và tiềm tàng) của mình Đặc biệt, Porter lập luận rằng cácnguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổngthể Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thểtìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó

Trang 16

Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giátrị cho sản xuất hàng hoá (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnhhưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm (Porter, 1985)

Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùngvới ý tưởng về chuyển đổi vật chất Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tínhcạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất Tínhcạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trịbao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài,tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạchchiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu v.v

Hình 1.1 Chuỗi giá trị của Porter (1985)

Một cách để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm “hệ thốnggiá trị” Có nghĩa là: thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công tyduy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một chuỗicác hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là “hệ thống giá trị” Một hệ thống giátrị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuấtmột hàng hoá hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phânphối đến người tiêu dùng cuối cùng Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộnghơn so với khái niệm “chuỗi giá trị của doanh nghiệp” Tuy nhiên, cần chỉ ra

Trang 17

rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệm hệ thống giá trị chủ yếu làcông cụ giúp quản lý điều hành đưa ra các quyết định có tính chất chiến lược.

Chuỗi giá trị của nhà cung cấp

Chuỗi giá trị của công ty

Chuỗi giá trị của người mua

Hình 1.2 Hệ thống giá trị của Porter (1985) 1.1.2 Các công cụ phân tích chuỗi giá trị

Trong quá trình phân tích chuỗi giá trị ngành hàng, tuỳ yêu cầu củangành hàng, có thể sử dụng các công cụ sau đây để phân tích:

1.1.2.1 Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích

- Mục tiêu của công cụ này là: Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giátrị phải quyết định xem ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóanào để phân tích Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạnchế nên phải lập ra phương pháp để lựa chon một số nhất định các chuỗi giátrị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được

- Các bước tiến hành thực hiện công cụ này như sau:

Quá trình lập thứ tự ưu tiên tuân theo 4 bước như trong quy trình tiếnhành lựa chọn trong một tình huống có nguồn lực khan hiếm Bốn bước nàybao gồm việc xác định một hệ thống các tiêu chí sẽ được áp dụng để lập thứ

tự ưu tiên các chuỗi giá trị, đánh giá tương đối mức độ quan trọng của các tiêuchí đó, xác định các tiểu ngành, sản phẩm, hàng hóa tiềm năng có thể xem xét

và sau đó lập một ma trận để xếp thứ tự các sản phẩm theo các tiêu chí trên.Lựa chọn ưu tiên cuối cùng có thể xác định dựa vào kết quả xếp loại đạt được

1.1.2.2 Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thểdùng các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm

Trang 18

được và hình dung được bản chất Lập sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để làmcho những gì chúng ta nhìn thấy dễ hiểu hơn.

- Mục tiêu của việc thực hiện công cụ lập sơ đồ chuỗi bao gồm 3 mục tiêu sau:

+ Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữacác tác nhân và các quy trình trong một chuỗi giá trị

+ Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trongchuỗi giá trị

+ Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngoài phạm vi tham giacủa riêng họ trong chuỗi giá trị

- Các câu hỏi chính: Không có sơ đồ chuỗi giá trị nào hoàn toàn toàndiện và bao gồm tất cả mọi yếu tố Việc quyết định lập sơ đồ những gì phụthuộc vào các nguồn lực ta có, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm

vụ của tổ chức của chúng ta Một chuỗi giá trị, cũng như thực tiễn, có rấtnhiều khía cạnh: dòng sản phẩm thực tế, số tác nhân tham gia, giá trị tích luỹđược, Vì vậy, việc chọn xem sẽ đưa vào những khía cạnh nào mà ta muốnlập sơ đồ là rất quan trọng

Những câu hỏi sau có thể hướng dẫn chọn những vấn đề nào để đưavào sơ đồ:

+ Có những quy trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị?

+ Ai tham gia vào những quy trình này và họ thực tế làm những gì?+ Có những dòng sản phẩm, thông tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị?+ Khối lượng của sản phẩm, số lượng những người tham gia, số côngviệc tạo ra như thế nào?

+ Sản phẩm (hoặc dịch vụ) có xuất xứ từ đầu và được chuyển đi đâu?+ Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị?

+ Có những hình thức quan hệ và giá trị nào tồn tại?

+ Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị?

Trang 19

- Lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm các bước sau:

+ Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị

+ Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào cácquy trình này

+ Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và kiến thức

+ Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm, số người tham gia và sốcông việc

+ Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ về mặt địa lý

+ Bước 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của chuỗi giá trị

+ Bước 7: Lập sơ đồ các mối quan hệ và giá trị giữa những người thamgia trong chuỗi giá trị

+ Bước 8: Lập sơ đồ các dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị

1.1.2.3 Chi phí và lợi nhuận

Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một

số khía cạnh của chuỗi giá trị Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn đểnghiên cứu tiếp Một trong những số đó là chi phí và lợi nhuận, hay nói mộtcách đơn giản hơn, là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra

và số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được

- Để xác định được chi phí và lợi nhuận, cần dựa vào một số câu hỏichính sau:

+ Chi phí, gồm cả chi phí cố định và thay đổi, của mỗi người tham gia

là gì và cần đầu tư bao nhiêu để tham gia một chuỗi giá trị?

+ Thu nhập của mỗi người tham gia trong chuỗi giá trị là baonhiêu? Nói cách khác, khối lượng bán và giá bán của mỗi người tham gia

là bao nhiêu?

+ Lợi nhuận thuần, lợi nhuận biên và mức hoà vốn của mỗi người thamgia là bao nhiêu?

Trang 20

+ Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên thay đổitheo thời gian như thế nào?

+ Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên được phânchia giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào?

+ Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn sovới các chuỗi giá trị sản phẩm khác? Nói cách khác, chi phí cơ hội của việcthuê mua các nguồn lực sản xuất cho chuỗi giá trị cụ thể này là thế nào?

+ Chi phí và lợi nhuận của chuỗi giá trị này thấp hơn hay cao hơn cácchuỗi giá trị tương tự ở những nơi khác?

+ Nguyên nhân của việc phân chia chi phí và lợi nhuận trong một chuỗigiá trị là gì?

1.1.2.4 Phân tích công nghệ và kiến thức của các tác nhân tham gia trong chuỗi

Công cụ này giúp xem xét những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị đang sử dụng những công nghệ như thế nào? công nghệ này có phù hợp với họhay không và liệu có thể thay thổi để cải thiện giá trị của sản phẩm được

không?

- Mục tiêu của công cụ này:

+ Để phân tích tính hiệu quả và hiệu lực của công nghệ trong việc sử

dụng trong chuỗi giá trị

+ Để đảm bảo một loại hình của công nghệ hiện tại và đòi hỏi trongchuỗi giá trị

+ Để phân tích tính hợp lý của công nghệ (có đủ điều kiện, hợp, có thểtiếp cận, có thể tái tạo và thay thế) phù hợp với những kỹ năng của công nghệ

ở các mức khác nhau của chuỗi giá trị

+ Để phân tích các lựa chọn nâng cao trong chuỗi giá trị cung cấpnhững chất lượng đồi hỏi của sản phẩm đầu ra

+ Phân tích tác động của đầu tư bên ngoài trong kiến thức và công nghệ

Trang 21

1.1.2.5 Phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị

Phân tích tác động của việc tham gia vào các chuỗi giá trị tới việc phân

bổ thu nhập trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp bậc củangười tham gia đơn lẻ; Phân tích tác động của các hệ thống quản trị chuỗi giátrị khác nhau tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng; Miêu tả sựtác động của sự phân bổ thu nhập tới người nghèo và những nhóm người yếuthế và tiềm năng đối với sự giảm nghèo từ các chuỗi giá trị khác nhau

1.1.2.6 Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị

Mục đích của việc phân tích này là: Để phân tích tác động của chuỗigiá trị tới việc phân bổ việc làm giữa và trong các cấp khác nhau của chuỗigiá trị ở cấp người tham gia cá nhân; Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗigiá trị và trong số những tầng lớp giàu khác nhau và làm thế nào để ngườinghèo và nhóm yếu thế có thể tham gia vào chuỗi; Miêu tả sự năng động củaviệc làm trong và dọc theo chuỗi giá trị và sự bao gồm, tách rời người nghèo

và các nhóm yếu thế; Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau củachuỗi giá trị đến sự phân bổ việc làm; Phân tích sự tác động của các chiếnlược nâng cao khác nhau của chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm

1.1.2.7 Quản trị và các dịch vụ

Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm điều tra các quy tắc hoạtđộng trong chuỗi giá trị và đánh giá sự phân phối quyền lực giữa những ngườitham gia khác nhau Quản trị là một khái niệm rộng bao gồm hệ thống điềuphối, tổ chức và kiểm soát mà bảo vệ và nâng cao việc tạo ra giá trị dọc theochuỗi Quản trị bao hàm sự tác động qua lại giữa những người tham gia trongchuỗi là không ngẫu nhiên, nhưng được tổ chức trong một hệ thống chophép đáp ứng những đòi hỏi cụ thể về sản phẩm, phương pháp và hậu cần

Ví dụ, việc tham gia thị trường quốc tế thường phụ thuộc vào sự tuân thủnhững quy định và chuẩn mực quốc tế; một hệ thống quản trị hiệu quả đảmbảo rằng những chuẩn mực yêu cầu có thể được đáp ứng bởi tất cả các khâu

Trang 22

trong chuỗi Phân tích quản trị và các dịch vụ có thể giúp xác định đòn bẩycan thiệp nhằm tăng tính hiệu quả chung của chuỗi giá trị Các quy tắc có thểkhông được lập ra một cách đầy đủ và duy trì yếu, làm giảm các khả năng tạo

ra giá trị Việc phân tích các dịch vụ và quản trị cũng có thể giúp đánh giá lợithế và bất lợi của các quy tắc đối với các nhóm khác nhau, do vậy khámphá ra các khó khăn hệ thống ảnh hưởng tới những người tham gia yếuhơn Việc phân tích các dịch vụ và quản trị có thể giúp hiểu những vấn đềquan trọng liên quan đến việc hoà nhập của người nghèo vào chuỗi giá trị.Trước hết rất quan trọng để sử dụng phân tích quản trị để xác định xem liệungười nghèo có tiếp cận được với các nguồn lực hay liệu có những rào cản

cơ cấu đối với tiếp cận chuỗi giá trị Ví dụ, khi các nguồn lực được kiểmsoát bởi một số ít những người tham gia có quyền lực liên quan bởi tìnhbạn hay quan hệ tin tưởng thì người tham gia mới muốn tham gia vào chuỗi

sẽ gặp phải những rào cản về kinh tế và xã hội Trong một chuỗi giá trị mà

bị thống trị bởi một vài người tham gia trung tâm thì người nghèo sẽ có khảnăng ở thế bất lợi

1.1.3 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nàotrong chuỗi Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty,doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗigiá trị áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là:

Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồmột cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bánmột (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểmcủa những người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi,đặc điểm việc làm và khối lượng và điểm đến của hàng hóa được bán trongnước và nước ngoài (Kaplinsky và Morris 2001) Những chi tiết này có thểthu thập được nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhóm tập trung, PRA,phỏng vấn thông tin và số liệu thứ cấp

Trang 23

Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xácđịnh sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi Có nghĩa

là, phân tích lợi nhuận và lợi nhuận bên trên một sản phẩm trong chuỗi đểxác định ai được hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào

có thể được hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn Điều này đặcbiệt quan trọng trong bối cảnh của các nước đang phát triển (nhất lànông nghiệp), với những lo ngại rằng người nghèo nói riêng dễ bị tổn thươngtrước quá trình toàn cầu hóa (Kaplinsky và Morris 2001) Có thể bổ sungphân tích này bằng cách xác định bản chất việc tham gia trong chuỗi để hiểuđược các đặc điểm của những người tham gia

Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việcnâng cấp trong chuỗi giá trị Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kếsản phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dòngsản phẩm Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời củacác bên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại.Các vấn đề quản trị có vai trò then chốt trong việc xác định những hoạt độngnâng cấp đó diễn ra như thế nào Ngoài ra, cơ cấu của các quy định, rào cảngia nhập, hạn chế thương mại, và các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnhhưởng đến môi trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra

Thứ tư, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quảntrị trong chuỗi giá trị Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mốiquan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị.Quản trị quan trọng từ góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp vềthể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điềuchỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành

Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thànhcác chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trịnhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động

Trang 24

thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanhtheo hướng ổn định, bền vững Trên quan điểm toàn diện, phân tích chuỗi giátrị sẽ cho phép chỉ ra những tồn tại, bất cập trong quá trình hoạt động củachuỗi, hạn chế trong quá trình giao dịch, phân phối lợi nhuận, mối giá trị vàthông tin giữa các tác nhân để đưa ra giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị làm chochuỗi hoạt động hiệu quả hơn.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Liên kết chuỗi giá trị vải thiều huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang

Năm 2017, diện tích trồng vải của Bắc Giang duy trì gần 30.000ha, sảnlượng ước đạt 100.000 tấn, bằng 70% so với năm 2016 Trong đó, diện tíchvải thiều sớm khoảng 6.000ha, sản lượng 26.000 tấn; vải thiều chính vụ24.000ha, sản lượng khoảng 74.000 tấn Tổng diện tích vải thiều sản xuất theotiêu chuẩn VietGAP đạt khoảng 12.460ha, sản lượng 40.000 tấn, sản lượngđạt tiêu chuẩn GlobalGAP 1.600 tấn Có 2.18ha vải thiều được Mỹ cấp mã sốIRADS với 394 hộ sản xuất, tập trung tại các xã Hồng Giang, Giáp Sơn, TânMộc, Biên Sơn, Tân Quang, Tân Sơn và Kiên Lao Ông Tấn cho biết, quakhảo sát, vụ vải thiều năm 2017, sản lượng có giảm nhưng lượng đường vàcác loại vitamin trong quả vải năm nay cao hơn, mẫu mã đẹp hơn so vớinhững năm trước Thời gian thu hoạch vải thiều sớm từ ngày 20/5 đến ngày15/6, vải thiều chính vụ từ ngày 15/6 đến 15/7 Cơ bản các huyện đã triểnkhai ứng dụng công nghệ bảo quản vải thiều, phấn đấu kéo dài thời gian bảoquản quả vải tươi; từng bước hạn chế tính mùa vụ, để phục vụ cho xuất khẩuvải thiều tươi đến các thị trường nước ngoài Còn theo ông Nguyễn ThanhBình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, mặc dù sản lượng vải năm 2017 cógiảm song vải thiều Lục Ngạn vẫn có số lượng lớn đủ để cung cấp ra thịtrường Đặc biệt, chất lượng, mẫu mã quả vải được nâng cao do sự quan tâmđầu tư chăm sóc, giám sát quy trình sản xuất chặt chẽ hơn

Trang 25

Về thị trường tiêu thụ, Bắc Giang xác định tiếp tục phát triển thị trườngtruyền thống cả ở nội địa và xuất khẩu; khai thông các thị trường tiềm năng,

có giá trị kinh tế cao Với thị trường xuất khẩu, tỉnh Bắc Giang vẫn duy trìxuất khẩu quả vải tươi và vải thiều chế biến Trung Quốc vẫn được xác định

là thị trường truyền thống, với phần lớn sản phẩm vải thiều tươi xuất khẩutiêu thụ ở thị trường này

Ngoài ra, Bắc Giang tiếp tục tập trung nâng cao sản lượng xuất khẩuvào các thị trường: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia; mởrộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông, Thái Lan, Canada… Hiện nay,

đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký thu mua vải thiều để đưa vào thị trường

Mỹ, Australia, EU… Năm 2017, dự kiến tổng sản lượng vải thiều tiêu thụtrong nước khoảng 50.000 tấn, chiếm 50%; xuất khẩu khoảng 50.000 tấn

Các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải tự mày mò, thậm chí từ khâutrồng trọt, chăm sóc, thu hái đến sơ chế, đóng gói bảo quản để xuất khẩu.Doanh nghiệp xuất khẩu chỉ mong muốn có một nhà sản xuất cung ứng đượcthành phẩm trái vải thiều tươi, mang thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” đủtiêu chuẩn xuất khẩu đi bất kỳ thị trường nào trên thế giới

Trước thực trạng này, huyện Lục Ngạn đã mở rộng và tiến tới toàn bộdiện tích trồng vải thiều được thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP,GlobalGAP) Vận động bà con trồng vải tạo thành thói quen hạn chế dần vàtiến tới tuyệt đối không dùng phân bón hóa học mà chỉ dùng phân chuồng,phân hữu cơ vi sinh để chăm sóc; sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ câyvải Có như vậy, mới cung cấp không chỉ cho xuất khẩu mà còn cho cả ngườidân Việt Nam những trái vải thiều có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm,

dễ dàng truy xuất nguồn gốc

1.2.2 Liên kết chuỗi giá trị cam sành huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Được thành lập từ tháng 12/2015 với 16 thành viên tham gia, hiện nay,HTX Cam sành Lục Yên có tổng diện tích 60 ha Từ khi thành lập HTX, với

Trang 26

vốn điều lệ 100 triệu đồng, các hộ trồng cam sành được tổ chức thành nhóm,chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn vốn, dần dần xây dựng thương hiệu cambảo đảm chất lượng theo hướng VietGAP, mở rộng phát triển sản xuất theoquy mô tập trung.

Trong vụ thu hoạch vừa qua, HTX thu hoạch đạt 500 tấn với giá thịtrường trung bình khoảng 10 ngàn đồng/kg, thu về đạt khoảng 5 tỷ đồng Thịtrường được mở rộng tới nhiều tỉnh thành trong cả nước như: Hà Nội, LàoCai, Lai Châu… Mỗi năm, HTX còn sản xuất khoảng 3 vạn cây cam giống.Ngoài ra, để mở rộng thương hiệu, đơn vị còn tích cực tham gia các hội chợnông sản giới thiệu sản phẩm cam sành của Lục Yên Theo ông Hoàng MinhTưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa cho biết: "HTX Cam sành LụcYên đã giúp duy trì được cây trồng truyền thống của xã, cũng như phát triểnthương hiệu cam sành ở huyện Lục Yên Đặc biệt, giải quyết việc làm cho rấtnhiều người dân trong xã và đóng góp không nhỏ trong quá trình xây dựngnông thôn mới Đây là mô hình nên nhân rộng và cần quan tâm để ngày càngphát triển hơn nữa” Đặc biệt, với nhiều cố gắng, nhãn hiệu tập thể "Cam LụcYên” đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận Cam Lục Yên đã có mặt tại Hộichợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2016 do Trung tâm Xúc tiến đầu tư,Thương mại, Du lịch Hà Nội tổ chức Đây là niềm vinh dự, tự hào của nhândân Lục Yên nói chung và HTX nói riêng, đồng thời cũng là cơ hội để nângcao uy tín, giá trị của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước Bà HoàngThuyết Lập - Giám đốc HTX Cam sành huyện Lục Yên cho biết: "Thời giantới, HTX chúng tôi sẽ tiếp tục liên kết với các đơn vị để nâng cao chất lượngcủa cam sành, đồng thời mở rộng thị trường” Với sự nỗ lực không ngừng tạo

ra những mùa cam thơm ngọt, tin tưởng rằng, thời gian tới, HTX Cam sànhLục Yên sẽ tiếp tục mở rộng và giữ vững thương hiệu cam sành theo tiêuchuẩn VietGAP để "Cam sành Lục Yên” được thị trường biết đến về giá trịcũng như chất lượng

Trang 27

1.2.3 Chuỗi giá trị bưởi Đoan Hùng- Phú Thọ

Bưởi Đoan Hùng là loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt, chưađầy 1kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước,màu trắng ngà, hương vị thơm, ngon, ngọt, mát Giống bưởi đặc sản này cònquý ở chỗ, có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫnngọt, ngon như thường Theo thống kê, toàn huyện Đoan Hùng có tới 16giống bưởi khác nhau, giống bưởi nào cũng ngon, cũng ngọt; trong đó đặcbiệt là hai giống bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân từ lâu đã nổi tiếng Ở khắp nơitrên địa bàn huyện, việc trồng, chăm sóc, thâm canh cây bưởi đặc sản đã pháttriển thành phong trào rộng khắp; năng suất, sản lượng, chất lượng bưởi quảngày càng nâng cao Cây bưởi giữ vị thế mũi nhọn trong cơ cấu cây trồng củahuyện Đoan Hùng, là một trong những giống cây có hiệu quả kinh tế caonhất, cho thu nhập từ 300 đến 600 triệu đồng/ha/năm Tổng diện tích bưởihiện có 1.680ha trong đó bưởi đặc sản là 1.053ha (bưởi Sửu 444ha, bưởiBằng Luân 609ha) Diện tích bưởi kinh doanh 965ha, sản lượng đạt 9.000 tấn,giá trị hàng hóa đạt trên 200 tỷ đồng, trong đó diện tích đặc sản kinh doanh730ha, năng suất 94,5tạ/ha, sản lượng 6.900 tấn, giá trị hàng hóa trên 150 tỷđồng Tổng diện tích cây bưởi trồng mới 5 năm qua đạt 457ha, trong đó bưởiđặc sản 259,5ha, giống đã sử dụng 77.850 cây Theo đề án phát triển cây bưởigiai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến 2020, huyện thành lập hẳn Ban chỉđạo phát triển cây bưởi, ban quản lý, tổ tư vấn kỹ thuật BCĐ phát triển câybưởi và các ngành chuyên môn thường xuyên phối hợp tốt với các cơ quanthông tin đại chúng có nhiều bài viết, chuyên mục, chuyên đề tuyên truyềncho thương hiệu bưởi Đoan Hùng

Do phù hợp thổ nhưỡng nên bưởi Sửu quả to, múi dài, tôm mọng, vịthơm ngọt mát, ăn một lần sẽ nhớ mãi Bưởi Sửu sau 5 năm trồng cho quả cóchất lượng tốt, cây độ tuổi càng cao thì chất lượng quả càng ngon, có thể bảoquản được 5 - 6 tháng Xã Chí Đám hiện có gần 300 hộ trồng bưởi, đạt trên

Trang 28

90ha, chủ yếu là diện tích soi bãi, mỗi năm từ các vườn bưởi này cho thuhoạch trên 20 tỷ đồng, với giá bình quân 60 ngàn đồng/quả như hiện nay thìthu nhập đạt từ 100 đến 150 triệu đồng/hộ Bưởi trồng trên đất phù sa nên pháttriển tốt, đều quả và mẫu mã đẹp Về kỹ thuật, ông Nguyễn Minh Mạch, Chủnhiệm HTX trồng bưởi Chí Đám cho biết: “Từ khi thành lập HTX đến nay, tất

cả các hộ trồng bưởi đều thống nhất cùng nhau thực hiện các công đoạn tỉacành, tạo tán, chăm sóc, bón phân, thụ phấn, kể cả việc thu hoạch, dán temnhãn, bán hàng đều tuân thủ đúng các biện pháp kỹ thuật Nhờ vậy mà chấtlượng bưởi quả mới đảm bảo đúng thương hiệu Bưởi đặc sản Đoan Hùng”

Xã Bằng Luân có trên 800 hộ trồng bưởi với trên 200ha, trong đó cótrên 90 vườn bưởi từ 100 cây trở lên đã cho thu hoạch Nhờ việc thâm canh,chăm sóc cây bưởi đúng kỹ thuật mà vụ này sản lương đạt cao, quả sai trĩucành, bưởi đều quả, mẫu mã đẹp, khách hàng từ khắp mọi nơi đã đến đặt mua.Hai giống bưởi đặc sản là giống bưởi Bằng Luân và giống bưởi Sửu đều có vịngọt mát, thơm đặc trưng, quả to, múi mọng, bóc ráo tay, được ưa chuộng.Huyện Đoan Hùng đang tập trung chỉ đạo đầu tư thâm canh toàn bộ diện tíchbưởi đặc sản hiện có, ứng dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật để nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm bưởi quả Tăng cường công tác kiểm tra các

hộ kinh doanh, buôn bán bưởi quả, chấn chỉnh việc lợi dụng thương hiệu bưởiđặc sản, trương và gắn biển hiệu bán hàng không đảm bảo chất lượng Làmtốt công tác quản lý kinh doanh thuốc BVTV trên cây bưởi, đẩy mạnh trồngbưởi an toàn theo hướng VietGAP Củng cố và kiện toàn Hiệp hội Sản xuấtkinh doanh bưởi Đoan Hùng

* Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang,huyện Đoan Hùng tỉnh Phú thọ và huyện Lục Yên tỉnh Thanh Hà về nâng caochuỗi giá trị nông sản trong thời gian vừa qua đã rút ra bài học kinh nghiệmcho huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương trong nâng cao chuỗi giá trị cho cây vảinhư sau:

Trang 29

Thứ nhất, các bộ ngành có liên quan cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ ứngdụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản sau thu hoạch đối với vải thiều

và nhiều cây ăn quả khác; giới thiệu các doanh nghiệp về đầu tư tại huyệnThanh Hà, giúp huyện từng bước tiếp cận và phát triển nông nghiệp côngnghệ cao

Thứ hai, đề nghị các địa phương, các cửa khẩu, cơ quan hải quan, thuế,kiểm dịch, các chợ đầu mối; các cơ quan chức năng, doanh nghiệp TrungQuốc tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất giúp việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi

Thứ ba, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để cải thiện môi trườngđầu tư, kinh doanh đảm bảo công khai, minh bạch; tăng cường công tác quản

lý biên giới, đồng thời cam kết sẽ sát cánh cùng doanh nghiệp, doanh nhân,xem thành công và sự phát triển của doanh nghiệp là thành công của chínhmình

Thứ tư, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Côngnghệ, Bộ Công Thương cần có những chính sách và biện pháp sát thực để trựctiếp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp công nghệ sơ chế, bảo quản, vốn là vấn đềsống còn cho chất lượng sau thu hoạch

Thứ năm, cần xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị quả vải thiềuThanh Hà Từ trước đến nay, chúng ta chỉ nói đến 4 nhà gồm: nhà nông, nhàkhoa học, nhà nước và doanh nghiệp, nay phải thêm nhà thứ 5 vào liên kếtchuỗi giá trị, đó là nhà băng vì “không tiền, làm vải thiều không đạt” Chuỗigiá trị “5 nhà” này có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa quả vải từngười nông dân đến người tiêu thụ với chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất,chất lượng cao nhất

1.3 Các nghiên cứu trong nước về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị

Các nghiên cứu sử dụng tiếp cận chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đã bắtđầu được thực hiện ở Việt Nam trong một thập kỷ gần đây, chủ yếu tập trungvào các sản phẩm như gạo, cà phê, chè, hồ tiêu, gà, lợn, bò,… Công tyAgrifood (2006) đã thực hiện một nghiên cứu về chuỗi giá trị gạo ở tỉnh Điện

Trang 30

Biên theo đặt hàng của tổ chức phát triển Hà Lan SNV Nghiên cứu này tậptrung vào gạo IR64 và gạo nếp nương Nghiên cứu chỉ ra rằng hai loại gạonày không phải là cây trồng tối ưu để xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân.Phân tích chuỗi giá trị cho thấy trồng các loại gạo lúa nước thơm có hiệu quảhơn nhiều.

Tổ chức GTZ thực hiện nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị sản phẩmdưa hấu ở Long An Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhiều vấn đề trong chuỗicần sự trợ giúp để nâng cao hiệu quả Chẳng hạn, tỉnh Long An cần có cácchương trình phát triển bền vững cây dưa hấu với sự hỗ trợ về kỹ thuật vàthay đổi tập quán trồng trọt Người nông dân cũng cần được hỗ trợ tiếp cậnnguồn vốn ngân hàng Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước cũng cần phảiđược nghiên cứu thấu đáo hơn cùng với các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết,tránh tình trạng dưa đổ xô lên biên giới Trung Quốc rồi lại bị loại vì chấtlượng, bị ép giá…

Nghiên cứu phân tích cấu trúc thị trường và chuỗi giá trị ngành hàng cátra, cá ba sa tại đồng bằng sông Cửu Long đã mô tả cấu trúc thị trường vàkênh Marketing từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Kết quả chỉ

ra được có sự cạnh tranh trên thị trường cá tra, ba sa Nghiên cứu đã chỉ rarằng khả năng tiếp cận thông tin của các tác nhân còn rất khó khăn Phân tíchđược chi phí, lợi nhuận của các tác nhân tham gia, tính được hiệu quả các đốitượng trong từng nhóm tác nhân Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ được vềdòng sản phẩm và khối lượng sản phẩm trong chuỗi Chưa nêu lên được mỗiquan hệ, sự giá trị giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi

Đoàn Hữu Tiến, Huỳnh Văn Vũ, Tạ Minh Tuấn (2007) đã khảo sátchuỗi cung ứng nhãn da bò đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất khẩutươi sang thị trường Trung Quốc Nghiên cứu chỉ ra hoạt động của các tácnhân tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm này Các tác nhân tham giacung cấp sản phẩm chủ yếu là các hộ nhỏ lẻ (quy mô gia đình), sản xuất theokinh nghiệm Mối giá

Trang 31

trị giữa các tác nhân còn lỏng lẻo dẫn đến nguồn cung cấp nhãn không ổn định

về chất lượng cũng như số lượng Bài viết đã nêu được yêu cầu của người thumua đối với chất lượng nhãn Phân tích cho thấy lợi nhuận của người nôngdân/đơn vị sản phẩm là cao nhất, nhưng tính theo đơn vị thời gian thì các tácnhân khác có lợi nhuận cao hơn nhiều Phân tích được điểm mạnh, điểm yếucủa của chuỗi cung ứng nhãn hiệu da bò ở ĐBSCL

Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên đã chỉ ra các hoạt động

cụ thể của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm này Nêu được cácnghịch lý xảy ra trên thị trường như: Người sản xuất có khả năng sản xuấtđược rau sạch nhưng không biết tiêu thụ ở đâu với giá rau sạch Ngược lạingười tiêu dùng lại muốn được mua được rau sạch nhưng không biết mua ởđâu để đảm bảo đúng chất lượng Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa thểhiện được các dòng sản phẩm, thông tin, giá trị trong chuỗi cung ứng, chưathể hiện được sự vận chuyển, mối giá trị qua các tác nhân, sự phân phối lợiích giữa các tác nhân

Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) đã thực hiện Dự án “thúc đẩy ngànhgia vị (thảo quả và quế) nhằm hỗ trợ giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộcthiểu số” Dự án thực hiện năm 2012 Dự án đã tăng cường năng lực của cácnhà sản xuất nhỏ nhằm giúp họ tồn tại và tiến tới thu được lợi nhuận trongtình hình thị trường có nhiều biến động, tăng lợi tức lao động cho các cơ sởsản xuất quy mô nhỏ và tăng lợi nhuận thêm 10% cho 19.000 hộ gia đình dântộc thiểu số là chủ sở hữu nhỏ, những người trực tiếp tham gia vào các hoạtđộng phát triển chuỗi giá trị cây gia vị Bốn tỉnh mục tiêu của dự án là nơi cưngụ của một số cộng đồng người dân tộc thiểu số biệt lập và dễ bị tổn thươngnhất ở Việt Nam Các tỉnh này được coi là có tiềm năng lớn nhất để tối đa hóalợi ích từ sự phát triển ngành gia vị Năm 2014, dự án đã hỗ trợ thành lập 18nhóm nông dân sở thích về thảo quả với gần 1.000 hộ tại 3 huyện Sa Pa, BátXát, Bảo Thắng tham gia Các hộ trồng thảo quả được tập huấn nâng cao kiến

Trang 32

thức về sản xuất thảo quả bền vững, nhờ đó, chất lượng thảo quả được nânglên, giá bán cao hơn so với cùng kỳ (tăng thêm 20%) Người dân đã giá trị vớinhau trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, giá bán thảo quả thường xuyên đượccập nhật, thông tin thị trường được phổ biến rộng rãi hơn Mối giá trị giữa cácđối tác trong chuỗi giá trị được tăng cường, thảo quả của nông dân được báncho thương lái và cơ sở chế biến thông qua ký kết hợp đồng thoả thuận.

Trang 33

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các hoạt động kinh tế tạo ra giá trị của các tác nhân trồng vải thiều: hộsản xuất, hiệp hội, thương lái, thu gom

2.1.2 Địa bàn nghiên cứu

Huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

- Thu thập số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm2014-2016

- Thời gian khảo sát, nghiên cứu: 2017

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội và những khó khăn, thuận lợi của huyện Thanh Hà trong hoạt động sản xuất vải thiều;

2.2.2 Thực trạng trồng vải thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương;

2.2.3 Phân tích chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương với các nội dung sau:

- Đặc trưng của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị vải thiều huyệnThanh Hà, tỉnh Hải Dương

- Lập sơ đồ chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

- Tính toán doanh thu, chi phí sản xuất, và lợi nhuận của các tác nhântham gia vào chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

- Các yếu tổ ảnh hưởng đến chuỗi giá trị vải thiều

2.2.4 Giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

Trang 34

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Là các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin được công bố trên sách,báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được nghiên cứutrước đó; Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách về phát triển sản xuấtcủa tỉnh, Trung ương, từ cơ quan tổ chức, các báo cáo tổng kết từ UBNDhuyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện, Niêngiám Thống kê huyện

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu chuỗi giá trị vải thiềuhuyện Thanh Hà thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các tác nhân tham giavào hoạt động sản xuất và phân phối, mối quan hệ giữa các tác nhân Tuynhiên để có các nhìn toàn diện hơn về chuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà,tỉnh Hải Dương, tôi tiến hành khảo sát 115 phiếu điều tra trên địa bàn nghiêncứu Hiện nay ở Thanh Hà có 3 xã trồng vải thiều, để đảm bảo độ tin cậy sốliệu thống kê thì mỗi xã sẽ điều tra khảo sát 35 hộ (theo lý thuyết xác suấtthống kê với số mẫu đạt từ 30 trở lên là đảm bảo độ tin cậy) Như vậy, tổng số

hộ tham gia trả lời phỏng vấn về chuỗi giá trị vải trên địa bàn nghiên cứu là 3

xã * 35 hộ = 105 hộ; hiệp hội là 3; thương lái thu gom là 3 và nhà quản lý là

4 Tổng hợp số hộ điều tra ở các xã trong huyện Thanh Hà như sau:

TỔNG HỢP SỐ MẪU ĐIỀU TRA TẠI 3 XÃ

STT Đơn vị điều tra Hộ trồng vải Hiệp hội Thương lái, thu gom quản lý Nhà Tổng

Trang 35

* Phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Lập sơ đồ chuỗi giá trị tiêu thụ vải thiều

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình chuỗi giá trị vải thiều của huyện

Thanh Hà

+ Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những tác nhân tham gia chính vào

chuỗi giá trị vải thiều trên địa bàn huyện Thanh Hà

Bước này nhằm trả lời các câu hỏi: (i) Những tác nhân nào tham gia

chính vào chuỗi giá trị vải thiều và thực tế họ làm gì? (ii) Phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị vải thiều; (iii) Đâu là

lỗ hổng hay sự trùng lặp trong hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị vải thiều, có những điểm nào còn vướng mắc và có tiềm năng hoàn thiện hay không?

+ Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, dòng thông tin, dòng giá trị của

chuỗi giá trị vải thiều trên địa bàn huyện Thanh Hà

Bước này nhằm trả lời các câu hỏi: Có những luồng sản phẩm, luồng

thông tin và dòng giá trị nào trong chuỗi giá trị vải thiều? Vì là chuỗi giá trị

vải thiều nên trong 3 dòng chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về dòng sản phẩm vàdòng thông tin

+ Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm, tác nhân tham gia và số

lượng công việc trong từng chuỗi giá trị vải thiều của huyện Thanh Hà

Khối lượng sản phẩm có liên quan chặt chẽ đến việc lập sơ đồ dòng sảnphẩm, theo dõi sản phẩm trong suốt chuỗi giá trị vải thiều Mục đích của việcxác định được những yếu tố này là để có cái nhìn tổng quát về quy mô của cáckênh khác nhau trong chuỗi giá trị vải thiều Hai yếu tố quan trọng khác có thểđịnh lượng và liên quan mật thiết với nhau là số tác nhân tham gia và cơ hộiviệc làm tạo ra cho từng nhóm tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị vải thiều

Trang 36

+ Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm trong chuỗi giá trị vải

thiều của huyện Thanh Hà

Bước này sẽ giúp chúng ta xác định được dòng luân chuyển của sảnphẩm (khối lượng, giá trị gia tăng/đơn vị sản phẩm, số người tham gia) và thấyđược sự khác biệt về địa phương và tiểu vùng trong hoạt động và vận hành củachuỗi giá trị vải thiều của huyện Thanh Hà thời gian qua làm cơ sở cho phântích chuỗi và đề xuất xây dựng chuỗi giá trị vải thiều trong thời gian tới

+ Bước 6: Lập sơ đồ các mối quan hệ và giá trị giữa các tác nhân tham

gia trong chuỗi giá trị vải thiều của huyện Thanh Hà

Bước này nhằm trả lời các câu hỏi: (i) Có những loại quan hệ nào giữa

các tác nhân trong chuỗi giá trị vải thiều ở huyện Thanh Hà? và (ii) Giá trị nào đang tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị vải thiều ở huyện Thanh Hà?

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sử dụng các phương pháp như:

- Phương pháp thống kê mô tả sử dụng số bình quân, tần suất, để mô tảtình hình phát triển kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, tình hình thực trạngchuỗi giá trị vải thiều huyện Thanh Hà; thực trạng chi phí, lợi nhuận, tìnhhình cơ bản của các nhóm tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị

Các công cụ chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu:

+ Lập sơ đồ chuỗi giá trị: Là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằngmắt thường về hệ thống chuỗi giá trị Các sơ đồ này có nhiệm vụ định dạngcác hoạt động kinh doanh (chức năng), chỉ rõ các luồng sản phẩm vật chất,các tác nhân tham gia và vận hành chuỗi, những mối giá trị của họ trongchuỗi giá trị này

+ Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị: Bao gồm các con số kèmtheo sơ đồ chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng hộ tham gia sản xuất, sản lượngsản phẩm nguyên liệu bán cho các tác nhân

Trang 37

+ Phân tích giá trị bao gồm không chỉ việc xác định tổ chức và tácnhân tham gia vào chuỗi giá trị mà còn xác định nguyên nhân của những camkết này và những giá trị này có mang lại lợi ích hay không? Việc củng cố giátrị giữa những người tham gia khác nhau trong hệ thống thị trường sẽ tạo nênnền móng trong việc cải thiện trong các cản trở khác, đặc biệt là với ngườinghèo, nhóm yếu thế Việc lập ra cơ chế hợp đồng, cải thiện sau khi thuhoạch, những cải tiến trong chất lượng và sử dụng hiệu quả thông tin thịtrường.

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel.Phân tích chi phí, lợi nhuận là vấn đề quan trọng để đánh giá được mức độhiệu quả của chuỗi giá trị, đánh giá được khả năng thu lợi nhuận của các tácnhân trong chuỗi, từ đó tạo nên cơ chế giá trị và hợp tác với nhau giữa các tácnhân Sự phát triển và phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tùy thuộc vào cơchế thị trường

2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất vải thiều

- Giá trị sản xuất (GO - Gross Output)

- Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost)

- Giá trị gia tăng (VA - Value Added)

Công thức tính: VA = GO - IC Giá trị gia tăng VA có thể bằng 0,dương hoặc âm

- Lợi nhuận BQ/hộ = Tổng doanh thu- Tổng chi phí

Trang 38

2.4.3 Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính cho 1 ha đất trồng trọt

- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 ngày công lao động

- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng chi phí trung gian

- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng chi phí

2.5 Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý qua phần mềm excel để tính số trung bình(MEAN), độ lệch chuẩn, sai số chuẩn và hệ số biến động

Trang 39

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên

Nằm ở phía Đông Nam tỉnh, phía Đông giáp huyện Kim Thành, phíaNam giáp huyện An Lão (thành phố Hải Phòng), phía Bắc và phía Tây giápthành phố Hải Dương và huyện Tứ Kỳ Huyện có 24 xã và 1 thị trấn (huyệnlỵ) Huyện được chia làm 4 khu là Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây và Hà Bắc

• Hà Nam bao gồm Thị trấn Thanh Hà và 5 xã: Thanh Xuân, ThanhThuỷ, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Khê

• Hà Bắc bao gồm 7 xã: Thanh Lang, Thanh An, Việt Hồng, Hồng Lạc,Tân Việt, Cẩm Chế, Liên Mạc

• Hà Đông bao gồm 6 xã: Trường Thành, Vĩnh Lập, Thanh Bính, ThanhHồng, Thanh Cường, Hợp Đức

• Hà Tây bao gồm 6 xã: Tiền Tiến, Thanh Hải, Tân An, Phượng Hoàng,

An Lương, Quyết Thắng

Tính chất đất đai cũng như địa hình, khí hậu của huyện mang đặc tínhđịa hình của đất phù sa sông Thái Bình Độ cao so với mực nước biển trungbình là 0,60 m Khí hậu ở Thanh Hà mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đớigió mùa, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xãhội, lại nằm giữa vùng trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, nên Thanh Hà cóvai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và quân sự của tỉnhHải Dương Thanh Hà có các con sông lớn như Thái Bình (ở phía Tây Nam),sông Rạng, sông Văn Úc (ở phía Đông Bắc) bao bọc quanh tạo nên các tuyếngiao thông đường thuỷ rất quan trọng với thành phố Hải Dương các tuyến bạnnhư Tứ Kỳ, Kim Thành và giữa Hải Dương với hải cảng Hải Phòng, Quảng

Trang 40

Ninh Ngoài các con sông lớn bao quanh, trong địa phận Thanh Hà còn cósông Gùa nối sông Thái Bình với sông Văn Úc, tách khu vực Hà Đông (gồm

6 xã) như một hòn đảo nằm giữa các con sông lớn; sông Hương (đầu côngnguyên gọi là sông Cam Giang) chi lưu của sông Thái Bình vào Thanh Hà từđầu phía Tây Bắc (đầu xã Tiền Tiến, hiện nay đã bị lấp) xuyên dọc giữa huyệnnhập vào sông Văn Úc tại xã Thanh Xuân Từ các con sông lớn, có các sông,ngòi nhỏ chạy len lỏi vào tận các thôn, xã trong huyện, tạo thuận lợi cho việctưới tiêu nước cho đồng ruộng và là hệ thống giao thông thuỷ quan trọng trongviệc giao lưu kinh tế, văn hoá, quân sự giữa các vùng, giữa Thanh Hà với cáchuyện trong tỉnh và các tỉnh trong cả nước Đồng thời cũng rất thuận lợi choviệc chăn nuôi đánh bắt thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm có giá trị kinh tế cao

Giao thông bộ có đường 390 chạy từ Ngã Ba Hàng (Quốc lộ 5) qua địaphận xã Quyết Thắng, Tân An về huyện lỵ xuôi xuống Cầu Hợp Thanh (Bắcqua sông Gùa), kéo dài đến xã Vĩnh Lập cắt ngang qua Cao tốc Hà Nội - HảiPhòng, một nhánh đến phà Quang Thanh sang Quốc lộ 10; đường 390B nối từQuốc lộ 5 (đầu cầu Lai Vu) qua các xã Hồng Lạc, Việt Hồng, Cẩm Chế vềhuyện lỵ Hai con đường này là huyết mạch giao thông của huyện, ngoài ratrong nội hạt còn có các con đường nhỏ liên huyện, liên xã, liên thôn tạothành hệ thống giao thông sinh hoạt, giao lưu kinh tế, văn hoá của nhân dân

và có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc phòng của địa phương

Về điều kiện tự nhiên, đất đai do phù sa bồi tụ, sông ngòi nhiều nên rấtmàu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp Tuy nhiên,

do phù sa bồi tụ không đều nên địa hình thổ nhưỡng của Thanh Hà khôngbằng phẳng và phần lớn vẫn ở dạng phù sa non Khi chưa có hệ thống đê,hàng năm vào mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn đổ về mang phù sa tràn vàođồng ruộng, đầm bãi, ao hồ, có khi ngập nước đến ba bốn tháng (từ tháng 5đến tháng 9 âm lịch) Sau khi nước rút đi đã để lại lớp phù sa dày 5 - 10 cm.Thanh Hà có 2/3 diện tích là triều bãi, nhiều vùng trước đây là đầm hồ, bãi

Ngày đăng: 20/07/2018, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Tiến Khai, 2000. Phân tích chuỗi giá trị thị trường ngành hàng nông nghiệp, Bài giảng chương trình Fulbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị thị trường ngành hàng nôngnghiệp
2. Bộ Công Thương, 2009. Báo cáo hội thảo Chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản và vấn đề tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay, Hà Nội, Ngày 24-2-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hội thảo Chuỗi giá trị toàn cầu đối vớihàng nông sản và vấn đề tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầutrong điều kiện hiện nay
3. Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Tùng, Huỳnh Văn Vũ, 2006. Phân tích ngành hàng xoài tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tíchngành hàng xoài tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp
4. Hà Huy Thế, 2015. Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm Quế của xã Yên Phú- huyện Văn Yên, Khóa luận tốt nghiệp tại Trường ĐH Kinh tế &QTKD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm Quế của xã YênPhú- huyện Văn Yên
5. Viện AMDI, 2014. Dự án "Nâng cao giá trị ngành Gia vị để xóa đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc Việt Nam"(SNV) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao giá trị ngành Gia vị để xóa đói giảmnghèo ở miền núi phía Bắc Việt Nam
6. Cục Thống kê Hải Dương, 2015. Niên giám Thống kê Tỉnh Hải Dương năm 2010- 2015, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám Thống kê Tỉnh Hải Dương năm2010- 2015
Nhà XB: NXB Thống kê
7. Lambert và Cooper, 1997. Supply chain Management, Vol.8, Num 1, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply chain Management
8. Hồ Ngọc Sơn, 2016. Phân tích chuỗi giá trị thị trường các sản phẩm từ câySơn Tra tại tỉnh Yên Bái, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị thị trường các sản phẩm từ cây"Sơn Tra tại tỉnh Yên Bái
9. Philip Kortler, 2013. Quản trị Marketing, NXB Lao động xã hội 10. Một số trang website:h t t p: / /n o ng n g h i e p . v n/ b uo i - d o a n - h un g - c o - x a- t hu - t r e n - 2 0 - t y - d on g- n a m - p os t 1 9 59 84 . h t m l Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Nhà XB: NXB Lao động xã hội10. Một số trang website:h t t p: / /n o ng n g h i e p . v n/ b uo i - d o a n - h un g - c o - x a- t hu - t r e n - 2 0 - t y - d on g- n a m -p os t 1 9 59 84 . h t m l

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w