1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại thành phố thái nguyên

114 93 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN tại thành phố Thái Nguyên với các nộidung chính như: Quản lý quá trình lập dự án, th

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM ĐÌNH CÔNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KHÁNH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưađược dùng để bảo vệ một học vị nào khác Các thông tin, trích dẫn trong luậnvăn đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 2 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Đình Công

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,văn phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thànhluận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên

hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn Khánh Doanh.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng táccủa các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn Thêm nữa,tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó

Thái Nguyên, tháng 2 năm 2019

Tác giả luận văn Phạm Đình Công

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Đóng góp mới của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản 5

1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình 5

1.1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng 13

1.1.3 Các phương pháp quản lý dự án đầu tư 26

1.1.4 Các công cụ quản lý nhà nước để quản lý dự án đầu tư 28

1.1.5 Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư 31

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 32

1.2.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 32

1.2.2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 34

Trang 6

1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý dự án đầu tư

xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước 35

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 38

2.2 Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.1.Phương pháp thu thập thông tin số liệu 38

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 41

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 41

2.3 Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu 42

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 44

3.1 Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên 44

3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 44

3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 45

3.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Thái Nguyên 49

3.2.1 Các văn bản liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đang được áp dụng tại thành phố Thái Nguyên 49

3.2.2 Tình hình đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 50

3.3 Kết quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 58

3.3.1 Đánh giá chung 58

3.3.2 Kết quả thực hiện dự án đầu tư theo lĩnh vực 60

3.4 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 64

Trang 7

3.4.1 Các yếu tố khách quan 643.4.2 Các yếu tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư 683.5 Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốnNSNN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 723.5.1 Thành tựu đạt được 723.5.2 Các mặt hạn chế 74

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ

ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 76

4.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xãhội của thành phố giai đoạn tiếp theo 764.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 764.1.2 Mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thành phố TháiNguyên giai đoạn tới 774.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 874.2.1 Cải thiện, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đô thị và tuânthủ việc triển khai thực hiện theo quy hoạch 874.2.2 Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, theo dõi, quản lý dự ánđầu tư xây dựng 884.2.3 Tăng cường hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng,tái định cư 894.2.4 Từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý, lựa chọnđơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công xây dựng 90

4.2.5 Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho các dự án đầu tưxây dựng cơ bản 92

Trang 8

4.2.6 Tăng cường và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra

trong đầu tư xây dựng cơ bản 92

4.2.7 Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ 93

4.4 Một số Kiến nghị 93

4.4.1 Đối với Trung ương 93

4.4.2 Đối với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh 94

4.4.3 Đối với UBND thành phố Thái Nguyên 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 99

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Danh sách lấy mẫu điều tra 40Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế TP Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 46Bảng 3.2 Các chỉ tiêu về dân số và nguồn lao động thành phố Thái

Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 47Bảng 3.3 Các chỉ tiêu về y tế, xã hội, giáo dục và đào tạo thành phố Thái

Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 48Bảng 3.4 Tổng hợp công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực

hiện các dự án đầu tư xây dựng tại thành phố Thái Nguyên giaiđoạn 2015-2017 52Bảng 3.5: Kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình bằng

nguồn vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Thái Nguyên giaiđoạn 2015 - 2017 54Bảng 3.6: Công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư xây

dựng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015 - 2017 55Bảng 3.7: Tình hình thẩm định, phê duyệt quyết toán các công trình đầu

tư xây dựng cơ bản tại TP Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 56Bảng 3.8 Kết quả huy động vốn phục vụ đầu tư xây dựng trên địa bàn

thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 58Bảng 3.9 Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

NSNN trên địa bàn TP Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 59Bảng 3.10 Đánh giá công tác phân bổ vốn NSNN cho đầu tư xây dựng

cơ bản trên địa bàn TP Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017 59Bảng 3.11 Tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực nông

nghiệp - nông thôn tại TP Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 62

Bảng 3.12 Tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực giao

thông vận tải tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 63

Trang 11

Bảng 3.13 Tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực hạ tầng và

các lĩnh vực khác tại TP Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 64

Bảng 3.14 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong quản lý dự án

đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn

2015 - 2017 65Bảng 3.15 Đánh giá mức độ hợp lý của các chính sách và cơ chế quản lý

trong quản lý dự án đầu tư xây dựng từ vốn NSNN trên địabàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 67Bảng 3.16 Đánh giá công tác hướng dẫn thực hiện dự án đầu tư xây

dựng của các cơ quan quản lý tại thành phố Thái Nguyên giaiđoạn 2015 - 2017 69Bảng 3.17 Đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng công nghệ trong quản

lý dự án đầu tư xây dựng tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn

2015 - 2017 71

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam nói chung cũng nhưtỉnh Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên nói riêng, đầu tư XDCB bằngvốn NSNN là một vấn đề hệ trọng bởi vì, mức đầu tư cao được kỳ vọng đemlại mức tăng trưởng cao Cho đến thời điểm này, cơ sở hạ tầng của thành phốThái Nguyên vẫn đang được hoàn thiện và yếu tố này là một trong ba nút thắttăng trưởng chính Rõ ràng, đầu tư chỉ dẫn đến tăng trưởng nếu nó thực sựhiệu quả Vì vậy, nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB bằng vốn NSNN phải luôn

là một ưu tiên hàng đầu - mà hiện nay điều đó phụ thuộc phần lớn vào hiệulực và hiệu quả của quá trình quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này

Cùng với sự phát triển chung của cả nước trong xu thế hội nhập quốc tếhiện nay, công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN, tuy đã đượckhông ngừng cải tiến, hoàn thiện, song do tính đặc thù và phức tạp nên đếnnay còn nhiều yếu kém, thiếu sót Đáng kể nhất là tình trạng đầu tư dàn trải,kéo dài, chất lượng thấp và chưa thực sự hiệu quả…đã trở thành vấn đề bứcxúc hiện nay; các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến trong hoạt độngXDCB từ vốn NSNN, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ côngtrình, gây thất thoát, lãng phí lớn, đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc củacác cấp chính quyền và toàn xã hội

Vì vậy, đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược, một giải pháp chủ yếu

để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng cao,

ổn định bền vững cho đất nước cũng như các địa phương Các dự án đầu tưcho đầu tư cho XDCB bằng nguồn vốn NSNN không những góp phần quantrọng tạo trong việc xây dựng sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn cótính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực hiện, giải quyếtnhững vấn đề xã hội

Trang 13

Thái Nguyên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Thái Nguyên” để làm

luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốnNSNN tại thành phố Thái Nguyên Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăngcường chất lượng công tác quản lý các dự án đầu tư, góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động đầu tư XDCB tại thành phố Thái Nguyên nói riêng và tại tỉnhThái Nguyên nói chung trong giai đoạn tới

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng công tác quản lýcác dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN tại thành phố Thái Nguyêntrong giai đoạn tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý các dự án đầu tưXDCB bằng nguồn vốn NSNN tại thành phố Thái Nguyên

Trang 14

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại thành phố Thái Nguyên.

- Về thời gian: Sử dụng các số liệu thống kê các dự án đầu tư xây dựng

công trình từ năm 2015 đến năm 2017 để phân tích đánh giá và đề xuất giảipháp cho giai đoạn tới

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý các dự án

đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN tại thành phố Thái Nguyên với các nộidung chính như: Quản lý quá trình lập dự án, thẩm định, lựa chọn nhà thầu,công tác quản lý chất lượng công trình, quản lý dự án về chi phí, quản lý tiến

độ thi công xây dựng công trình

4 Đóng góp mới của luận văn

Đề tài nghiên cứu được thực hiện, dự kiến sẽ có những đóng góp sau:

- Về cơ sở khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về quản lý dự án đầu tư XDCB bằng NSNN

- Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý

dự án đầu tư XDCB tại thành phố Thái Nguyên Đưa ra những tồn tại trongcông tác quản lý dự án đầu tư XDCB, và nguyên nhân của những tồn tại đó

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, kết luận và đề xuất những giải pháp phùhợp nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư XDCB tại thành phố Thái Nguyêntrong giai đoạn tới

Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp, mang tính thực tiễncao, phù hợp với quy định của pháp luật và có thể áp dụng một cách hiệu quảtại thành phố Thái Nguyên

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương,

cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng

cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình

1.1.1.1 Dự án đầu tư

Kháı niệm dự án đầu tư

Theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, cụ thể tại điều 3 quy định dự ánđầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạtđộng đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “Dự án đầu tư làmột tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phươngpháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định”

Ở Việt Nam, khái niệm dự án đầu tư được trình bày trong Nghị định52/1999/NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư và XDCB: “Dự án đầu tư là tậphợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạonhững cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượnghoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trongkhoảng thời gian nhất định”

- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày mộtcách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạtđược những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tươnglai

- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liênquan với nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực

đã xác định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế, tài chính…

Vậy, dự án đầu tư phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầuvào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể Đầu vào là laođộng, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ

Trang 17

- Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án,

sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nóiriêng

- Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ cáchoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện cácmục tiêu của dự án

- Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiệntrong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và tráchnhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án

- Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếuthiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người Giá trị hoặc chi phícủa các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án

- Thời gian: Độ dài thực hiện dự án đầu tư cần được cố định

Dự án đầu tư được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiềugiai đoạn Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tươngđối với nhau tạo thành chu trình của dự án Chu trình của dự án được chia làm

3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giaiđoạn vận hành kết quả Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sựthành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hànhkết quả đầu tư

Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạncủa chu trình dự án là rất quan trọng Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau,mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khácnhau Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự Đó làđiều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả

Trang 18

Vai trò của dự án đầu tư

Vai trò của dự án đầu tư được thể hiện cụ thể ở những điểm chính sau:

- Đối với chủ đầu tư: dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏvốn đầu tư Dự án đầu tư được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ

sở nghiên cứu đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản

lý Do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án

vì có khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro

Mặt khác, vốn đầu tư của một dự án thường rất lớn, chính vì vậy ngoàiphần vốn tự có các nhà đầu tư còn cần đến phần vốn vay ngân hàng Dự án làmột phương tiện rất quan trọng giúp chủ đầu tư thuyết phục ngân hàng hoặccác tổ chức tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn Dự án đầu tư cũng là cơ sở

để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quátrình thực hiện đầu tư Quá trình này là những kế hoạch mua sắm máy mócthiết bị, kế hoạch thi công, xây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh Ngoài ra,

dự án còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng vướngmắc trong quá trình thực hiện đầu tư, khai thác công trình

- Đối với Nhà nước: Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan quản lý Nhànước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư Vốn NSNN sửdụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án các công trình,kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước,các dự án đầu tư quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ Dự án sẽ đượcphê duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đườnglối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt động của dự ánkhông gây ảnh hưỏng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội

Dự án được phê duyệt thì các bên liên quan đến dự án phải tuân theo nộidung, yêu cầu của dự án Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bênliên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết

- Đối với nhà tài trợ: Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tưthì họ sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án đặc biệt về mặt kinh tế tài

Trang 19

chính, để đi đến quyết định có đầu tư hay không Dự án chỉ được đầu tư vốnnếu có tính khả thi theo quan điểm của nhà tài trợ Ngược lại khi chấp nhậnđầu tư thì dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vaytheo mức độ hoàn thành kế hoạch đầu tư đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn.[3]

Yêu cầu của dự án đầu tư

Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơbản sau:

- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một

quá trình nghiên cứu tỷ mỉ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nộidung của dự án đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹthuật Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần

có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn

- Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu,

xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện vàhoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư

- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù

hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước Muốn vậy phải nghiên cứu kỹchủ trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đếnhoạt động đầu tư

- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung

của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tụcđầu tư Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mangtính quốc tế

Phân loại dự án đầu tư

a Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư

* Đối với dự án đầu tư trong nước

Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tùy theo tính chất của dự án

và quy mô đầu tư, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B

và C Có hai tiêu thức được dùng để phân nhóm là dự án thuộc ngành kinh tế

Trang 20

* Đối với các dự án đầu tư nước ngoài

Gồm 3 loại dự án đầu tư nhóm A, B và loại được phân cấp cho địa phương

b Phân theo trình tự lập và trình duyệt dự án

Theo trình tự (hoặc theo bước) lập và trình duyệt, các dự án đầu tưđược phân ra hai loại:

- Nghiên cứu tiền khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báocáo nghiên cứu tiền khả thi

- Nghiên cứu khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báo cáonghiên cứu khả thi

c Theo nguồn vốn

Dự án đầu tư bằng vốn trong nước (vốn cấp phát, tín dụng, cáchình thức huy động khác) và dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài (nguồnviện trợ nước ngoài ODA và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) [1]

Chu kì của dự án đầu tư

Chu kỳ của một dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự

án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án đượchoàn thành chấm dứt hợp đồng

Trang 21

Ta có thể minh họa chu kỳ của dự án đầu tư theo hình sau đây:

Trang 22

Thực hiện dự

án đầu tư

Hoàn thành, vận hành

dự án đầu tư

Ý tưởng

về dự án đầu tư mới

Hình 1.1: Chu kỳ của dự án đầu tư

Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư gồm: chuẩn bị đầu tư, thực hiệnđầu tư và vận hành các kết quả đầu tư (còn gọi là giai đoạn vận hành, khaithác của dự án)

Nội dung các bước công việc trong mỗi giai đoạn của chu kỳ các dự ánđầu tư không giống nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư (sản xuất kinh doanhhay kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp), vào tính chất táisản xuất (đầu tư chiều rộng hay chiều sâu), đầu tư dài hạn hay ngắn hạn…Trong tất cả các loại hình hoạt động đầu tư, dự án đầu tư chiều rộng phát triểnsản xuất công nghiệp nói chung có nội dung phức tạp hơn, khối lượng tínhtoán nhiều hơn, mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởnglớn đến sự thành bại trong các hoạt động sau này của dự án Từ những vấn đề

về phương pháp luận ở đây, khi vận dụng cho các dự án thuộc các ngành, cáclĩnh vực khác có thể lược bớt hoặc bổ sung một số nội dung

Trong các giai đoạn, chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thànhcông hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hànhkết quả đầu tư Chẳng hạn, đối với các dự án có thể gây ô nhiễm môi trường(sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu…) khi chọn địa điểm nếu đặt ở gần khu dân

cư đông đúc, đến lúc đưa dự án vào hoạt động mới phát hiện và phải xử lý ônhiễm quá tốn kém, đưa chi phí đầu tư vượt quá dự kiến ban đầu có khi rấtlớn Nếu không có vốn bổ sung, buộc phải đình chỉ hoạt động

Trang 23

Ví dụ khác, khi nghiên cứu thị trường do dự đoán không sát tình hìnhcung cầu sản phẩm của dự án trong đời dự án nên đã xác định sai giá cả và xuhướng biến động giá cả Đến khi đưa dự án vào hoạt động, giá cả sản phẩmtrên thị trường thấp hơn so với dự đoán.

Doanh nghiệp có dự án buộc phải bán sản phẩm với giá thấp (có khithấp hơn cả giá thành) và có khi phải ngừng sản xuất (trong khi chưa thu hồi

đủ vốn) hoặc đầu tư bổ sung để thay đổi mặt hàng…

Do đó đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đềchính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toàn và dự đoán là quan trọngnhất Trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời gian và chi phí theođòi hỏi của các nghiên cứu

Tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,5 - 10% vốn đầu

tư của dự án Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụngtốt 90 - 99,5% vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến

độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí không cần thiếtkhác…) Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án đượcthuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sảnxuất kinh doanh), nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến (đốivới các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội)

Trong giai đoạn thứ hai, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả Ở giaiđoạn này, 90 - 99,5% vốn đầu tư của dự án được chi ra và nằm khê độngtrong suốt những năm thực hiện đầu tư Đây là những năm vốn không sinhlời Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ động càng nhiều, tổnthất càng lớn Lại thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với các vật tưthiết bị chưa hoặc đang được thi công, đối với các công trình đang đượcxây dựng dở dang Đến lượt mình, thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộcnhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trìnhthực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện những hoạt động khác có liên quantrực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xéttrong dự án đầu tư

Trang 24

Giai đoạn ba là hoàn thiện và đưa vào vận hành các kết quả của giaiđoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn sản xuất kinh doanh dịch vụ hay giai đoạnvận hành khai thác của dự án, đời của dự án) nhằm đạt được các mục tiêu của

dự án

Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng

bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, vớiquy mô tối ưu thì hiệu quả hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự

án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động các kếtquả đầu tư Làm tốt công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu

tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kếtquả đầu tư Thời gian phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư còn được gọi

là đời của dự án hay tuổi thọ kinh tế của công trình, nó gắn với đời sống củasản phẩm (do dự án tạo ra) trên thị trường

1.1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng c ô n g t r ì n h l à tập hợp các đề xuất có liên quanđến việc bỏ v ố n đ ể x ây d ự n g m ới, mở rộng hoặc cải tạo những c ô n g t r ìn h x ây

d ựn g n hằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặcsản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định

Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽthiết kế cơ sở Đây chính là các căn cứ để triển khai cho b ả n v ẽ t hi ế t k ế k ỹ

t h u ậ t v à b ả n v ẽ t h i c ô n g s au này Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trịđầu tư xây dựng của dự án

Không phải bất cứ công trình xây dựng nào cũng phải lập dự án Cáccông trình thông thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B,nhóm C và các loại công trình này được phân chia căn cứ vào các mức giátrị đầu tư của công trình và theo loại công trình

Nội dung phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụsản phẩm, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất

Trang 25

- Mô tả quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục côngtrình, phương án k ỹ t h u ậ t , c ô n g n g h ệ v à c ô n g s u ấ t

- Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án GPMB, t ái đ ịn h c ư , phân đoạn thực hiện

- Đ á n h g i á t ác đ ộ n g m ô i t r ư ờ n g , giải pháp phòng chống cháy nổ, cácyêu cầu về a n n i n h , q u ố c p h òn g

- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn,phương án hoàn trả vốn, các chỉ tiêu t ài c h ín h v à phân tích đánh giá hiệu

quả k i n h t ế , hiệu quả x ã h ộ i c ủa dự án

1.1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.1.2.1 Khái niệm cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là lập kế hoạch, tổ chức và quản lý,giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thànhđúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng,đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra

Quản lý dự án đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và yêu cầu hợp tác nhưngtác dụng của nó rất lớn Phương pháp quản lý dự án có những tác dụng chủyếu như:

- Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữanhóm quản lý dự án với đơn vị thi công và nhà cung cấp đầu vào cho dự án

- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm củacác thành viên tham gia dự án

- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh vàđiều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giảiquyết những bất đồng

- Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn [2]

Trang 26

1.1.2.2 Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư x ây d ựn g c ôn g t r ì n h c ũng giống mụctiêu chung của quản lý dự án đầu tư là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức

là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư

Trong mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng công trình, quản lý

dự án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau Ví dụ:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải bảo đảm lập ra một dự án có các giảipháp kinh tế - kỹ thuật mang tính khả thi;

- Giai đoạn thực hiện dự án bảo đảm tạo ra được tài sản cố định có tiêuchuẩn kỹ thuật đúng thiết kế;

- Giai đoạn khai thác vận hành phải bảo đảm đạt được các chỉ tiêu hiệuquả của dự án (về tài chính, kinh tế và xã hội) theo dự kiến của chủ đầu tư

Các mục tiêu cụ thể khi quản lý đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

a Mục tiêu về chất lượng công trình xây dựng

Một là đánh giá dưới góc độ của Luật Xây dựng “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu

xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thểbao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phầntrên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế ” Với góc độ này thì chất lượngcông trình phụ thuộc vào năng lực của những nguời tham gia xây dựng côngtrình; phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, vật tư và thiết bị lắp đặt vào côngtrình; phụ thuộc vào chất lượng thi công xây dựng và phụ thuộc vào công tácquản lý chất lượng các khâu trong quá trình lập và thực hiện dự án đầu tưxây dựng công trình

Hai là đánh giá về mức độ an toàn, bền vững của công trình Theo LuậtXây dựng, thì sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàncho phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn

bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế

Trang 27

Ba là đánh giá sự đáp ứng của công trình với các quy định về quychuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được phép áp dụng choriêng dự án đã nêu trong hợp đồng xây dựng.

Bốn là đánh giá về mỹ thuật của công trình xây dựng Ngoài yêu cầu về

độ an toàn và bền vững thì yêu cầu mỹ thuật đối với công trình xây dựngkhông thể xem nhẹ được Công trình xây dựng trường tồn với thời gian, nếuchất lượng mỹ thuật không đảm bảo thì chủ đầu tư không được thụ hưởngcông trình đẹp và không đóng góp cảnh quan đẹp cho xã hội

Tóm lại, chất lượng công trình xây dựng phải được đánh giá về độ antoàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩnxây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợpđồng giao nhận thầu xây dựng [8]

b Mục tiêu về thời gian thực hiện

Hai công việc quan trọng nhất của việc lập ti ế n đ ộ d ự án l à xác định cáccông việc và sắp xếp các công việc cho hợp lý, phù hợp với quy trình thi côngvới thời gian ngắn nhất mà hiệu quả kinh tế lại cao nhất Thực tế có nhiềucách thể hiện tiến độ Dưới đây trình bày một số phương pháp thường được

áp dụng

Kế hoạch tiến độ thi công công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là tiến

độ thi công) là một loại “sơ đồ” quy định rõ trình tự bắt đầu và kết thúc thựchiện từng hạng mục công việc của một dự án hay công trình xây dựng

Bản chất của tiến độ là kế hoạch thời gian

Kế hoạch tiến độ thi công phản ánh đầy đủ tính phức tạp của tiến trìnhthực hiện một dự án hay công trình xây dựng, đã xem xét một cách tổng hợp

về mặt: công nghệ kỹ thuật, tổ chức, tài chính, hiệu quả kinh tế và vệ sinh

-an toàn lao động

Vai trò của kế hoạch tiến độ thi công là rất lớn, nó đã góp phần lớn thựchiện các mục tiêu của dự án: “Chất lượng - Thời gian - An toàn - Hiệuquả” Thể hiện:

Trang 28

- Kế hoạch tiến độ là chỗ dựa trong công tác kiểm tra, giám sát và điềuhành sản xuất, là cơ sở để quản lý công trình xây dựng;

- Kế hoạch tiến độ là định hướng, là cãn cứ cho hoạt động quản lý vàchỉ đạo các chủ thể tham gia thực hiện dự án;

- Chủ đầu tư cần tiến độ để cân đối tổng thể kế hoạch của mình, chuẩn

bị tiền vốn để đáp ứng nhu cầu của nhà thầu Nhờ có kế hoạch tiến độ mà chủđầu tư lựa chọn phương án bỏ vốn một cách hiệu quả hơn và có kế hoạchgiám sát, giao nhận và thanh quyết toán kịp thời cho nhà thầu;

Kế hoạch tiến độ, cần phải thực hiện hai mảng công việc chính:

- Một là lập danh mục các công việc, xác định khối lượng công tác vàcác chi phí cần thiết để thực hiện chúng, thời gian dự kiến hoàn thành

- Hai là sắp xếp trình tự thực hiện các công việc, ấn định mức độ gốitiếp giữa các công việc về mặt công nghệ hoặc tổ chức

Những thông số và quan hệ này được thể hiện bằng sơ đồ Gantt, sơ đồxiên (hay sơ đồ Xyklogram) hoặc sơ đồ mạng lưới

Thông thường khi lập tiến độ thi công phải theo 10 bước:

* Bước 1: Xác định cấp độ quản lý kế hoạch tiến độ

* Bước 2: Xác định đối tượng và phạm vi lập kế hoạch tiến độ

* Bước 3: Xác định danh mục công việc

* Bước 4: Xác định tài nguyên trong công việc

* Bước 5: sắp xếp trình tự thực hiện công việc (trình tự thi công)

* Bước 6: Xác định thời gian thực hiện từng công việc

* Bước 7: Chọn hình thức thể hiện và lập tiến độ ban đầu

* Bước 8: Lập biểu đồ nhu cầu tài nguyên theo tiến độ

* Bước 9: Phân tích, đánh giá tiến độ vừa lập theo mục tiêu đề ra

* Bước 10: Điều chỉnh và đưa ra tiến độ chấp nhận được

c Mục tiêu về chi phí (giá thành)

Chi phí đầu tư xây dụng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cầnthiết để xây dụng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng

Trang 29

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tưcủa dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dụng công trình; dự toán xây dựngcông trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; giá trịthanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vàokhai thác sử dụng.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Chi phí xây dựng công trình ở giai đoạn này được biểu thị bằng tổngmức đầu tư

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư)

là chi phí dự tính của dự án Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kếhoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình

Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phíbồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tưxây dựng; Chi phí khác và chi phí dự phòng

Giai đoạn thực hiện dự án

* Trong giai đoạn thiết kế

Chi phí xây dựng trên cơ sở hồ sơ thiết kế với các bước thiết kế phù hợpvới cấp, loại công trình là dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình

Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chiphí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác và chi phí dựphòng của công trình

* Trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu

Trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu chi phí xây dựng được biểu thị bằng:

- Giá gói thầu: Là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấuthầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và cácquy định hiện hành

- Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ

dự thầu Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá saugiảm giá

Trang 30

- Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá

dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sailệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

- Giá trúng thầu: Là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầulàm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

- Giá ký hợp đồng: Là khoản kinh phí bên giao thầu trả cho bên nhậnthầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng vàcác yêu cầu khác quy định trong hợp đồng xây dựng

Giai đoạn kết thúc dự án

Khi hoàn thành dự án, bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng

và kết thúc xây dựng, chi phí xây dựng được biểu hiện bằng:

- Giá thanh toán, giá quyết toán hợp đồng;

- Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

Tuỳ theo quá trình hình thành chi phí xây dựng nêu trên đòi hỏi phải cócác dữ liệu cần thiết phục vụ việc xác định chi phí xây dựng này Các dữ liệu

để hình thành chi phí xây dựng công trình gồm:

- Tổng mức đầu tư của dự án;

- Định mức, đơn giá xây dựng công trình;

- Khối lượng của công trình xây dựng;

- Dự toán xây dựng công trình;

- Giá gói thầu, giá hợp đồng xây dựng;

- Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Nguyên tác ả n l ý qu c h i p h í đầ u tư xây dựng công trình

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụthể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế vàcác quy định của Nhà nước Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trìnhphải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tínhkhả thi của dự án đầu tư, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điểukiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường [7]

Trang 31

d Mục tiêu về an toàn lao động

Người sử dụng lao động cần có những chính sách an toàn lao độngđược viết ra bằng văn bản trong đó quy định rõ những tiêu chuẩn về an toàn

và vệ sinh lao động thể hiện những mục đích cần đạt được Một chính sáchquản lý an toàn lao động cần giải quyết các vấn đề sau:

- Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, đặc biệt chú ý đến các công nhân ở

vị trí quan trọng như công nhân điều khiển máy nâng và công nhân lắp rápcác giàn giáo là những người nếu để xảy ra sai sót sẽ đặc biệt gây nguy hiểmtới những người khác;

- Các phương pháp làm việc an toàn cho những loại công việc nguyhiểm: Người công nhân trước khi thực hiện những công việc nguy hiểm đócần được chuẩn bị trước

- Nghĩa vụ và trách nhiệm của đốc công và công nhân ở vị trí then chốt

- Phổ biến các thông tin về an toàn và vệ sinh lao động cho mọi người

- Thành lập hội đồng bảo hộ lao động

- Lựa chọn và kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có)

Việc tổ chức an toàn lao động trên công trường xây dựng được xácđịnh bởi quy mô công trường, hệ thống các công việc và phương thức tổ chức

dự án Các hồ sơ về an toàn và sức khoẻ cần được lưu giữ thuận tiện cho việcxác định và xử lý các vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường

e Mục tiêu về vệ sinh môi trường

Môi trường ngành xây dựng được hiểu là tổng thể của môi trường tựnhiên, môi trường nhân tạo có thể bị tác động bởi các hoạt động của các dự ánxây dựng đô thị, điểm dân cư và khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinhdoanh vật liệu, thiết bị xây dựng

Bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án là thông qua côngtác đồng bộ trên các mặt luật pháp, hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹthuật nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt môi trường ở và môi trường lao động;giảm thiểu các tác động xấu ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên và xã hội

Trang 32

Một số quy định về quản lý môi trường xây dựng là:

- Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm vềmôi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xungquanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọnhiện trường Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phảithực hiện các biện pháp bao, che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định

- Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biệnpháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường

- Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tragiám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểmtra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Trường hợp nhàthầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thìchủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyển đình chỉ thicông xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môitrường

- Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quátrình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vàbồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra

f Mục tiêu về quản lý rủi ro

Khái niệm về rủi ro:

Rủi ro là những điều kiện hoặc sự kiện không chắc chắn mà nếu nó xảy

ra thì nó sẽ có tác động xấu đến mục tiêu của dự án Rủi ro là các biến cốkhông chắc chắn có xảy ra hay không, sự không chắc chắn này phát sinh từnhận thức của dự án về tương lai, dựa trên ước lượng, giả định hoặc một ít sựkiện về nguồn lực, thời gian và yêu cầu

Rủi ro thường tạo ra các tác động xấu đến các dự án, nhưng dự án cầnphái xem xét và tận dụng các tác động tích cực hoặc các cơ hội phát sinh từcác rủi ro (không thể tránh khỏi tất cả các rủi ro) để giúp cho dự án đạt đượcmục tiêu nhanh hơn và ít tốn kém hơn Đối với các rủi ro có tác động xấu đến

dự án, hoạt động phòng ngừa cần được ưu tiên hơn hoạt động khắc phục rủi ro

Trang 33

Nhận dạng rủi ro:

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi rocủa một dự án Các hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông tinđầy đủ về nguồn rủi ro, các yếu tố hiểm hoạ và nguy cơ rủi ro để từ đó đưa ramột danh sách các rủi ro mà dự án phải chịu Danh sách này càng hệ thốngbao nhiêu, càng có hiệu quả hạn chế rủi ro bấy nhiêu

Các dấu hiệu rủi ro chính gồm:

- Những thay đổi mang tính ngẫu nhiên của kết quả hoạt động của các

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Các rủi ro thể hiện ở chỗ các số liệu điềutra, thăm dò, dự báo đối với dự án không chính xác;

+ Giai đoạn thực hiện đầu tư: Các rủi ro tự nhiên có thể làm hư hỏngcông trình, gián đoạn quá trình tổ chức xây dựng;

+ Giai đoạn kết thúc, dưa công trình vào sản xuất, sử dụng: Các rủi ro

tự nhiên có thể làm hư hỏng công trình, thiết bị máy móc, đổ vỡ công trình đãxây dựng xong, làm gián đoạn khâu vận hành, ảnh hưởng đến chất lượng dựán…

Trang 34

sử dụng máy móc và công nghệ thiếu an toàn, do phương án tổ chức xây dựngkhông hợp lý…

+ Giai đoạn kết thúc, dưa công trình vào sản xuất, sử dụng: Đó là các

sự cố do công nghệ và các thiết bị máy móc cùa công trình thiếu độ vữngchắc, an toàn cần thiết; do sai lầm của phương án tổ chức cung cấp, vận hành

- Các rủi ro về tài chính, kinh tế ỏ cấp vĩ mô và vi mô: Các rủi ro về tàichính, kinh tế ở cấp vi mô thường liên quan đến các rủi ro trong quan hệ cungcầu - giá cả của thị trường cũng như các rủi ro vể tài chính

Các rủi ro về tài chính, kinh tế ở cấp vĩ mô có liên quan đến sự thay đổiđường lối và chính sách của nhà nước về phía bất lợi cho dự án (như chínhsách thuế, tín dụng, giá cả, xuất nhập khẩu…)

- Các rủi ro về thông tin: Các rủi ro về thông tin thế hiện ớ tính khôngđầy đủ, không chính xác của các thông tin, cũng như trình độ của con ngườiđối với việc xử lý các thông tin này…

- Các rủi ro về chính trị xã hội: Các rủi ro về chính trị có liên quan đếncác biến động về chính trị (thay đổi thể chế chính trị, đảo chính, chiếntranh…) có tác động tiêu cực đến dự án đầu tư Các rủi ro về xã hội là các sự

cố bất lợi cho dự án có liên quan đến mức thu nhập và mức tiêu thụ của dânchúng, dịch bệnh, đói nghèo, khan hiếm lao động, an ninh xã hội không đảmbảo…

* Theo tính chất chủ quan và khách quan

- Các rủi ro khách quan thuần tuý mà con người khó lường trước được.Các rủi ro này thường liên quan đến thiên tai, các sự cố về công nghệ và máymóc làm thiệt hại về vật chất Để khắc phục rủi ro này người ta thường muabảo hiểm

- Các rủi ro chủ quan có liên quan đến trình độ của người quyết địnhđầu tư Rủi ro loại này luôn đứng giữa cơ hội kiếm lời và nguy cơ tổn thất Đểkhắc phục rủi ro này thường phải dùng biện pháp rào cản và dự phòng

1.1.2.3 Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13, cụ thể tại điều 62 quy định vềhình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, căn cứ quy mô, tính chất,

Trang 35

nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tưquyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự ánđầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn NSNN, dự ántheo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh

tế, tổng công ty nhà nước

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án

sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụngcông nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằngvăn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước

- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoàingân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ

- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiệnnăng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có

sự tham gia của cộng đồng

- Chính phủ quy định chi tiết về mô hình, tổ chức và hoạt động của cácban quản lý dự án đầu tư xây dựng [3]

1.1.2.4 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13, tại điều 66, quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình bao gồm các nội dung chính sau đây

- Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất;

- Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết;

- Lập kế hoạch chi phí và dự báo dòng tiền thu; xin phê duyệt thực hiện.

Trang 36

b Thẩm định

Chủ đầu tư có trách nhiệm:

- Gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình tới người quyết định đầu

tư để thẩm định, phê duyệt

- Thẩm định thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc

- Thẩm định dự án đầu tư; thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật

- Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xâydựng công trình

c Lựa chọn nhà thầu

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối vớicác công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiếtxây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi côngxây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải tuân theo các quyđịnh của pháp luật về đấu thầu

- Yêu cầu về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

- Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng

d Công tác quản lý chất lượng công trình

Quản lý chất lượng thi công xây dựng là quá trình quản lý có hệ thốngnhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra Nó baogồm các nội dung chính sau:

- Lập kế hoạch chất lượng: xác định các tiêu chuẩn chất lượng liênquan đến dự án cho từng hạng mục công trình và biện pháp thỏa mãn chúng

- Đảm bảo chất lượng: việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạchtrong hệ thống chất lượng để chắc chắn rằng sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn chấtlượng đã đề ra

- Kiểm soát chất lượng: lập sổ nhật ký chất lượng công trình, các báocáo chất lượng công trình, kiểm tra các kết quả riêng biệt của dự án xemchúng có tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng hay không Với những hạng mụckhông đạt yêu cầu thì phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục

Trang 37

e Quản lý dự án về chi phí

Công tác quản lý chi phí được thực hiện theo Nghị định số32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ Quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng côngtrình và phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phùhợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loạinguồn vốn và quy định của Nhà nước

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư;

dự toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; điều kiện năng lực;quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu trongquản lý chi phí đầu tư xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựngcông trình

f Công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi côngxây dựng Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độcủa dự án đã được phê duyệt

Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéodài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn: tháng,quý, năm

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi côngxây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưngphải đảm bảo phù hợp với tổng tiến độ của dự án

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xâydựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát quản lý tiến

độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến

độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làmảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án [3]

Trang 38

1.1.3 Các phương pháp quản lý dự án đầu tư

* Phương pháp kinh tế:

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của nhà nước, dựatrên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên đối tượng quản lý nhằm làmcho các đối tượng quản lý tự giác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Đặc điểm:

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động lên đối tượng quản lýkhông bằng cưỡng chế hành chính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ramục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế,những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiệnnhiệm vụ Có thể thấy đây là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hiện tiếtkiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế Phương pháp này mở rộng quyền hànhđộng cho các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ

- Sử dụng chính sách ưu đãi kinh tế

Trường hợp áp dụng phương pháp kinh tế:

Phương pháp kinh tế được áp dụng khi cần điều chỉnh các hành vikhông có nguy cơ gây hậu quả xấu cho cộng đồng, cho nhà nước hoặc chưa

đủ điều kiện để áp dụng phương pháp hành chính cưỡng chế Trên thực tế, cónhững hành vi mà nếu không có sự điều chỉnh của nhà nước sẽ không diễn ratheo chiều hướng có lợi cho nhà nước và cho cộng đồng, nhưng cũng không

có nghĩa là nó gây ra những thiệt hại cần phải điều chỉnh tức thời

* Phương pháp hành chính:

Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của nhà nướcthông qua các quyết định dứt khoát có tính bắt buộc trong khuôn khổ luật

Trang 39

pháp lên các chủ thể kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà nước trongnhững tình huống nhất định.

Đặc điểm: Phương pháp này mang tính bắt buộc và quyền lực: Tính bắt

buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác độnghành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng Tính quyền lực đòihỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hànhchính đúng thẩm quyền của mình Thực chất của phương pháp này là sử dụngquyền lực nhà nước để tạo sự phục tùng của đối tượng quản lý trong hoạtđộng và quản lý của nhà nước

Hướng tác động:

Tác động về mặt tổ chức: Nhà nước xây dựng và không ngừng hoànthiện khung luật pháp, tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể tham giavào hoạt động của nền kinh tế Nhà nước ban hành các văn bản quy phạmpháp luật quy định về mặt tổ chức hoạt động của các chủ thể kinh tế và nhữngquy định thuộc về thủ tục hành chính buộc tất cả các chủ thể từ cơ quan nhànước đến các doanh nghiệp phải tuân thủ

Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế lànhững tác động mang tính bắt buộc của nhà nước lên quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, nhằm đảm bảo thực hiện các mụctiêu quản lý của nhà nước

Trường hợp áp dụng phương pháp hành chính:

Phương pháp hành chính được dùng để điều chỉnh các hành vi mà hậuquả của có thể gây thiệt hại cho cộng đồng, cho nhà nước Trong trường hợpnhững hành vi này diễn ra khác với ý muốn của nhà nước có thể gây ra nhữngthiệt hại nghiêm trọng cho xã hội thì nhà nước phải sử dụng phương phápcưỡng chế để ngay lập tức đưa hành vi đó tuân theo một chiều hướng nhấtđịnh trong khuôn khổ chính sách luật pháp về kinh tế

* Phương pháp giáo dục:

Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà nước vào nhậnthức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực vànhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao

Trang 40

Phương pháp giáo dục mang tính thuyết phục cao, không dùng sựcưỡng chế, không dùng lợi ích vật chất mà là tạo ra sự nhận thức về tính tấtyếu khách quan để đối tượng quản lý tự giác thi hành nhiệm vụ.

Trường hợp áp dụng phương pháp giáo dục:

Phương pháp giáo dục cần được áp dụng trong mọi trường hợp và phảiđược kết hợp với hai phương pháp trên để nâng cao hiệu quả của hoạt độngquản lý

1.1.4 Các công cụ quản lý nhà nước để quản lý dự án đầu tư

Công cụ quản lý nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lý

sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý Công cụ quản lý các dự án đầu tưcủa nhà nước là tổng thể các phương tiện mà nhà nước sử dụng để thực hiệncác chức năng quản lý của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định

Nhóm công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu quản lý của Nhà nước:

Xác định mục tiêu quản lý là việc khởi đầu quan trọng trong hoạt độngquản lý của nhà nước Các mục tiêu chỉ ra phương hướng và các yêu cầu về

số lượng, chất lượng cho các hoạt động quản lý của nhà nước nhằm giải quyếtcác vấn đề cơ bản của nền kinh tế Các công cụ thể hiện ý đồ mục tiêu củaquản lý có thể, bao gồm:

- Đường lối phát triển KT-XH: Là khởi đầu của quá trình xây dựng vàphát triển kinh tế của đất nước do Đảng cầm quyền của các quốc gia xây dựng

và thực hiện đó là việc xác định trước một cái đích mà nền kinh tế cần đạt tới,

để từ đó mới căn cứ vào thực trạng hoàn cảnh của nền kinh tế mà tìm ra lối đi,cách đi, trình tự và thời gian tiến hành để đạt tới đích đã xác định

Đường lối phát triển KT-XH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với vậnmệnh của đất nước, nó được coi là công cụ hàng đầu của nhà nước trong sựnghiệp quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân

Ngày đăng: 22/04/2019, 09:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Nguyễn Văn Chọn (2006), Giáo trình kinh tế đầu tư, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế đầu tư
Tác giả: Nguyễn Văn Chọn
Nhà XB: nhà xuất bản Thốngkê
Năm: 2006
12. Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án đầu tư xây dựngcông trình
Tác giả: Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng
Nhà XB: nhà xuất bản Xây dựng
Năm: 2012
1. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
2. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng Khác
3. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/ 2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
4. Chính phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng Khác
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Khác
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
9. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước Khác
10. Chính phủ (2017), Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng Khác
13. HĐND thành phố Thái Nguyên, Nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020 Khác
14. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 Khác
15. Quốc hội (2014), Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 Khác
16. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Khác
17. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 Khác
18. UBND thành phố Thái Nguyên (2016), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 Khác
19. UBND thành phố Thái Nguyên, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017 Khác
20. UBND thành phố Thái Nguyên, Báo cáo về tình hình quản lý, đầu tư công trình giao thông trên địa bàn TP Thái Nguyên các năm 2015, 2016, 2017 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w