Trong đó, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Luật Đất đai năm 2013 hiện là những căn cứ pháp lý cơ bản và quan trọng để Nhà nước và các địa phương ban hành, thực thi các chính sá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOÀNG THỊ HƯƠNG LY
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOÀNG THỊ HƯƠNG LY
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN ĐÌNH TUẤN
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” là kết
quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc của bản thân, không sao chép từ công trình nghiên cứu nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nhận xét đã đưa ra trong luận văn này
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Học viên
Hoàng Thị Hương Ly
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đây chính là những nền tảng cơ bản để em hoàn thành bài luận văn này
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo - TS.Trần Đình Tuấn
đã tận tình quan tâm hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo, giải đáp cho em những thắc mắc trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành tốt bài luận văn này
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ huyện Võ Nhai cùng các hộ gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ em được tìm hiểu tình hình cụ thể về sản xuất lâm nghiệp của huyện Võ Nhai, đồng thời đã dành thời gian chỉ bảo hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Học viên
Hoàng Thị Hương Ly
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG 5
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về rừng 5
1.1.1 Khái niệm rừng 5
1.1.2 Đặc điểm và phân loại rừng 6
1.1.3 Vai trò của rừng 8
1.2 Một số vấn đề lý luận về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng 9
1.2.1 Các khái niệm cơ bản 9
1.2.2 Đặc trưng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng 11
1.2.3 Nội dung đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng 13
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng 16
1.3 Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ rừng tại một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Võ Nhai 19
Trang 61.3.1 Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước về thực hiện chính sách
quản lý, bảo vệ rừng 19
1.3.2 Bài học rút ra cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 24
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 26
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 26
2.2 Khung phân tích và phương pháp phân tích 26
2.3 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin 27
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 27
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 28
2.3.3 Phương pháp phân tích thông tin 28
2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng 28
2.4.1 Các chỉ tiêu về quản lý, bảo vệ rừng 28
2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tác động của chính sách 29
2.4.3 Các chỉ tiêu tổng hợp 29
Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN VÕ NHAI 30
3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai 30
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai 39
3.1.3 Đánh giá chung về ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Võ Nhai 46
3.2 Thực trạng tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai 49
3.2.1 Tình hình triển khai thực hiện một số chính sách cơ bản trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Võ Nhai 49
3.2.2 Đánh giá tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai 57
Trang 73.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của việc thực thi chính sách quản lý, bảo
vệ đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai 75
3.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên 75
3.3.2 Ảnh hưởng của nhân tố con người 77
3.3.3 Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội 78
3.3.4 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường sinh thái 79
3.3.5 Ảnh hưởng của các nhân tố khác 80
3.4 Đánh giá chung về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai 81
3.4.1 Những kết quả đạt được 81
3.4.2 Hạn chế 83
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN VÕ NHAI 86
4.1 Quan điểm tăng cường thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển rừng ở huyện Võ Nhai 86
4.2 Định hướng tăng cường chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Võ Nhai 91
4.2.1 Định hướng chung 91
4.2.2 Định hướng cụ thể trong giai đoạn 2016-2020 95
4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển rừng ở huyện Võ Nhai 95
4.3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng 95
4.3.2 Các giải pháp về phát triển rừng 100
4.3.3 Đề xuất các chính sách hỗ trợ cho phát triển rừng 104
4.3.4 Các giải pháp khác 106
4.4 Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý 107
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 113
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
OCOP Hội thi đánh giá và phân hạng sản phẩm
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu huyện Võ Nhai năm 2015 32
Bảng 3.2: Hiện trạng đất Võ Nhai phân theo loại đất năm 2015 34
Bảng 3.3: Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai năm 2015 36
Bảng 3.4: Hiện trạng rừng Võ Nhai phân theo loại cây trồng năm 2015 37
Bảng 3.5: Cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 39
Bảng 3.6: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 44
Bảng 3.7: Tình hình giao đất rừng tại huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 57
Bảng 3.8: Số vụ cháy, chặt phá rừng huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 64
Bảng 3.9: Tình hình phát triển các loại rừng của huyện Võ Nhai giai đoạn 2013 - 2015 66
Bảng 3.10: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 68
Bảng 3.11: Thu nhập của người dân huyện Võ Nhai giai đoạn 2013-2015 70
Bảng 3.12: Ý kiến của hộ gia đình về việc thực hiện các chính sách quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương giai đoạn 2013-2015 72
Bảng 3.13: Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 73
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường sinh thái và đời sống kinh tế - xã hội của con người Tuy nhiên tài nguyên rừng lại
dễ bị thay đổi và mất đi do con người tác động như phá rừng, khai thác rừng quá mức, cháy rừng,…Sự mất mát và suy giảm rừng là không thể bù đắp được và gây ra nhiều tổn thất to lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài Do vậy, yêu cầu đặt ra là rừng cần phải được bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý
Công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản
lý và bảo vệ rừng được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở hành lang pháp lý cho chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm thực thi nhiệm vụ Các chính sách của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng được thể hiện trong các đạo luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định và qua các chương trình, dự án… được ban hành, thực hiện trong những thời kỳ nhất định Trong đó, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Luật Đất đai năm 2013 hiện là những căn cứ pháp lý cơ bản và quan trọng để Nhà nước
và các địa phương ban hành, thực thi các chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiêu biểu như chính sách giao đất, giao rừng; chính sách đồng quản
lý rừng; chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng và khuyến lâm; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng,…Đồng thời rất nhiều chương trình, dự án được triển khai ở các địa phương như chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án 661 về trồng mới 5 triệu ha rừng…
Võ Nhai là một huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên Diện tích tự nhiên của Võ Nhai là 845,1 km2, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên
Trang 12561,27km2, là huyện có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Võ Nhai còn có khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng với nhiều loại gỗ và động vật hoang
dã quý hiếm Ở khu vực hiện này nhiều loại gỗ quý hiếm như nghiến, trai, lý, sến, với trữ lượng khá lớn Diện tích rừng lớn, tài nguyên rừng phong phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng ở huyện Võ Nhai Song cũng đặt ra yêu cầu phải thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng để bảo tồn và phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao về mọi mặt
Thực tế cho thấy, hệ thống chính sách quản lý, bảo vệ rừng hiện hành
đã bộc lộ những hạn chế nhất định, phát triển kém bền vững, tính đa da ̣ng sinh học của rừ ng tự nhiên vẫn tiếp tu ̣c bi ̣ suy giảm, phát triển chưa đi đôi với quản lý và bảo vê ̣ rừng, vẫn còn tình trạng rừng bị tàn phá nghiêm trọng Đặc biệt, sự kiện lâm tặc tàn phá rừng nghiến và các loại cây gỗ quý, lâm sản quý trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng năm 2012 đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng lớn đến phát triển rừng ở Võ Nhai
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” là
cần thiết và cấp bách, góp phần giải quyết các hạn chế nêu ở trên
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Võ Nhai
Trang 13- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho huyện Võ Nhai giai đoa ̣n 2017 - 2020
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung thu thập thông tin đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2013-2015, các giải pháp đươ ̣c xây dựng cho giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn 2025
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu, đánh giá tác động của chính
sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng trong phạm vi huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Trong đó tập trung vào những nội dung chính như:
- Tình hình thực hiện các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước và của địa phương ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
- Đánh giá tác động của các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng của huyện;
- Đề xuất các định hướng và giải pháp bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Võ Nhai trong giai đoạn tới
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn và tổng quan các nghiên cứu về rừng, về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động của chính sách và đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả các chính sách của Nhà nước và địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trang 14- Việc đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng sẽ chỉ ra được những tác động mặt tích cực và những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong các chính sách quản lý, bảo vệ rừng và nguyên nhân của những tồn tại Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển rừng ở huyện Võ Nhai một cách bền vững và hiệu quả
- Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý của huyện Võ Nhai nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung và các địa phương có điều kiện tương tự xây dựng chính sách và định hướng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho địa phương trong thời gian tới
- Các kết quả của luận văn có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối tượng khác có quan tâm
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu và phụ lục, luận văn gồm có 4 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường thực hiện các chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển rừng ở huyện Võ Nhai
Trang 15Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về rừng
1.1.1 Khái niệm rừng
Ngay từ thủa sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng, bởi lẽ rừng chính là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ Lịch sử ngày càng phát triển thì những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng
Năm 1930, Morozov đã đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây
gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý”
Năm 1952, M.E.Tcahenco đã định nghĩa: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và cả vi sinh vật Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”
Năm 1974, LS.Melekhop cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu”
Ở Việt Nam, tại kỳ họp thứ 6, khóa XI, Quốc Hội nước ta đã ra luật số
29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, trong đó nêu rõ: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”
Trang 16Mặc dù các khái niệm đưa ra vào các thời điểm khác nhau, tuy nhiên,
tựu trung lại, tác giả xin đưa ra khái niệm về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các yếu tố thực vật rừng tự nhiên hoặc do con người trồng mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng rừng, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc thực vật đặc trưng là những thực vật chính chiếm ưu thế; động vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần xã thực vật rừng phải có một diện tích đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu tố tự nhiên, môi trường do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép tán của quần xã thực vật phải lớn hơn 0,1”
1.1.2 Đặc điểm và phân loại rừng
1.1.2.1 Đặc điểm của rừng
Có thể nói, rừng là một quần xã sinh vật với diện tích đủ lớn trong
đó cây rừng là thành phần chủ yếu Trong đó, quần xã sinh vật và môi trường cùng với các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết
để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác Do vậy, rừng có những đặc điểm cụ thể như sau: (Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004)
Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó
Thứ hai, rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của
sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng
Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao Khả năng tự phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định
Trang 17Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác
Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương
hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng
Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương Các vùng miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền
1.1.2.2 Phân loại rừng
Theo thông tư Số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, hiện nay rừng được phân thành ba loại: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất Cụ thể:
- Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường Rừng phòng hộ bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường Rừng đặc dụng gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên như khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường Rừng
Trang 18sản xuất bao gồm: Rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng giống Rừng tự nhiên bao gồm rừng tự nhiên sẵn có và rừng phục hồi bằng khoanh nuôi, tái sinh
tự nhiên từ đất không có rừng Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận
1.1.3 Vai trò của rừng
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ cuộc sống của con người trên trái đất (Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004), cụ thể như sau:
Thứ nhất, rừng là nơi tạo ra số lượng sinh khối lớn nhất Hiện nay, tất
cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (tương ứng với 70%) Trong đó, trung bình một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn)
Thứ hai, rừng là lá phổi xanh của thế giới, giúp cung cấp phần lớn oxy cho hoạt động sống của con người Thực vậy, theo thống kê của các nhà khoa học, các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (chiếm 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm Trong đó trung bình mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 để thở, tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm Do đó, rừng giúp ích cho sự sống của con người và động vật
Thứ ba, rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm
Thứ tư, rừng còn có tác dụng điều hòa không khí Điều này có được là
do nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống 3 - 5°C
Thứ năm, rừng còn giúp bảo vệ và ngăn chặn gió bão Các thống kê cho thấy, tại những nơi có rừng trồng, tỷ lệ nhà cửa bị ảnh hưởng do bão và
Trang 19các thiệt hại do thiên tai xảy ra giảm đáng kể so với những nơi không có rừng Đồng thời, lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng
Thứ sáu, rừng còn là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm như các loài hổ, báo, khỉ …
1.2 Một số vấn đề lý luận về tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người Tuy nhiên, hiện nay, do khai thác trái phép quá mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, không khí khiến thời tiết nóng hơn, khắc nghiệt hơn…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của rừng nói riêng và cuộc sống con người nói chung Chính vì vậy, thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay
1.2.1.1 Khái niệm quản lý rừng và quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng được hiểu là các cơ quan quản lý rừng ban hành các chính sách, quy định, tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ rừng và các tài nguyên rừng; đảm bảo cho các chủ rừng thu được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch
vụ từ rừng mà không làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó và không làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng
Quản lý rừng bền vững là việc đóng góp của công tác lâm nghiệp đối với sự phát triển Sự phát triển đó phải mang lợi ích kinh tế, môi trường và xã
hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai Như vậy, “quản lý rừng bền vững còn là quá trình quản lý rừng để đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể xem xét đến việc phát triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và
Trang 20xã hội”.(Cẩm nang lâm nghiệp - Chương Quản lý rừng bền vững, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thông, 2006)
1.2.1.2 Khái niệm bảo vệ rừng
Ngoài việc quản lý rừng bền vững, nhà nước cũng cần phải thực hiện
bảo vệ rừng “Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái” (Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam,
Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây rừng
Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng
1.2.1.3 Khái niệm phát triển rừng
Theo Luật số 29/2004/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 03 tháng 12
năm 2004 quy định: “Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng”
Trang 21Việc phát triển rừng bền vững đã được các nhà khoa học, các nhà chính sách các nước trên thế giới quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ thứ XX Đây là tiêu chí quan trọng trong “chiến lược bảo tồn thế giới” nhằm đáp lại nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng sự xuống cấp môi trường thế giới Quan điểm chung của các nhà khoa học về sự phát triển bền vững là phải đảm bảo sao cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau
1.2.1.4 Khái niệm chính sách quản lý, bảo vệ rừng
Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Nhà nước cũng cần xây dựng các chính sách quản lý, bảo vệ rừng cho phù hợp Chính sách quản lý, bảo vệ rừng là tập hợp các chủ trương và hành động về quản lý, bảo vệ rừng của chính phủ nhằm tạo cho rừng phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn), từ đó tác động tới sản xuất đầu vào và đầu ra, tác động đến việc thay đổi tổ chức và chuyển giao công nghệ cho ngành rừng tại Việt Nam (Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam, Nguyễn Huy Dũng, 2002)
1.2.2 Đặc trưng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng được các cơ quan ban ngành rất quan tâm, bởi lẽ nó là kim chỉ nam giúp cho công việc quản lý và bảo vệ rừng bền vững Các chính sách này cũng có những đặc trưng (Chính sách phát triển lâm nghiệp, Nguyễn Văn Tuấn, 2014) cụ thể như sau:
Thứ nhất, chính sách quản lý, bảo vệ rừng được hình thành sớm Các
chính sách này được hình thành song hành cùng với các luật về rừng (từ năm
1991 tới nay) cho thấy Nhà nước hết sức quan tâm đến việc quản lý, bảo vệ rừng Không những thế, Nhà nước cũng ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngày càng tốt hơn
Trang 22Thứ hai, Nhà nước luôn xây dựng chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và
phát triển rừng gắn liền với các chính sách về kinh tế - xã hội, đồng thời thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lao động, ổn định và thực hiện cải thiện đời sống nhân dân tại những nơi có rừng
Thứ ba, hệ thống pháp luật về rừng từng bước được hoàn thiện Từ năm
1991 tới nay, các luật, chính sách về rừng được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế Đồng thời các chính sách ngày càng khuyến khích việc phát triển, bảo vệ rừng
Thứ tư, thông qua việc thực hiện phân loại rừng (bao gồm rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia), Nhà nước thực hiện đầu tư các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng Không những thế, chính sách của Nhà nước còn đề ra chủ trương bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Đồng thời ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, thực hiện phát triển công nghệ và đào tạo nguồn lao động cho bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm
kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng lực lượng chữa cháy rừng, thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị, phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng
Thứ năm, Nhà nước còn có các chính sách bảo hộ và làm giàu từ rừng
sản xuất Đây là những rừng tự nhiên nghèo, trồng các cây gỗ lớn, gỗ quý,… đồng thời ngày càng có nhiều chính sách hỗ trợ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu, đưa ra chính sách khuyến lâm, hỗ trợ nhân dân tại nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản
Thứ sáu, Nhà nước còn khuyến khích tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân
nhận đất để trồng rừng tại những nơi có đất trống, đồi núi trọc, ưu tiên phát triển rừng trồng nguyên liệu, phục vụ các ngành kinh tế; đồng thời thực hiện đấu thầu, cho thuê đất để trồng rừng; có chính sách ưu đãi như miễn, giảm
Trang 23thuế đối với rừng trồng; đồng thời có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi cho những cá nhân tham gia trồng rừng
Thứ bảy, Nhà nước còn xây dựng chính sách nhằm phát triển thị trường
lâm sản, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển, chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống ngành lâm sản
Thứ tám, nhiều chương trình, dự án cấp quốc gia, quốc tế được triển
khai tạo đà thúc đẩy việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tốt hơn Việc liên kết thông qua các dự án giúp bảo vệ và phát triển rừng bền vững, có khoa học, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và đất nước
1.2.3 Nội dung đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng
Các chính sách quản lý, bảo vệ rừng có vai trò quan trọng đối với phát triển rừng bền vững Sự tác động này cụ thể trên các mặt như sau:
1.2.3.1 Nội dung đánh giá tác động đến công tác quản lý, bảo vệ rừng
Trong giai đoạn vừa qua, các chính sách quản lý, bảo vệ rừng có tác động rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng Thực vậy, thông qua các chính sách này, người dân hiểu rõ tầm quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế tại địa phương mình, qua đó giúp họ có sự nhìn nhận cụ thể và tăng cường công tác quản lý rừng bền vững Các chính sách chính là những
“kim chỉ nam” định hướng cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tại các địa bàn có rừng ngày càng tốt hơn
Bên cạnh đó, nó còn quy định cụ thể các nhiệm vụ, vai trò của các thành viên, các cán bộ lâm nghiệp từ cấp trung ương đến địa phương trong việc quản lý, bảo vệ rừng Điều này giúp cho công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả tại các địa phương trong cả nước
1.2.3.2 Nội dung đánh giá tác động đến phát triển rừng
Các chính sách quản lý, bảo vệ rừng cũng có tác động đến việc phát triển rừng Trước hết, các chính sách trực tiếp tác động đến phát triển vốn
Trang 24rừng, đến tăng trưởng và hiệu quả vốn rừng Thực vậy, khi ban hành chính sách, các nhà hoạch định sẽ đưa ra mục tiêu phát triển trong chính sách đó Không những thế, tại các chính sách còn bao gồm những nội dung: quy mô vốn, đất đai, nhân lực…cho từng rừng cụ thể Đồng thời, các nhà lập chính sách cũng hoạch định tương đối về doanh thu, lợi nhuận…từ đó đánh giá tương đối về hiệu quả của rừng và phát triển rừng
Ngoài ra, các chính sách còn xây dựng các chương trình phân chia trách nhiệm cho từng vị trí cụ thể, phân công trách nhiệm của các thành viên tham gia công tác phát triển rừng và thực hiện hỗ trợ tiền cho các địa phương
và người dân trong việc trồng và cải tạo rừng tự nhiên Điều này giúp cho công tác phát triển rừng ngày càng được nâng cao trong giai đoạn qua
1.2.3.3 Nội dung đánh giá tác động đến hiệu quả sử dụng đất đai
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng còn tác động đến hiệu quả sử dụng đất đai Thực tế cho thấy, các chính sách rừng thường cụ thể hóa cho từng địa phương với các tính chất đất đai, khí hậu…cụ thể Do đó, lập chính sách luôn gắn liền với việc sử dụng các nguồn đất đai và như vậy nó tác động đến hiệu quả sử dụng đất tại các địa phương
Không những thế, với những đất đai kém màu mỡ, các chính sách cũng thể hiện sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật nhằm cải tiến chất lượng đất sao cho phù hợp với các loại cây trồng tại địa phương Từ đó giúp đất đai thêm màu mỡ, cải thiện và hiệu quả sử dụng đất đai ngày càng được nâng cao
1.2.3.4 Nội dung đánh giá tác động đến thu nhập của người dân
Tại Việt Nam, rừng chủ yếu tập trung tại những nơi vùng cao với điều kiện kinh tế địa phương còn nghèo Chính vì vậy, việc xây dựng các chính sách phát triển rừng góp phần rất lớn nhằm cải thiện đời sống của người dân Thực tế cho thấy, Nhà nước đã hỗ trợ rất lớn về vốn, về tiền công cho người dân trong việc trồng rừng Qua đó, người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng đều có nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện cuộc sống người dân
Trang 25Bên cạnh đó, các chính sách cũng thể hiện việc mở rộng các khu chế biến liên hợp liên quan đến các sản phẩm từ rừng như gỗ, tre, nứa…tạo thành các sản phẩm có chất lượng, có kinh tế cao Điều này giúp cho người dân địa phương có thêm công ăn việc làm, tạo thu nhập và nâng cao mức sống của họ
1.2.3.5 Nội dung đánh giá tác động đến thúc đẩy và bảo vệ môi trường sinh thái
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng luôn gắn liền với quan điểm phát triển rừng bền vững Do đó, các chính sách này luôn được xây dựng nhằm thúc đẩy
và bảo vệ môi trường sinh thái rừng Cụ thể: khi lập chính sách, ngoài việc dựa trên địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai… của địa phương, các nhà lập chính sách còn xây dựng phương án bảo vệ môi trường sinh thái như nguồn nước, thảm thực vật…xung quanh rừng Điều này góp phần giúp rừng phát triển bền vững cho thế hệ tương lai
1.2.3.6 Nội dung đánh giá tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng còn tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương Thông qua việc phát triển rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, rừng trồng các cây gỗ quý…sẽ góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho địa phương Điều này góp phần tạo
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ tại các địa phương
Không những thế, việc phát triển thêm rừng còn giúp chuyển dịch một
bộ phận lao động địa phương sang làm việc tại ngành, từ đó giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương
1.2.3.7 Nội dung đánh giá tác động thúc đẩy các mặt văn hóa xã hội
Chính sách quản lý, bảo vệ rừng còn tác động tích cực trong việc thúc đẩy các mặt văn hóa xã hội Việc phát triển chính sách quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng tại các địa phương giúp người dân nâng cao ý thức bảo
vệ rừng, đồng thời nâng cao thu nhập, trình độ dân trí, giảm tỷ lệ thất
Trang 26nghiệp, giảm tệ nạn xã hội,… Từ đó góp phần tăng cường thúc đẩy văn hóa
xã hội tại các địa phương
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý, bảo
vệ rừng
1.2.4.1 Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên
Là một quần xã sinh vật bao gồm: cây rừng, đất rừng, thú rừng…nên rừng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các nhân tố tự nhiên Chính vì vậy, các chính sách quản lý, bảo vệ rừng chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên Cụ thể: Dựa trên đặc điểm tự nhiên như yếu tố địa lý, đất đai, nguồn nước…đồng thời phụ thuộc vào từng loại rừng (như rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng trồng ven biển…) của từng địa phương thì Nhà nước thực hiện xây dựng các chính sách cụ thể và phù hợp
Bên cạnh đó, tại những nơi có thời tiết cực đoan như khô hạn, nắng nóng nhiều dễ dẫn đến việc cháy rừng thì Nhà nước cần phải ban hành thêm các luật, các thông tư, chỉ thị…liên quan đến quy định phòng cháy, chữa cháy rừng Do đó, điều kiện tự nhiên của địa phương chính là tiền đề, là căn cứ tác động đến các chính sách quản lý, bảo vệ rừng
1.2.4.2 Ảnh hưởng của nhân tố con người
Nhân tố con người cũng có tác động lớn đến chính sách quản lý, bảo vệ rừng Thực vậy, nhân tố con người bao gồm trình độ học thức, trình độ văn hóa, ý thức trách nhiệm, khả năng hiểu biết…của con người về các vấn đề xung quanh Do đó, tại những nơi có trình độ dân trí cao, người dân có ý thức tốt sẽ góp phần đưa các chính sách lâm nghiệp của Nhà nước được thực hiện
có hiệu quả và ngược lại
1.2.4.3 Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế -xã hội cũng ảnh hưởng lớn đến các chính sách quản
lý, bảo vệ rừng Thực vậy, để các chính sách thực thi thì cần phải có nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho việc tổ chức, kiểm tra, giám sát…Do đó, việc
Trang 27kinh tế vững mạnh sẽ góp phần giúp các nhà lập chính sách đưa ra nhiều chính sách khuyến khích việc bảo vệ và phát triển rừng Không nhưng thế, yếu tố kinh tế của hộ gia đình cũng góp phần tạo nên ý thức trong việc thực hiện chính sách Bởi lẽ, nếu kinh tế hộ gia đình khá, họ sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách bảo vệ rừng; ngược lại, nếu kinh tế hộ còn nhiều khó khăn sẽ khiến cho người dân bất chấp các quy định của Nhà nước trong việc khai thác trái phép tài nguyên rừng, khiến cho công tác bảo vệ rừng ngày càng khó khăn, phức tạp
1.2.4.4 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái cũng tác động không nhỏ đến chính sách quản lý, bảo vệ rừng Thực vậy, môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người như: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, cây cối, sông, biển, hồ, động thực vật, các khu dân cư, khu sản xuất…
Ảnh hưởng của môi trường sinh thái rất quan trọng và trực tiếp đến cuộc sống của con người và xã hội Môi trường sinh thái góp phần làm nên một cuộc sống tốt nếu môi trường sinh thái được bảo tồn và sẽ suy yếu nếu không được chúng ta bảo vệ hoặc trực tiếp làm tổn hại đến môi trường sinh thái qua đời sống của con người (gây ô nhiễm môi trường) Giữa con người và môi trường sinh thái có một mối quan hệ tương tác với nhau và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau Con người và môi trường sinh thái sẽ cùng nhau tồn tại nếu con người biết hỗ trợ bằng cách chăm sóc và bảo vệ môi trường sinh thái để cuộc sống trở nên tốt đẹp
Các loài vật sống trên trái đát đều chịu ảnh hưởng của môi trường sinh thái Chính môi trường thuận lợi đã tạo ra sự sống và các loài nhờ đó mà sinh sôi và phát triển Ngày nay xã hội càng hiện đại thì con người càng tác động nhiều đến môi trường, làm biến đổi môi trường sinh thái một cách nghiêm trọng, khi môi trường bị tác động không tốt thì con người sống trong đó cũng
Trang 28chịu ảnh hưởng bởi môi trường Ví dụ: nếu con người trồng nhiểu cây cối, bảo
vệ rừng thì cây cối sẽ điều hòa không khí, lọc các khí thải độc hại mà con người thải ra, làm cho khí hậu trong lành Cây cối còn chống sự ô nhiễm các nguồn nước, chống lũ lụt, chống được hiệu ứng nhà kính, Nếu môi trường sinh thái không được bảo vệ thì các chất thải của con người ra ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm ngay chính môi trường sống của con người, ví như xã hội hiện đại con người sản sinh ra nhiều xe cộ, máy móc công nghiệp nên đã thải một lượng lớn các khí thải độc hại ra môi trường, bên cạnh đó nạn phá rừng bừa bãi làm cho cây xanh dần ít đi, không còn khả năng lọc hết các khí thải độc hại, gây thủng tầng ô zon (tầng khí bảo vệ trái đất), tầng ô zôn bị thủng
sẽ có nhiều tia tử ngoại vào trái đất, gây hiệu quả không tốt cho sức khỏe con người, ngoài ra thủng tầng ô zôn còn làm cho trái đất ngày càng nóng lên, trái đất nóng lên sẽ làm cho các tảng băng ở Bắc Cực tan chảy, hiện tượng băng tan làm cho mực nước biển dâng lên, gây bão lớn ở các vùng biển, việc thay đổi khí hậu còn làm nẩy sinh ra các thiên tai trong thiên nhiên, tác động trực tiếp đến đời sống của con người Nói chung môi trường sinh thái luôn tác động rất lớn và trực tiếp đến đời sống của con người
Chính vì vậy, môi trường sinh thái tác động rất lớn đến chính sách quản
lý, bảo vệ rừng Môi trường sinh thái càng khắc nghiệt như hiện nay với nắng nóng, lạnh sâu, khí hậu bất thường…thì con người càng phải có những chính sách quản lý, bảo vệ rừng hợp lý Từ đó giúp bảo đảm môi trường sống của con người lành mạnh, góp phần gia tăng sức khỏe cho người dân
1.2.4.5 Ảnh hưởng của các nhân tố khác
Các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến chính sách quản lý, bảo vệ rừng Các nhân tố này bao gồm: các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách ngành và các chương trình của nhà tài trợ Cụ thể:
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm: các luật, thông tư trong việc cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp, các chương trình giao đất nông nghiệp,…cũng góp phần tác động đến sản xuất đầu vào, đầu ra
Trang 29ngành lâm nghiệp, tác động đến chính sách quản lý, bảo vệ rừng Không những thế, các thông tư của Bộ Nông nghiệp, của Tổng cục Lâm nghiệp cũng góp phần tạo việc làm, giúp lâm nghiệp phát triển Đồng thời, các nhà tài trợ nước ngoài như các tổ chức WB, ADB…cũng là nơi hỗ trợ cả tài chính và kỹ thuật góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành Lâm nghiệp nói chung và tác động tích cực đối với chính sách quản lý, bảo vệ rừng nói riêng
1.3 Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ rừng tại một số địa phương trong nước
và bài học rút ra cho huyện Võ Nhai
1.3.1 Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước về thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng
1.3.1.1 Chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
Huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi vùng cao, trong đó: Phía Nam giáp với thị xã Bắc Kạn, phía Đông giáp với huyện Na
Rì, phía Bắc giáp với Ngân Sơn, Ba Bể; phía Tây giáp với huyện Chợ Đồn Chính vì vậy, Bạch Thông là huyện phản ánh tương đối đầy đủ những đặc điểm chính của Bắc Kạn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội Huyện Bạch Thông với chiều dài hơn 30Km chạy theo Quốc lộ 3 với tổng diện tích tự nhiên là 545,62km2 với dân số 32.216 người, huyện lỵ là thị trấn Phủ Thông cách thành phố Bắc Kạn 18 km về hướng bắc
Tài nguyên thiên nhiên của huyện Bạch Thông khá phong phú, trong đó rừng và khoáng sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như: Nghiến, lim, sến, táu cùng các loài thú và các loại lâm sản quý khác Đất cũng là một nguồn tài nguyên quý của huyện Bạch Thông Đất ở Bạch Thông chủ yếu là các loại đất feralit rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như: Mía, lạc, đậu tương, hồi, quế… và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như cam, quýt…
Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp của huyện Bạch Thông có trên 36.428ha (66,78%); trong đó diện tích trồng rừng tập trung thực hiện được
Trang 30542,6ha, diện tích trồng rừng phân tán là 11,65ha Từ phong trào nông dân thi đua, sản xuất nông - lâm nghiệp giỏi, trên địa bàn huyện Bạch Thông ngày càng xuất hiện nhiều hộ dân làm giàu từ mô hình kinh tế VAC, kinh tế đồi, rừng… góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tốt thế mạnh của từng vùng, hình thành các đơn vị sản xuất hàng hóa phù hợp với thị trường tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao Trong những năm gần đây, diện tích rừng trồng mới của huyện tăng qua các năm: năm 2015, toàn huyện thực hiện được 914,24 ha rừng trồng mới, trong đó: Diện tích trồng rừng Dự
án 147 thực hiện 739,24 ha/700 ha, đạt 105,6% kế hoạch
Có được kết quả trên là do các chính sách quản lý, bảo vệ rừng đã được ban lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là chi cục lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn, hạt kiểm lâm huyện Bạch Thông rất quan tâm Cụ thể: chi cục đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, kết quả là trên 95% diện tích rừng đã được bàn giao đất và thuộc quản lý của các tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân sử dụng Đồng thời, với chính sách tạo điều kiện cho phát triển, huyện đã thu hút được nhiều các chương trình, dự án đầu tư cả trong và ngoài nước cho việc phát triển rừng, từ đó góp phần tăng diện tích, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao
Không những thế, UBND tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Bạch Thông còn thực hiện chỉ đạo các sở, ban ngành rà soát diện tích đất, rừng chưa giao; đồng thời thực hiện cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các cá nhân trong huyện Ngoài ra, với đề án “Bốn tại chỗ”, công tác bảo vệ, quản lý, phát triển rừng, phòng cháy rừng được thực hiện quyết liệt tại cơ sở Thực hiện giao trách nhiệm trực tiếp cho chủ tịch UBND các xã trong huyện, lực lượng kiểm lâm và hạt kiểm lâm chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân quản lý rừng Đồng thời ban này còn trực tiếp tổ chức ký cam kết, xây dựng các buổi nói chuyện với người dân về chính sách bảo vệ và
Trang 31phát triển rừng Với cách làm như vậy đã khiến cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả Từ đó góp phần phát triển rừng nói
riêng, kinh tế xã hội huyện Bạch Thông nói chung ngày càng vững mạnh
1.3.1.2 Tình hình quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Huyện Ba Chẽ nằm giữa tỉnh Quảng Ninh có huyện lỵ là thị trấn Ba Chẽ nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km về hướng bắc; phía Bắc giáp với Lạng Sơn, phía tây giáp với tỉnh Bắc Giang và phía đông giáp với huyện Tiên Yên Huyện Ba Chẽ có diện tích 608 km2 với dân số là 21.819 người với trên 4.900 hộ dân, trong đó, dân tộc thiểu số là trên 3.800 hộ dân Hiện nay, huyện có 10 dân tộc anh em sinh sống, bao gồm Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Mường, Thái phân bổ rải rác tại 75 thôn, khu phố; dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số Mật độ dân số bình quân 34 người/km2, trình
độ dân trí không đồng đều
Huyện Ba Chẽ có tổng diện tích đất tự nhiên là 60.855,56 ha, trong đó đất lâm nghiệp 56.685,7 ha; đất phi nông nghiệp 1.474 ha; đất chưa sử dụng 2.695,86 ha Với tiềm năng thế mạnh về đất rừng hiện nay của huyện Ba Chẽ rất phù hợp với điều kiện để đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp Rừng
tự nhiên ở Ba Chẽ phát triển rất phong phú về chủng loại
Xác định lâm nghiệp là trọng tâm để phát triển, Ba Chẽ đã tập trung phát huy các tiềm năng, lợi thế để vươn lên Sáu tháng đầu năm 2015, với các chính sách thiết thực, huyện đã huy động người dân và doanh nghiệp mở rộng trồng rừng mới được 2.997,3ha, bằng 92,2% kế hoạch, bằng 95% so cùng kỳ Đáng chú ý là từ năm ngoái đến nay, huyện đã phát triển thêm hơn 100ha ba kích tím, trên 50ha vùng trồng chè hoa vàng; trên 20ha vùng trồng thanh long ruột đỏ; gần 50ha tre măng Các sản phẩm nông nghiệp được gắn liền với đổi mới bao bì, mẫu mã nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp để tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP Hiệu quả được minh chứng là từ hội chợ OCOP, Ba Chẽ đã đạt doanh thu 560 triệu đồng, cao nhất so với các địa phương của tỉnh
Trang 32Nhờ thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển, 6 tháng đầu năm, Ba Chẽ đã thu ngân sách đạt hơn 5,8 tỷ đồng, đạt 58,6% kế hoạch phấn đấu của huyện, đạt 66,7% kế hoạch tỉnh giao, so với cùng kỳ đạt 123,2%
Để có được kết quả trên là do nhiều yếu tố Trước hết, UBND huyện cũng đã sớm giao chỉ tiêu kế hoạch vốn sản xuất lâm nghiệp và thực hiện đầu
tư rừng phòng hộ, đồng thời thực hiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho người dân Chính sách này còn được cụ thể tại từng xã, thôn…trong huyện nên các địa phương, đơn vị đã chủ động trong công tác giao kế hoạch, bố trí lực lượng, chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất tại các xã, thôn trong đầu năm Đồng thời, chi cục lâm nghiệp còn thực hiện phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, quản lý và điều tiết nguồn giống, quản lý, chất lượng cây giống, thực hiện giải quyết khó khăn tại cơ sở, thực hiện lập hồ sơ xử lý các trường hợp sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích Các công ty lâm nghiệp còn phải xây dựng phương án huy động nguồn vốn, đẩy mạnh liên doanh, liên kết trồng rừng để hoàn thành
kế hoạch được giao
Ngoài ra, chi cục lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh còn phối hợp với hạt kiểm lâm huyện Ba Chẽ trong việc đôn đốc, hướng dẫn các địa phương trong huyện giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành công tác giao rừng trồng, gắn với giao đất lâm nghiệp trong khuôn khổ chương trình 327 và 661 trên toàn địa bàn huyện
1.3.1.3 Tình hình quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng
Huyện Thông Nông là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng, huyện cách Trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo đường tỉnh
lộ 204; Phía Bắc tiếp giáp với huyện Nà Po, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; phía Nam giáp với huyện Hòa An và Nguyên Bình; phía Đông giáp với huyện
Hà Quảng; phía Tây giáp với huyện Nguyên Bình và huyện Bảo Lạc
Trang 33Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện là 31.722,31 ha, trong đó huyện đã trực tiếp giao 29.501,75 ha cho người dân quản lý và sử dụng đất để trồng rừng (chiếm 93% diện tích toàn huyện) Theo chủ trương của Nhà nước, huyện đã thực hiện triệt để việc giao đất, giao rừng cho người dân Qua đó, ngành lâm nghiệp đã và đang chuyển dần từ quản lý Nhà nước sang cá thể với mục tiêu là xây dựng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất theo hướng nông lâm kết hợp Hàng năm, huyện xây dựng được 300-
450 ha rừng tập trung, đưa tỷ lệ độ che phủ rừng lên mức 51,2%
Bên cạnh đó, huyện còn thành lập ban quản lý rừng đặc dụng Với chính sách phát triển rừng bền vững, tháng 6/2013, hạt lâm nghiệp huyện còn phối hợp với Phân viện Điều tra quy hoạch Đông bắc bộ tiến hành điều tra xác định các giá trị tài nguyên hiện có; xác định các phân khu chức năng; lập quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề xuất các giải pháp thực hiện Trên cơ sở đó, Ban Quản lý Khu rừng đặc dụng xây dựng dự án đầu tư
để kêu gọi và thu hút các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển rừng đặc dụng tại địa phương Hạt kiểm lâm còn thực hiện phân công cán bộ kiểm lâm thay nhau chốt chặn trong rừng nhằm chấn áp các vụ lâm tặc, quặng tặc Hạt cũng được Chi cục lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng đầu tư các cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho việc quản lý, bảo vệ rừng Đồng thời hạt cũng thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ công tác khoán bảo vệ
và phát triển rừng cho người dân sống gần rừng cũng như hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng
Để bảo vệ rừng, hạt kiểm lâm đã phối hợp với các lực lượng chuyên trách: Công an, kiểm lâm, tài nguyên và môi trường, chính quyền xã, thị trấn… và duy trì 2 trạm chốt chặn trong khu rừng Điều này khiến cho việc quản lý, bảo vệ rừng ngày càng đạt hiệu quả cao, hàng năm, số lượng lâm tặc hoành hành ít đi, rừng và thú rừng được bảo vệ ngày càng tốt hơn; số lượng rừng trồng mới tăng lên hàng năm
Trang 34Chi cục lâm nghiệp phối hợp với địa phương đã giao cho từng xã, thôn trong huyện trong việc tăng cường đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, chủ động các nguồn giống Đồng thời thực hiện quản lý chất lượng cây giống, đề xuất giải quyết các khó khăn tại các cơ sở trên địa bàn huyện, thực hiện lập hồ
sơ xử lý các trường hợp sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích
Hạt kiểm lâm huyện Thông Nông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách về phát triển lâm nghiệp và bảo vệ rừng Huyện đã trích một phần kinh phí của địa phương để sử dụng cho nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng Việc quan tâm và triển khai thực hiện tốt chính sách của Nhà nước, của địa phương về quản lý, bảo vệ rừng dẫn đến hiệu quả rừng của địa phương ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lương
1.3.2 Bài học rút ra cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Qua thực tế tình hình thực hiện các chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở các huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn; huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh và huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên như sau:
Thứ nhất, ban lãnh đạo huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến Luật Bảo vệ và phát triển rừng tới các xã, thôn và người dân trong toàn huyện Các chính sách cần tuyên truyền phải cụ thể hóa các chủ trương, chính sách quản lý bảo vệ rừng, giao rừng, cho thuê rừng đến mọi tầng lớp nhân dân, để nhân dân tham gia bảo vệ, quản lý rừng, nhận rừng, thuê rừng quản lý,
sử dụng hiệu quả
Thứ hai, thực hiện đồng bộ và nghiêm túc về việc giao đất trong huyện
Thực hiện sửa đổi, bổ sung các nội dung văn bản về giao đất, thuê đất, thu hồi đất, thu hồi rừng cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay Đồng thời hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển lâm nghiệp và chính sách hưởng lợi
Trang 35nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nhận đất, nhận rừng quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh hiệu quả
Thứ ba, UBND huyện cần chỉ đạo UBND cấp xã, thôn tập trung kiểm
tra, rà soát những tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác giao đất giao rừng
Rà soát những vướng mắc trong việc cấp quyền sử dụng đất cho dân Cần tập trung xử lý dứt điểm những vấn đề còn tồn tại
Thứ tư, ban lãnh đạo huyện cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ
người dân trong công tác trồng và quản lý, bảo vệ rừng Đồng thời cần thực hiện tăng cường sự kết hợp chặt chẽ với người dân, triển khai và nhân rộng việc áp dụng mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng nhằm hướng tới quản
lý rừng hiệu quả và bền vững
Thứ năm, huyện Võ Nhai cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, hợp đồng nhận khoán đối với các tổ chức, hộ gia đình cá nhân nhận khoán, kịp thời phát hiện những hộ gia đình,
cá nhân nhận khoán có ý định chuyển nhượng đất sai quy định để có biện pháp xử lý Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm cho những năm kế tiếp theo
Trang 36Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và làm rõ những câu hỏi sau:
- Thực trạng triển khai và thực hiện các chính sách về quản lý, bảo vệ
rừng ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua như thế nào?
- Tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai trong thời gian qua như thế nào?
- Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện chính sách quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng ở huyện Võ Nhai trong thời gian qua ra sao?
- Cần phải thực hiện các giải pháp gì để tăng cường hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng nhằm phát triển rừng ở huyện Võ Nhai trong giai đoạn tới?
2.2 Khung phân tích và phương pháp phân tích
Nghiên cứu lý luận về tác
xử lý số liệu
Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo
vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý, bảo vệ rừng của một số địa phương trong nước
Bài học về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho huyện Võ Nhai
PHƯƠNG PHÁP
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
THANG ĐO LIKERT 5 MỨC ĐỘ
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Võ Nhai
Trang 372.3 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: là số liệu thông tin ở các cơ quan Chính phủ, Bộ/Ngành, tỉnh Thái Nguyên, huyện Võ Nhai, các công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài (kỷ yếu, báo cáo khoa học ) và các tài liệu khác (Nghị định, Quyết định, Thông tư và văn bản pháp qui khác)
- Thu thập thông tin sơ cấp: Là thông tin, số liệu thu thập qua khảo sát, điều tra các mẫu trên địa bàn đã chọn Chủ yếu dùng bảng hỏi, trong đó thiết
kế hệ thống câu hỏi phỏng vấn kín (câu hỏi đóng), kết hợp với câu hỏi mở, nhằm tạo ra khả năng để người được phỏng vấn cung cấp nhiều thông tin,
Đối tượng khảo sát nghiên cứu
Các đối tượng có liên quan đến viê ̣c thực thi và chi ̣u tác đô ̣ng của chính
sách quản lý, bảo vệ rừng Gồm:
- Các nhà qua ̉n lý hoạch định và chỉ đạo thực thi chính sách
Điều tra 18 cán bộ lãnh đạo huyện và các xã điều tra có liên quan đến công tác triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương nghiên cứu Trong đó có 03 cán bộ huyện và 15 cán bộ của 3 xã điều tra, mỗi
xã điều tra 5 cán bộ Cán bộ huyện được phỏng vấn bao gồm 01 cán bộ của hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai, 01 cán bộ lâm nghiệp huyện và 01 cán bộ của UBND huyện Võ Nhai
Điều tra 15 cán bộ cấp xã của 3 xã có diện tích rừng lớn trong huyện, người dân ở các xã này chủ yếu sống bằng nghề rừng, bao gồm xã Nghinh Tường, xã Sảng Mộc và xã Thượng Nung Mỗi xã điều tra 05 cán bộ quản lý
- Các tác nhân tham gia va ̀ o quản lý, bảo vê ̣ rừng bao gồm các hộ gia đình là chủ rừng
Điều tra 150 hộ gia đình trồng rừng tại 3 xã điều tra, mỗi xã chọn ra 50
hộ trồng rừng theo phương pháp ngẫu nhiên
Trang 382.3.3 Phương pháp phân tích thông tin
Tác giả sử dụng kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở huyện Võ Nhai
Trong nghiên cứu định tính, phương pháp liệt kê được tác giả sử dụng để trình bày khái quát những chính sách của Nhà nước và địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp thống kê so sánh Sử du ̣ng các số liệu và thông tin thu thập được, số liệu, thông tin lượng hóa từ bảng hỏi… tác giả tiến hành so sánh, phân tích tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến hiệu quả phát triển rừng, hiệu quả kinh tế, giá trị lâm nghiệp, số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển, số
vụ cháy rừng… nhằm đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở Võ Nhai Tác giả so sánh theo chiều dọc và theo chiều ngang để so sánh sự biến động về kết quả thực hiện chính sách qua các năm (theo chiều ngang) và giá trị kinh tế giữa ngành lâm nghiệp với các ngành khác (theo chiều dọc) Phương pháp thống kê mô tả cũng được sử dụng để đánh giá quá trình triển khai và thực hiện các chính sách quản lý và bảo vệ rừng
2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng
2.4.1 Các chỉ tiêu về quản lý, bảo vệ rừng
- Tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có và diện tích phân theo 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất)
Trang 39- Diện tích rừng phân theo cây trồng
- Số vụ cháy rừng, chặt phá rừng, số gỗ tịch thu được, số tiền thu phạt nộp Ngân sách Nhà nước
- Số vụ vi phạm săn, bắn, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép, khai thác lâm sản không đúng theo quy định của pháp luật
- Số vụ và số diện tích rừng bị cháy
- Số diện tích rừng được trồng mới,…
2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tác động của chính sách
- Tỷ lệ che phủ rừng qua các năm
- Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp
- Tổng diện tích đất rừng
- Giá trị bình quân trên diện tích đất rừng và trên toàn bộ diện tích đất
- Thu nhập bình quân đầu người ngành lâm nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người…
- Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp
- Hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái…
2.4.3 Các chỉ tiêu tổng hợp
-Cơ cấu lao động theo cơ cấu kinh tế của địa phương
-Tình hình giao đất, giao rừng của địa phương
-Tình hình phát triển các loại rừng tại địa phương
Trang 40Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN VÕ NHAI
3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, có giới hạn địa lí
105017 - 106017 đông, 21036 - 212056 vĩ bắc; phía đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn); phía tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); phía nam giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn)
Hình 3.1 Bản đồ huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
(Nguồn: UBND huyện Võ Nhai)