1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Điều tra tình hình bệnh viêm ruột tiêu chảy truyền nhiễm do parvovirus trên chó được khám tại pet health thái nguyên”

53 381 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 15,32 MB
File đính kèm viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus trên chó.rar (4 MB)

Nội dung

“Điều tra tình hình bệnh viêm ruột tiêu chảy truyền nhiễm do parvovirus trên chó được khám tại pet health thái nguyên” “Điều tra tình hình bệnh viêm ruột tiêu chảy truyền nhiễm do parvovirus trên chó được khám tại pet health thái nguyên” “Điều tra tình hình bệnh viêm ruột tiêu chảy truyền nhiễm do parvovirus trên chó được khám tại pet health thái nguyên”

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC ĐỒ THỊ vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

DANH MỤC VIẾT TẮT viii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Bệnh Parvovirus trên chó 3 2.1.1 Lịch sử bệnh 3

2.1.2 Căn bệnh 3

2.1.3 Dịch tễ học 4

2.1.4 Cơ chế gây bệnh 5

2.1.5 Triệu chứng 6

2.1.6 Bệnh tích 7

2.1.7 Chẩn đoán 8

2.1.8 Phòng bệnh 11

2.1.9 Điều trị 12

2.2 Một số đặc điểm sinh lý của chó 13 2.2.1 Thân nhiệt (°C) 13

2.2.2 Tần số hô hấp (lần/ phút) 15

2.2.3 Tần số mạch đập (lần/ phút) 15

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 16 2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 16

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 17

Trang 2

PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Vật liệu 20

3.1.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 203.1.2 Đối tượng 203.1.3 Vật liệu 203.2 Nội dung nghiên cứu21

3.2.1 Điều tra tình hình chó đem đến khám và sử dụng dịch vụ tại Pet healthThái Nguyên 213.2.2 Khảo sát một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên chó được khám tạiPet health Thái Nguyên 213.2.3 Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm ruột tiêu chảy truyền nhiễm do

Parvovirus gây ra trên chó 21

3.2.4 Theo dõi các triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

truyền nhiễm do Parvovirus 21

3.2.5 Kết quả thử nghiệm của 2 phác đồ điều trị chó mắc bệnh viêm ruột tiêu

chảy do Parvovirus 22

3.3 Phương pháp nghiên cứu 22

3.3.1 Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin 22

3.3.2 Xác định chó bị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus 22 3.3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus.24

PHẦN 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 27

4.1 Điều tra tình hình chó được mang đến khám và sử dụng dịch vụ tại PetHealth Thái Nguyên 27

4.2 Khảo sát một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên chó tại Pet health Thái

4.3 Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh Parvovirus trên chó 31

4.3.1 Tình hình mắc bệnh Parvovirus theo lứa tuổi 31 4.3.2 Tình hình mắc viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus ở các giống chó 33

Trang 3

4.3.3 Tình hình mắc bệnh Parvovirus theo giới tính 35

4.3.4 Tình hình mắc bệnh giữa chó được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng 364.4 Theo dõi các triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

truyền nhiễm do Parvovirus 38

4.5 Kết quả thử nghiệm của 2 phác đồ điều trị chó mắc bệnh Parvovirus 41

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và rèn luyện tại Đại học Nông lâm Bắc Giang đã giúp em trưởng thành về nhân cách và trình độ chuyên môn Em đã nhận được

sự dạy dỗ tận tình của các Thầy, Cô giáo đặc biệt là các Thầy, Cô khoa Thú y

đã truyền dạy kiến thức chuyên môn cũng như tư cách đạo đức của người Bác

sỹ thú y Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thú y cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang và Khoa Chăn nuôi – Thú y đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, tận tình hướng dẫn.Và đã tạo điều kiện cho em được có cơ hội thực tập tại Pet health Thái Nguyên.

Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Trọng Kim đã

tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp Đồng thời em

cũng xin được cảm ơn chân thành BSTY Lương Minh Hoàng tại Pet health

Thái Nguyên cùng toàn thể các anh chị nhân viên đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em thực tập và làm việc tại phòng khám.

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót Em mong các thầy, cô chỉ bảo giúp

em hoàn thành quá trình thực tập để đạt kết quả tốt

Xin chân thành cảm ơn !

Bắc Giang, ngày tháng năm 2018 Sinh viên

Bùi Thị Thủy

Trang 5

Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus ở chó theo độ tuổi 32 Bảng 4.5 Tỷ lệ mắc viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus ở các giống chó 34 Bảng 4.6 Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo giới tính 35 Bảng 4.7: Tỷ lệ mắc bệnh Parvovirus của chó đã được tiêm phòng và chó chưa

được tiêm phòng vacxin phòng bệnh 36

Bảng 4.8: Các triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh do Parvovirus 38

Bảng 4.9: Kết quả điều trị theo 2 phác đồ 41

Trang 6

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ số chó tới khám, điều trị và sử dụng dịch vụ tại phòng khám 28

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ mắc của các nhóm bệnh ở Pet Health Thái Nguyên 29

Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm trên chó tại Pet Health 31

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi 32

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ mắc bệnh Parvovirus theo nhóm 35

Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh Parvovirus theo giới tính ở chó 36 Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh Parvovirus ở chó của 2 phác đồ điều trị 41

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình ảnh 2.1: Cách lấy mẫu làm test 9

Hình ảnh 4.1: Chó mệt mỏi, ủ rũ 40

Hình ảnh 4.2: Chó đi ngoài phân 40

Hình ảnh 4.3: Chó nôn mửa, mũi khô 40

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

C.perfringens : Clostridium perfringens

CDP : Bệnh Care (Canine Distemper Virus-CDP)

CPI : Bệnh Phó cúm (Parainfluenza-CPI).-

Canine Parainfluenza VirusCPV : Bệnh Parvovirus (Canine Parvovirus-CPV)

CPV2 : Canine Parvovirus type 2

CPV2a : Canine Parvovirus type 2 chủng a

CPV2b : Canine Parvovirus type 2 chủng b

CPV2c : Canine Parvovirus type 2 chủng c

Trang 9

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chó là người bạn trung thành nhất một chú chó không bao giờ từ bỏ bạn

dù bạn có nghèo túng đến mức nào, thứ chúng cần không phải là tiền bạc mà làtình cảm của bạn và được ở bên bạn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào

Hằng ngày, những chú chó trợ giúp con người trong rất nhiều công việckhác nhau: từ những công việc bình thường như giữ nhà, bảo vệ, chăn gia súccho đến những công việc ngoài chiến trường thì chó được sử dụng để canh gác,trinh sát và theo dõi, chó cảnh sát để đuổi bắt hay truy tìm, chó thăm dò và cứu

hộ làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ Những công việc phức tạp, khó khăn nguyhiểm trong các lĩnh vực như nghiên cứu vũ trụ, y học, địa chất, thể thao… cũngkhông thiếu sự tham gia của những chú chó

Trong thời gian gần đây, số lượng thú cảnh đang tăng lên khá nhanh ở cảthành thị và nông thôn Đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay đang có xu hướng muốn cócho mình một người bạn là thú cưng Việc nhận nuôi một chú chó hoặc mèo manglại nhiều lợi ích cho không chỉ người nuôi mà còn nhiều lợi ích cho cộng đồng

Tuy nhiên vấn đề hiện nay là số lượng chó mắc các bệnh truyền nhiễmngày càng nhiều, làm thiệt hại đối với người nuôi chó là rất lớn Trong các bệnhthường gặp, hội chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu gây thiệt hại không nhỏ vềkinh tế cho những hộ nuôi chó Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng nôn

mửa, tiêu chảy ở chó như: Virus (Parvovirus, Care virus…), Ký sinh trùng (cầu trùng, giun móc )… Trong đó, bệnh Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Canine Parvovirus type 2 gây ra (CPV2) gây viêm dạ dày ruột, nôn mửa,

tiêu chảy ra máu Bệnh xảy ra nhiều trên chó con tuổi từ 6 – 12 tuần với hai thểbệnh hay gặp: Thể tim và thể tiêu hóa, bệnh tiến triển nhanh gây tỷ lệ chết rấtcao Gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế lẫn tinh thần cho chủ vật nuôi Nên

Trang 10

xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình

bệnh viêm ruột tiêu chảy truyền nhiễm do Parvovirus trên chó được khám

tại Pet Health Thái Nguyên”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Điều tra tình hình chó được mang đến khám và sử dụng dịch vụ tại PetHealth Thái Nguyên

- Khảo sát một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên chó tại Pet HeathThái Nguyên

- Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó

- Các triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy

- Kết quả thử nghiêm của 2 phác đồ điều trị chó mắc bệnh Parvovirus.

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Bệnh Parvovirus trên chó

Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây ra với đặc điểm tiêu chảy phân lẫn

máu, giảm số lượng bạch cầu, tỷ lệ tử vong cao trên chó con Đây là bệnh cơ hội đãgây những tổn thất cho đàn chó ở phần lớn các quốc gia trên toàn thế giới

Chủng Parvovirus Canine chỉ gây nhiễm cho họ chó: Chó nhà, chó sói, chó

có lông bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm vớibệnh, thông thường hầu hết các con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắcbệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ 6-12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự giảmdần kháng thể mẹ truyền Bệnh có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ mắc bệnh có thểlên đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50-100%

2.1.2 Căn bệnh

Theo , nguyên nhân gây bệnh Parvovirus ở chó là do một loại virus thuộc: Họ: Parvoviridae

Giống: Parvovirus

Loài: Canine Parvovirus type 2.

Các đặc tính sinh học của Parvovirus

Hình thái và cấu trúc

Là một ADN virus không có vỏ bọc, có đường kính 20 nm, 32 capsomers

Sức đề kháng với môi trường bên ngoài

Trang 12

Parvovirus đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài Trong phân thì

virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng Nó đề kháng với tác độngcủa esther, chloroforme, acid và nhiệt độ (560C trong vòng 30 phút)

Đặc tính nuôi cấy của virus

Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào (CPF) trên tếbào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lympho của chó trong thời kỳcai sữa

Đặc tính kháng nguyên

Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế

phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa huyết thanh Kháng thể ứcchế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba saukhi nhiễm Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học Phảnứng trung hòa huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm

Khả năng miễn dịch

Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giákháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ lênrất cao Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc 9 - 12tuần Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra có thể

cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.

Miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng bệnh Những kháng thểnày sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 - 10 tuần tuổi, lúc này chó con sẽ dễ bịmắc bệnh nhất

Trang 13

Mùa vụ

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường thấy vào mùa hè khi thời tiết nóng,

ẩm mưa nhiều Trong điều kiện thời tiết nắng nóng ẩm khả năng thải nhiệt củachó kém do tuyến mồ hôi ít phát triển Chính vì vậy chúng ta thấy chó há miệng,

lè lưỡi, thở rất nhiều để tăng cường thải nhiệt cho cơ thể Thời tiết nóng ẩmchính là điều kiện bất lợi cho quá trình điều tiết thân nhiệt của chó Ngoài ramưa nhiều làm mầm bệnh phát tán nhanh Đây là nguyên nhân mà bệnh pháttriển mạnh vào mùa hè

Đường xâm nhập và cách lây lan

Parvovirus là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của loài chó, lây lan nhanh và

tỷ lệ chết cao, đặc biệt là đối với chó non Bệnh lây trực tiếp từ chó ốm sang chókhỏe hoặc qua phân thải có virus phát tán trong môi trường qua các nhân tốtrung gian truyền lây: Dụng cụ chăn nuôi, chim chóc, gậm nhấm, côn trùng ruồinhặng mang mầm bệnh từ phân gây nhiễm cho chó khỏe từ ổ dịch tới các nơikhác Thậm chí các phương tiện giao thông: Vết lốp xe, giày dép có dính phânchó bệnh hoặc bàn tay tiếp xúc của con người từ chó ốm cho chó khỏe cũng cóthể làm lây lan bệnh Bệnh đặc biệt nghiêm trọng đối với những con chó khôngđược bảo vệ bởi các kháng thể từ mẹ hoặc tiêm phòng

Trang 14

xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễndịch Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột, bào mònnhung mao ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.

Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnhtích trên cơ tim và gây ra bệnh dạng tim mạch

2.1.5 Triệu chứng

Thời gian nung bệnh khoảng 5-7 ngày Bệnh thường biểu hiện ở 3 dạngchủ yếu như sau:

Dạng điển hình (viêm dạ dày ruột xuất huyết)

Đây là dạng phổ biến nhất, thường mắc ở chó 6 đến 12 tuần tuổi

Virus gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột, chúng phân chiatrong các tế bào biểu mô ruột, gây hoại tử, viêm loét bong tróc các tế nào niêmmạc, làm xuất huyết vì thế gây hiện tượng tiêu chảy ra máu Niêm mạc thườngtheo phân ra ngoài, hợp lại với các chất khác tạo nên một mùi hôi tanh khó chịu

Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng thứ cấp khi các vi khuẩn

đường ruột như Salmonella, E.coli, coronavirus, C perfringens, Campylobacter

và các ký sinh trùng khác có thể xâm nhập vào mạch máu nhiều hơn qua nhữngvùng niêm mạc bị bong tróc, từ đó tạo nên quá trình nhiễm trùng thứ cấp

Thể này thường có thời gian nung bệnh từ 3 - 4 ngày Tình trạng bỏ ăn,mệt lả, nôn mửa, 24 giờ sau bắt đầu tiêu chảy có máu Ngày thứ tư và thứ nămcủa tiến trình bệnh thì phân có màu xám đỏ

Huyết học: Chó bị bệnh thường bị mất nước trầm trọng, tăng thân nhiệt(50%), giảm thiểu lượng bạch cầu (60 – 70% tổng số các trường hợp), chủ yếugiảm bạch cầu trung tính và tế bào lympho đôi khi còn ít hơn 400 – 500 bạchcầu/ mm3 trong những trường hợp nghiêm trọng

Thể quá cấp tính: Con vật chết sau 3 ngày do trụy tim mạch

Thể cấp tính: Chết sau 5 – 6 ngày do hạ huyết áp và do tác động bộinhiễm của vi khuẩn

Trang 15

Tỷ lệ tử vong cao trên chó từ 6 – 10 tuần tuổi, chó đã qua 5 ngày mắcbệnh thì thường có kết quả điều trị khả quan.

 Dạng viêm cơ tim

Dạng này hay gặp ở chó con 4 – 8 tuần tuổi

Thể này ít phổ biến hơn thể đường ruột

Bệnh thường rất nặng, chó bị suy tim cấp do virus tấn công gây hoại tử cơtim Con vật thường chưa biểu hiện triệu chứng gì đã lăn ra chết đột ngột do suy

hô hấp trong thời gian ngắn vì phổi bị phù Do những biến đổi về bệnh tích ởvan tim và cơ tim, từ đó xuất hiện những tạp âm ở tim hay những biến đổi vềđiện tim đồ

Những trường hợp khác có thể thấy chó biểu hiện thiếu máu nặng, niêmmạc nhợt nhạt, nhão Lớp mỡ vàng và cơ tim có xuất huyết, chó chết nhanh từ 1– 2 ngày

Chó con tồn tại được sẽ có sẹo trong cơ tim Thể bệnh này có thể hoặckhông đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng của thể đường ruột Tuy nhiên thểnày bây giờ đã hiếm trên thế giới

Gan có thể sưng, túi mật căng

Trong thể cơ tim thường thấy thủy thũng ở phổi và viêm cơ tim

Bệnh tích vi thể

Trang 16

Ruột: Hoại tử biểu mô tuyến Lieberkuhn, toàn bộ nhung mao ruột bị bào mòn.

Cơ quan lympho: Hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong mảnhpayer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạtbạch huyết ở lách

Dạng tim: viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề

2.1.7 Chẩn đoán

 Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán bệnh trước tiên phải khám lâm sàng, dựa vào các triệu chứng

và yếu tố dịch tễ của bệnh: Mức độ gây nhiễm lớn; triệu chứng lâm sàng phầnlớn chó nhiễm bệnh có biểu hiện viêm ruột xuất huyết; Sốt kéo dài từ khi phátbệnh đến khi chó bị ỉa chảy nặng; nôn mửa, ủ rũ, bỏ ăn; đi ỉa chảy, phân thốinhững ngày sau đó phân có màu hồng hoặc có lẫn máu tươi, có lần cả niêm mạcruột và chất keo nhầy, mùi tanh rất đặc trưng Sau đó chó hôn mê, mất nước vàsút cân nhanh

Chết do ỉa chảy mất nước, mất cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố hoặcnhiễm trùng thứ phát

Tỷ lệ tử vong cao (trên 50%)

Chất chứa virus: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất là phân Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây viêm ruột khác trên chó:

Viêm ruột do Coronavirus: Bệnh lây lan rất rộng nhưng không nguy

hiểm nhiều cho chó bệnh, tiêu chảy từ 6 – 14 ngày, con vật mất nước, tỷ lệ tửvong thấp

Viêm ruột do Rotavirus: Bệnh gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh chưa

được biết một cách rõ ràng

Viêm ruột trong bệnh Care: Chó bệnh có triệu chứng hô hấp và thần kinh

đặc trưng, thường sốt cao trong nhiều ngày (40 – 410C), viêm phổi, viêm ruột (hiếm khi có máu tươi), có thể gặp nhiều những nốt sài, mụn mủ ở vùng da ít lông

Viêm dạ dày ruột trong bệnh do Leprospira gây ra: Tiến trình bệnh xảy ra

Trang 17

nhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết.

Ngoài ra còn gặp các trường hợp viêm ruột ỉa chảy do ký sinh trùng (cầutrùng trên chó, giun lươn, giun đũa, giun móc )

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Tìm virus trong phân: Có thể thực hiên nuôi cấy trên môi trường tế bào

nhưng thời gian lâu dài và tốn kém Cần lưu ý rằng sự tiêm chủng vaxcinvirus nhược độc dẫn đến bài virus trong 4 – 10 ngày, tuy yếu nhưng sự bàithải này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả

Chẩn đoán huyết thanh học:

Trên thực tế người ta thường dùng test ELISA để chẩn đoán Phương phápELISA có thể thực hiện ở ngày đầu tiên của bệnh cho đến 3 hoặc 4 ngày sau đó Cácphương pháp ELISA có thể là âm tính giả nếu chạy quá sớm trong quá trình bệnh Trênthực tế người ta thường dùng test ELISA để chẩn đoán

Chẩn đoán bằng test CPV Ag (One - step Canine Parvovirus Antigen Test): Dùng test thử CPV (Canine Parvovirus One – step Test Kit ) Phương pháp

này được tiến hành sau khi chẩn đoán lâm sàng kết luận chó nghi mắc bệnh

Trang 18

khi được thu thập cần làm xét nghiệm ngay Trong trường hợp cần thiết có thể bảoquản ở 2 - 80 C trong vòng 24 giờ Tuy nhiên, trước khi tiến hành xét nghiệm, cầnnâng nhiệt độ của mẫu bệnh phẩm lên nhiệt độ phòng (22 - 250 C).

Đưa bông tăm chứa bệnh phẩm vào lọ chứa 1ml dung dịch chất pha loãng,khuấy động tròn que trong chất pha loãng Nhỏ 3 - 4 giọt dung dịch chứa mẫu vàovùng S của thiết bị xét nghiệm sau đó đọc kết quả xét nghiệm trong vòng 5-10 phút

Nếu xuất hiện cả hai vạch ở điểm C và T thì kết quả dương tính Ngượclại, nếu chỉ xuất hiện một vạch tại điểm C thì phản ứng âm tính Trong trườnghợp không xuất hiện vạch nào thì sẽ phải làm lại xét nghiệm vì vạch C là vạchđối chứng giúp cho việc đánh giá quy trình tiến hành Vạch này luôn luôn xuấthiện khi qui trình và các thuốc thử trong kít chẩn đoán đạt yêu cầu kỹ thuật Nếuvạch C không xuất hiện chính tỏ có sai sót trong quá trình tiến hành xét nghiệmhoặc thuốc thử không đạt yêu cầu

Hiện nay trên thị trường đã ra mắt những test đôi, test ba tức là cùng 1 test

ta có thể kiểm tra được 2 hay 3 bệnh cùng một lúc: CPV+ CDP, CPV+ CCV+giardia Ag

 Phương pháp mổ khám:

Khi virus vào trong cơ thể sẽ theo đường máu tới các cơ quan bộ phận vàgây tổn thương các cơ quan đó Dựa trên cơ sở đó những ca bệnh chết không xácđịnh được nguyên nhân có thể mổ khám quan sát bệnh tích đại thể chẩn đoán bệnh

Tiến hành:

Những con chết nghi do mắc bệnh Parvovirus sẽ được mổ khám để quan

sát bệnh tích đại thể Các bệnh tích đặc trưng của bệnh bao gồm: Lách biếndạng, hạch màng treo ruột xuất huyết, ruột xung huyết hay xuất huyết thành ruộtnon mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, niêm mạc ruột bong tróc Gan

có thể sưng, túi mật căng Trong trường hợp mổ khám quan sát thấy các bệnh

tích đặc trưng như trên có thể chẩn nghi con vật nhiễm Parvovirus Để chẩn

đoán được chính xác chúng ta cần tiến hành phương pháp hóa mô miễn dịch

Trang 19

2.1.8 Phòng bệnh

 Phòng bệnh bằng vệ sinh

Cần thực hiện đồng thời các việc sau:

Sử dụng các thuốc sát trùng chuồng trại

Thực hiên vệ sinh thú y: Giữ gìn thức ăn, nước uống và cơ thể của chóluôn luôn sạch sẽ

Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Nuôi cách ly những con khỏe mạnh với những con nghi mắc bệnh, đangmắc bệnh hoặc những con mới mua về

 Phòng bệnh bằng vaccine

Khó khăn lớn nhất trong việc phòng bằng vaccine là sự tồn tại của hàmlượng kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang ngay tại thời điểm mất kháng thểnày thì việc tiêm phòng sẽ trở lên rất có ý nghĩa Những chó con có đủ lượngkháng thể từ mẹ sẽ không đáp ứng đối với vaccine Có thể tiêm vaccine lần đầucho chó sớm hơn (từ 5-6 tuần tuổi) và tiêm 3 lần cách nhau 4 tuần để hoàn thành

miễn dịch cơ bản cho chó với các bệnh: Bệnh Care (Canine Distemper CDP), Bệnh Parvovirus (Canine Parvovirus-CPV), Bệnh Ho cũi chó (Kennel Cough), Bệnh Phó cúm (Parainfluenza-CPI) Với chó con không được bú sữa

Virus-đầu của mẹ cần bắt Virus-đầu tiêm vaccine ngay từ 3 tuần tuổi

Hiện nay ở Việt Nam có phổ biến các loại vaccine như sau:

+ Tiêm vaccine 5 bệnh để phòng: Viêm gan, Parvovirus, Care, phó cúm, ho

cũi Đối với mũi đầu tiên cho chó 6 tuần tuổi

Tiêm vaccine 7 bệnh để phòng: Viêm gan, Parvovirus, Care, phó cúm, ho cũi, Leptospira, Coronavirus Cho 2 mũi tiếp theo.

Tiêm nhắc lại mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 3 tuần đến 4 tuần Nhắc lạimũi thứ 3 cách mũi thứ hai 4 tuần Các năm sau đó tiêm nhắc lại, mỗi năm tiêm

1 lần

Chú ý: Những con chó còn có đủ lượng kháng thể sẽ không có đáp ứng

đối với vacxin

Trang 20

Cho đến khi chó đủ 3 tháng tuổi trở lên cho đi tiêm phòng vaccine dạiđịnh kỳ hằng năm

2.1.9 Điều trị

Trên thế giới hiện nay chưa có thuốc đặc trị để loại bỏ virus nên việc điềutrị chỉ mang tính giảm triệu chứng, hỗ trợ đề kháng cho con vật bệnh và phòngtrị nhiễm trùng thứ cấp Mục đích cuối cùng của điều trị bệnh này là giúp convật sống một thời gian đủ để cơ thể của nó tạo ra một phản ứng miễn dịch Tỷ lệsống còn phụ thuộc vào sự chẩn đoán đúng và nhanh chóng được điều trị

Nguyên tắc của việc điều trị là chống nôn, chống mất nước,trợ sức trợ lựcngăn ngừa sự bội nhiễm của vi khuẩn

Sử dụng kết hợp các biện pháp sau:

Truyền dịch nhằm bù đắp lại lượng nước mất do nôn mửa, tiêu chảy vàtùy theo biểu hiện lâm sàng (nếp gấp ở da, hốc mắt trũng sâu) và sinh học(hematocrite, protein ) Việc bù đắp lượng nước phải có tính hệ thống vàthường truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đường dưới da Dung dịch này gồmnước sinh lý mặn để điều chỉnh lượng nước mất ngoại tế bào và nước sinh lýngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng và protein Việc bù đắp nướcphải đầy đủ, ít nhất 40 – 60 ml nước/ kg thể trọng Các nhà khoa học khuyếncáo dùng dung dịch Ringer hay dung dịch gồm nước sinh lý mặn (1/3) và nướcsinh lý ngọt (2/3)

Chống nôn: Sử dụng thuốc có tác dụng cầm nôn như primpera,atropin.

Chống vi khuẩn bội nhiễm: Sử dụng các loại kháng sinh

Phương pháp trợ sức: Dùng vitamin B, vitamin C, vitaminK

Bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột: Dùng Phosphalugel và Actapulgite

Ngoài ra cần kết hợp với chống shock do mất máu và chăm sóc đúng cáchthì sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn Nhưng nếu chăm sóc không hợp lý, chó sẽ chếtrất nhanh (môi trường dưỡng bệnh không tốt, không thắp đèn giữ ấm, tắm khicon vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định)

Sự thành công trong điều trị bệnh này phần lớn là do sức sống, sức chống

Trang 21

chọi với bệnh tật của con vật.

2.2 Một số đặc điểm sinh lý của chó

2.2.1 Thân nhiệt (°C)

Thân nhiệt của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt vàthải nhiệt Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâmđiều tiết nhiệt nằm ở hành não

Khi quá trình sinh nhiệt bằng quá trình thải nhiệt thì thân nhiệt sẽ khôngthay đổi, khi sinh nhiệt lớn hơn thải nhiệt thì thân nhiệt tăng, ngược lại sinhnhiệt nhỏ hơn thải nhiệt thì thân nhiệt giảm Hai quá trình này hoạt động songsong và đối lập nhau Cơ chế điều hòa thân nhiệt thông qua các phản ứng hóahọc vật lý và sự điều tiết của thần kinh và thể dịch

Sự điều tiết hóa học là điều tiết cường độ trao đối chất Mùa đông trao đổichất tăng để sinh nhiệt Mùa hè, trao đổi chất giảm để thải nhiệt Bởi vậy thânnhiệt được điều tiết ổn định

Sự điều tiết vật lý được biểu hiện bởi sự co giãn bề mặt da Khi nhiệt độmôi trường tăng da giãn làm tăng quá trình bốc hơi nước dẫn đến sự tỏa nhiệttăng Khi nhiệt độ môi trường giảm thì da co lại, mạch máu ngoài da co lại dẫnđến giảm lượng máu đến da làm giảm tỏa nhiệt Ở gia súc điều tiết thân nhiệt cóthể còn bằng nhiều cách khác như: Mùa hè một số loài gia súc phải thay lông đểtăng tỏa nhiệt, mùa đông lông gia súc mọc dầy, rậm, dài hơn nhằm giữ nhiệt.Ngoài ra tăng tần số hô hấp sự bốc hơi nước của các tuyến mồ hôi cũng đóng vàitrò quan trọng trong điều tiết thân nhiệt

Ở chó, mùa hè khi nhiệt độ môi trường tăng cao chó thường lè lưỡi ra đểthở và liếm lông để giúp cho sự tỏa nhiệt bởi chó không có tuyến mồ hôi Khinhiệt độ môi trường giảm thì điều tiết vật lý trước Chó tìm nơi ấm để nằm, nằmcuộn tròn hay tăng vận động để tăng cường thải nhiệt để giữ ấm cho cơ thể, saumới đến điều tiết hóa học thông qua các quá trình chuyển hóa vật chất Ngoài ratuyến giáp, vỏ thượng thận cũng tham gia vào sự điều tiết thân nhiệt thông qua

Trang 22

cơ chế điều tiết thần kinh thể dịch Khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ tác độngđến trung khu điều tiết ở vùng dưới đồi, rồi truyền lên vỏ não Từ vỏ não cáchưng phấn truyền theo thần kinh vận động đến cơ làm tăng hay giảm cường độtrao đổi chất Mặt khác, từ vùng dưới đồi hưng phấn tác động lên thần kinhtrung ương và từ đó chi phối tuyến mồ hôi, sự co giãn da, ức chế hay kích thíchtuyến giáp, tuyến trên thượng thận tiết hormone tham gia điều tiết thân nhiệtthông qua sự tăng hay giảm trao đổi chất.

Trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt của chó là 37,5°C – 39°C Trongtrạng thái bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ bệnh.Ngoài ra thân nhiệt của chó còn thay đổi phụ thuộc vào tính biệt, tuổi, sự vậnđộng Chó cái thường có thân nhiệt cao hơn chó đực Chó con có thân nhiệt caohơn chó trưởng thành Khi vận động thân nhiệt của chó cao hơn bình thường.Giống chó cao sản có thân nhiệt cao hơn chó thấp sản Trong thời kì mang thaihoặc sau khi ăn thân nhiệt của chó cũng tăng hơn bình thường

Khi bị rối loạn cơ thể điều tiết nhiệt dẫn tới sự biến đổi bất biến, hậu quả là

bị mất cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt dẫn tới hai trạng tháikhác nhau là giảm thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt

Sự giảm thân nhiệt thường do mất máu, bị nhiễm lạnh, do một số hóa chấttác dụng, do giảm quá trình sinh nhiệt, sốc hoặc sau cơn kịch phát của bệnhnhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, trụy tim mạch, gặp trong các bệnh thần kinh bị ứcchế nặng như thủy thũng não

Sự tăng nhiệt độ thường gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trongcác trường hợp như bệnh cảm nắng, cảm nóng, các bệnh truyền nhiễm do vikhuẩn, virus, bệnh ký sinh trùng, gây trạng thái sốt cao

Ý nghĩa: Sự thay đổi thân nhiệt có thể biết con vật có sốt hay không Nếu

thân nhiệt tăng 1-2°C là sốt nhẹ Nếu thân nhiệt tăng 2-3°C là hiện tượng sốtcao Qua đó có thể sơ chẩn được nguyên nhân, tính chất và mức độ tiên lượng,đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu

Trang 23

2.2.2 Tần số hô hấp (lần/ phút)

Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy oxy và các chất dinh dưỡngtrực tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hóa ra môi trường đồngthời giữ vai trò điều tiết thân nhiệt

Tần số hô hấp là số lần thở ra hay hít vào trong một phút Ở mỗi loài gia súcđều có tần số hô hấp nhất định Tuy nhiên ở trạng thái bình thường tần số hô hấp cóthể thay đổi do tác động của cường độ trao đổi chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng tháisinh lý, nhiệt độ môi trường, khí hậu

Ở trạng thái sinh lý bình thường tần số hô hấp trung bình của chó là 10

-30 lần/ phút Chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/ phút Chó trưởng thành,giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/ phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20 -

30 lần/ phút Trạng thái sinh lý bình thường chó thở thể ngực

Ý nghĩa: Ở trạng thái bệnh lí tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lí.

Tần số hô hấp tăng trong những trường hợp bệnh làm thu hẹp diện tích hô hấp ởphổi, làm mất đàn tính ở phổi Những bệnh gây sốt cao nhất là những bệnhtruyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng, bệnh thiếu máu nặng Tần số hô hấpgiảm trong những bệnh: Hẹp thanh khí quản, ức chế thần kinh (viêm não, u não,xuất huyết não…), do trúng độc rối loạn chức năng thận, các trường hợp sắpchết Tùy từng giai đoạn sẽ có kiểu thở khác nhau: Biot, Kusman, nhanh nông

Ngoài ra những con mang thai hoặc sợ hãi cũng làm tần số hô hấp tăng lên

2.2.3 Tần số mạch đập (lần/ phút)

Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút) Khitim đập thì mõm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thểdùng tay hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếngtim Khi tim có bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mởrộng, thành mạch quản căng phồng Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự

co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập Dựavào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với nhịp

Trang 24

tim đập Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau Sựkhác nhau này cũng biểu hiện ơ từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt,thời điểm Nhịp độ mạch đập tương ứng với nhịp tim Tuy vậy tần số tim mạchcủa động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định

Ở trạng thái sinh lý bình thường:

Ý nghĩa: Qua việc bắt mạch có thể khám tim và tình trạng toàn thân của

cơ thể Tần số mạch tăng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, cáctrường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

M.J Studdert (1983) cho biết trong số những chó bị Parvovirus thì có tới80,0% cho trong vòng một năm tuổi Trong đó những chó bị bệnh trong vòngmột năm tuổi thì có tới 79% mắc bệnh ở chó dưới 6

Trong quá trình virus xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng huyết, virusđồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu sốlượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch (McCandlish I, 1999)

Theo D.M Houston (1996) cho biết tỷ lệ chó mắc Parvovirus cao nhất ởtháng 7 tháng 8 và tháng 9, tỷ lệ này cao gấp 3 lần so với các tháng trong năm

Trang 25

Theo A Pospischil và H Yamaho (2013) cho rằng ở chó Becgie Đức chómắc bệnh có tỷ lệ cao nhất vào các tháng 11 tháng 12 và tháng 1, trong khi đó tỷ

lệ mắc bệnh thấp nhất và tháng 7 tháng 8 và tháng 9

Theo Lobetti (2003) chó con có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chóchưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ liệu trình Người ta cũng biết rằng sựgiảm dần lượng kháng thể từ mẹ truyền sang cũng liên quan trực tiếp tới tốc độtăng trưởng của chó con Những chó con đẹp nhất, tăng trưởng tốt nhất thườngnhiễm bệnh đầu tiên (James M và cs, 2007)

Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh (Stanford 2000)

Theo các tác giả Hoa kỳ James M và cs (2007) viết trong cuốn sách "DogOwner's HomeVeterinary Handbook" có thể tiêm vaccine lần đầu cho chó sớmhơn từ 5 – 6 tuần tuổi và tiêm 3 lần cách nhau 4 tuần để hoàn thành miễn dịch cơbản cho chó với các bệnh: bệnh Care (Canine Distemper – CDP), bệnhParvovirus (Canine Parvovirus – CPV), bệnh ho cũi chó (Kennel Cough), bệnhPhó cúm (ParainfluenzaCPI), bệnh viêm gan truyền nhiễm (Cannine Adenovirustype 2) Với chó con không được bú sữa đầu mẹ cần bắt đầu tiêm vaccine ngay

từ 3 tuần tuổi

Theo Ling M và cs (2012) cho rằng những chó đã được tiêm vaccinetrong vòng một năm tuổi thì vẫn có thể bị Parvovirus nhưng với tỷ lệ rất thấp.Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng Nó đề khángvới tác động của Ete, Chloroforme, axit và nhiệt độ (56oC trong 30 phút)(Mochizuki M, San Gabriel M.C, 1993), (Taylor C.R và cs, 2002)

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Canine parvovirus (CPV) phát hiện vào cuối những năm 1970, được xácnhận là dịch lần ñầu tiên vào năm 1978 nhưng chỉ trong vòng một, hai năm sau

đó nó đã trở thành đại dịch của chó trên toàn thế giới (Nguyễn VănBiện, 2001)

Theo Đoàn Băng Tâm (1987) cho biết mầm bệnh trong tự nhiên xâm nhậpvào cơ thể động vật chủ yếu thông qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn và

Trang 26

virus gây bệnh ở chó là Parvovirus gây tiêu chảy cấp tính, phân nhiều nước, chósốt cao, nhanh chết Khi bệnh xảy ra thường lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao.Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường thấy vào thời tiết nóng ẩm mưa nhiều.

Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc ở nhiều ổ dịch xảy racùng một lúc (Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ 1996)

Theo Trần Minh Châu (1988) khoảng 80% số chó bị chết là do mắc bệnhviêm dạ dày, ruột cấp Chó con dưới 6 tháng tuổi khi mắc bệnh tỷ lệ chết rất cao(60 – 70%)

Theo Trần Thanh Phong (1996) bệnh do Parvovirus đã được ghi nhận lầnđầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp vụ và bệnh lây lan rộng rấtnhanh Chó con dưới 6 tháng tuổi khi mắc bệnh tỷ lệ chết rất cao (60 – 70%).Kháng sinh đưa vào qua đường miệng phải không được dùng trong trường hợpviêm dạ dày ruột cấp tính gây nôn mửa và xáo trộn hấp thu đường ruột, kết quả

sử dụng sẽ bấp bênh

Thường gặp ở chó 6-16 tuần tuổi, thể hiện một trạng thái bệnh rất nặng:tiêu chảy dữ dội, phân có máu, sụt huyết áp, loạn nhịp tim, mạch loạn và yếu,làm chết 100% chó bệnh sau 20-24 giờ (Nguyễn Quốc Doanh, Nguyễn Hữu Vũ,Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thu Thuỷ 2013)

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) vai trò của Parvovirus trong bệnh ỉachảy truyền nhiễm ở chó đã được nghiên cứu cách đây gần 20 năm qua ởHungary những nghiên cứu về bệnh ỉa chảy này ở chó đã đạt được nhiều thànhtựu ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ Ỉa chảy truyền nhiễm do virus là một bệnhphổ biến, rất nguy hiểm, gây chết hàng loạt cho chó con, đặc biệt là chó từ 1 – 6tháng tuổi rất hay mắc Ở chó trưởng thành, bệnh thường không gây chết nhưngchó thường mang và đào thải virus, đó là nguồn bệnh nguy hiểm Parvovirus đềkháng mạnh với môi trường bên ngoài, đề kháng với các dung môi hữu cơ, axít,kiềm (pH 3 – 9) (Phạm Hồng Sơn, 2008)

Ngày đăng: 20/07/2018, 12:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Phạm Sỹ Lăng và cs (2006). "Kỹ thuật nuôi chó và phòng chống bệnh cho chó." NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi chó và phòng chống bệnh chochó
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng và cs
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2006
5. Huỳnh Tấn Phát (2001). “Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do Parvovirus trong hội chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu trên chó tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lýdo Parvovirus trong hội chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu trên chó tại Thành phốHồ Chí Minh
Tác giả: Huỳnh Tấn Phát
Năm: 2001
6. Nguyễn Như Pho (2003). "Bệnh Parvovirus và Care trên chó." NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh Parvovirus và Care trên chó
Tác giả: Nguyễn Như Pho
Nhà XB: NXB NôngNghiệp
Năm: 2003
7. Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ (1996). “Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh truyền nhiễmchính trên chó
Tác giả: Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ
Năm: 1996
1. Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Lê Thanh Hải, Phạm Sỹ Lăng, Đào Hữu Thanh, Dương Công Thuận (1988), Bệnh thường thấy ở chó và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp Khác
2. Tô Dung và Xuân Dao (2006). "Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng bệnh thường gặp.&#34 Khác
3. Đỗ Hiệp (1994). "Chó cảnh - kỹ thuật nuôi dạy và biện pháp phòng trị bệnh&#34 Khác
8. Đoàn Băng Tâm (1987), Bệnh ở động vật nuôi, tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.TÀI LIỆU TIẾNG ANH Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w