ĐIỀU TRA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG GIỎ TREO VÀ ỨNG DỤNG BỐ TRÍ GIỎ TREO TRANG TRÍ NỘI - NGOẠI THẤT TRONG NHÀ PHỐ TẠI TP. HỒ CHÍ MINHĐIỀU TRA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG GIỎ TREO VÀ ỨNG DỤNG BỐ TRÍ GIỎ TREO TRANG TRÍ NỘI - NGOẠI THẤT TRONG NHÀ PHỐ TẠI TP. HỒ CHÍ MINHĐIỀU TRA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG GIỎ TREO VÀ ỨNG DỤNG BỐ TRÍ GIỎ TREO TRANG TRÍ NỘI - NGOẠI THẤT TRONG NHÀ PHỐ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************
NGUYỄN NGỌC KHÁNH
ĐIỀU TRA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG GIỎ TREO
VÀ ỨNG DỤNG BỐ TRÍ GIỎ TREO TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT TRONG NHÀ PHỐ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2009
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************
NGUYỄN NGỌC KHÁNH
ĐIỀU TRA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG GIỎ TREO
VÀ ỨNG DỤNG BỐ TRÍ GIỎ TREO TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT TRONG NHÀ PHỐ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
-Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : Th.S TÔN NỮ GIA ÁI
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009
Trang 3MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING NONG LAM UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY
****************
NGUYEN NGOC KHANH
INVESTIGATING ORNAMENTAL PLANT FOR HANGING BASKET AND APPLYING HANGING BASKET TO INTERIOR AND EXTERIOR DECORATION IN HO CHI
Trang 4XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập : NGUYỄN NGỌC KHÁNH
Tên luận văn: “ĐIỀU TRA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG GIỎ TREO
VÀ ỨNG DỤNG BỐ TRÍ GIỎ TREO TRANG TRÍ NỘI -NGOẠI THẤT
TRONG NHÀ PHỐ TẠI TP HỒ CHÍ MINH”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng đề cương và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
Giáo viên hướng dẫn
Th.S Tôn Nữ Gia Ái
Các ý kiến nhận xét,đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ đã sinh thành, chăm sóc và nuôi dưỡng con nên người, các thành viên trong gia đình đã giúp đỡ con rất nhiều trong cuộc sống
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Tôn Nữ Gia Ái đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp
Tôi xin cảm ơn các bạn bè gần xa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tp Hồ Chí Minh, ngày 10/7/2009 Nguyễn Ngọc Khánh
Trang 6TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra một số loài cây trồng trong giỏ treo và ứng dụng bố trí giỏ treo trang trí nội - ngoại thất trong nhà phố tại TP Hồ Chí Minh” được thực hiện tại các vựa, cửa hàng hoa kiểng, nhà vườn ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 22/02/2009 đến 20/06/2009
Kết quả thu được:
1 Điều tra, định danh được 66 loài cây xanh hoa kiểng thường trồng trong giỏ treo Riêng họ Phong lan thống kê được 6 chi phổ biến Có thể nói rằng họ Phong lan là một họ thực vật được trồng trong giỏ treo nhiều nhất, giống loài cũng phong phú đa dạng nhất Tuy nhiên do giới hạn của đề tài không đi sâu vào phân loại phong lan nên luận văn chỉ đưa ra 6 chi phổ biến nhất
2 Mô tả đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của các loài này
3 Thống kê thành phần các loài đã điều tra theo họ thực vật
4 Các ứng dụng bố trí giỏ treo trang trí nội - ngoại thất nhà phố tại TP
Hồ Chí Minh
Trang 7SUMARY
The thesis “Investigating ornamental plant for hanging basket and applying hanging basket to interior and exterior decoration in Ho Chi Minh city” had been done from February to July 2009 in Ho Chi Minh city
Results of the thesis:
1 Investigating, enumerating 66 species of ornamental plant for hanging
basket Especially, there are 6 common species of orchid Orchid is the favorite group for hanging basket Although the author did not classified species of orchid in detail but listed 6 common species
2 Discribing characteristics of ornamental plant
3 Listing ornamental plant in groups
4 Proposing hanging basket in interior and exterior decoration in HCM city
Trang 8MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa i
Lời cảm ơn iv
Tóm tắt v
Mục lục vii
Danh sách các chữ viết tắt xi
Danh sách các bảng xi
Danh sách các hình xiI 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 TỔNG QUAN 3
2.1 Công năng của giỏ treo 3
2.2 Những đặc tính của các chủng loại cây phù hợp trồng trong giỏ treo và cách chăm sóc những giỏ cây treo 9
2.2.1 Đặc tính của các chủng loại cây thường được trồng trong giỏ treo 9
2.2.2 Chăm sóc giỏ cây treo 10
2.3 Tình hình sử dụng giỏ treo tại các quán café, nhà phố ở TP HCM 11
3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 15
3.2 Nội dung nghiên cứu 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Phương pháp điều tra 15
3.3.1.1 Phạm vi điều tra 15
3.3.1.2 Địa điểm điều tra 15
3.3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu 16
Trang 93.3.3 Phương pháp tổng hợp số liệu 17
3.4 Giới hạn của đề tài 17
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Mô tả hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và định danh một số giống hoa, cây cảnh trồng trong giỏ treo 18
4.1.1 Lan Cattleya 20
4.1.2 Lan Dendrobium 20
4.1.3 Lan vũ nữ 20
4.1.4 Lan hồ điệp 21
4.1.5 Lan Vanda 21
4.1.6 Mokara 21
4.1.7 Ấm kiếm 22
4.1.8 Cẩm cù 22
4.1.9 Dệu bò vằn 23
4.1.10 Cao cẳng vằn 23
4.1.11 Cẳng gà trắng 24
4.1.12 Mẫu tử 24
4.1.13 Nắp ấm 25
4.1.14 Trầu bà 25
4.1.15 Ổ phụng 25
4.1.16 Dạ yên thảo 26
4.1.17 Kim ngư 26
4.1.18 Thường xuân 26
4.1.19 Dương xỉ lá nhuyển 27
4.1.20 Sơn liễu 27
4.1.21 Trầu bà lổ 27
4.1.22 Dương xỉ 28
4.1.23 Trầu bà lá vàng 28
4.1.24 Thu hải đường đỏ 28
Trang 104.1.25 Thu hải đường cánh kép 29
4.1.26 Thiên nga 29
4.1.27 Tràn ngọc hạt 29
4.1.28 Râu rồng tua 30
4.1.29 Lá gấm 30
4.1.30 Sống đời 30
4.1.31 Trạng nguyên tây 31
4.1.32 Bóng nước 31
4.1.33 Đuôi công xanh 31
4.1.34 Bướm đêm 32
4.1.35 Ổ rồng 32
4.1.36 Lẻ bạn 32
4.1.37 Tía tô cảnh 33
4.1.38 Tróc bạc 33
4.1.39 Đuôi chồn 34
4.1.40 Rau má lá sen 34
4.1.41 Trường sinh mốc 34
4.1.42 Hồng anh huyết 35
4.1.43 Dừa cạn 35
4.1.44 Thiên môn đông 35
4.1.45 Thanh tú 36
4.1.46 Liễu tường 36
4.1.47 Tóc thần vệ nữ 36
4.1.48 Chuỗi ngọc vàng 37
4.1.49 Hạt bí nhỏ 37
4.1.50 Con sò 37
4.1.51 Bạch tuyết mai 38
4.1.52 Ngọc nữ 38
4.1.53 Càng cua cảnh 39
Trang 114.1.54 Lá măng 39
4.1.55 Phu lệ bò 40
4.1.56 Quyển bá trường sinh 40
4.1.57 Kim thất 40
4.1.58 Dứa nhỏ 41
4.1.59 Gấm long phụng 41
4.1.60 Son môi đỏ 41
4.1.61 Thằn lằn núi 42
4.1.62 Lan tim 42
4.1.63 Đô la 42
4.1.64 Gạc nai 43
4.1.65 Không khí 43
4.1.66 Châu ngọc thảo 43
4.1.67 Cá vàng 44
4.1.68 Kim thủy tùng 44
4.1.69 Thài lài tía 45
4.1.70 Bông giấy 45
4.1.71 Tróc bạc vằn 46
4.1.72 Ngọc thạch 46
4.2 Thống kê các loại cây được trồng trong giỏ treo 47
4.3 Các loại giỏ, chậu treo 50
4.3.1 Phân loại giỏ, chậu treo 50
4.3.2 Nhận xét về các loại giỏ, chậu treo 52
4.3.3 Đề xuất 55
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2 Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 65
Trang 12DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CQ&KTHV: Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên
ĐHNL: Đại học Nông Lâm
NXB: Nhà xuất bản
STT: Số thứ tự
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG Bảng 4.1 Thành phần các loài cây phân theo họ thực vật (không bao gồm
những cây thuộc họ Phong lan- Orchidaceae) 47
Bảng 4.2 Tỉ lệ các loại giỏ treo được sử dụng hiện nay 52
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1 Những giỏ treo trang trí tường, bên dưới giếng trời 4
Hình 2.2 Giỏ treo trang trí cầu thang, làm mềm những khung sắt 4
Hình 2.3 Một cách trang trí ràng rào ban công bắt mắt 4
Hình 2.4 Một số cách phối kết cây, hoa trong giỏ treo đẹp 5
Hình 2.5 Giỏ treo tạo điểm nhấn cho hàng hiên 6
Hình 2.6 Những chậu hoa được treo lên cửa sổ 6
Hình 2.7 Giỏ hoa được treo lên cột đèn trong sân vườn, công viên, lề đường 6
Hình 2.8 Những giỏ hoa được treo trên một dụng cụ móc 6
Hình 2.9 Một loại giá treo bằng kim loại được hết sức cầu kỳ và tinh tế 7
Hình 2.10 Chậu treo tường bằng khung kim loại có lớp lót xơ dừa 7
Hình 2.11 Một tiểu cảnh hoa treo 7
Hình 2.12 Tường bên hông nhà rực rỡ nhờ treo những giỏ hoa 7
Hình 2.13 Một cách trang trí hành lang bằng giỏ treo 8
Hình 2.14 Những giò phong lan sẽ đẹp hơn nhiều khi được lồng vô những chiếc chậu xinh xắn treo trên tường 8
Hình 2.15 Ban công nhà treo đầy những giỏ hoa 8
Hình 2.16 Giỏ treo trên hàng rào 8
Hình 2.17 Dây leo thường xuân có cành nhánh rũ, vươn dài,mềm mại 9
Hình 2.18 Cây ổ phụng - một loại cây lưu niên được đặt trong giỏ treo 9
Hình 2.19 Ống tưới nhỏ giọt 11
Hình 2.20 Chậu hoa quá lớn so với cửa sổ 12
Hình 2.21 Một cách treo tạp nham gây phản cảm 12
Hình 2.22 Giỏ treo bằng nhựa tương phản với không gian dân dã 13
Hình 2.23 Chậu treo phù hợp với không gian cổ xưa của quán 13
Hình 2.24 Một cách sử dụng giỏ treo làm đẹp không gian kiến trúc hiện đại 14
Trang 14Hình 4.1 Biểu đồ tỉ lệ các loài cây được trồng trong giỏ treo
phân theo họ thực vật 49
Hình 4.2 Chậu có dây treo 50
Hình 4.3 Chậu áp tường 50
Hình 4.4 Chậu gắn lên thành balcon, hàng rào 50
Hình 4.5 Chậu khung có lớp lót 51
Hình 4.6 Chậu bằng gốm 51
Hình 4.7 Chậu bằng sợi tự nhiên 51
Hình 4.8 Chậu bằng nhựa 51
Hình 4.9 Chậu kim loại 51
Hình 4.10 Chậu xi măng 51
Hình 4.11 Chậu gỗ 51
Hình 4.12 Chậu gáo dừa 51
Hình 4.13 Biểu đồ tỉ lệ hình thức các loại chậu được sử dụng hiện nay 52
Hình 4.14 Các chậu làm bằng sợi tự nhiên có kiểu dáng đặc sắc 54
Hình 4.15 Giỏ treo cà chua bi 55
Hình 4.16 Các loại gia vị như ngò, húng quế, được trồng trong giỏ treo 55
Hình 4.17 Giỏ treo trong nội thất 56
Hình 4.18 Chậu cây xanh trong nhà 56
Hình 4.19 Một số cách phối kết hoa trong giỏ treo đạt hiệu quả thẩm mỹ 56
Hình 4.20 Giỏ hoa treo trang trí cột đèn 57
Hình 4.21 Tiểu cảnh bằng giỏ hoa 57
Hình 4.22 Giỏ treo trang trí trên cầu 57
Hình 4.23 Tường bên hông nhà sẽ bớt nắng và đẹp lên nhiều nhờ treo giỏ hoa 57 Hình 4.24 Cây môn kiểng trồng thủy sinh trong giỏ treo thủy tinh 58
Hình 4.25 Trúc nhật trồng thủy sinh 58
Hình 4.26 Các chậu cá mini treo tường 59
Hình 4.27 Một số hình ảnh về giỏ treo mặt nạ 60
Trang 15Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, cũng là lúc con người
có nhiều nhu cầu về thư giãn, giải trí Sau một ngày làm việc mệt nhọc, còn gì thú
vị hơn là trở về với ngôi nhà thân yêu, được thư giãn ngắm nhìn các loài cây, hoa cảnh trong khu vườn của mình, tự tay chăm sóc, cắt tỉa chúng Chính vì thế mà hiện nay con người đã chú trọng hơn đến vấn đề mảng xanh trong nhà Nếu nhà có diện tích đất rộng thì dành một khoảng cho sân vườn, còn diện tích nhỏ như nhà phố, chung cư thì cũng nên đặt vài chậu cây để tăng cường mảng xanh
Bên cạnh việc trồng cây, đặt chậu dưới đất, cho dây leo bám lên tường, hàng rào,… thì treo những giỏ cây, hoa xinh xắn ở những không gian trên cao cũng đem lại nhiều sự thú vị không kém trong thiết kế sân vườn, cũng như trong việc đưa cây xanh vào trang trí nội thất Những giỏ treo có một công dụng đặc biệt trong trang trí cảnh quan Nó thật sự đem lại nhiều điều mới mẻ trong việc thiết kế Ở những nơi như hàng hiên, ban công, hành lanh, cửa sổ, lối đi, hay thậm chí trong nhà,…thường rất khó thiết kế mảng xanh nên rất khô khan Vì thế giỏ treo được sử dụng để trang trí, tạo điểm nhấn, sự sinh động màu sắc cho những không gian vốn đơn điệu này Treo những giỏ hoa lên những giá đỡ, khung giàn hoặc cột đèn hay thậm chí là treo lên cành cây thân gỗ trong vườn… đều làm cho khu vườn thêm sinh động, hấp dẫn
Để làm cơ sở cho việc định danh các loài cây thích hợp trồng giỏ treo, làm
tài liệu ứng dụng trong thiết kế, trang trí nội - ngoại thất thì đề tài “Điều tra một số
loài cây trồng trong giỏ treo và ứng dụng bố trí giỏ treo trang trí nôi ngoại thất trong nhà phố tại TP Hồ Chí Minh” được thực hiện Qua đó có thể đưa ra một
Trang 16cái nhìn tổng quát về các loài cây được trồng trong giỏ treo nói chung và đặc biệt là các loài cây được trồng trong giỏ treo ở TP Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như đề xuất thêm một số mô hình trồng và trang trí chậu treo đẹp, lạ mắt
Trang 17Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Công năng của giỏ treo
Ngoài những tác dụng thiết yếu của một cây xanh như cải thiện khí hậu, thanh lọc không khí,công dụng trong kỹ thuật học môi sinh,…thì trồng cây trong giỏ treo chủ yếu mang lại những lợi ích về thẩm mỹ
Những khu vực như hành lang thường có những mảng tường với một chiều dài và chiều rộng khá lớn, nếu xây bồn trồng cây xanh hay đặt chậu thì cũng không sao “lấp” hết những mảng tường phía trên, mà cách này lại làm um tùm lối đi Còn như hàng rào cầu thang hay ban công thì thường làm bằng gỗ hoặc kim loại cứng nhắc, nếu cho dây leo bám lên thì hơi um tùm, làm mất tầm nhìn Chính vì thế cách treo hoặc móc những giỏ cây vào tường, thành ban công chính là giải pháp tối ưu nhất
Giỏ treo còn làm đẹp cho khu vườn, có thể treo chúng vào những nhánh cây xanh lớn, hoặc tạo một tiểu cảnh bằng cắm những thanh kim loại hay gỗ xuống đất
và treo nhửng giỏ hoa lên theo một ý tưởng, một chủ đề nào đó
Ngoài ra còn có thể treo những giỏ hoa lên giàn hoa Chúng sẽ phối hợp cùng với dây leo trên giàn tạo thành một khung cảnh đẹp
Việc treo những giỏ hoa sẽ làm sáng đẹp hơn cho những hàng hiên, ban công, hành lang, cửa sổ hoặc một khoảng tường trống
Trang 18
Hình 2.1 Những giỏ treo được sử dụng Hình 2.2 Giỏ treo được sử dụng trang
trang trí tường, bên dưới giếng trời trí cầu thang, làm mềm những khung
sắt cứng nhắc
Hình 2.3 Một cách trang trí ràng rào ban công bắt mắt
Trang 19Những kiểu dáng phong phú, đa dạng từ việc phối hợp những giỏ treo và cây trồng, chọn loại cây, chậu như thế nào để phù hợp với nơi cần trang trí (tránh tình trạng cây lớn – chậu nhỏ hoặc ngược lại) Những kiểu dáng độc đáo và kích thước giỏ treo phù hợp với loại cây trồng không những tốt cho sự sinh trưởng của cây mà còn tạo ra hiệu quả đặc biệt cho khu vườn Đồng thời kích thước giỏ treo cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khu vườn, nếu chậu quá lớn sẽ gây thô kệch hoặc nhỏ quá
sẽ làm mất cân đối khu vườn
Ngay cả việc phối kết nhiều cây với nhau cũng tạo nên một giỏ treo đặc sắc
Để trồng nhiều loại cây vào giỏ cần lưu ý những loại cây thuộc các giống khác nhau thì có độ cao và tốc độ mọc khác nhau Những cây cao hơn thì trồng vào giữa, các cây thân thảo thấp trồng bên ngoài, gần mép chậu Nên kết hợp các cây có nhiều màu sắc khác nhau để tạo nên một tác phẩm giỏ treo pha trộn đẹp mắt
Công dụng đầu tiên phải kể đến của giỏ treo là dùng để trang trí những mảng không gian trống như tường, hàng hiên, hành lang Tuy nhiên nhiều nhà làm vườn
đã sáng tạo ra rất nhiều cách trang trí giỏ treo sáng tạo như: treo lên cột điện, trang trí trên hàng rào, làm tiểu cảnh, treo lên trụ móc, Ngay cả kiểu dáng, dụng cụ để treo, móc những giỏ cây cũng hết sức phong phú và đa dạng
Hình 2.4 Một số cách phối kết cây, hoa trong giỏ treo đẹp
Trang 20
Hình 2.5 Giỏ hoa treo tạo Hình 2.6 Những chậu hoa được treo
điểm nhấn cho hàng hiên lên cửa sổ
Hình 2.7 Giỏ hoa treo trên cột đèn Hình 2.8 Những giỏ hoa được treo
trong sân vườn, công viên, lề đường… trên một dụng cụ móc
Trang 21
Hình 2.9 Một loại giá treo bằng kim loại Hình 2.10 Chậu treo tường bằng
được làm hết sức cầu kỳ và tinh tế khung kim loại có lớp lót xơ dừa
Hình 2.11 Một tiểu cảnh Hình 2.12 Tường bên hông nhà rực rỡ nhờ treo
hoa treo những giỏ hoa
Trang 22
Hình 2.13 Một cách trang trí hành lang Hình 2.14 Những giò phong lan được
bằng giỏ treo lồng vô những chiếc chậu xinh xắn
Hình 2.15 Ban công nhà treo đầy Hình 2.16 Giỏ treo trên hàng rào
những giỏ hoa
Trang 232.2 Những đặc tính của các chủng loại cây phù hợp trồng trong giỏ treo và cách chăm sóc những giỏ cây treo
2.2.1 Đặc tính của các chủng loại cây thường được trồng trong giỏ treo
Khác với các cây trồng ngoài đất, cây trồng trong giỏ treo phải nhỏ, mềm, nhẹ và không chiếm diện tích nhiều Những cây trồng trong giỏ treo chủ yếu là cây thân thảo
Đối với các loài cây bụi lớn, thân gỗ mà trồng trong giỏ treo thì phải có biện pháp kiềm hãm sự sinh trưởng của nó lại như thường xuyên cắt tỉa và hạn chế bón đạm cho nó
Những loài cây thường được sử dụng để trồng trong chậu treo là những cây
có thân vươn dài, mọc bò, leo hay mọc rủ, xõa vừa làm cảnh nhờ có hoa đẹp, vừa có
lá và thân vươn mềm mại, sinh động
Không như những cây leo ngoài trời, cây treo trong nhà đòi hỏi phải có lá dày, hoa bền đẹp và kích thước vừa phải, mọc không quá nhanh Những loài này còn mới đối với nước ta nhưng lại là những cây rất có triển vọng do nhu cầu cây treo trang trí nội thất ngày càng cao
Hình 2.17 Dây leo thường xuân có cành Hình 2.18 Cây ổ phụng - một loại
nhánh rũ, vươn dài,mềm mại cây lưu niên được đặt trong giỏ treo
Trang 242.2.2 Chăm sóc giỏ cây treo
Cây trồng trong giỏ treo có thời gian sử dụng khá ngăn, dễ mọc bò lan um tùm và bựa bộn Vì vậy phải thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa, bón phân cho chúng
Cần lưu ý trọng lượng của giỏ cây khi treo nó lên giá, móc; cần đảm bảo dây
và móc treo thật chắc, tránh tình trạng giỏ cây rớt bể gây tai nạn (đặc biệt là với những loại giỏ khá nặng như gốm, kim loại, xi măng, )
Bên cạnh đó cũng cần chú ý nơi treo giỏ là nắng nhiều, hay nửa bóng, hay bóng hoàn toàn để có thể lựa chọn loại cây và chế đô chăm sóc thích hợp
Sau khi đã nén chặt đất trong giỏ, dùng một cây đũa đâm nhiều lỗ nhỏ trên mặt đất làm cho lớp đất tiếp xúc nhiều với không khí, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển
Những giỏ treo thường được đặt ở nơi cao ráo, vì thế chúng bốc hơi nước khá nhanh, rất mau khô nước, cây dễ bị héo rủ hơn các cây trồng trong chậu để dưới mặt đất, dưới sàn Việc tưới nước cho giỏ cây cũng gặp nhiều khó khăn hơn vì chúng ở trên cao, thường thì người ta phải lấy giỏ treo xuống để tưới nước Còn nếu tưới chậu ở trên cao phải lưu ý đến lượng nước tưới vì nếu tưới dư nước sẽ làm giỏ cây bị rỉ nước từ những lỗ thoát nước xuống bên dưới gây mất thẩm mỹ, lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho rêu bám vào giỏ Vì thế nên dùng một lượng nước vừa đủ, tránh
để nước tràn lan Ngoài ra nên đặt một lớp sỏi nhỏ dưới đáy chậu để cây thoát nước
dễ dàng
Sau đây là một số cách để giúp cho những giỏ treo giữ nước tốt hơn:
-Để giữ ẩm cho giỏ treo được tốt hơn trong quá trình trộn đất bỏ vào chậu có thể trộn một ít mút giữ nước (như mút cắm hoa, ) vào trong đó, chúng sẽ hút và giữ nước cho cây dùng lâu dài
- Sử dụng một vòi nhỏ tưới nhẹ nhàng vào chậu, sao cho nước không làm giập lá,cánh hoa Đồng thời tưới nhẹ như thế sẽ làm cho đất dễ hấp thu nước hơn
- Nếu như đất trong giỏ treo quá khô vì lâu ngày chưa được tưới thì nên nhúng toàn bộ giỏ vào trong chậu nước trong ít phút để nó đủ ướt, sau đó đem treo giỏ cây
Trang 25đến một nơi mát mẻ giúp chúng mau phục hồi sức lại Còn nếu chỉ có lớp đất mặt bị
khô thì chỉ nên tưới nhẹ lên đó
- Những giỏ cây ở trên cao sẽ gặp khó khăn
trong việc tưới nước, bón phân để đảm bảo chúng
được khỏe mạnh Vì thế nên chăm quan sát chậu để
nhận biết những thay đổi còn không có thể sử dụng
ống tưới nhỏ giọt cắm sâu vào đất trong chậu Có thể
pha loãng thêm phân bón vào trong nước đặt trong
ống này
Khi giỏ treo được đặt ở một vị trí quá cao thì có thể
dùng hệ thống ròng rọc để lấy chậu xuống dễ dàng,
khi đó việc tưới, chăm sóc cây sẽ nhẹ nhàng hơn Hình 2.19 Ống tưới nhỏ giọt 2.3 Tình hình sử dụng giỏ treo tại các quán café, nhà phố ở TP HCM
Một trong những nhu cầu của nhà ở, các quán café mới là cây cảnh trang trí
cho các vị trí cao trong phòng như các cửa sổ, khoảng tường, cầu thang Tuy nhiên
đa phần các chậu được treo để lấp không gian trống chứ chưa tạo được điểm nhấn
cũng như chưa phong phú
Chậu bằng nhựa vẫn được sử dụng nhiều nhất vì giá thành rẻ Các loại chậu
bằng vật liệu tự nhiên như chậu gáo dừa, sợi mây tre, xơ dừa …ít được sử dụng vì
giá thành còn cao.Ưu điểm của chúng là nhẹ và có kiểu dáng rất da dạng, màu sắc
phong phú, lại tạo được sự gần gũi với thiên nhiên Do đó có thể nói đây là một lựa
chọn tối ưu cho những không gian nhà phố, quán café có lối kiến trúc nghệ thuật,
phong cách trang trí độc đáo đặc sắc Trong tương lai, loại chậu này sẽ được ưa
chuộng nhiều
Các loài cây được sử dụng trong chậu treo chủ yếu là các loài lan như
dendrobium, hồ điệp, vũ nữ,…tuy nhiên những loài lan này chỉ ra hoa một thời gian
khoảng vài tháng, do vậy dường như chúng chỉ có giá trị trưng bày trong thời gian
này Sau đó phải đem chúng vào trong giàn lưới chăm sóc thì mới có khả năng trổ
hoa vào đợt sau
Trang 26Các loại hoa được ưa chuộng khi trồng trong giỏ treo là dạ yên thảo, dừa cạn,…vì hoa đẹp, màu sắc sặc sỡ, thân cây bò xõa ra thành bụi rất đẹp.Tuy nhiên nhược điểm là hoa mau tàn, vì thế thời gian chậu hoa rực rỡ kéo dài không lâu
Ngoài phong lan trong thời kỳ trổ hoa có thể trưng bày trong nhà ra thì phần lớn các loại còn lại đều phải trồng ngoài trời (tùy theo loại ưa sáng nhiều hay ít) Các loài thuộc họ Ráy (Araceae) có khả năng chịu bóng cao nên đặc biệt rất phù hợp treo trong nội thất, dưới giếng trời, cầu thang (ít ánh sáng)
Một số loài kiểng lá thường hay được sử dụng trong giỏ treo là lan tim, đô-la, hạt bí , hạt dưa, lan sò… vì chúng có lá đẹp quanh năm, lại dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thời gian sinh trưởng dài
Về cách treo, cách trang trí, trưng bày chậu treo trong nội-ngoại thất nhà phố cũng như các quán café thì còn nhiều điều phải bàn
Đa số các hiện nay việc treo chậu chỉ mang tính lấp chỗ trống chứ tính thẩm
mỹ chưa cao Nhìn chung cách sử dụng giỏ treo tại TP HCM vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được linh hoạt nên dẫn đến sự nhàm chán, đơn điệu cho sinh cảnh
Một số cách treo không những không làm đẹp được cho công trình kiến trúc
mà còn gây phản cảm, khó chịu cho người nhìn Ví dụ như một số nhà có kiểu dáng
cổ điển, xưa cũ lại treo chậu nhựa làm phá vỡ không gian kiến trúc,…
Hình 2.20 Chậu hoa quá lớn Hình 2.21 Một cách treo tạp nham gây phản cảm
Trang 28Hình 2.24 Một cách sử dụng giỏ treo làm đẹp không gian kiến trúc
hiện đại
Hình 2.25 Chậu áp tường trong nội thất một quán café
Trang 29Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG , PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát, định danh và tạo danh mục các loài cây trồng trong giỏ treo hiện
có ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất ứng dụng trang trí giỏ treo trong thiết kế cảnh quan nội và ngoại thất
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, điều tra và mô tả các loại cây trồng trong giỏ treo (hình dáng, màu sắc, đặc điểm sinh lý) có trên thị trường TP Hồ Chí Minh
- Khảo sát việc sử dụng vật liệu làm giỏ treo
- Đề xuất việc bố trí chậu cây treo ở nội, ngoại thất
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra
3.3.1.1 Phạm vi điều tra
Thời gian tiến hành điều tra các cây cây trồng trong chậu treo mới được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2009
3.3.1.2 Địa điểm điều tra
Tại thành phố Hồ Chí Minh, đề tại được điều tra thực hiện tại những khu vực chuyên mua bán cây cảnh như Làng hoa Gò Vấp (trên đường Phan Huy Ích, Phạm Văn Chiêu, Lê Đức Thọ và Lê Văn Thọ, ),một số vựa cây cảnh trên xa lộ Hà Nội,
Trang 30Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), đường Nguyễn Hữu Cảnh ( quận Bình Thạnh), đường Thành Thái (quận 10), đường Bình Long (Tân Kỳ-Tân Quý), đường Phan Xích Long, Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), đường Nguyễn Trãi (quận 5)…
3.3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu
-Thu thập số liệu sơ cấp:
Đi đến từng vựa cây,cửa hàng hoa cảnh đã nêu trên để chụp lại hình, ghi chép, mô tả các đặc điểm hình thái các giống cây được trồng trong chậu treo theo phiếu điều tra
Phỏng vấn nhà vườn, chủ tiệm hoa cảnh về đặc tính sinh lý của các loài cây này
-Thu thập số liệu thứ cấp:
Từ các sách về cây xanh - cây cảnh trong và ngoài nước, từ luận văn tốt nghiệp khóa trước có liên quan mà định danh tên Việt Nam, tên khoa học, các đặc điểm sinh lý như hình thái, màu sắc, sự sinh trường các loài cây đã điều tra
3.3.2 Phương pháp định danh loài mới: sử dụng phương pháp so sánh hình thái để định danh
Phương pháp so sánh hình thái nghiên cứu các cấu tạo bên ngoài của thực vật, so sánh các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, giữa các cá thể với nhau Dựa vào sự giống nhau và khác nhau của các bộ phận để sắp xếp vào các bậc phân loại Nhờ đó mà ta biết được mối quan hệ gần gũi với các taxon, có đủ những yếu tố chính để phân chia một tập hợp cá thể lớn thành những nhóm cá thể nhỏ hơn Khi phân loại cần tránh sự nhầm lẫn các đặc điểm thể hiện mối quan hệ thân cận Khi so sánh cần phải so sánh các cơ quan tương ứng (homlogues) với nhau chứ không so sánh giữa các cơ quan tương tự (analogues)
Phương pháp so sánh hình thái đòi hỏi ở người làm công tác phân loại phải
có kiến thức về phân loại thực vật sâu sắc, phân biệt chính xác khả năng sai khác trên đối tượng nghiên cứu
Các giống cây mới thu thập được sẽ được so sánh với các giống cây trong sách “Cây cảnh – hoa Việt Nam” của tác giả Trần Hợp (1993) và “Cây xanh hoa
Trang 31cảnh Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Hợp (1998) để xác định các giống cây đã được định danh và họ, chi của các giống cây chưa được định danh
Các loài chưa được định danh hoặc chỉ xác định được họ, chi tiếp tục được tra cứu ở quyển “Tropica color cyclopenia of exotic plant and trees” của tác giả
Alfred Byrd Graf hoặc các trang web như www.floraweb.nparks.gov.sg và
www.toptropicals.com
3.3.3 Phương pháp tổng hợp số liệu
- Tư liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phầm mềm Word, Excel
- Thành phần các giống cây được thống kê theo họ thực vật: định danh và mô
tả hình đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển
3.4 Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài chỉ trong 4 tháng nên chỉ nghiên cứu về những loại cây trồng trong giỏ treo tại những vựa cây cảnh, cửa hàng kinh doanh hoa kiểng nhất định tại một số quận trong TP Hồ Chí Minh
Đề tài không nhằm mục đích phân loại họ Phong lan (Orchidaceae) - họ này
có rất nhiều loài và được trồng trong giỏ treo khá nhiều - nên chỉ đưa ra những chi phổ biến nhất
Trang 32Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và định danh
một số giống hoa, cảnh trồng trong giỏ treo
Các kí hiệu đặc điểm hình thái, điều kiện sinh trưởng và ứng dụng bố trí nội – ngoại thất của các loài cây :
Hình thái cây
Dây leo: Cây bụi:
Cây gỗ: Thân xõa:
Nhu cầu chăm sóc của cây
Cần nhiều nước: Cần nước trung bình:
Cần ít nước: Cây ưu sáng:
Cây chịu bóng một phần: Cây chịu bóng hoàn toàn:
Cần được tưới phun sương:
Trang 33Ứng dụng và đặc điểm của cây
Cây có lá đẹp: Cây có hoa đẹp:
Cây có hương thơm: Cây nội thất:
Cây thủy sinh: Cây thu hút côn trùng:
Cây dược liệu:
Trang 344.1.1 Lan Cattleya
Cattleya sp
Họ Phong lan - Orchidaceae
Thuộc nhóm đa thân, một thân có 1 hoặc 2 lá Thân
giả hành Lá dày và cứng Mỗi thân có 1 hoặc 2 hoa,
trước khi ra hoa thân sẽ ra 1 lưỡi mèo (bao hoa) Lá
đơn màu xanh cứng chứa nhiều xơ Rễ khí sinh màu
trắng Hoa có nhiều màu sắc, có loại có hương thơm
4.1.2 Lan Dendrobium
Dendrobium sp
Họ Phong lan - Orchidaceae Cây đa thân, thân giả hành, lá màu xanh có bẹ ôm lấy thân Hoa mọc trên đỉnh hoặc nách lá gần đỉnh Rễ khí sinh màu trắng Hoa có nhiều màu sắc
4.1.3 Lan vũ nữ
Oncidium sp
Họ Phong lan - Orchidaceae
Thân giả hành, mọc thành bụi, thường có 2 lá dài
màu xanh trên giả hành Hoa mọc ở gốc, cành hoa
phân nhánh, hường là màu vàng, hồng, trắng Cây đa
thân Rễ khí sinh màu trắng
Trang 354.1.4 Lan hồ điệp
Phalaenopsis sp
Họ Phong lan - Orchidaceae
Nhóm đơn thân, không có giả hành Lá mập,
dày, mọng nước màu hay xanh pha
Họ Phong lan - Orchidaceae
Lá dài xếp xòe chồng lên nhau Rễ trần, phơi ra không khí, có rễ ở nách lá Hoa mọc ở nách lá, giữa thân Hoa nhiều màu sắc đẹp
4.1.6 Lan Mokara
Moraka.sp
Họ Phong lan - Orchidaceae
Được lai tạo từ Vanda nhưng cây
cao hơn do khoảng cách giữa lá xa
hơn Cánh thưa hơn, hoa nhỏ hơn
nhưng có nhiều cành 1 lúc Rễ thân
nhiều hơn Vanda
Trang 364.1.7 Ấm kiếm
Episcia cupreata var acajou H ort
Họ Tai voi - Gesneriaceae
Thân mọng có rễ và lông dọc theo các đốt, có
chồi dài Lá xếp sát nhau và tỏa tròn Phiến lá
dạng trái xoan, màu xanh bóng có đốn trắng
không đều, mặt dưới màu trắng, mép chia
thùy nông tròn Gân lá nổi rõ Cụm hoa trên
cuống chung dài, mang 1 - 2 hoa mọc ra từ
nách lá Cánh đài màu xanh có lông Cánh
tràng màu đỏ hợp thành ống dài, cong và loe ở
đỉnh, trên chia 2 môi, gồm 5 thùy gần bằng nhau, dạng tròn đều Hoa nở gần như quanh năm
4.1.8 Cẩm cù
Hoya carnosa R.Br
Họ Thiên lý - Asclepiadaceae
Thân cuốn dài phân nhánh nhiều, phủ
lông tơ, thân dài hàng mét Lá mọc
đối,mặt trên xanh đậm, mặt dưới hơi
xám, tròn ở gốc, tù hay nhọn ở đỉnh,
cuống đỏ đậm và đôi khi có tuyến,
phiến mập dày, dài 5-7 cm, rộng 2-3
cm Cụm hoa hình tán Cuống chung cứng màu tím dài 3-9 cm Hoa dày, mọng, hình sao, thơm, màu hồng nhạt hay tía Tràng phụ hình trái xoan, mặt trên lõm, mặt dưới phồng, mép cuộn xuống, đầu trong dựng đứng thành mũi nhọn
Trang 374.1.9 Dệu bò vằn, cẩm thạch
Alternanthera ficoidea
Họ Rau giền - Amaranthaceae
Cây thân cỏ nhiều năm, cành nhánh
nhiều, lá mọc sát nhau Lá nhỏ mọc đối
trên các đốt thân, dạng thuôn đều, gần
như không có cuống Phiến lá màu
xanh với riền mép loang lổ màu trắng,
mép lá thường uốn cong vào Cụm hoa
nhỏ, hình đầu màu trắng Quả bế có 1
hạt
4.1.10 Cao cẳng vằng
Ophiopogon intermedius D.Don var argenteo-marginatus Hort
Họ Cao cẳng - Convallariaceae
Gần như không có thân, sống lâu
năm Lá mọc dày đặc, tỏa tròn đều
sát đất, dạng giải hẹp, dài 40-60
cm, rộng 2 cm, màu xanh bóng đậm
với đường viền trắng ở mép lá
Phiến lá cong mềm rất đẹp Cụm
hoa nhỏ, hoa màu trắng hay hơi
lam Quả màu lam đến tím
Trang 38lông chim, 2-6 thùy mọc đối, đôi
một, không cuống, thùy cong răn reo,
đỉnh xẻ đôi, mép nhăn và gân nổi rõ,
Thân chồi mập, sống lâu năm, đẻ
nhánh nhiều thành bụi ngày một
dày Lá mọc sát đất, nhiều chồi
dạng thuôn, màu xanh có sọc và
viền mép trắng Phiến lá hẹp, dài
cả 2 đầu, màu xanh nhạt, cong
xuống Cụm hoa dài, cuống chung
cong ra ngoài mang hoa nhỏ và
chồi mầm ở đỉnh Chồi trưởng
thành có đầy đủ lá rễ Hoa nhỏ bé màu trắng, nhị vàng nổi lên cánh hoa Quả nang 3
Trang 394.1.13 Nắp ấm
Nepenthes mirabilis(Lour.) Druce
Họ Nắp ấm - Nepenthaceae
Thân cỏ leo khá cao 2-3 m Lá thuôn dài, dai, gân
giữ kéo dài thành tua cuốn, sau đó làm thành một
bình hình trụ thuôn tròn, có cánh nhỏ dọc và có nắp ở đỉnh điểm đốm nhỏ Cụm hoa chùm dày ở đỉnh,màu
hung xanh Quả nang thuôn dài
4.1.14 Trầu bà
Epipremnum aureum Nichols
Họ Ráy – Araceae Thân tròn mềm có nhiều rễ móc khí sinh, bò dài, hay thõng xuống Cây phân cành nhiều dài Lá đơn, dạng trái xoan rộng, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn Phiến dày, xanh đậm có đốm vàng, hay có màu vàng lục gân nổi rõ Cụm hoa bông mo có cuống chung ngắn Mo hình lòng thuyền, trục hoa dày mập dài bằng mo Hoa đơn tính cùng cụm hoa
4.1.15 Ổ phụng, rán tổ chim
Asplenium nidus
Họ Tổ chim - Aspleniaceae
Cây gần như không thân, sống phụ
trên các thân gỗ lớn Lá đơn mọc
vòng dày đặc sát gốc, dạng thuôn
dài mở rộng ở giữa, mũi nhọn ở
đỉnh, gân giữa rõ màu nâu đen, phiến lá màu xanh bóng Sinh sản bằng bào tử hình cầu màu nâu ở mặt sau lá
Trang 404.1.16 Dạ yên thảo, cà hoa
Petunia x hybrida Hort
Họ Cà - Solanaceae
Thân mềm đầy lông dính, ít phân cành Lá
mọc cách, hình trái xoan, mép nhăn nheo,
mềm, xanh bóng Hoa lớn, mọc đơn độc ở
nách lá Màu sắc từ trắng đến hồng, tím,
đỏ hay loang lỗ trên cùng một hoa Cánh
đài hợp ở gốc thường còn lại ở quả Cánh
tràng hợp thành ống, dạng loa kèn, gân thùy nổi rõ Quả nang 2 mảnh nhiều hạt
4.1.17 Kim ngư, Son môi cam
Aeschynanthus speciosus Hook.
Họ Tai voi - Gesneriaceae
4.1.18 Thường xuân
Hedera helixz var harold
Họ Nhân sâm - Araliaceae
Lá thường mọc sát nhau dày đặc, mọc
cách, hình tam giác rộng, nguyên hoặc
chia 3 thùy nông ở đầu lá và đầu thùy nhọn, gốc lá hơi hình tim Lá màu xanh đậm
cả 2 mặt, có viền mép màu trắng hay vàng nhạt Gân hình lông chim nổi rõ ở cả 2