1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vấn đề phát triển sản xuất hàng hóa ở xã phụ khánh, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ từ 2008 đến nay thực trạng và giải pháp

24 556 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 276 KB

Nội dung

Đi lên từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ sản xuất thấp lại trải quanhiều năm chiến tranh nên việc đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa càng cần thiếthơn bao giờ hết để nhằm nâng c

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, thực hiện Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nước ta đã và đang tiếp tụcđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn với phát triển kinh tế tri thức, đẩymạnh phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đó là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta, phù hợp với xu thế của các nướctrên thế giới và phù hợp với điều kiện nước ta

Đi lên từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ sản xuất thấp lại trải quanhiều năm chiến tranh nên việc đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa càng cần thiếthơn bao giờ hết để nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao sứccạnh tranh của hàng hoá, của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế

Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trongnhững năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Phụ Khánh, huyện HạHòa, tỉnh Phú Thọ đã đoàn kết thống nhất phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn

để phát triển kinh tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởngkinh tế năm sau cao hơn năm trước, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cónhiều chuyển biến rõ nét; dịch vụ được mở mang; giá trị sản xuất của có sự gia tăng

rõ rệt qua các năm, đời sống nhân dân được cải thiện, một số sản phẩm thế mạnhcủa địa phương được đầu tư, khai thác và phát huy, cơ sở hạ tầng ngày càng đượcnâng cấp Diện mạo nông thôn được đổi mới từng ngày

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn bộc lộ không ít những yếu kém,hạn chế: Kinh tế đã có bước phát triển nhưng chưa thực sự bứt phá, chưa khai tốttiềm năng lợi thế, sản phẩm hàng hoá còn đơn điệu, sức cạnh tranh chưa cao Do

vậy việc nghiên cứu đề tài “Vấn đề phát triển sản xuất hàng hóa ở xã Phụ Khánh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ từ 2008 đến nay Thực trạng và giải pháp” là thực sự

cần thiết, nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu góp phần thúc đẩy sản xuất hànghoá của địa phương phát triển

Trang 2

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phỏng vấn, hỏi chuyên gia, điều tra, phân tích, so sánh, tổnghợp, thống kê số liệu

5 Thời gian nghiên cứu:

Tiểu luận nghiên cứu vấn đề phát triển sản xuất hàng hóa ở xã Phụ Khánh,huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ từ năm 2008 đến nay

Thời gian: Từ ngày 10/10/2014 đến ngày 05/11/2014

6 Tài liệu tham khảo:

- GT Kinh tế chính trị Mac-Lênin, NXB chính trị - hành chính, HN - 2009

- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc từ Đại hội VI đến Đại hội XI

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2010-2015

- Các báo cáo tổng kết về tình hình KT- XH của xã từ 2008 - 2013

- Tài liệu thống kê của xã Phụ Khánh từ 2008 đến năm 2014

7 Kết cấu tiểu luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất hàng hóa

Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất hàng hóa ở xã Phụ Khánh, huyện HạHòa, tỉnh Phú Thọ

Chương III: Giải Pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở xã PhụKhánh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

B NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ SẢN XUẤT HÀNG

HÓA

1 Những cơ sở lý luận của Kinh tế - chính trị Mác - Lênin về sản xuất hàng hóa.

1.1 Khái niệm hàng hóa, sản xuất hàng hóa.

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của conngười và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán Hàng hóa có thể ở dạng hữu

Trang 3

hình như: Lương thực, thực phẩm, …hoặc ở dạng vô hình như những dịch vụ, vậntải, thương mại hay sự phục vụ của giáo viên, nghệ sỹ….

Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán Hay nói cách khác sảnxuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm làm ra không phải là

để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất trực tiếp ra nó mà để đápứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán

1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa và nó có thể thỏa

mãn nhu cầu nào đó của con người

Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định Chínhcông dụng đó làm cho nó có giá trị sử dụng Cơ sở của giá trị sử dụng của mỗi hànghóa là do những thuộc tính tự nhiên của thực thể hàng hóa đó quyết định Xã hộicàng tiến bộ, khoa học kỹ thuật, phân công lao động nói chung, lực lượng sản xuấtcàng phát triển thì số lượng sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị càng phongphú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.Vì sản xuất hàng hóa là sản xuất rasản phẩm để bán nên giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng chongười sản xuất trực tiếp mà cho người khác, cho xã hội Chính vì vậy giá trị sử dụngcủa hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội.Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnhviễn và là vật mang giá trị trao đổi

Giá trị của hàng hóa: Muốn tìm hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá

trị trao đổi Giá trị trao đổi của hàng hóa là quan hệ về số lượng là một tỷ lệ theo đómột giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị trao đổi loại khác Haophí lao động tạo ra giá trị hàng hoá Vậy giá trị là lao động xã hội của người sảnxuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá

Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thốngnhất, vừa mẫu thuẫn với nhau

Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tạitrong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa Nếuthiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa Mẫu thuẫngiữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất: Với tư cách là giá trị sử dụng thì hàng hóa không đồng nhất về

chất Nhưng ngược lại, với tư cách là là giá trị các hàng hóa lại đồng nhất về chất,đều là kết tinh động nhất về chất, đều là “ Kết tinh của lao động mà thôi”, hay là laođộng đã được vật hóa

Thứ hai, Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa,

nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau cả về mặt không gian và thờigian: Giá trị được thực hiện trước - trong lĩnh vực lưu thông còn giá trị sử dụng

Trang 4

dược thể hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng Do đó nếu giá trị của hàng hóa khôngthực hiện được, tức hàng hóa không bán được, thì giá trị sử dụng của nó khôngđược thực hiện

1.3 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa

Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự

chuyên môn hoa sản xuất, phân chia lao động xã hội vào các ngành, các lĩnh vựcsản xuất khác nhau

Phân công lao động xã hội làm cho mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất mộthoặc một vài sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống lại đòi hỏi họ phải

có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó họ cần đến sản phẩm của nhau bằng cáchtrao đổi với nhau Mặt khác nhờ có phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sảnxuất làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm được sản xuất ra ngày càngnhiều và trao đổi sản phẩm ngày cùng phổ biến

Như vậy phân công lao động xã hội là cơ sở là tiền đề của sản xuất hàng hóa.Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất trao đổi hàng hóa ngày càng

mở rộng hơn, đa dạng hơn

Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất Sự

tách biệt này do quan hệ sở hữu khác nhau và sự phát triển ở mức độ xã hội hóa ởmức độ khác nhau của sở hữu về tư liệu sản xuất nhất định Do đó sản phẩm làm rathuộc quyền sở hứu hoặc chi phối của họ, người này muốn tiêu dùng sản phẩm laođộng của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa.Trong chế độhiện đại thì sự tách biệt này diễn ra với nhiều hình thức khác nhau

Sự tác biệt gữa quyền sở hữu và quyền sử dụng về tư liệu sản xuất cũng quyđịnh sự tách biệt tương đối Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa.Thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa

1.4 Những ưu thế của sản xuất hàng hóa

Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội,

chuyên môn hoá sản xuất, do đó nó khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội kỹthuật của từng người, từng cơ sở cũng như của từng vùng, từng địa phương của cácquốc gia khác nhau

Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới

hạn mà nó còn được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và ngồn lực xã hội Điều đólại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuậtvào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển

Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác dộng của những quy luật vốn có

của sản xuất và trao đổi hàng hóa như quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh…buộc

Trang 5

người sản xuất phải luôn luôn năng động, nhạy bén tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp

lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế

Thứ tư: Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho đời sống vật chất văn hóa, tinh

thần cũng được nâng cao phong phú đa dạng

Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt tráicủa nó như phân hóa những người ản xuất thành kẻ giầu, người nghèo, tiềm ẩnnhững khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội…

1.5 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: vừa mạng tínhchất là lao động cụ thể, vừa mạng tính chất là lao động trừu tượng

Thứ nhất: Lao động cụ thể: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình

thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định

Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động và kết quảlao động riêng Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khácnhau Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa

Thứ hai: Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi

đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó hay chính là sự tiêu phí sức lao động nóichung của người sản xuất hàng hóa

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa Giá trị của hàng hóa là laođộng xã hội trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Đóchính là mặt chất của giá trị hàng hóa

Lao động cụ thể và lao động trừu tượng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn vớinhau Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ chúng là hai mặt của cùng một lao động sảnxuất hàng hóa Mặt mâu thuẫn thể hiện với tư cách là lao động cụ thể, lao động sảnxuất của một người sản xuất hàng hóa đã tạo ra một giá trị sử dụng với số lượng vàchất lượng nhất định cho xã hội Nhưng với tư cách là lao động trừu tượng sự haophí sức lao động của người sản xuất hàng hóa có thể không phù hợp so với mức phílao động của xã hội

Mâu thuẫn có bản của nền sản xuất hàng hóa - mâu thuẫn giữa lao động tưnhân và lao động xã hội còn được thể hiện ở mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và laođộng trừu tượng Những mâu thuẫn đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa vừa vận độngphát triển và tiềm ẩn khả năng khủng hoảng kinh tế

1.6 Lượng giá trị của hàng hóa, những yếu tố ảnh hưởng

Thời gian lao động cần thiết: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội, trừutượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Lượng giá trị của hànghóa phải được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết

Trang 6

“Thời gian lao động cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra mộtgiá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, vớimột trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xãhội đó” Thông thường thời gian lao động xã hội gần sát với thời gian lao động cábiệt của người sản xuất hàng hóa nào, mà cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thịtrường.

Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

Một là: Năng suất lao động là năng lực của người lao động Nó được đo bằng

số lượng sản phẩm đã sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gianlao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Năng suất lao động tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất

ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống hoặc cũng trong thời gian lao động như vậy,nhưng khối lượng hàng hóa tăng lên Do đó khi tăng năng suất lao động thì lượnggiá trị của một hàng hóa giảm

Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ khéo léo,trung bình của người lao động, mức độ phát triển khoa học công nghệ và ứng dụngnhững thành tựu đó vào sản xuất

Hai là: Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương lao

động trong một đơn vị thời gian Nó cho thấy mức độ nặng nhọc hay căng thẳng củalao động Cường độ lao động tăng lên là mức độ hao phí lao động trong một đơn vịthời gian tăng lên, nhưng số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên Do đó lượng giátrị của một đơn vị sản phẩm không thay đổi

Ba là: Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng khác nhau đến số

lượng giá trị hàng hóa Theo mức độ phức tap của lao động có thể chia lao độngthành lao động giản đơn và lao động phức tạp

Lao động giản đơn là bất cứ người lao động bình thường nào không cần trảiqua đào tạo cũng có thể thực hiện được Lao động phức tạp đòi hỏi phải được đàotạo huấn luyện thành chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được

Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao độngphức tạp đều được quy thànhlao động đơn giản trung bình Tỷ lệ quy đỏi được tiến hành một cách tự phát saulưng những người sản xuất hàng hóa, thông qua cạnh tranh, quan hệ cung cầu mà tựxác định trên thị trường

Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội,trừu tượng, giản đơn trung bình của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hànghóa, giá trị là quan hệ xã hội ẩn chứa, kết tinh trong hàng hóa Còn lượng giá trị củamột hàng hóa là thời gian lao động cần thiết của người sản xuất hàng hóa kết tinhtrong hàng hóa đó

Trang 7

Những kiến thức lý luận về sản xuất hàng hoá trên đây là cơ sở, căn cứ quantrọng để Đảng ta đề ra chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế hàng hoá ở nước tatrong giai đoạn hiện nay.

2 Quan điểm của Đảng ta về phát triển sản xuất hàng hóa, kinh tế hàng hóa

2.1 Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI:

Nhiều văn kiện của Đảng của Đảng đã nêu vấn đề phát triển đúng đắn quan

hệ hàng hóa tiền tệ, nhưng thực tế mới là phát triển một nền kinh tế hiện vật có traođổi sản phẩm Quan hệ hàng- tiền chưa thực sự được tạo điều kiện thuận lợi để pháttriển; thị trường chưa được mở rộng

2.2 Từ đại hội Đảng VI đến nay:

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Đảng ta đã phê phán cơ chế bao cấptập trung quan liêu bao cấp chưa chú ý đến quan hệ hàng hóa- tiền tệ và hiệu quảkinh tế Chưa tạo được động lực cho nền kinh tế, do vậy đã làm cho nền kinh tế tăngtrưởng chậm, sản xuất đình trệ, suy thoái

Đến hội nghị trung ương sáu khóa VI (năm 1989) tư duy kinh tế hàng hóathực sự được hình thành

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định: Sản xuất hànghóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minhnhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và

cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định nền kinh tế nước

ta trong thười kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là nền “kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa” Thực chất vẫn là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước Đại hội Đảng toànquốc lần thứ X đã khẳng định rõ hơn mô hình kinh tế thị trường, thực chất là nềnkinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao ở nước ta, đồng thời tiếp tục khẳng định

rõ chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Đại hội lần thứ XI của Đảng: Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăngtrưởng và cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững; huy động và sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực; Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa Phát triển kinh tế, sản xuất hàng hoá trên cơ sở cạnh tranh lànhmạnh giữa các thành phần kinh tế Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và cácloại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế hàng hoá của Đảng ta là căn

cứ quan trọng để nước ta, các địa phương đề ra mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tếhàng hoá đảm bảo hiệu quả và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 8

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở XÃ PHỤ KHÁNH

HUYỆN HẠ HÒA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2008 ĐẾN NAY

1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất ở xã Phụ Khánh huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.

1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên:

Phụ Khánh lã xã miền núi nằm ở Phía bắc huyện Hạ Hòa, Phía tây giáp xãLệnh Khanh, Phía đông giáp với xã Gia Điền, phía Nam giáp với xã Y Sơn, phíaBắc giáp với xã Đại Phạm

Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên 1.407,8 ha, trong đó đất nông nghiệp

là 1.217,27 ha, đất phi nông nghiệp là 172,93 ha, đất chưa sử dụng 17,6 ha Địa hìnhchủ yếu là đồi núi cao trung bình từ 80 - 100m, xen kẽ giữa đồi núi là đất bằngnhưng độ phì nhiêu thấp, hay bị ngập úng Đất thích hợp cho các loại cây lâmnghiệp

Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng đồi trung du miền núi Nằm trongvùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè thời tiết nóng nực, mưa nhiều và ẩm ướt từtháng 4 đến tháng 9 Mùa đông thời tiết ít mưa và lạnh thường kéo dài từ tháng 10đến tháng 3 năm sau, gây ra các đợt rét đậm rét hại và hạn hán Có ảnh hưởngkhông nhỏ tới sản xuất hàng hóa của địa phương

1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

B1.Bảng thống kê tổng giá trị sản xuất từng năm

Năm Tổng giá trị sản xuất

Trang 9

giai đoạn 2005 – 2010 và 2010 - 2015.

Riêng 6 tháng đầu năm 2014 tổng giá trị sản xuất có mức tăng trưởng đáng

kể 37.232 triệu đồng tăng 21 % so với cùng kỳ năm 2013 Tốc độ tăng trưởng kinh

tế năm sau tăng hơn năm trước, đảm bảo mức thu nhập trung bình cho người dânkhoảng 20,5 triệu đồng/người/năm

- Cơ cấu kinh tế:

B2 Bảng tỷ trọng cơ cấu ngành các năm 2008 - 2013

Cơ cấu kinh tế theo vùng: Do địa hình xã được phân bố làm 3 vùng rõ rệt dovậy cơ cấu kinh tế cũng được chia ra làm ba vùng phù hợp với điều kiện tự nhiêncủa xã Vùng một là khu vực giáp ven sông đất đai màu mỡ phù hợp với phát triểncây lúa, cây hoa màu; vùng hai: khu vực giữa trung tâm của xã phù hợp với việcsản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; vùng ba là vùng đồi núi tiếp giáp xã Hàlương, Đại Phạm phù hợp với việc phát triển kinh tế đồi rừng

Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Tồn tại bốn thành phần kinh tế đó là:Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Trong những năm qua bốn thành phần kinh tế luôn phát triển một cách tích cực,hiệu quả, đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh tế địa phương; trong đó thànhphần kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển mạnh mẽ Thu nhập bình quân đầungười tăng lên nhanh: Năm 2008 là 6,75 triệu đồng /người/năm Năm 2013 là 18,7triệu đồng/người/năm Năm 2014 ước tính khoảng 20,5 triệu đồng/người/ năm

Dân số hiện nay có 927 hộ với 3507 nhân khẩu, trong đó nam là 1845 người,

nữ là 1662 người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,01% Số lao động trong độ tuổi là

2006 người, chiếm tỷ lệ 57,2% Số lao động được giải quyết việc làm mới là 69 laođộng Trong đó xuất khẩu lao động là 21 lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo là:18,15%, Cơ cấu lao động: Nông – lâm nghiệp: 64,8%, Công nghiệp – Tiểu thủ côngnghiệp 24,93%, Dịch vụ: 10,27% Dân số phân bố không đồng đều ở 10 khu dân cư,

Trang 10

trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn Nghề nghiệp của người dân trong xã chủ yếu

là làm nông nghiệp với thế mạnh là đất trồng rừng, đất trồng chè và chăn nuôi giasúc, gia cầm

Đảng bộ xã có 14 chi bộ với 200 đảng viên, trong đó có 10 chi bộ cơ sở và 4chi bộ cơ quan Cán bộ công chức xã được biên chế 21 chức danh

Về y tế, văn hóa, giáo dục: Trong những năm qua hoạt động y tế, văn hoágiáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục đượcduy trì và phát triển Trong xã có 3 trường học (1 trường Mầm non, 1 trường Tiểuhọc và 1 trường Trung học cơ sở) Trong đó trường Tiểu học đạt trường chuẩnQuốc gia mức độ 2, trường Trung học cơ sở và trường Mầm non được xây dựngkiên cố, đủ phòng học và trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, đặc biệt là côngtác phổ cập giáo dục cho trẻ Mầm non 5 tuổi Công tác khám chữa bệnh, chăm sócsức khoẻ cho nhân dân được thực hiện có hiệu quả, toàn xã có 1 trạm y tế được xâydựng kiên cố, được đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnhban đầu cho người dân

1.3 Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa ở xã Phụ Khánh huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.

* Thuận lợi: - Địa bàn xã nằm trong khu vực có giao thông đường sắt, đườngsông, đường bộ thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng

- Diện tích đất tự nhiên rộng, địa hình phù hợp cho việc phát triển kinh tếtheo vùng Dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động cao thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế hàng hoá của địa phương

- Đảng ủy, chính quyền xã Phụ Khánh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo sát sao của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Hạ Hòa trong phát triển kinh

tế hàng hoá Mặt khác Đảng ủy, chính quyền xã luôn quan tâm sâu sát tới việc pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, và quan tâm đặc biệt đến việc phát triển sản xuất hànghóa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân

* Khó khăn

- Giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trên thị trườngbiến đổi không ngừng, nhiều khi gây bất lợi cho sản xuất hàng hoá Nguồn điệnnăng thiếu hụt không đáp ứng đủ nhu cầu vận hành máy móc phục vụ sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Hậu quả thiên tai: Hạn hán, lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng đến năng suấtcây trồng

- Dân số phân bố không đồng đều, chưa tập trung Còn nhiều hộ ở cách xatrung tâm, chủ yếu tập trung ở những khu 135, giao thông đi lại khó khăn, trình độnhận thức của người dân hạn chế, khó khăn cho việc tuyên truyền, vận động, phổ

Trang 11

biến về khoa học kỹ thuật mới Mặc dù dân số trong độ tuổi lao động cao song trình

độ, tay nghề thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, không được đào tạo bài bản đãảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

2 Thực trạng sản xuất hàng hóa của địa phương:

2.1: Những kết quả đạt được

2.1.1 Sản xuất nông nghiệp:

Dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương, nhân dân trong

xã đã tập trung đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tích cựcthâm canh để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canhtác nhằm giảm giá thành, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi Chú trọng chăn nuôigia súc, gia cầm, các mô hình chăn nuôi theo quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học,

kỹ thuật, cung ứng, hỗ trợ về con giống đảm bảo chất lượng đã thúc đẩy chăn nuôiphát triển, sản lượng chăn nuôi được nâng lên rõ rệt

B3 Bảng thống kê giá trị sản xuất nông ngiệp

Năm Tổng giá trị sản xuất (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Nguồn: BC Thống kê của xã

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm có tăng nhưng chưa cao, Tuynhiên năm 2012 do tình hình thời tiết không thuận lợi, gây rất nhiều khó khăn chosản xuất nông nghiệp: Đầu năm hạn hán, tình hình sâu bệnh phát triển mạnh, giữanăm ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5 gây sạt lở đất, ngập lụt diện rộng, ảnh hưởngnhiều đến năng suất, sản lượng cây trồng Năm 2013 tốc độ tăng trưởng có bước độtphá do có thuận lợi về thời tiết và sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương

* Trồng trọt: Trồng trọt được xác định vẫn là một trong những lĩnh vực sản

xuất quan trọng của địa phương trong những năm qua Kết quả đạt được

B3.1 Bảng thống kê sản lượng cây trồng (từ 2008 – 2013)

Diện tích Năng suất Sản lượng Tăng Giảm

Trang 12

Nguồn: Báo cáo thống kê của xã Phụ Khánh

Ủy ban nhân dân xã tăng cường chỉ đạo các hoạt động phục vụ sản xuất nôngnghiệp: Cung ứng giống, vật tư, tiến hành các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại câytrồng; đặc biệt quan tâm đến hoạt động thủy lợi, đảm bảo nước tưới tiêu cho đồngruộng

Thường xuyên tổ chức các hội nghị, các buổi tập huấn chuyển giao khoa học

kỹ thuật cho bà con nông dân Do chỉ đạo tốt kế hoạch nên đã tạo bước đột phátrong sản xuất nông nghiệp, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo an ninhlương thực

* Cây lúa: Từ bảng thông kê trên ta thấy, diện tích cấy lúa các năm không có

sự biến đổi lớn, tuy nhiên năng suất lúa có sự nâng lên rõ rệt từ 45 tạ/ha năm 2008lên 54 tạ/ha năm 2013, sản lượng lúa tăng nhanh

Có được kết quả đó là nhờ có sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về côngtác phát triển kinh tế, chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng giống lúa mới chonăng suất cao vào sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực

Tuy nhiên năm 2008 và năm 2012 năng suất vẫn tăng, song tổng sản lượnglúa giảm do chịu tác động của thiện tai, bão, lũ lụt gây ập úng mất nhiều diện tíchlúa sắp đến thời kỳ thu hoạch Sản lượng lúa ngoài việc đảm bảo an ninh lương thựctại xã, còn chủ yếu bán ra các xã lân cận, cung cấp lương thực cho khu vực thị trấn

Hạ Hòa, góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu về lương thực cho nhân dân các địaphương trong huyện

Ngày đăng: 19/07/2018, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w