BQL các dự án đầu tư vàxây dựng huyện Đại Từ là đơn vị chính giúp việc cho UBND huyện quản lýcác dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện đúng mục đích đầu tư, trình tự,thủ tục
Trang 1NGUYỄN VĂN SANG
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2NGUYỄN VĂN SANG
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KHÁNH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Đề tài hoàn toàn trung thực và chưađược sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin sử dụng trong đề tài đãđược chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sựgiúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
Tác giả đề tài
Nguyễn Văn Sang
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sauđại học cũng như các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban quản lý các dự
án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi trong việc thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp và các thông tin hữu íchphục vụ nghiên cứu
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp
Thái Nguyên, ngày ……tháng …… năm 2018
Tác giả
Nguyễn Văn Sang
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa của luận văn 3
5 Kết cấu của luận văn 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 5
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng 5
1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng 5
1.1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng 8
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng 25
1.2.1 Kinh nghiệm của một số đơn vị về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 25
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
27 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 29
Trang 62.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 31
2.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp 31
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 32
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 36
3.1 Khái quát chung về Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 36
3.1.1 Giới thiệu chung 36
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý 36
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 38
3.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý 41
3.1.5 Các dự án do Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ làm chủ đầu tư 42
3.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 44
3.2.1 Công tác xin chủ trương đầu tư và chuẩn bị đầu tư 44
3.2.2 Công tác quản lý đấu thầu 53
3.2.3 Công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công, khối lượng xây dựng công trình 56
3.2.4 Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 64
3.2.5 Công tác quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và các nội dung quản lý khác 66
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
69 3.3.1 Các yếu tố khách quan 69
3.3.2 Các yếu tố chủ quan 71
Trang 73.4 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các
dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 73
3.4.1 Kết quả đạt được 73
3.4.2 Một số hạn chế 74
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
76 4.1 Mục tiêu, phương hướng về quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
76 4.1.1 Mục tiêu 76
4.1.2 Phương hướng 76
4.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
77 4.2.1 Giải pháp hoàn thiện năng lực quản lý dự án 77
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thời gian, tiến độ dự án 78
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu 79
4.2.4 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án 80
4.2.5 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 87
Trang 8HĐND : Hội đồng nhân dân
LĐTBXH : Lao động thương binh xã hộiQLDA : Quản lý dự án
SL : Số lượng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
XDCT : Xây dựng công trình
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Quy mô nguồn nhân lực của Ban quản lý các dự án đầu tư và
xây dựng huyện Đại Từ 41Bảng 3.2 Kết quả đánh giá khảo sát công tác xin chủ trương đầu tư tại
Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ 45Bảng 3.3 Kết quả đánh giá khảo sát quy trình thực hiện lập dự án đầu tư
tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ 48Bảng 3.4 Kết quả phê duyệt dự án tại Ban quản lý các dự án đầu tư và
xây dựng huyện Đại Từ giai đoạn 2014 - 2016 49Bảng 3.5 Kế hoạch vốn năm 2016 50Bảng 3.6 Kết quả đánh giá khảo sát xin phê duyệt dự án đầu tư tại Ban
quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ 52Bảng 3.7 Kết quả lựa chọn nhà thầu năm 2016 55Bảng 3.8 Kết quả đánh giá khảo sát công tác quản lý đấu thầu tại Ban
quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ 55Bảng 3.9 Kết quả kiểm tra tiến độ thực hiện dự án năm 2014 - 2016 61
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng 12
Hình 1.2 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 12
Hình 1.3 Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án 13
Hình 1.4 Hình thức chìa khóa trao tay 14
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ 38
Hình 3.2 Cơ cấu nguồn nhân lực của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ theo giới tính 41
Hình 3.3 Cơ cấu nguồn nhân lực của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ theo trình độ 42
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý dự án (Project Management - PM) là một quá trình phức tạp,bao gồm công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnhcủa một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạtđược những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng vàkhả năng thực hiện chuyên biệt Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) làcông việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đờicủa Dự án nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra
Hiện nay, công tác QLDA đang ngày càng được chú trọng và mangtính chuyên nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình vànăng lực cũng như tham vọng của chính chủ đầu tư Kinh nghiệm đã cho thấycông trình có yêu cầu cao về chất lượng hoặc công trình được thiết kế xâydựng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với các đơn vị tư vấn quốc tế sẽ đòi hỏimột đơn vị QLDA có năng lực thực sự, làm việc với cường độ cao, chuyênnghiệp và hiệu quả Những yêu cầu khách quan đó vừa là thách thức lại vừa
là cơ hội cho các cá nhân và tổ chức tư vấn trong nước học hỏi kinh nghiệmQLDA từ nước ngoài, đó chính là động lực phấn đấu và tích luỹ kinh nghiệmtrong lĩnh vực QLDA còn mới mẻ và nhiều tiềm năng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được cáccấp, các ngành quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để pháttriển kinh tế xã hội bằng các nguồn vốn khác nhau BQL các dự án đầu tư vàxây dựng huyện Đại Từ là đơn vị chính giúp việc cho UBND huyện quản lýcác dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện đúng mục đích đầu tư, trình tự,thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước, các công trình đã hoàn thành đưavào sử dụng phát huy hiệu quả, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ kịp thờicho việc phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhândân trong huyện
Trang 12Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại,hạn chế, như công tác thẩm tra, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ mờithầu, kết quả đấu thầu còn thiếu sót, chậm tiến độ, công tác nghiệm thu, thanhquyết toán chậm chưa theo đúng quy định Trong khi đó, công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng yêu cầu ngày càng cao, mang tính chuyên nghiệp hơn
Xuất phát từ thực tế, vận dụng những kiến thức đã được học tôi lựa
chọn đề tài “Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu
tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài Luận văn thạc
tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ Từ
đó đề xuất đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý
dự án đầu tư trong thời gian tới
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnhThái Nguyên trong các năm tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tạiBan quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ
Trang 133.2 Phạm vi nghiên cứu
-Thời gian: Đề tài nghiên cứu các tài liệu, số liệu trong giai đoạn
2014-2016, định hướng và giải pháp đến năm 2020
- Không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ban quản lý các dự án đầu tư vàxây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ Qua đó đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng
4 Ý nghĩa của luận văn
4.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về công tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng, các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng Do vậy, kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất địnhvào việc hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý dự án
lý dự án đầu tư xây dựng cho các huyện trong tỉnh Thái Nguyên
Ngoài ra, đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các chủ đầu
tư khác trên địa bàn huyện và các cá nhân có quan tâm
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xâydựng Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Trang 14Chương 3: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban
quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnhThái Nguyên
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựnghuyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Theo định nghĩa tại Khoản 15, Điều 3 của Luật Xây dựng số50/2014/QH13 thì “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quanđến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửachữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chấtlượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ởgiai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báocáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”
Trong đó, hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự ánđầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi côngxây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu,bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trìnhxây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình
1.1.1.2 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụngphải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạchphát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch và kế hoạch sửdụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng
- Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp
- Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sửdụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó vớibiến đổi khí hậu
Trang 16- Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến dộ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệuquả kinh tế - xã hội của dự án.
- Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan
1.1.1.3 Đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng
- Được cấu thành bởi một hoặc nhiều công trình thành phần có mối liênhệ nội tại, chịu sự quản lý thống nhất trong quá trình đầu tư xây dựng
- Hoàn thành công trình là một mục tiêu đặc biệt trong điều kiện ràngbuộc nhất định về thời gian, về nguồn lực, về chất lượng, về chi phí đầu tư, vềhiệu quả đầu tư
- Phải tuân theo trình tự đầu tư xây dựng cần thiết từ lúc đưa ra ý tưởngđến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng
- Mọi công việc chỉ được thực hiện một lần: đầu tư một lần, địa điểmxây dựng cố định một lần, thiết kế và thi công đơn nhất
1.1.1.4 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình cũng giốngnhư các dự án khác, gồm có 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị dự án đầu
tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư và giai đoạn kết thúc dự án đầu tư đưacông trình của dự án vào khai thác sử dụng
Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, người quyết định đầu tư quyết địnhviệc thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thựchiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
a Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư: Lập, thẩm tra, phêduyệt cho phép chuẩn bị đầu tư, xác định chủ đầu tư dự án
- Lập dự án đầu tư: Dự án đầu tư (gọi chung cho cả Dự án đầu tư xâydựng công trình, Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, Báo cáonghiên cứu khả thi và Báo cáo đầu tư đối với dự án không xây dựng côngtrình) chỉ được triển khai lập và trình thẩm định, phê duyệt sau khi có quyếtđịnh cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư
Trang 17- Thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng
ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môitrường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Thẩm định dự án đầu tư: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽthi công, dự toán xây dựng công trình của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trước khitrình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp cần thiết, có thể thuê tưvấn thẩm tra để làm cơ sở cho việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dựtoán xây dựng công trình
- Phê duyệt dự án đầu tư
b Giai đoạn thực hiện đầu tư dự án:
- Giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Khảo sát xây dựng
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình
- Cấp giấy phép xây dựng công trình
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xâydựng, giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thànhnghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành, bàn giao công trình hoàn thànhđưa vào khai thác sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cầnthiết khác
- Xây dựng công trình: Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức triển khai thựchiện đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng,đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, tránh thất thoát vốn đầu tư
c Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng
- Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng
- Quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán: Chủ đầu tư có tráchnhiệm lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành trình cơ quan chuyên môn thẩm
Trang 18định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành,chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án tại
cơ quan thanh toán và đóng mã dự án
1.1.1.5 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Tại Điều 5, Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/9/2015 của Chính phủ vềquản lý dự án đầu tư xây dựng đã phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loạicông trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A,
dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật vềđầu tư công và được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghịđịnh này
- Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế
- kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
+ Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
+ Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mứcđầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)
- Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụnggồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nướcngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác
1.1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tínhhệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự
án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn Để thực hiện mục tiêu dự án, cácnhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế
và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án
Trang 19Quản lý dự án đầu tư xây dựng là tác động quản lý của chủ thể quản lýthông qua quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sátquá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thờihạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt các yêu cầu đã định về kỹthuật, chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môitrường bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một bộ phận trong quản lý dự án đầu
tư nói chung Công việc của quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
- Định ra mục tiêu của dự án
- Xác định các phương tiện cần huy động cho dự án đầu tư xây dựng
- Đánh giá các rủi ro trong thi công, xây dựng có thể xảy ra, đề xuất cácbiện pháp theo dõi và hành động
- Động viên nhân lực tham gia và kết hợp các hoạt động của họ
- Theo dõi dự án đầu tư xây dựng, thông báo cho ban chỉ đạo dự ánthông tin về tiến trình thực hiện dự án và tất cả những gì có thể dẫn tới sự thayđổi mục tiêu hoặc chương trình dự án
1.1.2.2 Đặc trưng cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
- Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án
- Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự
án Những công việc này tạo thành quá trình vận động của hệ thống dự án.Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của dự án
- Mục đích của quản lý dự án là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức làsản phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Bản thânviệc quản lý không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích
- Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kếhoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án Nếu tách rời các chứcnăng này thì dự án không thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng
Trang 20không được thực hiện Quá trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sángtạo, vì thế chúng ta thường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo.
1.1.2.3 Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng thể hiện các mặt sau:
- Bảo đảm sự liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án mộtcách trình tự và có hợp lý
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữanhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu tư vào cho dự án
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm củacác thành viên tham gia dự án
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh vàđiều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giảiquyết những bất đồng
- Đảm bảo tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn
1.1.2.4 Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Để quản lý dự án đầu tư xây dựng cần phải trải qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Xác định và tổ chức dự án
Công việc trong giai đoạn này là xác định rõ ràng các mục tiêu của dự
án và tổ chức nhân sự nguồn lực cho phù hợp xoay quanh những mục tiêu đó.Lực lượng thúc đẩy chịu trách nhiệm tổ chức công việc nên là nhà điều hànhđã đề xuất và cấp phép cho dự án hoặc cá nhân được chỉ định làm người quản
lý dự án
Mục đích chính của giai đoạn xác định và tổ chức dự án đó là xác địnhcác mục tiêu của dự án một cách rõ ràng và kỹ lưỡng, tổ chức nhân sự sao chophù hợp và sắp xếp tất cả các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các mục tiêu
dự án Nhiệm vụ của nhà quản lý là sử dụng linh hoạt các kỹ năng quản lý đểxác định mục tiêu của dự án, hướng cả dự án đi theo một mục tiêu chung nhất
Trang 21và tổ chức nhân sự sao cho phù hợp, trong đó phải có một nhóm nhỏ gồmnhững người có kinh nghiệm (nhóm nòng cốt) để điều phối các hoạt động của
dự án giúp cho người đứng đầu quản lý dự án
Giai đoạn thứ hai:Quản lý lập kế hoạch
Nói chung, bắt đầu từ mục tiêu và công việc sau cùng, cụ thể là xácđịnh từng nhiệm vụ phải thực hiện, ước tính thời gian cần thiết để hoàn tất vàxếp các nhiệm vụ theo trình tự hợp lý Cụ thể hơn, những người lập kế hoạchphải xác định trình tự và thời gian để hoàn tất những nhiệm vụ đã đề ra.Người lập kế hoạch các mục tiêu đã định thành những nhiệm vụ chính, phânbiệt khung thời gian của dự án với thời hạn mà mỗi nhiệm vụ phải hoàn tất,sao cho mục tiêu tổng thể của dự án được thực hiện theo đúng lịch trình Khitất cả mọi nhiệm vụ đã được đưa vao một lịch trình tổng thể, nhà quản lý dự
án có thể xác định liệu một số cá nhân có bị quá tải, trong khi những ngườikhác còn nhàn rỗi hay không, và khoảng thời gian chung cần thiết cho dự án.Nếu kết quả là quãng thời gian đó nhiều hơn lượng thời gian đã định, nhàquản lý phải điều chỉnh lịch trình hoặc nguồn lực để phù hợp với yêu cầu thực
tế của dự án Sau đó, nhà quản lý và các thành viên trong nhóm sẽ phân tíchcác nhiệm vụ để xác định có phải tất cả những nhiệm vụ này đều cần thiết vàliệu có thể sắp xếp lại một số nhiệm vụ để đẩy nhanh tiến độ và giảm chi phíhay không
Giai đoạn thứ ba: Quản lý thực hiện
Trong giai đoạn này đòi hỏi người quản lý phải vận dụng tất cả những
kỹ năng quản lý truyền thống, cũng như cần kiểm tra và giám sát nghiêmngặt Điều đó sẽ đảm bảo cho dự án luôn theo đúng lịch trình, ngân sách vàcác tiêu chuẩn chất lượng đã định Khả năng thất bại của dự án sẽ rất cao nếucông tác quản lý kém Những công việc không được điều hành hợp lý sẽ gâylãng phí thời gian, tiền bạc và công sức của người tham gia Nhà quản lý cònphải kiểm tra và giám sát chặt chẽ lịch trình, ngân sách và các tiêu chuẩn chấtlượng cả tất cả các mục tiêu trong dự án
Trang 22Giai đoạn thứ tư: Kết thúc dự án
Điều chỉnh cho
dự án hiện tại dự án tương laiHọc hỏi cho
Hình 1.1 Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng (Nguồn:
Managing Projects Large and Small, Harvard Business School
Publishing Corporation (2004))
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của dự án là nó có một tuổithọ nhất định Dự án sẽ kết thúc sau khi đạt được mục tiêu và chuyển giao kếtquả cho các thành phần liên quan Nhóm dự án cũng chấm dứt hoạt động,nhưng chỉ sau khi các thành viên đã tổng kết và rút ra các bài học kinh nghiệm
1.1.2.5 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
a Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo hình thức này, chủ đầu tư trực tiếp đảm nhận các công việc tuyểnchọn, ký hợp đồng với nhà tư vấn, nhà thầu Công tác giám sát, quản lý quátrình thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng tiến độ do tổ chức tư vấn đã được lựachọn đảm nhiệm Cơ cấu tổ chức quản lý dự án theo hình thức này có dạng:
Chủ đầu tư
Chuyên gia quản
lý dự án (Cố vấn)
Tổ chức thực
hiện dự án I Tổ chức thựchiện dự án II hiện dự án IIITổ chức thực Tổ chức thựchiện dự án n
Hình 1.2 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Trang 23b Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
Theo hình thức này chủ đầu tư thành lập một bộ phận thực hiện quản lý
dự án Cơ quan này là chủ nhiệm điều hành dự án Chủ nhiệm điều hành dự
án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về đầu tư xây dựng, được giaođầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về kết quả của dự án Chủ đầu tưkhông trực tiếp ký hợp đồng, giám sát các nhà thầu mà các công việc đó đượcgiao cho chủ nhiệm dự án đảm nhiệm
Hiện nay, hình thức này được sử dụng rộng rãi và thường được áp dụngđối với những dự án lớn, quan trọng
Chủ đầu tư – Chủ dự án
Chủ nhiệm điều hành dự án
Tổ chức thực hiện dự án I Tổ chức thựchiện dự án II
Lập dự
toán Khảo sát Thiết kế … Xây lắp
Hình 1.3 Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
c Hình thức chìa khóa trao tay
Theo hình thức này, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu lựa chọn một tổngthầu thực hiện toàn bộ các công việc của dự án, tổng thầu sẽ chịu tráchnhiệm hoàn toàn trước pháp luật về dự án Điều này tạo ra sự khác biệt rõràng giữa hình thức chìa khoá trao tay với hình thức chủ nhiệm điều hành
dự án Hình thức chìa khóa trao tay chủ yếu áp dụng trong các dự án xây
Trang 24dựng nhà ở, công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh có quy
mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản
Chủ đầu tư Thuê tư vấn hoặc tự lập dự án
Chọn tổng thầu
Tổ chức thực hiện dự án I Tổ chức thực hiện dự án II
Hình 1.4 Hình thức chìa khóa trao tay
1.1.2.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo Khoản 1 Điều 66 củaLuật xây dựng số 50/2014/QH/13 quy định bao gồm: quản lý về phạm vi, kếhoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thựchiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môitrường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủiro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác đượcthực hiện theo quy định của Luật xây dựng và quy định khác của pháp luật cóliên quan Như vậy, có thể thấy những nội dung cơ bản trong quản lý dự ánđầu tư xây dựng như sau:
a Công tác xin chủ trương đầu tư và chuẩn bị đầu tư
Chủ trương đầu tư các công trình, dự án phải xuất phát từ nhu cầu phụcvụ sản xuất và nhu cầu dân sinh kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của địaphương thực hiện đầu tư xây dựng Bên cạnh đó, các dự án đầu tư đề xuất
Trang 25phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và phù hợpvới quy hoạch phát triển ngành Đối với các dự án đầu tư xây dựng phải phùhợp với quy hoạch theo ngành Công tác xin chủ trương đầu tư và tiến hànhthẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư cần được thực hiện nghiêm túc vàtriệt để.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư được chia thành bốn giai đoạn nhỏ: nghiêncứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thẩm định dự
án Bốn giai đoạn nhỏ của chuẩn bị đầu tư là một quá trình tuần tự nhưngtrùng lặp, phân tích những vấn đề kỹ thuật, kinh tế, tài chính và thể chế ởnhững mức độ chi tiết khác nhau với độ chính xác khác nhau Đây là giaiđoạn tiền đề và quyết định đến sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau,nhất là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư vì đây là giai đoạn bị ảnh hưởngtrực tiếp của kết quả đầu tư Nếu công tác chuẩn bị đầu tư được thực hiện tốt
sẽ tạo tiền đề cho giai đoạn thực hiện đầu tư triển khai và kết thúc đúng tiếnđộ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí không cần thiết
b Công tác quản lý đấu thầu
Công tác đấu thầu được triển khai theo quy định của Luật đấu thầu Kếhoạch đấu thầu được thực hiện trong từng giai đoạn, trong kế hoạch nêu nhữngnội dung như tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn thực hiện, thời gian lựachọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiệnhợp đồng Công tác quản lý lựa chọn nhà thầu cần tuân thủ nghiêm ngặt theocác quy định của pháp luật cũng như kế hoạch đấu thầu đã được xây dựng
Nhà thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng lực phù hợp vớitính chất và nội dung gói thầu sẽ được tham gia dự thầu
c Công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công, khối lượng xây dựng công trình
- Quản lý chất lượng công trình: là hoạt động quản lý của các chủ thểtham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trìnhchuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng côngtrình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình
Trang 26Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định củapháp luật, từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng côngtrình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và cáccông trình lân cận.
Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phépđưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu củathiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, cácyêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan
Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện nănglực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xâydựng do mình thực hiện, nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản
lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phùhợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy
mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trìnhtheo quy định của pháp luật Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạtđộng xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật
Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản
lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình, thẩmđịnh thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thựchiện giám định chất lượng công trình xây dựng, kiến nghị và xử lý các viphạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật
Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm vềchất lượng các công việc do mình thực hiện
- Quản lý tiến độ thi công xây dựng: Công trình xây dựng trước khitriển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng Tiến độ thi công xây dựngcông trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt
Trang 27Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéodài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theotháng, quý, năm.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi côngxây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp với các công việc cần thiết thực hiệnnhưng phải đảm bảo phù hợp với tổng tiến độ của dự án
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên cóliên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng côngtrình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở mộtsố giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độcủa dự án
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tưphải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnhtổng tiến độ của dự án
Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chấtlượng công trình
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho
dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng
Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phảibồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng
- Quản lý khối lượng thi công xây dựng: Khối lượng thi công xây dựngphải được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tưvấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khốilượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng
Quản lý khối lượng thi công xây dựng để đảm bảo việc thi công xâydựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt
và tránh việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bêntham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán
Trang 28Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trìnhđược duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xửlý.
d Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình phải được tính toán vàquản lý để bảo đảm hiệu quả của dự án Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựngcông trình được thực hiện theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu
tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định củaNhà nước Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệuquả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quyđịnh và nguồn vốn sử dụng Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng,tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầuthiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thờiđiểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình
Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc banhành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫnphương pháp lập và quản lý chi phí đầu tu xây dựng
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giaiđoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vàokhai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệtgồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh Chủ đầu tư được thuê tổchức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực về quản lý dự ánđầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xâydựng
Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải đượcthực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mứcđầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xâydựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết
Trang 29định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quátrình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
e Công tác quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và các nội dung quản lý khác
- Quản lý an toàn lao động: Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư vàcác bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn laođộng trên công trường Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phảiđình chỉ thi công xây dựng Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao độngthuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên
có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhànước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu tráchnhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảođảm an toàn lao động gây ra
Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho ngườilao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xâydựng Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phảiđược các bên thỏa thuận
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phảithường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường.Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khikhắc phục xong mới được tiếp tục thi công, người để xảy ra vi phạm về antoàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật
Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tậphuấn các quy định về an toàn lao động Đối với một số công việc yêu cầunghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhậnhuấn luyện an toàn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn lao động
Trang 30Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa đượchướng dẫn về an toàn lao động.
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trangthiết bị bảo vệ cá nhân, an toàn lao động cho người lao động theo quy địnhkhi sử dụng lao động trên công trường
Nhà thầu thi công có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêmnhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:
+ Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp đếndưới 50 người thì cán bộ kỹ thuật thi công có thể kiêm nhiệm làm công tác antoàn, vệ sinh lao động;
+ Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ 50người trở lên thì phải bố trí ít nhất 01cán bộ chuyên trách làm công tác antoàn, vệ sinh lao động;
+ Đối với công trường của nhà thầu có tổng số lao động trực tiếp từ1.000 người trở lên thì phải thành lập phòng hoặc ban an toàn, vệ sinh laođộng hoặc bố trí tối thiểu 02 cán bộ chuyên trách làm công tác an toàn, vệsinh lao động;
+ Người làm công tác chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động phải cóchứng chỉ hành nghề theo quy định
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quản lý có tráchnhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trêncông trường của chủ đầu tư và các nhà thầu Trường hợp công trình xây dựngthuộc đối tượng cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu thìcông tác kiểm tra an toàn lao động được phối hợp kiểm tra đồng thời
- Quản lý môi trường xây dựng: Nhà thầu thi công xây dựng phải thựchiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên côngtrường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi,chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Đối với những công trình
Trang 31xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọnphế thải đưa đến đúng nơi quy định.
Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biệnpháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tragiám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểmtra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Trường hợp nhàthầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thìchủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thicông xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môitrường
Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trìnhthi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồithường thiệt hại do lỗi của mình gây ra
- Quản lý rủi ro và các nội dung quản lý khác: Rủi ro là một hiện tượngkhách quan, tồn tại trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, tự nhiên Rủi ro xảy
ra trong quá trình tiến hành các hoạt động khi có sự tác động ngẫu nhiên từcác biến cố của môi trường hoặc do những hành xử của con người Rủi rophát sinh khi có yếu tố tác động tới một hoạt động cụ thể, làm thay đổi hoặcgây tổn thất và sai lệch kết quả dự định ban đầu của hoạt động đó
Quản lý rủi ro lao động chú trọng đề cập đến vấn đề nhận dạng, phânloại rủi ro, đo lường, đánh giá ảnh hưởng của rủi ro tới hiệu quả tài chính của
dự án và phân tích các biện pháp an toàn và phòng ngừa rủi ro tài chính của
dự án
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đểlàm rõ sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả của dự án Vì vậy việc phân tíchrủi ro khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trước hết phải được xuất pháttrên cơ sở nghiên cứu nội dung lập dự án và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tàichính của dự án
Trang 32Ngoài ra, trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhà quản lý còn quantâm đến việc quản lý nguồn nhân lực, quản lý việc thực hiện hợp đồng xâydựng, tư vấn, quản lý thông tin liên quan đến dự án.
1.1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dự án đầu tư xây dựng
a Các yếu tố khách quan
- Yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, pháp lý, môi trường là những yếu tốbên ngoài, ảnh hưởng đến quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng của nhàquản lý
Để thực hiện quản lý dự án thành công, người làm công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng phải nắm bắt được nền tảng chính trị, sự phát triển củakinh tế, xã hội, khung pháp lý liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quá trìnhthực hiện dự án đầu tư xây dựng cũng như môi trường tự nhiên xung quanh,cụ thể như những yếu tố kinh tế bao gồm tình hình lạm phát, giá cả hàng hóađặc biệt là giá cả của các nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quátrình thực hiện đầu tư xây dựng, ngoài ra còn có các yếu tố khác như lãi suấtngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương sẽ làm ảnh hưởng lớnđến quản lý dự án đầu tư
Hệ thống văn bản quy định của Nhà nước về hoạt động đầu tư, xâydựng, các văn bản liên quan đến hoạt động quản lý công trình xây dựng cũng
là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quản lý dự án đầu tư xây dựng
Các nhân tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết mưa nắng, lũ lụt, địachất có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án đầu tư
Các yếu tố thuộc về văn hóa - xã hội của khu vực cũng có ảnh hưởngđến quá trình thực hiện dự án đầu tư, chẳng hạn như trình độ dân trí, phongtục tập quán của người dân
Với mỗi một địa phương cụ thể khác nhau, người làm quản lý dự ánđầu tư xây dựng phải đưa ra được những đối sách phù hợp trong quá trìnhquản lý để vừa đảm bảo được mục tiêu của dự án, vừa phù hợp với thực tế của
Trang 33địa phương nơi diễn ra dự án Như vậy, yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, pháp
lý, môi trường vừa có thể có tác động tích cực, đồng thời cũng có thể mang lạibất lợi cho quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng Tác động tích cực đượcthể hiện trong trường hợp yếu tố chính trị, kinh tế, pháp lý, môi trường củađịa phương là ổn định, vừa mang tính kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vừa mangtính thúc đẩy đối với công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.Ngược lại, môi trường chính trị không ổn định, kinh tế kém phát triển, cơ cấukinh tế không bền vững và không có sự kết nối giữa các ngành kinh tế, cácthành phần kinh tế thì chắc chắn công tác xin chủ trương đầu tư, thực hiện dự
án đầu tư xây dựng và vận hành kết quả của dự án sẽ khó có thể thực hiệnđược
- Nguồn tài trợ và chương trình
Nguồn tài trợ và chương trình là nguồn tài chính do nhà tài trợ và chủ
dự án cung cấp, đây là nguồn chi phí chính của dự án Để dự án đảm bảođược đúng tiến độ đã đề ra trong kế hoạch xây dựng thì nguồn chi phí cầnphải được song hành và thông suốt Bất kỳ một sự ùn trễ nào trong việc giảingân vốn đầu tư sẽ gây ra ảnh hưởng đối với công tác thực hiện dự án Dự ánđầu tư xây dựng sẽ bị ảnh hưởng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ nhanhchậm của công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng Trong tình hình thị trườngnguyên vật liệu xây dựng có nhiều biến động phức tạp về giá cả như hiện naythì việc đảm bảo nguồn tài trợ cho dự án sẽ có ảnh hưởng rất lớn, xuyên suốttrong cả quá trình quản lý dự án của chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý trựctiếp Do vậy, ngay từ đầu khi nghiên cứu thực hiện khảo sát, lập dự án, côngtác lập dự toán cần đặc biệt chú trọng Nguồn tài trợ ổn định sẽ giúp cho dự
án có đầy đủ kinh phí để duy trì đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra, giảm bớttình trạng phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện dự án Ngược lại nếucông tác bố trí vốn không hợp lý, công tác giải ngân bị chậm thì sẽ gây ảnhhưởng tiêu cực tới việc đảm bảo chất lượng, chi phí và tiến độ của dự án
Trang 34b Các yếu tố chủ quan
- Công tác kế hoạch hóa và chủ chương của dự án
Công tác kế hoạch hoá vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạtđộng đầu tư Trong nền kinh tế thị trường công tác kế hoạch hoá có vai trò rấtquan trọng Nếu buông lỏng công tác kế hoạch hoá thì thị thường sẽ phát triển
tự do, thiếu định hướng gây ra những tác động tiêu cực, tác động xấu đến nềnkinh tế
- Chế độ báo cáo, kiểm soát dự án
Nhà quản lý sẽ sử dụng hệ thống báo cáo, kiểm soát để đo lường tiếnđộ của dự án Các chế độ báo cáo, kiểm soát cần được quy định hợp lý, theosát các giai đoạn tổ chức hình thành, phát triển, kết thúc của dự án, chất lượngbáo cáo, kiểm soát phải trung thực, kịp thời Đây sẽ là những yếu tố mangtính tích cực giúp cho nhà quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện tốt việcquản lý của mình Ngược lại, nếu nhà quản lý thiếu đi những phương tiện nàyhoặc báo cáo là không trung thực, việc kiểm soát không được thực hiện kịpthời thì công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng rất dễ đi đến thất bại
- Năng lực của ban quản lý dự án, năng lực của chủ nhiệm dự án
Ban quản lý dự án là trung tâm điều hành, phối hợp các công việc của
dự án Trong các dự án lớn ở Việt Nam, vấn đề khó khăn là phối hợp đội ngũ
đủ năng lực để thực hiện dự án thành công Một ban quản lý dự án là một tậphợp của nhiều cá nhân thực hiện công việc theo chuyên môn, cho nên để họthực hiện theo một định hướng chung cần có một chủ nhiệm dự án đủ nănglực Đặc điểm để đánh giá một chủ nhiệm dự án giỏi là xây dựng được nhómlàm việc thống nhất, kỹ năng giao tiếp tốt, xây dựng lòng tin và tập trung vàokết quả Hai yếu tố này ảnh hưởng xuyên suốt cả vòng đời của dự án
Trang 351.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Kinh nghiệm của một số đơn vị về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Tại Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, việc bố trí vốn đầu tư được chútrọng, giảm tối đa các dự án khởi công mới, tăng số dự án hoàn thành, ưu tiênbố trí vốn trả nợ xây dựng cơ bản đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư
- Luôn học hỏi, xin ý kiến đóng góp của các cơ quan quản lý nhà nướctheo chức năng, các chuyên gia, các nhà khoa học về công tác thẩm định dự
án, vì thế mà những nhận xét, đánh giá về dự án có tính thực tiễn, sát với yêucầu thị trường
- Việc phân cấp đầu tư đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ độnglập, thẩm định, triển khai thực hiện dự án, huy động nguồn lực cho dự án.UBND huyện đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ban,ngành, UBND các huyện, các chủ đầu tư trên địa bàn thực hiện các cơ chế,chính sách mới về đầu tư xây dựng, xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinhtrong quá trình thực hiện
- Chủ động rà soát, xử lý, điều chỉnh các chương trình, dự án từ Ngânsách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ; rà soát từng công trình để có biệnpháp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tăng cường sự phối hợp của cáccấp, các ngành với chủ đầu tư, nhà thầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướngmắc trong quá trình thực hiện
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện các dự ántrên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả các công trình xây dựng
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bắc Giang
Những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã làm tốt công tác đầu tư xây dựnggóp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể:
- Dự án đầu tư xây dựng đã được hình thành và thực hiện tuân thủnhững quy định của Pháp luật Hồ sơ dự án luôn đảm bảo tính hợp pháp; hệ
Trang 36thống tiêu chuẩn, quy phạm, định mức trong lĩnh vực xây dựng luôn được coi
là những căn cứ cần thiết thiết để lập và thẩm định dự án
- Tỉnh Bắc Giang luôn yêu cầu mỗi nội dung trong công tác quản lý dự
án xây dựng phải được phân cụ thể cho cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệpvụ để phát huy tính chuyên nghiệp Ban quản lý dự án đầu tư của tỉnh luônchú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ cao vào công tác quản lý dự
án xây dựng, vào sản xuất kinh doanh
- Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ các chủ đầu tư,
tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng; các nhà thầu trong việc chấp hành quyđịnh về nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành, lập hồ sơquyết toán hợp đồng và quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định hiệnhành của nhà nước
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng của tỉnh đã giải quyết được hài hòacác mối quan hệ trong tổ chức thực hiện dự án
1.2.1.3 Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bắc Kạn
- Công tác lập kế hoạch được coi là công tác quan trọng nhất trongquản lý dự án, không có kế hoạch thì làm việc gì cũng khó Sau khi kế hoạchtổng quan của dự án được duyệt Để chủ động điều hành công tác quản lý dự
án có hiệu quả, đạt tiến độ, Ban Quản lý dự án luôn có kế hoạch cụ thể chotừng dự án như: kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chỉ định đơn vị tư vấn giám sát
và các nhà thầu khác, kế hoạch giải phóng mặt bằng
- Ban Quản lý dự án luôn chú trọng, tích cực chỉ đạo các nhà thầu khẩntrương lập các hồ sơ thanh toán cho các khối lượng đã nghiệm thu, cần phảilàm quen với việc lập các phiếu thanh toán theo tháng, tránh tình trạng ứ đọngvốn từ đầu năm đến cuối năm mới thanh toán Khi các cơ quan quản lý Nhànước yêu cầu báo cáo, nếu giữa các kỳ không hề thấy có giải ngân sẽ cho rằng
dự án không triển khai thực hiện nên không giải ngân sẽ khiển trách và điềuchuyển, bố trí vốn cho dự án khác
Trang 37- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề về công tác quản lý chất lượng nhưquản lý chất lượng trong tác khảo sát thiết kế, quản lý chất lượng trong quátrình thi công Các phòng nghiệp vụ của Ban trao đổi, thảo luận đề xuất cácbiện pháp cải tiến để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý dự án Hàng nămcử cán bộ, chuyên viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ như Quản lý dự án,giám sát dự án, định giá.
- Ban hành quy chế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tráchnhiệm và mối quan hệ công tác với các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý dự ánđể phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia công tácquản lý và thực hiện dự án
1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Qua kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng tại một số địa phươngcủa Việt Nam, có thể rút ra một số bài học đối với các công tác quản lý dự ánđầu tư xây dựng đối với Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên như sau:
Cần tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác phê duyệt dự án bám sátvới quy hoạch chung của Tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạ ch vùng, lãnhthổ, trừ những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng, còn không bố trí vốnđối với những công trình xây dựng không có trong quy hoạch, thực hiệncông khai hoá quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thìphải thực hiện và quản lý đúng và thống nhất
Nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định phê duyệt dự án: tráchnhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyềnquyết định
Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư: chủ đầu tư phải có trách nhiệmtrước pháp luật, tránh tình trạng khi có sự cố thì đổ lỗi do thiếu chuyên mônnghiệp vụ hoặc điều kiện khách quan gây nên
Trang 38Tăng cường đôn đốc, kiểm soát công tác quyết toán công trình: Đôn đốclàm hồ sơ quyết toán công trình kịp thời khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ các chủ đầu tư, tổ chức tưvấn đầu tư và xây dựng; các nhà thầu trong việc chấp hành quy định vềnghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ quyết toánhợp đồng và quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành củanhà nước
Tích cực mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án đầu tư, giámsát, công tác nghiệp vụ: như lập dự án, đấu thầu, thanh quyết toán công trình…đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng ở cấp huyện,xã, phường thị trấn, bảo đảm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
Trang 39Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lýcác dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014
- 2016 diễn ra như thế nào?
- Những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại trong công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên là gì?
- Giải pháp nào được đề ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tỉnhThái Nguyên?
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn sau:
- Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, hộithảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn
- Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, cácnghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sáchnhà nước
- Số liệu do Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từcung cấp
- Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua một số websitechính thống
2.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều trakhảo sát, cụ thể như sau:
Trang 40a Đối tượng điều tra
Để tìm hiểu về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản
lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ, tác giả tiến hành điều tra 3nhóm đối tượng:
- Nhóm các tổ chức là nhà thầu (nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công): họ
là những đối tượng tham gia vào một số khâu của quá trình triển khai các dự
án, do vậy họ sẽ giúp đánh giá khách quan về quá trình quản lý dự án của Banquản lý
- Nhóm các cán bộ giám sát: là những người thay mặt chủ đầu tư trựctiếp giám sát việc thực hiện của các nhà thầu, qua đó đánh giá chất lượng,hiệu quả của dự án, do vậy họ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý dự án
- Nhóm các cán bộ và nhân viên của Ban quản lý dự án: họ là nhữngngười trực tiếp tham gia trong quá trình quản lý dự án từ khâu chuẩn bị đầu
tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư, do vậy họ có thể giúp ta đánh giátoàn bộ các khâu trong quá tình quản lý dự án Hơn nữa cá nhân họ cũng tựnhìn nhận đánh giá lại toàn bộ quá trình quản lý của mình
b Chọn mẫu điều tra
Đối với nhóm các tổ chức là nhà thầu, hiện nay tại Ban quản lý các dự
án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ có tất cả 87 nhà thầu, tác giả sử dụngphương pháp chọn mẫu thuận tiện để khảo sát 30 doanh nghiệp là nhà thầuđại diện cho các nhà thầu của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựnghuyện Đại Từ Đây là những nhà thầu luôn đáp ứng đầy đủ các điều kiện vềnăng lực, tính chất và nội dung gói thầu, bàn giao công trình đúng tiến độ
Tại Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đại Từ có tất cả
20 cán bộ giám sát được thuê ngoài và 11 cán bộ và nhân viên của Ban quản
lý các dự án, vì vậy đối với hai nhóm này, tác giả tiến hành điều tra tổng thể
c Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra dành cho 3 nhóm đối tượng điều tra bao gồm có 2 phần:
- Phần 1: là thông tin cơ bản của người được khảo sát