BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH Họ và tên sinh viên : PHẠM THỊ NGUYỆT ÁNH Ngành : Thú Y Niên khóa : 20022007 Tháng 112007 i KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH Tác giả PHẠM THỊ NGUYỆT ÁNH Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VĂN PHÁT ThS. BÙI NGỌC THÚY LINH Tháng 11 năm 2007 ii LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Gia đình đã dạy dỗ và cho tôi ăn học nên người. ThS. Nguyễn Văn Phát, ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y và tất cả quý thầy cô đã truyền đạt, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Ban lãnh đạo và các anh chị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp tại chức thú y 19 đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. Phạm Thị Nguyệt Ánh iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh”. Thời gian khảo sát từ ngày 02042007 đến ngày 02082007 Chúng tôi tiến hành khảo sát 742 chó mang đến khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y, có 354 chó bị bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy chiếm tỷ lệ 47,71% trong đó: Có 3 loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa tiêu chảy là: ói mửa (20,62%), tiêu chảy (38,70%), ói mửa và tiêu chảy (40,68%). Chúng tôi đã theo dõi tổng số 742 chó theo 3 yếu tố: tuổi, giống, giới tính và ghi nhận kết quả cụ thể như sau: Lứa tuổi gồm: dưới 2 tháng tuổi (58,00%), từ 2 – 6 tháng tuổi (64,14 %), trên 6 – 12 tháng tuổi (58,62%), trên 12 tháng tuổi (26,24 %). Giống gồm: giống chó nội (53,90%), chó ngoại (44,44%). Giới tính: đực (50,50%), cái (44,48%). Có 8 nhóm nguyên nhân bệnh có triệu chứng ói mửa tiêu chảy: nghi bệnh Carré (21,47%), nghi bệnh do Parvovirus (14,97%), nghi bệnh do Leptospira (3,95%), nghi bệnh do vi khuẩn (20,06%), bệnh do trúng độc (0,85%), nghi bệnh do giun sán (32,20%), nghi bệnh Carré ghép giun sán (3,95%), nghi bệnh do Parvovirus ghép giun sán (2,54%). Hiệu quả điều trị: Tỷ lệ khỏi bệnh nghi Carré (68,42%), nghi bệnh do Parvovirus (56,60%), nghi bệnh do Leptospira (35,71%), bệnh do trúng độc (100%), nghi bệnh do vi khuẩn (87,32%), nghi bệnh giun sán (100%), nghi bệnh Carré ghép giun sán (57,14%), nghi bệnh do Parvovirus ghép giun sán (55,56%). iv MỤC LỤC Trang Trang tựa........................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Tóm tắt ........................................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................... iv Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii Danh sách các hình ......................................................................................................... ix Danh sách các biểu đồ và sơ đồ ....................................................................................... x Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 1.2. Mục đích ................................................................................................................... 2 1.3. Yêu cầu ..................................................................................................................... 2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3 2.1 Các chỉ tiêu sinh lý của chó ....................................................................................... 3 2.1.1 Một vài chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu chó ......................................................... 3 2.1.2 Thân nhiệt ............................................................................................................... 4 2.1.3 Nhịp thở .................................................................................................................. 4 2.1.4 Nhịp tim .................................................................................................................. 4 2.1.5 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai ................................................... 4 2.1.6 Chu kỳ lên giống .................................................................................................... 4 2.1.7 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa ...................................................................... 4 2.2 Phương pháp cố định chó .......................................................................................... 4 2.2.1 Khớp mõm .............................................................................................................. 4 2.2.2 Banh miệng ............................................................................................................. 4 2.2.3 Túm chặt gáy .......................................................................................................... 5 2.2.4 Buộc chó trên bàn mổ ............................................................................................. 5 2.3 Các phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó ............................................................... 5 2.3.1 Hỏi thăm bệnh sử .................................................................................................... 5 2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng ................................................................................................ 5 2.3.2.1 Khám chung ......................................................................................................... 5 v 2.3.2.2 Khám hệ tim mạch............................................................................................... 5 2.3.2.3 Khám hệ hô hấp ................................................................................................... 5 2.3.2.4 Khám hệ tiêu hóa ................................................................................................. 6 2.3.2.5 Khám hệ tiết niệu ................................................................................................. 6 2.3.2.6 Khám mắt, tai và phản xạ thần kinh .................................................................... 6 2.4 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ..................................................................................... 6 2.4.1 Kiểm tra máu .......................................................................................................... 6 2.4.2 Kiểm tra nước tiểu .................................................................................................. 6 2.4.3 Kiểm tra phân ......................................................................................................... 6 2.4.4 Các chẩn đoán đặc biệt khác .................................................................................. 7 2.5 Đặc điểm của nôn và tiêu chảy .................................................................................. 7 2.5.1 Nôn ......................................................................................................................... 7 2.5.2 Tiêu chảy ................................................................................................................ 7 2.7 Một số bệnh có triệu chứng ói mửa và tiêu chảy trên chó ........................................ 7 2.7.1 Bệnh do virus .......................................................................................................... 7 2.7.1.1 Bệnh Carré ........................................................................................................... 7 2.7.1.2 Bệnh do Parvovirus ........................................................................................... 11 2.7.1.3 Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó ............................................................... 14 2.7.1.4 Bệnh do Leptospira ........................................................................................... 17 2.7.2 Bệnh do vi khuẩn .................................................................................................. 19 2.7.2.1 Bệnh xuất huyết dạ dày ruột do nội độc tố của E.coli, độc tố đường ruột của Clostridium ............................................................................................................ 19 2.7.2.2 Bệnh viêm kết tràng do Salmonella spp ............................................................ 19 2.7.2.3 Bệnh viêm ruột do Campylobacter jejuni ......................................................... 20 2.7.3 Ngộ độc................................................................................................................. 20 2.7.4 BỆNH DO GIUN SÁN ........................................................................................ 21 2.7.4.1 Bệnh do giun đũa ............................................................................................... 21 2.7.4.2 Bệnh do giun móc .............................................................................................. 21 2.8. LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ .................................................... 22 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................... 23 3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ................................................................................ 23 vi 3.2 Đối tượng khảo sát ................................................................................................... 23 3.3 Dụng cụ khảo sát và vật liệu thí nghiệm ................................................................. 23 3.4. Nội dung khảo sát ................................................................................................... 23 3.5 Phương pháp khảo sát .............................................................................................. 24 3.5.1 Lập bệnh án .......................................................................................................... 24 3.5.2. Hỏi bệnh .............................................................................................................. 24 3.5.3. Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................................. 24 3.5.4. Chẩn đoán phi lâm sàng ...................................................................................... 24 3.5.5 Điều trị bệnh ......................................................................................................... 25 3.6. Các chỉ tiêu khảo sát và cách tính .......................................................................... 25 3.7 Xử lý số liệu ............................................................................................................ 26 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 27 4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy .................................................... 27 4.1.1 Tỷ lệ các loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy .... 28 4.1.2 Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi ........................................... 28 4.1.3 Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống ........................................ 30 4.1.4 Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính .................................... 31 4.1.5 Định hướng một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ............ 32 4.2 Nghi bệnh do virus .................................................................................................. 33 4.2.1 Nghi bệnh Carré ................................................................................................... 33 4.2.2 Nghi bệnh do Parvovirus ...................................................................................... 38 4.3 Nghi bệnh do giun sán ............................................................................................. 43 4.4 Ngộ độc.................................................................................................................... 45 4.5 Nghi bệnh do Leptospira ......................................................................................... 46 4.6 Bệnh ghép ................................................................................................................ 48 4.7. Nghi bệnh do vi khuẩn ........................................................................................... 49 4.8 Hiệu quả điều trị ...................................................................................................... 52 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 54 5.1 Kết luận .................................................................................................................... 54 5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 55 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 57 vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Một vài chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu chó ................................................. 3 Bảng 4.1: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy .......................................... 27 Bảng 4.2: Tỷ lệ các loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy ................................................................................................................ 28 Bảng 4.3: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi ................................... 29 Bảng 4.4: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống ................................ 30 Bảng 4.5: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính ............................ 32 Bảng 4.6: Tỷ lệ các nhóm bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ................................ 33 Bảng 4.7: Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo tuổi, giống, giới tính ................................... 34 Bảng 4.8: Vài chỉ tiêu sinh lý máu trên chó bệnh Carré ............................................... 35 Bảng 4.9: Kết quả điều trị nghi bệnh Carré ................................................................... 37 Bảng 4.10: Tỷ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus theo tuổi, giống, giới tính .................. 38 Bảng 4.11: Vài chỉ tiêu sinh lý máu trên chó bệnh Parvovirus ..................................... 41 Bảng 4.12: Kết quả điều trị nghi bệnh do Parvovirus ................................................... 43 Bảng 4.13: Tỷ lệ chó bệnh do giun sán theo tuổi, giống, giới tính ............................... 43 Bảng 4.14: Kết quả điều trị nghi bệnh do giun sán ....................................................... 44 Bảng 4.15: Kết quả điều trị bệnh do trúng độc ............................................................. 46 Bảng 4.16: Kết quả điều trị bệnh do Leptospira ........................................................... 47 Bảng 4.17: Kết quả điều trị bệnh ghép .......................................................................... 48 Bảng 4.18: Tỷ lệ chó nghi bệnh do vi khuẩn theo tuổi, giống, giới tính ....................... 49 Bảng 4.19: Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli ................................................. 51 Bảng 4.20: Kết quả điều trị bệnh do vi khuẩn ............................................................... 52 Bảng 4.21: Kết quả điều trị các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ....................... 52 viii DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Test “Anigen” chẩn đoán nhanh bệnh Carré ................................................. 10 Hình 2.2: Test “Anigen” chẩn đoán nhanh bệnh do Parvovirus ................................... 13 Hình 4.1: Chó bị nổi mụn mủ ở bụng. ........................................................................... 36 Hình 4.2: Chó đi phân lỏng có máu trong bệnh Parvovirus.......................................... 39 Hình 4.3: Phổi vài chổ xuất huyết, hóa gan, gan sưng nhẹ, giãn cơ tim ...................... 39 Hình 4.4: Ruột xuất huyết ............................................................................................. 39 Hình 4.5: Niêm mạc ruột xuất huyết nặng và có dấu hiệu hoại tử .............................. 40 Hình 4.6: Phế nang bị xuất huyết nhẹ............................................................................ 40 Hình 4.7: Gan có xuất huyết, tích dịch, có đốm hoại tử với bạch cầu lymphô xâm nhập lan tràn trong tiểu thùy ..................................................................................... 40 Hình 4.8: Chó bị vàng da trong bệnh do Leptospira ..................................................... 46 ix DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ...................................... 27 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy ................................................................................................................. 28 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi ............................... 29 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống ............................ 31 Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính ........................ 32 Sơ đồ 2.1: Cách lây lan Leptospira ............................................................................... 17 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, phong trào nuôi chó ngày càng gia tăng tại các thành phố và những khu vực đông dân cư, nhất là các loại chó cảnh. Bởi vì chó vừa biết giữa nhà, trung thành, tinh khôn, vừa là người bạn gần gũi thân thiết với mọi thành viên trong gia đình và luôn được mọi người yêu mến. Không những thế chó còn được nuôi để làm thú tiêu khiển: chó săn bắt, chó đua, chó nghiệp vụ, giải trí… nên số lượng chó được nuôi ngày càng gia tăng. Vì thế chúng ta không chỉ quan tâm đến số lượng và chủng loại chó, mà còn quan tâm đến sức khoẻ và bệnh tật của chúng. Với việc du nhập nhiều giống chó quý, sự phong phú đa dạng về chủng loại, nếu trong quá trình nuôi dưỡng không có những biện pháp phòng chống tích cực, sẽ gây ra các bệnh trên đường tiêu hóa với các triệu chứng ói mửa, tiêu chảy và có thể lẫn máu làm chúng chết nhanh, gây tổn thương và thiệt hại không nhỏ về mặt tình cảm cũng như kinh tế cho con người. Để giảm bớt sự lo lắng của người dân nuôi chó và góp phần vào việc nghiên cứu các bệnh đường tiêu hóa trên chó, được sự đồng ý của khoa chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Phát và ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh”. 2 1.2. Mục đích Tìm hiểu các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó nhằm nâng cao hiểu biết về bệnh, góp phần vào công tác chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh trên chó có hiệu quả hơn. 1.3. Yêu cầu Ghi nhận đầy đủ các ca bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy trên chó được mang đến khám và điều trị tại bệnh viện (theo tuổi, giống, giới tính). Tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó. Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu: hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu. Thu thập 1 số mẫu phân từ chó bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy để phân lập vi trùng và thử kháng sinh đồ. Ghi nhận bệnh tích đại thể, vi thể trên một số chó mắc bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khi có điều kiện. Theo dõi và ghi nhận hiệu quả điều trị. 3 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Các chỉ tiêu sinh lý của chó 2.1.1 Một vài chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu chó Bảng 2.1: Một vài chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu chó Chỉ tiêu Đơn vị Trị số Hồng cầu Bạch cầu Tiểu cầu Hemoglobin Hematocrit Lympho bào Bạch cầu đơn nhân Bạch cầu đa nhân +Trung tính + Ưa base +Ưa acid ALP(Alkaline phosphatase) ALT(SGPT) Alanine aminotransferase AST(SGOT) Aspartate aminotransferase Protein tổng số Albumin Globulin Glucose Creatinine Bilirubin 106mm3 103 mm3 103 mm3 gdl % % % % % % UIL UIL UIL gdl gdl gdl mgdl mgdl mgdl 5,57 – 7,98 6 – 18 200 – 500 13,3 – 19,2 36,8 – 54,4 2,8 – 36,4 1,7 – 10,8 43 – 87,9 0,1 – 0,26 2 – 10 0 – 85 13 – 92 20 – 67 5,5 – 7,5 2,3 – 3,9 1,5 – 3,9 81 – 121 0,4 – 1,2 0 – 1 (Harold Tvedten, 1989 trích dẫn Phạm Hoàng Yến, 2006) 4 2.1.2 Thân nhiệt Thân nhiệt trung bình đo ở trực tràng: 37,50C – 390C (Nguyễn Như Pho, 2000). 2.1.3 Nhịp thở Chó trưởng thành: 10 40 lần phút (Nguyễn Như Pho, 2000). 2.1.4 Nhịp tim Chó trưởng thành: 70 120 lần phút (Nguyễn Như Pho, 2000). 2.1.5 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai Chó đực: 7 10 tháng tuổi. Chó cái: 9 10 tháng tuổi. Sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ con và muộn ở những chó lớn con. Thời gian mang thai khoảng 58 63 ngày. 2.1.6 Chu kỳ lên giống Chó có 2 mùa động dục mỗi năm. Chu kỳ động dục: 4 4,5 tháng. Thời gian động dục trung bình: 12 20 ngày. Thời gian phối giống có hiệu quả: ngày 9 13 của chu kỳ động dục. 2.1.7 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa Tuỳ theo giống lớn hay nhỏ, thông thường từ 3 15 con. Chó mẹ độ tuổi từ 2 – 3,5 năm tuổi có số con đẻ ra và nuôi sống con tốt nhất. Tuổi cai sữa: 8 9 tuần tuổi. 2.2 Phương pháp cố định chó 2.2.1 Khớp mõm Dùng một sợi dây vải mềm với 1 nút giữ chặt được cho vào mõm chó, đặt nút cột nằm ở trên mũi. Tiếp theo đưa 2 đầu dây xuống hàm dưới và làm thêm một nút đơn giản ở dưới cằm. Sau đó đưa 2 đầu của sợi dây lên cổ và làm nút để cố định ở ngay sau tai. 2.2.2 Banh miệng Dụng cụ banh miệng được áp dụng trong trường hợp để khám vùng miệng chó. Trong trường hợp không có dụng cụ banh miệng, ta có thể dùng hai vòng dây để cho vào hàm trên và hàm dưới rồi kéo về hai phía để mở miệng thú ra. 5 2.2.3 Túm chặt gáy Được thực hiện trong lúc khám, đo thân nhiệt, chích thuốc… để tránh chó quay lại cắn (động tác này chỉ thực hiện với chó hung dữ, chó không có chủ theo điều trị). 2.2.4 Buộc chó trên bàn mổ Tuỳ theo mục đích và vị trí của cuộc phẫu thuật mà người ta buộc chó theo nhiều cách khác nhau: nằm gửa, nằm nghiêng một bên, nằm sấp (Lê Văn Thọ,2006). 2.3 Các phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó Trong công tác chẩn đoán cần thực hiện theo trình tự và đảm bảo các nội dung như sau để giúp cho việc chẩn đoán được chính xác. 2.3.1 Hỏi thăm bệnh sử Ghi lại tên thú, tên chủ, địa chỉ, giống, giới tính, trọng lượng, độ tuổi,… để tiện cho việc theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Hỏi về nguồn gốc thú, điều kiện chăm sóc, nuôi duỡng, đã tiêm phòng vaccine hay chưa, những triệu chứng đã thấy, thuốc đã dùng điều trị… để có hướng chẩn đoán đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp. 2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng 2.3.2.1 Khám chung Đo thân nhiệt Quan sát thể trọng Kiểm tra niêm mạc Khám lông da Khám các hạch bạch huyết Khám mắt, tai, mũi, miệng… để biết thêm thông tin về sức khoẻ cũng như độ tuổi. 2.3.2.2 Khám hệ tim mạch Nghe nhịp tim: từ khoảng gian sườn 3 – 4 bên trái. Tính chất của tiếng tim. Sờ nắn vùng tim. 2.3.2.3 Khám hệ hô hấp Kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp, tính cân đối khi thở. Kiểm tra mũi, gương mũi, dịch mũi. 6 Kiểm tra thanh khí quản bằng cách sờ nắn, quan sát ho. Nghe âm phổi, quan sát sờ nắn vùng phổi. 2.3.2.4 Khám hệ tiêu hóa Khám miệng, răng, lưỡi, lợi, mùi ở miệng, các rối loạn về nhai, nuốt, ói, tiêu chảy. Quan sát, sờ nắn vùng bụng, quan sát phân về màu sắc, độ đặc lỏng, mùi. Hỏi về thức ăn, nước uống, điều kiện sống của thú. 2.3.2.5 Khám hệ tiết niệu Quan sát bất bình thường khi đi tiểu Màu sắc nước tiểu Sờ nắn thận, bàng quang 2.3.2.6 Khám mắt, tai và phản xạ thần kinh Khám mắt: khám niêm mạc, sự co dãn của đồng tử và phản xạ mắt bởi đèn soi mắt. Khám tai: khám 2 vành tai, màu và tính chất ráy tai bởi đèn soi tai, những cử động bất thường như lắc đầu, cụp tai, gãi tai. Khám phản xạ của chân và đầu gối. 2.4 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 2.4.1 Kiểm tra máu Lập công thức hồng cầu, bạch cầu. Làm các phản ứng huyết thanh học, áp dụng để chẩn đoán bệnh do Leptospira gây ra. Kiểm tra một số chỉ tiêu về sinh hóa máu: glucose, hematocrit, hemoglobin, bilirubine, creatinine, urea, protein, ASAT, ALAT, phosphate kiềm. 2.4.2 Kiểm tra nước tiểu Đo tỷ trọng, độ pH, màu sắc, xét nghiệm vi sinh vật, sự có mặt của bạch cầu, đo protein, bilirubine, urobilinogen, nitrite, glucose, urea. 2.4.3 Kiểm tra phân Kiểm tra phân về màu sắc, mùi, độ đặc lỏng của phân, xác định sự hiện diện của máu, chất nhầy, niêm mạc ruột. Kiểm tra ký sinh trùng bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa. 7 2.4.4 Các chẩn đoán đặc biệt khác X quang Siêu âm 2.5 Đặc điểm của nôn và tiêu chảy 2.5.1 Nôn Đây là hiện tượng không bình thường, xảy ra mạnh và đột ngột. Nó bảo vệ cơ thể khỏi bị ngộ độc bởi thức ăn. Điều hòa hoạt động này do trung khu nôn nằm ở hành não. Nôn bao gồm nhiều nguyên nhân: Nếu nôn một lần thú vẫn ăn bình thường và sau đó không nôn nữa là do thú ăn quá nhiều. Sau khi ăn mà nôn ngay thường là do các bệnh về dạ dày. Sau khi ăn một thời gian mới nôn có thể là do bệnh tắc ruột. Ruột già bị tắc thì chất nôn lẫn phân, mùi thối. Nôn nhiều lần là do những nguyên nhân kích thích lâu ngày trong trường hợp ngộ độc, các bệnh truyền nhiễm 2.5.2 Tiêu chảy Tiêu chảy là đi tiêu nhiều lần, nhanh và trong phân chứa nhiều nước do ruột tăng cường nhu động và tiết dịch. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy: Thay đổi thức ăn đột ngột Do các bệnh truyền nhiễm Nơi ở của chó kém vệ sinh Thức ăn kém phẩm chất: ôi thiu, lên men, thức ăn khó tiêu, thức ăn có chứa chất độc. 2.7 Một số bệnh có triệu chứng ói mửa và tiêu chảy trên chó 2.7.1 Bệnh do virus 2.7.1.1 Bệnh Carré (Canine Distemper) Bệnh Carré là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây nên với đặc điểm là gây chết với tử số cao trên thú ăn thịt, đặc biệt là loài chó. Trên chó non, bệnh thường lây lan rất mạnh với các biểu hiện bệnh sốt, viêm phổi, viêm 8 ruột, nổi những nốt mụn ở vùng da ít lông… ở giai đoạn cuối, thường có triệu chứng thần kinh. Sự kế phát các vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa làm bệnh trầm trọng hơn. Dịch tễ học Loài thú mắc bệnh Tất cả các giống chó đều cảm thụ, nhưng mẫn cảm nhất là: chó chăn cừu, chó Berger… chó bản xứ ít mắc hơn. Trong tự nhiên, bệnh hầu hết xảy ra ở chó 2 – 12 tháng tuổi, nhiều nhất chó 3 – 4 tháng. Chất chứa căn bệnh Dịch tiết nước mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân của thú bệnh. Cách lây lan Trực tiếp: qua đường khí dung Gián tiếp: qua thức ăn, nước tiểu, hiếm xảy ra vì virus không bền ở môi trường bên ngoài (Trần Thanh Phong, 1996). Sinh bệnh học Sau khi xâm nhập bằng đường khí dung, virus sẽ nhân lên đầu tiên trong đại thực bào và những tế bào lympho của đường hô hấp và hạch bạch huyết vệ tinh. Sáu đến chín ngày sau khi cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến tất cả cơ quan sinh lympho (lách, hung tuyến, hạch bạch huyết, tuỷ xương) rồi đến những cơ quan khác và những tế bào biểu mô. Nếu kháng thể trung hòa được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm, biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán trong cơ quan thú. Nếu không có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả cơ quan, nhất là não, tạo những biểu hiện lâm sàng và gây chết (Trần Thanh Phong, 1996). Triệu chứng Thời kỳ nung bệnh: thường biến đổi 3 – 8 ngày, có thể xuất hiện những triệu chứng như viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi, chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu, sau đặc dần rồi có mủ… (ở thời kỳ này có thể giảm bạch cầu lympho). Thể cấp tính Thường biểu hiện bằng sốt 2 pha. Sốt cao đầu tiên xuất hiện ngày thứ 3 sau khi nhiễm kéo dài trong 2 ngày. Sau đó sốt giảm, vài ngày sau xuất hiện sốt lần thứ 2 kéo dài cho đến chết. 9 Sự giảm thiểu bạch cầu (leucopenia) đặc biệt là lympho bào đi cùng với biểu hiện lâm sàng. Vài chó biểu hiện xáo trộn hô hấp (thở khò khè, rale ướt, khoé mũi có lẫn cả máu cùng với biểu hiện viêm phổi…). Một số khác có biểu hiện xáo trộn tiêu hóa (đi phân lỏng, tanh, có thể có lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bong tróc) hoặc những biểu hiện viêm não (như co giật, bại liệt) nổi những mụn mủ ở da. Thể bán cấp tính Những biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng (không rõ) kéo dài 2 – 3 tuần trước khi xuất hiện các triệu chứng thần kinh, có khi xuất hiện các triệu chứng sừng hóa da gan bàn chân (“hardpad” disease) (Trần Thanh Phong, 1996). Bệnh tích: Bệnh tích đại thể: Không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh (Trần Thanh Phong, 1996). Người ta lưu ý sự teo hung tuyến (giảm kích thích) thường thấy khi khám tử. Có thể gặp sừng hóa ở mõm và gan bàn chân. Tuỳ theo mức độ phụ nhiễm vi trùng, có thể thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da. Bệnh tích vi thể: Mô bạch huyết bị hoại tử. Viêm não tuỷ không mủ với sự thoái hóa nơron, tăng sinh tế bào thần kinh đệm, huỷ myeline. Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng: chảy nhiều chất tiết ở mắt, mũi, xáo trộn hô hấp cùng với ho, tiêu chảy nốt sừng hóa ở mõm và gan bàn chân, xáo trộn thần kinh, bệnh kéo dài từ 2 3 tuần. Chẩn đoán phòng thí nghiệm: phân lập virus bằng cách nuôi cấy trên đại thực bào phổi, kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, chẩn đoán huyết thanh học thường cho kết quả bấp bênh (Trần Thanh phong, 1996). Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh có triệu chứng tiêu hóa khác như bệnh do Leptospira, do Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm hoặc do ngộ độc gây ra. Sử dụng test chẩn đoán nhanh bệnh Carre: dùng tăm bông vô trùng đã thấm nước sinh lý 0,9% phết vào niêm mạc mắt. Sau đó cho tăm bông vào lọ thuốc thử và lắc đều. Dùng ống hút nhựa hút hỗn hợp (mẫu và thuốc thử) cho vào lỗ thử (3 4 10 giọt). Đọc kết quả sau 5 10 phút. Nếu chỉ có một vạch màu hồng xuất hiện ở vị trí đối chứng C (control) thì kết quả là âm tính, nếu vạch màu hồng xuất hiện ở vị trí đối chứng và vị trí kiểm tra T (Test) thì kết quả là dương tính. Hai vạch hồng: phản ứng dương tính Một vạch hồng: phản ứng âm tính Hình 2.1: Test “Anigen” chẩn đoán nhanh bệnh Carré Điều trị và phòng bệnh Việc điều trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi khuẩn phụ nhiễm, cung cấp chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh bao gồm: Kháng sinh như: kanamycine, ampicilline, gentamycine… Cung cấp nước, chất điện giải từ 20 500 ml tuỳ trọng lượng. Truyền tĩnh mạch dung dịch glucose, trợ lực bằng vitamine C, B complex. Hạ sốt, giảm đau như anazine, chống co giật như diazepam (valium), dãn phế quản: theostate, chống ói: primperan, cầm tiêu chảy: imodium. Theo Hồ Đình Chúc (1988) có thể áp dụng các liệu pháp sau để điều trị cho kết quả khả quan. Dùng kháng huyết thanh (homoserum), truyền tĩnh mạch dung dịch glucose ưu trương, trợ lực, trợ lực bằng vitamine B complex, vitamine C. Với bệnh Carré không có cách chữa trị chuyên biệt nào thành công hoàn toàn. Việc chăm sóc tốt và cẩn thận là căn bản nhất (Trần Thanh phong, 1996). Trên thực tế để phòng bệnh Carré cho chó ta cần tiến hành song song hai biện pháp: tiêm phòng vaccine và giữ gìn vệ sinh cho chó. Cần tiến hành tiêm phòng sớm cho chó bằng vaccine đa giá như Eurican L vào lúc 7 tuần tuổi va Eurican L cách lần đầu tiên 3 5 tuần. Sau đó cứ mỗi năm chủng nhắc lại một lần. 11 2.7.1.2 Bệnh do Parvovirus Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây nên với đặc điểm là triệu chứng phân lẫn máu (do gây viêm dạ dày ruột cấp tính) giảm thiểu số lượng bạch cầu (dẫn đến suy giảm miễn dịch), tử số cao trên chó con còn bú (Trần Thanh Phong. 1996). Dịch tễ học Bệnh thường xảy ra trên chó con 6 tuần đến 6 tháng tuổi. Trong những tuần lễ đầu tiên của đời sống, chó con nhận được kháng thể mẹ truyền qua sữa đầu, giúp chúng phòng được bệnh. Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 – 10 tuần tuổi, lúc này chó con dễ thụ cảm nhất (Trần Thanh Phong, 1996). Nguồn bệnh: thú bệnh và phân là nguồn virus căn bản nhất. Loài nhạy cảm: chỉ gây nhiễm họ chó (chó, chó sói, chó ăn cua,…) Đường xâm nhập: phổ biến qua đường miệng Phương thức lây lan: Trực tiếp: từ chó này đến chó khác Gián tiếp: tiếp xúc với môi trường bị vấy nhiễm phân thú bệnh. Sinh bệnh học: Đầu tiên virus sẽ nhân lên trong những mô lympho ở vùng hầu họng và vào máu gây viremia, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi cảm nhiễm. Virus nhân lên trong những tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu hậu quả làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột, viêm ruột, giảm hấp thu, tiêu chảy rồi chết. Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus gây bệnh tích trên cơ tim và gây bệnh ở dạng tim mạch. Triệu chứng: Thể đường ruột: Thời gian nung bệnh: 3 – 5 ngày và chấm dứt bằng những triệu chứng ngủ lịm hay liệt nhược đôi khi kết hợp với ói mửa. Triệu chứng viêm dạ dày, ruột: ói mửa, khoảng 12 – 40 giờ thì tiêu chảy. Phân lúc đầu xám hay vàng, sau đó chứa một lượng nhất định máu. Trong ca bệnh nặng, chó tiêu chảy rất nhiều máu tươi trong phân. 12 Triệu chứng chung: mất nước cực kỳ nhanh trên chó non còn bú, suy nhược nặng nề, đôi khi sốt, giảm bạch cầu… cơ thể suy nhược nặng nề có thể chết đột ngột hoặc vài ngày sau khi mắc bệnh (Trần Thanh Phong, 1996). Theo Lê Thanh Hải, khi chó tiêu chảy phân có máu tươi thì tỷ lệ tử vong thường tới 100%. Thể viêm cơ tim: Thường gặp trên chó 1 – 2 tháng tuổi (từ 3 tuần đến 7 tháng), có thể dẫn đến chết đột ngột. Nhiều chó con còn bú trong một lứa có biểu hiện khó thở, rên rỉ và kiệt sức. Những chó này có thể bị chết sau vài giờ. Những chó còn sống, có thể bất thường về tim, bị suy tim. Kèm theo triệu chứng tiêu chảy, chó con dễ bị viêm phổi kế phát (theo Lê Thanh Hải). Bênh tích: Bệnh tích đại thể: Hệ thống lympho: Lách có dạng không đồng nhất và hạch màng treo ruột: triển dưỡng, thủy thũng và xuất huyết. Niêm mạc ruột: Ruột nở rộng, sung huyết hay xuất huyết, thường trống rỗng Thành ruột non mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, bong tróc niêm mạc ruột. Toàn bộ khúc ruột có thể chứa đầy máu và mảnh vỡ của niêm mạc ruột. Niêm mạc dạ dày sung huyết toàn bộ. Gan có thể sưng và túi mật căng. Trong thể viêm cơ tim, thường thấy thủy thũng ở phổi. Bệnh tích vi thể: Cơ quan lympho: Hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong những mảng Peyer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạt bạch huyết ở lách. Ruột: thể cấp tính có sự tái thiết biểu mô và nang tuyến khá rõ nét. 13 Tim: trên chó non còn bú, tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh mà có các bệnh tích: viêm, thủy thũng, hoại tử, hóa sợi với sự có mặt hay không có mặt một lượng lớn những thể vùi ái kiềm trong nhân của sợi cơ tim. Chẩn đoán: Chẩn đoán lâm sàng: viêm dạ dày ruột rất lây, thường có xuất huyết trên chó tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng, phát triển cấp tính đi kèm với sốt (không cao) và giảm bạch cầu và kết thúc bằng cái chết hay khỏi bệnh sau 5 ngày mắc phải. Chẩn đoán phân biệt: với bệnh viêm ruột ruột do Coronavirus, viêm ruột do virus Carré, hoặc viêm ruột do Salmonella, Shigella, Leptospira. Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Lấy máu kiểm tra số lượng bạch cầu; lấy máu 2 lần kế tiếp nhau để phát hiện được sự biến đổi trong máu (Trần Thanh Phong, 1996). Sử dụng test chẩn đoán nhanh bệnh do Parvovirus: dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu phân trong hậu môn chó, cho vào dung dịch thuốc thử và lắc đều. Nhỏ 3 – 4 giọt hỗn hợp mẫu và thuốc thử lên lỗ thử. Đọc kết quả sau 5 – 10 phút. Nếu chỉ có một vạch màu hồng xuất hiện ở vị trí đối chứng C (Control) thì kết quả là âm tính, nếu vạch màu hồng xuất hiện ở cả vị trí đối chứng và vị trí kiểm tra T (Test) thì kết quả là dương tính. Hai vạch hồng: phản ứng dương tính Một vạch hồng: phản ứng âm tính Hình 2.2: Test “Anigen” chẩn đoán nhanh bệnh do Parvovirus Điều trị: Theo Trần Thanh Phong thì việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức chống chỏi với bệnh, chữa triệu chứng và chống những vi trùng kế phát, chưa có thuốc đặc trị. 14 Biện pháp ăn kiêng: cho chó ăn khẩu phần lỏng trong 40 giờ là cần thiết, không cho uống nếu thú ói mửa. Ở cuối thời kỳ bệnh, người ta cho thú dùng thức ăn dễ tiêu hóa và chỉ trở lại khẩu phần bình thường sau khi hết triệu chứng tiêu chảy. Bù đắp nước: nhằm ngăn ngừa sự mất nước thứ phát do ói mửa, tiêu chảy. Dung dịch này gồm dung dịch lactate ringer, nước sinh lý mặn, glucose, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng. Kháng sinh liệu pháp: để ngăn ngừa sự phụ nhiễm của vi khuẩn, có thể dùng kháng sinh: gentamycine, ampicilline, oxytetracycline… Thuốc chống ói: atropin sulfat hoặc primperan Thuốc cầm tiêu chảy: imodium Thuốc cầm máu: vitamine K, dicynone Trợ sức bằng vitamine C, B complex Phòng bệnh: Cách ly những chó khoẻ mạnh với những con mắc bệnh Chăm sóc tốt, chủng ngừa bằng vaccine khi chó khoẻ mạnh. Sử dụng Eurican L, tiêm mũi 1 vào lúc 7 – 8 tuần tuổi, mũi thứ 2 cách mũi thứ 1 một tháng và mỗi năm tái chủng một lần. 2.7.1.3 Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó Là bệnh chỉ xảy ra trên loài chó do Adenovirus ái lực với hệ thống võng nội và tế bào gan. Bệnh có đặc điểm sau: sốt 2 pha, giảm mạnh lượng bạch cầu, viêm kết mạc, đục giác mạc và gan sưng to. Bệnh này gây thương tổn trên nhiều cơ quan khác như dạ dày, ruột, hô hấp… tử số cao trên chó non. Dịch tể học: Loài vật mắc bệnh: chó mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng chó non thường cảm nhiễm nhiều hơn, chó lớn hơn 2 năm tuổi ít khi chết. Chất chứa căn bệnh: chất tiết ở mũi, phân, nước tiểu, máu, những mô bị thương tổn (gan, hung tuyến, thận, lách). Đường xâm nhập: chủ yếu là đường tiêu hóa. Theo Trần Thanh Phong (1996) thì việc truyền qua đường không khí không được ghi nhận. Phương thức lây lan: Trực tiếp: do nuôi nhốt chung. 15 Gián tiếp: qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột, chuồng nhốt, qua tay và chân, quần áo chăm sóc. Chó mẹ nhiễm virus có thể truyền kháng thể qua sữa cho chó con (theo Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó). Sinh bệnh học: Sau khi virus xâm nhập qua đường tiêu hóa, sẽ nhân lân đầu tiên ở hạch amygdale và mảng Peyer ở ruột. Sau đó chúng vào máu và đến gây nhiễm những tế bào nội mô của nhiều mô nhất là những cơ quan phủ tạng (gan, thận, lách, phổi...). Triệu chứng: Thời gian nung bệnh: 2 10 ngày Biểu hiện đầu tiên là sốt hơn 40oC trong 1 – 2 ngày và có thể tăng cao trở lại vào khoảng 1 tuần sau (sốt 2 pha). Sau sốt tiên khởi, số lượng bạch cầu giảm, vật bỏ ăn, suy nhược, khát nước, sung huyết (như ở lợi) đôi khi vàng da nhẹ. Chó sẽ có biểu hiện viêm hạch amygdale, viêm hầu họng, ói mửa, tiêu chảy, phân sậm màu, sưng gan, đau đớn vùng bụng, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, có thể thấy thủy thũng da vùng đầu, cổ, thân. Trong thời kỳ phục hồi, sau 7 10 ngày mất đi những triệu chứng, có thể gặp đục giác mạc 1 hay 2 mắt, do thuỷ thũng, biểu hiện này có thể biến mất một cách ngẫu nhiên. Theo Trần Thanh Phong (1996) trong thể cấp tính, chó có thể chết trong khoảng 1 tuần mắc bệnh. Nhiều trường hợp không điển hình hay thầm lặng đã được phúc trình: đục giác mạc có lẽ là biểu hiện duy nhất của bệnh. Bệnh tích: Bệnh tích đại thể: Hạch bạch huyết thủy thũng, sung huyết nhẹ, thường xuất huyết. Hạch amygdale viêm sưng to. Cơ quan tiêu hóa: xuất huyết đốm đỏ ở màng thanh dịch mặt ngoài ruột và thường có dịch xuất trong hay màu đỏ của máu trong xoang bụng. Gan: Sưng to, mềm, dễ vỡ, có đốm hoại tử, có thể thấy thành túi mật bị thủy thũng dày lên. 16 Bệnh tích vi thể: Tế bào gan bị hoại tử và có sự nở rộng các xoang. Xuất huyết nhiều thể vùi trong nhân tế bào nội mô hoặc trong những tế bào nhu mô gan, trong tế bào Kuffer. Chẩn đoán: Chẩn đoán lâm sàng: cần chẩn đoán phân biệt với: Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm lở loét miệng, vàng da và niêm mạc, tăng số lượng bạch cầu. Bệnh Carré: Xáo trộn hô hấp, tiêu chảy, thần kinh, sừng hóa ở mõm và gan bàn chân. Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác gây thương tổn ở gan do vi trùng, do độc chất, do giun sán... Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Phân lập virus từ những mô bị nhiễm (gan, lách, thận, nước tiểu) và dịch tiết của mũi, nuôi trên môi trường tế bào có nguồn gốc từ chó. Quan sát các biến đổi trên tế bào nuôi cấy. Phản ứng HI và trung hòa virus được dùng định dạng virus phân lập Phản ứng huỳnh quang Điều trị: Truyền máu rất cần thiết cho chó mắc bệnh nặng. Truyền dịch, chống viêm dạ dày ruột bằng cách tráng niêm mạc dạ dày ruột như: phosphalugel, actapulgite... chống nôn và chống tiêu chảy. Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm như: penicilline, ampiciline... Theo Trần Thanh Phong (1996) việc chữa trị đục giác mạc thường không hiệu quả. Phòng bệnh: Chó mắc bệnh phải cách ly và tẩy trùng chuồng nuôi để phòng lây lan. Tiêm phòng sớm cho chó bằng vaccin đa giá như Eurican L tiêm mũi 1 lúc 7 9 tuần tuổi, tiêm mũi 2 cách mũi 1 một tháng. Sau đó mỗi năm tái chủng một lần. 17 2.7.1.4 Bệnh do Leptospira Là bệnh truyền nhiễm chung giữa người, gia súc và thú hoang dã, bệnh do Leptospira interrogans gây nên. Trong thể cấp tính, chó bệnh thường có biểu hiện viêm dạ dày, ruột xuất huyết thường ói ra máu, phân sậm màu, hoàng đản, nước tiểu màu vàng sậm tỷ lệ chết thường có thể đến 60 – 90 %. Dịch tể học: Loài vật mắc bệnh chó mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng thường gặp nhiều trên chó đực. Chất chứa căn bệnh: máu, dịch não tủy, nước tiểu, gan, thận. Đường xâm nhập: có thể xâm nhập qua niêm mạc, vết thương ở da. Cách lây lan: được tóm tắt qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Cách lây lan Leptospira (Trần Thanh Phong, 1996) Sinh bệnh học: Sau khi xâm nhiễm Leptospira vào trong máu, nhân lên mạnh mẽ, gây bại huyết, sau đó chúng định vị ở những cơ quan ưa thích như gan, thận... Ở gan nó sẽ gây viêm gan, phá hủy chức năng gan gây thiểu năng gan (lượng đường huyết giảm, bilirubin huyết tăng, hoàng đản..). Ở thận cũng có biểu hiện tượng tự viêm thận, thiểu năng thận (ure huyết, albumine niệu). Đất, nước nhiễm Leptospira Nước tiểu GẬM NHẤM (Chuột) Leptospira Con người GIA SÚC Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp 18 Trong giai đoạn bại huyết, vi khuẩn có thể đến những cơ quan khác như cơ quan sinh dục (gây xáo trộn sinh sản) hệ thần kinh trung ương (gây viêm màng não)... Theo Trần Thanh Phong (1996): Cách sinh bệnh biến đổi tùy vào chủng nhiễm và tình trạng chó nhiễm. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh 5 15 ngày. Thể cấp tính: bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao 40 – 41oC, suy nhược nặng có thể chia làm 2 thể. Thể thương hàn: vật bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt với những điểm xuất huyết ở niêm mạc và da, ói ra máu và phân sậm màu, thở ra mùi hôi, mất nước nhanh chết trong 2 4 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt. Thể hoàng đản: Vật bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản (vàng da và niêm mạc) nước tiểu sậm màu, khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa…. Giai đoạn cuối, thân nhiệt tăng, khó thở, hơi thở hôi, tiêu chảy, đôi khi xuất huyết..., chó chết trong khoảng 5 8 ngày mắc bệnh. Thể bán cấp tính và mãn tính: thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh urê, hậu quả của viêm thận, chó khát nước nhiều cùng với ói mửa và tiêu chảy. Sau một thời gian hôn mê chó sẽ chết. Bệnh tích: Thể cấp tính: Thể thương hàn: viêm dạ dày, ruột xuất huyết, các chất tiết có thể lẫn máu, xuất huyết da và niêm mạc, gan sưng, hạch bạch huyết xuất huyết. Thể hoàng đản: da vàng ở bụng, gan bàn chân, lỗ tai, niêm mạc vàng, bàng quang chứa nhiều nước tiểu vàng sậm có thể xuất huyết. Thể bán cấp tính và mãn tính: viêm thận kẽ hay viêm thận mãn tính, vết loét ở miệng và lưỡi có thể gặp trên chó có urê trong máu. Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán phân biệt: trúng độc tố nấm mốc (như aflatoxin), nhiễm vi trùng gây dung huyết mạnh... trong trường hợp hoàng đản. Xáo trộn tiêu hóa, ói mửa, tiêu chảy cần phân biệt với bệnh Parvovirus và Carré. 19 Chẩn đoán phòng thí nghiệm: lấy nước tiểu đem ly tâm, lấy cặn xem dưới kính hiển vi tụ quang nền đen tìm vi khuẩn. Phản ứng huyết thanh học: ELISA, MAT, miễn dịch huỳnh quang. Điều trị: Kháng sinh: penicillin, streptomycin, erythromycin, tetracyclin… Nếu loét ở miệng dùng thuốc tím, xanh methylen,... trợ sức bằng vitamin C, B... Chống ói mửa bằng primperan và cầm tiêu chảy imodium... Phòng bệnh: Vệ sinh phòng bệnh: Cách ly thú bệnh với thú khỏe mạnh Diệt tất cả các loài gặm nhấm vì chúng là vật mang trùng. Phòng bệnh bằng vaccin: Hexadog, Tetradog, Leptodog, Eurican L.... 2.7.2 Bệnh do vi khuẩn Đây là bệnh hay xảy ra trên chó và thường do một lượng lớn nội độc tố của E.coli, độc tốt đường ruột của Clostridium, Salmonella spp, Campylobater jejuni... (Theo Quinn P.J và CTV, 1998 trích dẫn bởi Nguyễn thị Liễu, 2005) 2.7.2.1 Bệnh xuất huyết dạ dày ruột do nội độc tố của E. coli, độc tố đường ruột của Clostridium Triệu chứng: Chó cảnh thường nhạy cảm với bệnh hơn, thể bệnh cấp tính gây xuất huyết ở ruột (xảy ra trên chó thành thục) tiêu chảy máu, thú sẽ chết nếu không điều trị kịp thời. Ngoài ra, phân hơi nhầy và có mùi đặc trưng. Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng. Phản ứng huyết thanh học. 2.7.2.2 Bệnh viêm kết tràng do Salmonella spp Cấp tính: thú ói mửa, tiêu chảy nhầy lẫn máu gây ra tình trạng mất nước. Mãn tính: Bệnh xảy ra chậm, phân nhầy có vết máu và thú có cảm giác đau khi đi phân, chó sụt cân, gầy và thiếu máu. Tuy nhiên thú vẫn ăn uống bình thường. Bệnh tích: Thành tá tràng dày lên, hạch màng treo ruột sưng lớn và cứng. 20 Chẩn đoán: Xét nghiệm vi khuẩn. Làm mô bệnh học trên sinh thiết đoạn tá tràng. Phân biệt với bệnh lý do ký sinh trùng hay các vật thể lạ. 2.7.2.3 Bệnh viêm ruột do Campylobacter jejuni Triệu chứng: Bệnh gây tiêu chảy nghiêm trọng trên chó con và hầu hết những chó được nuôi ở thành thị. Phân có nước và có màu của dịch ruột. Chuẩn đoán: Lấy mẫu phân (thường có một lượng lớn vi khuẩn di động trong những pha cấp tính của bệnh). Điều trị: Kháng sinh Septotryl 1ml10kg thể trọng, IMIV ngày 1 lần liên tục trong 5 ngày, Baytryl 5% 5mgKg thể trọng, IM ngày lần liên tục trong 5 ngày. Chống viêm: dexamethasone liều 0,2 mgKg thể trọng1lần1 ngày. Chống ói bằng primperan và cầm tiêu chảy bằng imodium 0,1 mgKg thể trọng. Sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: actapulgite, phosphalugel, smecta... Nếu chó ói, tiêu chảy lẫn nhiều máu có thể dùng vitamin K hoặc dycynone 250 mgcon, tiêm bắp hoặc cho uống. Dùng thuốc trợ lực và tăng cường sức đề kháng: hematopan, vitamin B, C... Truyền dịch để chống mất nước, cung cấp chất điện giải và năng lượng bằng glucose 5%, lactated ringer. Đồng thời phải có chế độ chăm sóc tốt: giữ chó nơi ấm, thoáng, cho ăn thức ăn dễ tiêu, ngon miệng, không có chất béo... 2.7.3 Ngộ độc Thú bị ngộ độc do thú tiếp xúc hoặc ăn những chất độc như thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng, diệt kí sinh trùng hoặc ăn phải thức ăn có độc tố. Chẩn đoán Thú biểu hiện triệu chứng rất đa dạng tùy thuộc vào từng loại chất độc. Thú ói mửa, trào nhiều nước bọt, tiêu chảy, co giật, co dãn đồng tử quá mức, khó thở tím tái, hôn mê rồi chết nếu trúng độc nặng. Chỉ xảy ra trên những thú ăn phải chất độc, các con cùng đàn thì bình thường. 21 Cách trị độc: Loại chất độc bằng cách gây nôn, than hoạt tính, thuốc sổ Na2SO4, MgSO4 0,5 g kg (chỉ dùng một lần duy nhất), đồng thời tiến hành súc rửa dạ dày. Tăng cường chức năng giải độc gan bằng hematopan Hổ trợ tuần hoàn (dopram – V, 5 10 mgKg P, IV, IM), giảm đau (anazine), chống co giật (promethazine) Dùng furosemide thúc đẩy thải chất độc khi xác định chính xác chất gây độc. Truyền tĩnh mạch: glucose 5% 30%, lactate ringer... Sau khi thú bình phục cần tăng cường sức đề kháng bằng vitamin C, vitamin nhóm B, cho ăn thức ăn dễ tiêu đầy đủ chất dinh dưỡng. 2.7.4 BỆNH DO GIUN SÁN 2.7.4.1 Bệnh do giun đũa Triệu chứng Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu, gầy, chậm lớn bụng to, ói mửa có lẫn giun. Bệnh thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi. Bệnh tích Ruột to hơn bình thường bên trong chứa nhiều giun, có khi tắc ruột hoặc vỡ ruột, tắc ống dẫn mật, niêm mạc ruột viêm cata, xuất huyết, nếu nặng bệnh có thể gây viêm phúc mạc. Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng lâm sàng. Xét nghiệm phân tìm trứng giun theo phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa Điều trị: Levamisol: 7 mg kg thể trọng cho uống hoặc tiêm. Mebendazole: 60 100 mg kg thể trọng cho ăn hoặc uống trong 2 ngày. Fenbendazole: 50 mg Kg thể trọng cho ăn hoặc uống trong 2 ngày liên tục. 2.7.4.2 Bệnh do giun móc Triệu chứng Chó thiếu máu niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm suy nhược nếu nặng chó bỏ ăn, kiết, có thể táo bón phân có lẫn máu. 22 Bệnh tích Niêm mạc tá tràng có rất nhiều giun cắm sâu vào, niêm mạc ruột viêm cata, loét hoặc xuất huyết. Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng lâm sàng Xét nghiệm phân tìm trứng giun theo phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa Điều trị Levamisol: 7mgkg thể trọng cho uống hoặc tiêm. Menbendazole: 60 – 100mgkg thể trọng cho ăn hoặc uống. Fenbendazale: 50 mgkg thể trọng cho ăn hoặc uống 2 ngày liên tục. 2.8. LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ Phạm Thị Thanh Lý (2002) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM là 55,16%, hiệu quả điều trị đạt 63,12%. Quách Chí Cường (2004) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM là 46,46%, hiệu quả điều trị đạt 72,85%. Nguyễn Minh Tuấn (2006) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Chi cục Thú y Cà Mau là 56,75%, hiệu quả điều trị đạt 68,08%. Lê Thị Cẩm Dân (2005) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM là 49,84% hiệu quả điều trị đạt 74,69%. 23 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát Thời gian: từ ngày 02042007 đến ngày 02082007 Địa điểm khảo sát: Bệnh Viện Thú Y – Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. 3.2 Đối tượng khảo sát 742 chó bị bệnh được mang đến khám và điều trị tại bệnh viện (trừ những trường hợp chó đem đến tiêm phòng và xổ giun định kỳ) 3.3 Dụng cụ khảo sát và vật liệu thí nghiệm Dụng cụ: nhiệt kế, ống nghe, bàn khám, dây buộc mõm, cân trọng lượng, đèn soi tai, đèn soi mắt, kính hiển vi, máy ly tâm, siêu âm, X quang… Dụng cụ giải phẫu: kéo, dao mổ, nhíp, kẹp, cây hướng dẫn, kim may… Thuốc sát trùng: Javel, cồn, oxy già… Thuốc nhuộm: Lugol, Fushin… Chất kháng đông EDTA Các loại thuốc được sử dụng điều trị tại bệnh viện hay cho toa mua trên thị trường (các loại kháng sinh, thuốc kháng viêm, các loại vitamin…) 3.4. Nội dung khảo sát Xác định tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy và một số yếu tố có liên quan đến bệnh (tuổi, giống, giới tính) Tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó. Ghi nhận bệnh tích đại thể và vi thể trên một số chó mắc bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy Thu thập 7 mẫu phân trong số các ca bệnh nghi do vi trùng để gửi phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ Xét nghiệm 35 mẫu phân tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa. 24 Test Carre: 10 mẫu dịch mắt của 10 chó nghi bị bệnh Carré để thử test chẩn đoán nhanh bệnh Carre. Test Parvovirus: 10 mẫu phân của 10 chó nghi bị bệnh do Parvovirus để thử test chẩn đoán nhanh bệnh Parvovirus. Lấy 20 mẫu máu để xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu (số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu). Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị. 3.5 Phương pháp khảo sát 3.5.1 Lập bệnh án Tiếp nhận chó bệnh, tiến hành lập hồ sơ bệnh án theo dõi trên từng chó bệnh theo mẫu có sẵn tại bệnh viện. 3.5.2. Hỏi bệnh Hỏi chủ nhân về bệnh sử và các triệu chứng và các vấn đề có liên quan đến chó bệnh của thú: Độ tuổi, thời gian xảy ra bệnh, đã chủng ngừa hay tẩy giun chưa, đã dùng các thuốc nào để điều trị và kết quả như thế nào. 3.5.3. Chẩn đoán lâm sàng Quan sát thể trạng, cách đi đứng của chó bệnh. Kiểm tra thân nhiệt, kiểm tra niêm mạc mắt, miệng (chủ yếu là màu sắc). Kiểm tra độ đàn hồi của da để đánh giá mức độ mất nước. Khám hạch lâm ba. Nghe tim, tần số tim. Nghe phổi: kiểm tra tần số hô hấp, kiểm tra thể hô hấp. Khám thực quản để xem phản ứng đau của thú. Khám vùng bụng. Khám phân: qua sát màu sắc, số lượng, tính chất phân. 3.5.4. Chẩn đoán phi lâm sàng Xét nghiệm 35 mẫu phân tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa. Cách làm: cho 1 2 gam phân vào ống nghiệm, thêm vào đó một ít nước muối NaCl bão hòa, lắc đều. Lọc qua lưới lọc rồi cho vào một lọ miệng hẹp, cho nước muối 25 bão hòa vào đầy miệmg lọ. Đậy lamelle lên miệng lọ, để yên 15 20 phút. Lấy lamelle ra, phủ lên lame. Kiểm tra trên kín
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CĨ TRIỆU CHỨNG ĨI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHĨ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên : PHẠM THỊ NGUYỆT ÁNH
Niên khĩa : 2002-2007
Tháng 11/2007
Trang 2KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐƯỢC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
Tháng 11 năm 2007
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Gia đình đã dạy dỗ và cho tôi ăn học nên người
ThS Nguyễn Văn Phát, ThS Bùi Ngọc Thúy Linh đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y và tất cả quý thầy cô đã truyền đạt, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực tập
Ban lãnh đạo và các anh chị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập
Cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp tại chức thú y 19 đã hỗ trợ và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài
Phạm Thị Nguyệt Ánh
Trang 4TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó
được khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh”
Thời gian khảo sát từ ngày 02/04/2007 đến ngày 02/08/2007
Chúng tôi tiến hành khảo sát 742 chó mang đến khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y, có 354 chó bị bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy chiếm tỷ lệ 47,71% trong đó:
Có 3 loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa tiêu chảy là: ói mửa (20,62%), tiêu chảy (38,70%), ói mửa và tiêu chảy (40,68%)
Chúng tôi đã theo dõi tổng số 742 chó theo 3 yếu tố: tuổi, giống, giới tính và ghi nhận kết quả cụ thể như sau:
Lứa tuổi gồm: dưới 2 tháng tuổi (58,00%), từ 2 – 6 tháng tuổi (64,14 %), trên 6 – 12 tháng tuổi (58,62%), trên 12 tháng tuổi (26,24 %) Giống gồm: giống chó nội (53,90%), chó ngoại (44,44%)
Giới tính: đực (50,50%), cái (44,48%)
Có 8 nhóm nguyên nhân bệnh có triệu chứng ói mửa tiêu chảy: nghi bệnh Carré
(21,47%), nghi bệnh do Parvovirus (14,97%), nghi bệnh do Leptospira (3,95%), nghi
bệnh do vi khuẩn (20,06%), bệnh do trúng độc (0,85%), nghi bệnh do giun sán
(32,20%), nghi bệnh Carré ghép giun sán (3,95%), nghi bệnh do Parvovirus ghép giun
sán (2,54%)
Hiệu quả điều trị: Tỷ lệ khỏi bệnh nghi Carré (68,42%), nghi bệnh do
Parvovirus (56,60%), nghi bệnh do Leptospira (35,71%), bệnh do trúng độc (100%),
nghi bệnh do vi khuẩn (87,32%), nghi bệnh giun sán (100%), nghi bệnh Carré ghép
giun sán (57,14%), nghi bệnh do Parvovirus ghép giun sán (55,56%)
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các bảng viii
Danh sách các hình ix
Danh sách các biểu đồ và sơ đồ x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Yêu cầu 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Các chỉ tiêu sinh lý của chó 3
2.1.1 Một vài chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu chó 3
2.1.2 Thân nhiệt 4
2.1.3 Nhịp thở 4
2.1.4 Nhịp tim 4
2.1.5 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai 4
2.1.6 Chu kỳ lên giống 4
2.1.7 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa 4
2.2 Phương pháp cố định chó 4
2.2.1 Khớp mõm 4
2.2.2 Banh miệng 4
2.2.3 Túm chặt gáy 5
2.2.4 Buộc chó trên bàn mổ 5
2.3 Các phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó 5
2.3.1 Hỏi thăm bệnh sử 5
2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng 5
2.3.2.1 Khám chung 5
Trang 62.3.2.2 Khám hệ tim mạch 5
2.3.2.3 Khám hệ hô hấp 5
2.3.2.4 Khám hệ tiêu hóa 6
2.3.2.5 Khám hệ tiết niệu 6
2.3.2.6 Khám mắt, tai và phản xạ thần kinh 6
2.4 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 6
2.4.1 Kiểm tra máu 6
2.4.2 Kiểm tra nước tiểu 6
2.4.3 Kiểm tra phân 6
2.4.4 Các chẩn đoán đặc biệt khác 7
2.5 Đặc điểm của nôn và tiêu chảy 7
2.5.1 Nôn 7
2.5.2 Tiêu chảy 7
2.7 Một số bệnh có triệu chứng ói mửa và tiêu chảy trên chó 7
2.7.1 Bệnh do virus 7
2.7.1.1 Bệnh Carré 7
2.7.1.2 Bệnh do Parvovirus 11
2.7.1.3 Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó 14
2.7.1.4 Bệnh do Leptospira 17
2.7.2 Bệnh do vi khuẩn 19
2.7.2.1 Bệnh xuất huyết dạ dày ruột do nội độc tố của E.coli, độc tố đường ruột của Clostridium 19
2.7.2.2 Bệnh viêm kết tràng do Salmonella spp 19
2.7.2.3 Bệnh viêm ruột do Campylobacter jejuni 20
2.7.3 Ngộ độc 20
2.7.4 BỆNH DO GIUN SÁN 21
2.7.4.1 Bệnh do giun đũa 21
2.7.4.2 Bệnh do giun móc 21
2.8 LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 23
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát 23
Trang 73.2 Đối tượng khảo sát 23
3.3 Dụng cụ khảo sát và vật liệu thí nghiệm 23
3.4 Nội dung khảo sát 23
3.5 Phương pháp khảo sát 24
3.5.1 Lập bệnh án 24
3.5.2 Hỏi bệnh 24
3.5.3 Chẩn đoán lâm sàng 24
3.5.4 Chẩn đoán phi lâm sàng 24
3.5.5 Điều trị bệnh 25
3.6 Các chỉ tiêu khảo sát và cách tính 25
3.7 Xử lý số liệu 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy 27
4.1.1 Tỷ lệ các loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy 28
4.1.2 Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi 28
4.1.3 Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống 30
4.1.4 Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính 31
4.1.5 Định hướng một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy 32
4.2 Nghi bệnh do virus 33
4.2.1 Nghi bệnh Carré 33
4.2.2 Nghi bệnh do Parvovirus 38
4.3 Nghi bệnh do giun sán 43
4.4 Ngộ độc 45
4.5 Nghi bệnh do Leptospira 46
4.6 Bệnh ghép 48
4.7 Nghi bệnh do vi khuẩn 49
4.8 Hiệu quả điều trị 52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Đề nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 57
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một vài chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu chó 3
Bảng 4.1: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy 27
Bảng 4.2: Tỷ lệ các loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy 28
Bảng 4.3: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi 29
Bảng 4.4: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống 30
Bảng 4.5: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính 32
Bảng 4.6: Tỷ lệ các nhóm bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy 33
Bảng 4.7: Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo tuổi, giống, giới tính 34
Bảng 4.8: Vài chỉ tiêu sinh lý máu trên chó bệnh Carré 35
Bảng 4.9: Kết quả điều trị nghi bệnh Carré 37
Bảng 4.10: Tỷ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus theo tuổi, giống, giới tính 38
Bảng 4.11: Vài chỉ tiêu sinh lý máu trên chó bệnh Parvovirus 41
Bảng 4.12: Kết quả điều trị nghi bệnh do Parvovirus 43
Bảng 4.13: Tỷ lệ chó bệnh do giun sán theo tuổi, giống, giới tính 43
Bảng 4.14: Kết quả điều trị nghi bệnh do giun sán 44
Bảng 4.15: Kết quả điều trị bệnh do trúng độc 46
Bảng 4.16: Kết quả điều trị bệnh do Leptospira 47
Bảng 4.17: Kết quả điều trị bệnh ghép 48
Bảng 4.18: Tỷ lệ chó nghi bệnh do vi khuẩn theo tuổi, giống, giới tính 49
Bảng 4.19: Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli 51
Bảng 4.20: Kết quả điều trị bệnh do vi khuẩn 52
Bảng 4.21: Kết quả điều trị các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy 52
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Test “Anigen” chẩn đoán nhanh bệnh Carré 10
Hình 2.2: Test “Anigen” chẩn đoán nhanh bệnh do Parvovirus 13
Hình 4.1: Chó bị nổi mụn mủ ở bụng 36
Hình 4.2: Chó đi phân lỏng có máu trong bệnh Parvovirus 39
Hình 4.3: Phổi vài chổ xuất huyết, hóagan, gan sưng nhẹ, giãn cơ tim 39
Hình 4.4: Ruột xuất huyết 39
Hình 4.5: Niêm mạc ruột xuất huyết nặng và có dấu hiệu hoại tử 40
Hình 4.6: Phế nang bị xuất huyết nhẹ 40
Hình 4.7: Gan có xuất huyết, tích dịch, có đốm hoại tử với bạch cầu lymphô xâm nhập lan tràn trong tiểu thùy 40
Hình 4.8: Chó bị vàng da trong bệnh do Leptospira 46
Trang 10DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy 27
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa,
tiêu chảy 28
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi 29
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống 31
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính 32
Sơ đồ 2.1: Cách lây lan Leptospira 17
Trang 11
Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, phong trào nuôi chó ngày càng gia tăng tại các thành phố và những khu vực đông dân cư, nhất là các loại chó cảnh Bởi vì chó vừa biết giữa nhà, trung thành, tinh khôn, vừa là người bạn gần gũi thân thiết với mọi thành viên trong gia đình và luôn được mọi người yêu mến Không những thế chó còn được nuôi để làm thú tiêu khiển: chó săn bắt, chó đua, chó nghiệp vụ, giải trí… nên số lượng chó được nuôi ngày càng gia tăng
Vì thế chúng ta không chỉ quan tâm đến số lượng và chủng loại chó, mà còn quan tâm đến sức khoẻ và bệnh tật của chúng Với việc du nhập nhiều giống chó quý,
sự phong phú đa dạng về chủng loại, nếu trong quá trình nuôi dưỡng không có những biện pháp phòng chống tích cực, sẽ gây ra các bệnh trên đường tiêu hóa với các triệu chứng ói mửa, tiêu chảy và có thể lẫn máu làm chúng chết nhanh, gây tổn thương và thiệt hại không nhỏ về mặt tình cảm cũng như kinh tế cho con người
Để giảm bớt sự lo lắng của người dân nuôi chó và góp phần vào việc nghiên cứu các bệnh đường tiêu hóa trên chó, được sự đồng ý của khoa chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Văn Phát
và ThS Bùi Ngọc Thúy Linh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một số bệnh có
triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó được khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú
Y Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh”
Trang 121.2 Mục đích
Tìm hiểu các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó nhằm nâng cao hiểu biết về bệnh, góp phần vào công tác chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh trên chó có hiệu quả hơn
Thu thập 1 số mẫu phân từ chó bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy để phân lập
Trang 13Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các chỉ tiêu sinh lý của chó
2.1.1 Một vài chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu chó
Bảng 2.1: Một vài chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu chó
Bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đa nhân
+Trung tính
+ Ưa base
+Ưa acid
ALP(Alkaline phosphatase)
ALT(SGPT) Alanine aminotransferase
AST(SGOT) Aspartate aminotransferase
5,57 – 7,98
6 – 18
200 – 500 13,3 – 19,2 36,8 – 54,4 2,8 – 36,4 1,7 – 10,8
43 – 87,9 0,1 – 0,26
2 – 10
0 – 85
13 – 92
20 – 67 5,5 – 7,5 2,3 – 3,9 1,5 – 3,9
81 – 121 0,4 – 1,2
0 – 1 (Harold Tvedten, 1989 - trích dẫn Phạm Hoàng Yến, 2006)
Trang 14Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/ phút (Nguyễn Như Pho, 2000)
2.1.5 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
Chó đực: 7 - 10 tháng tuổi
Chó cái: 9 - 10 tháng tuổi
Sự trưởng thành sinh dục thường xuất hiện sớm ở những giống chó nhỏ con và muộn ở những chó lớn con Thời gian mang thai khoảng 58 - 63 ngày
2.1.6 Chu kỳ lên giống
Chó có 2 mùa động dục mỗi năm
Chu kỳ động dục: 4 - 4,5 tháng
Thời gian động dục trung bình: 12 - 20 ngày
Thời gian phối giống có hiệu quả: ngày 9 - 13 của chu kỳ động dục
2.1.7 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
Tuỳ theo giống lớn hay nhỏ, thông thường từ 3 - 15 con
Chó mẹ độ tuổi từ 2 – 3,5 năm tuổi có số con đẻ ra và nuôi sống con tốt nhất Tuổi cai sữa: 8 - 9 tuần tuổi
Trang 152.3 Các phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó
Trong công tác chẩn đoán cần thực hiện theo trình tự và đảm bảo các nội dung như sau để giúp cho việc chẩn đoán được chính xác
Nghe nhịp tim: từ khoảng gian sườn 3 – 4 bên trái
Tính chất của tiếng tim
Sờ nắn vùng tim
2.3.2.3 Khám hệ hô hấp
Kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp, tính cân đối khi thở
Kiểm tra mũi, gương mũi, dịch mũi
Trang 16Kiểm tra thanh khí quản bằng cách sờ nắn, quan sát ho
Nghe âm phổi, quan sát sờ nắn vùng phổi
2.3.2.4 Khám hệ tiêu hóa
Khám miệng, răng, lưỡi, lợi, mùi ở miệng, các rối loạn về nhai, nuốt, ói, tiêu chảy
Quan sát, sờ nắn vùng bụng, quan sát phân về màu sắc, độ đặc lỏng, mùi
Hỏi về thức ăn, nước uống, điều kiện sống của thú
2.3.2.5 Khám hệ tiết niệu
Quan sát bất bình thường khi đi tiểu
Màu sắc nước tiểu
2.4.1 Kiểm tra máu
Lập công thức hồng cầu, bạch cầu
Làm các phản ứng huyết thanh học, áp dụng để chẩn đoán bệnh do Leptospira
gây ra
Kiểm tra một số chỉ tiêu về sinh hóa máu: glucose, hematocrit, hemoglobin, bilirubine, creatinine, urea, protein, ASAT, ALAT, phosphate kiềm
2.4.2 Kiểm tra nước tiểu
Đo tỷ trọng, độ pH, màu sắc, xét nghiệm vi sinh vật, sự có mặt của bạch cầu, đo protein, bilirubine, urobilinogen, nitrite, glucose, urea
2.4.3 Kiểm tra phân
Kiểm tra phân về màu sắc, mùi, độ đặc lỏng của phân, xác định sự hiện diện của máu, chất nhầy, niêm mạc ruột
Kiểm tra ký sinh trùng bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa
Trang 17Nôn bao gồm nhiều nguyên nhân:
Nếu nôn một lần thú vẫn ăn bình thường và sau đó không nôn nữa là do thú ăn quá nhiều
Sau khi ăn mà nôn ngay thường là do các bệnh về dạ dày
Sau khi ăn một thời gian mới nôn có thể là do bệnh tắc ruột
Ruột già bị tắc thì chất nôn lẫn phân, mùi thối
Nôn nhiều lần là do những nguyên nhân kích thích lâu ngày trong trường hợp ngộ độc, các bệnh truyền nhiễm
2.5.2 Tiêu chảy
Tiêu chảy là đi tiêu nhiều lần, nhanh và trong phân chứa nhiều nước do ruột tăng cường nhu động và tiết dịch
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy:
Thay đổi thức ăn đột ngột
Do các bệnh truyền nhiễm
Nơi ở của chó kém vệ sinh
Thức ăn kém phẩm chất: ôi thiu, lên men, thức ăn khó tiêu, thức ăn có chứa chất độc
2.7 Một số bệnh có triệu chứng ói mửa và tiêu chảy trên chó
2.7.1 Bệnh do virus
2.7.1.1 Bệnh Carré (Canine Distemper)
Bệnh Carré là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây
nên với đặc điểm là gây chết với tử số cao trên thú ăn thịt, đặc biệt là loài chó Trên chó non, bệnh thường lây lan rất mạnh với các biểu hiện bệnh sốt, viêm phổi, viêm
Trang 18ruột, nổi những nốt mụn ở vùng da ít lông… ở giai đoạn cuối, thường có triệu chứng thần kinh
Sự kế phát các vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa làm bệnh trầm trọng hơn
* Dịch tễ học
Loài thú mắc bệnh
Tất cả các giống chó đều cảm thụ, nhưng mẫn cảm nhất là: chó chăn cừu, chó Berger… chó bản xứ ít mắc hơn Trong tự nhiên, bệnh hầu hết xảy ra ở chó 2 – 12 tháng tuổi, nhiều nhất chó 3 – 4 tháng
Chất chứa căn bệnh
Dịch tiết nước mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân của thú bệnh
Cách lây lan
Trực tiếp: qua đường khí dung
Gián tiếp: qua thức ăn, nước tiểu, hiếm xảy ra vì virus không bền ở môi trường bên ngoài (Trần Thanh Phong, 1996)
* Sinh bệnh học
Sau khi xâm nhập bằng đường khí dung, virus sẽ nhân lên đầu tiên trong đại thực bào và những tế bào lympho của đường hô hấp và hạch bạch huyết vệ tinh Sáu đến chín ngày sau khi cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến tất cả cơ quan sinh lympho (lách, hung tuyến, hạch bạch huyết, tuỷ xương) rồi đến những cơ quan khác và những tế bào biểu mô Nếu kháng thể trung hòa được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm, biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng và virus sẽ ít phân tán trong cơ quan thú Nếu không có kháng thể, virus sẽ xâm lấn tất cả cơ quan, nhất là não, tạo những biểu hiện lâm sàng và gây chết (Trần Thanh Phong, 1996)
* Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh: thường biến đổi 3 – 8 ngày, có thể xuất hiện những triệu chứng như viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi, chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu, sau đặc dần rồi có mủ… (ở thời kỳ này có thể giảm bạch cầu lympho)
Trang 19Sự giảm thiểu bạch cầu (leucopenia) đặc biệt là lympho bào đi cùng với biểu hiện lâm sàng Vài chó biểu hiện xáo trộn hô hấp (thở khò khè, rale ướt, khoé mũi có lẫn cả máu cùng với biểu hiện viêm phổi…) Một số khác có biểu hiện xáo trộn tiêu hóa (đi phân lỏng, tanh, có thể có lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bong tróc) hoặc những biểu hiện viêm não (như co giật, bại liệt) nổi những mụn mủ ở da Thể bán cấp tính
Những biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng (không rõ) kéo dài 2 – 3 tuần trước khi xuất hiện các triệu chứng thần kinh, có khi xuất hiện các triệu chứng sừng hóa da gan bàn chân (“hardpad” disease) (Trần Thanh Phong, 1996)
* Bệnh tích:
Bệnh tích đại thể:
Không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh (Trần Thanh Phong, 1996) Người ta lưu ý sự teo hung tuyến (giảm kích thích) thường thấy khi khám tử Có thể gặp sừng hóa ở mõm và gan bàn chân Tuỳ theo mức độ phụ nhiễm vi trùng, có thể thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da
Bệnh tích vi thể:
Mô bạch huyết bị hoại tử
Viêm não tuỷ không mủ với sự thoái hóa nơron, tăng sinh tế bào thần kinh đệm, huỷ myeline
* Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: chảy nhiều chất tiết ở mắt, mũi, xáo trộn hô hấp cùng với
ho, tiêu chảy nốt sừng hóa ở mõm và gan bàn chân, xáo trộn thần kinh, bệnh kéo dài
từ 2 - 3 tuần
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: phân lập virus bằng cách nuôi cấy trên đại thực bào phổi, kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, chẩn đoán huyết thanh học thường cho kết quả bấp bênh (Trần Thanh phong, 1996)
Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh có triệu chứng tiêu hóa khác như bệnh do
Leptospira, do Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm hoặc do ngộ độc gây ra
Sử dụng test chẩn đoán nhanh bệnh Carre: dùng tăm bông vô trùng đã thấm nước sinh lý 0,9% phết vào niêm mạc mắt Sau đó cho tăm bông vào lọ thuốc thử và lắc đều Dùng ống hút nhựa hút hỗn hợp (mẫu và thuốc thử) cho vào lỗ thử (3 - 4
Trang 20giọt) Đọc kết quả sau 5 - 10 phút Nếu chỉ có một vạch màu hồng xuất hiện ở vị trí đối chứng C (control) thì kết quả là âm tính, nếu vạch màu hồng xuất hiện ở vị trí đối chứng và vị trí kiểm tra T (Test) thì kết quả là dương tính
Hai vạch hồng: phản ứng dương tính Một vạch hồng: phản ứng âm tính
Hình 2.1: Test “Anigen” chẩn đoán nhanh bệnh Carré
* Điều trị và phòng bệnh
Việc điều trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi khuẩn phụ nhiễm, cung cấp chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh bao gồm:
Kháng sinh như: kanamycine, ampicilline, gentamycine…
Cung cấp nước, chất điện giải từ 20 - 500 ml tuỳ trọng lượng
Truyền tĩnh mạch dung dịch glucose, trợ lực bằng vitamine C, B - complex
Hạ sốt, giảm đau như anazine, chống co giật như diazepam (valium), dãn phế quản: theostate, chống ói: primperan, cầm tiêu chảy: imodium
Theo Hồ Đình Chúc (1988) có thể áp dụng các liệu pháp sau để điều trị cho kết quả khả quan
Dùng kháng huyết thanh (homoserum), truyền tĩnh mạch dung dịch glucose ưu trương, trợ lực, trợ lực bằng vitamine B - complex, vitamine C
Với bệnh Carré không có cách chữa trị chuyên biệt nào thành công hoàn toàn Việc chăm sóc tốt và cẩn thận là căn bản nhất (Trần Thanh phong, 1996)
Trên thực tế để phòng bệnh Carré cho chó ta cần tiến hành song song hai biện pháp: tiêm phòng vaccine và giữ gìn vệ sinh cho chó Cần tiến hành tiêm phòng sớm cho chó bằng vaccine đa giá như Eurican L vào lúc 7 tuần tuổi va Eurican L cách lần đầu tiên 3 - 5 tuần Sau đó cứ mỗi năm chủng nhắc lại một lần
Trang 212.7.1.2 Bệnh do Parvovirus
Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây nên với đặc điểm là triệu chứng phân
lẫn máu (do gây viêm dạ dày ruột cấp tính) giảm thiểu số lượng bạch cầu (dẫn đến suy giảm miễn dịch), tử số cao trên chó con còn bú (Trần Thanh Phong 1996)
* Dịch tễ học
Bệnh thường xảy ra trên chó con 6 tuần đến 6 tháng tuổi Trong những tuần lễ đầu tiên của đời sống, chó con nhận được kháng thể mẹ truyền qua sữa đầu, giúp chúng phòng được bệnh Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 – 10 tuần tuổi, lúc này chó con dễ thụ cảm nhất (Trần Thanh Phong, 1996)
Nguồn bệnh: thú bệnh và phân là nguồn virus căn bản nhất
Loài nhạy cảm: chỉ gây nhiễm họ chó (chó, chó sói, chó ăn cua,…)
Đường xâm nhập: phổ biến qua đường miệng
Phương thức lây lan:
hậu quả làm suy giảm miễn dịch Virus nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử
biểu mô ruột, viêm ruột, giảm hấp thu, tiêu chảy rồi chết
Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus gây bệnh tích trên cơ tim
Trang 22Triệu chứng chung: mất nước cực kỳ nhanh trên chó non còn bú, suy nhược nặng nề, đôi khi sốt, giảm bạch cầu… cơ thể suy nhược nặng nề có thể chết đột ngột hoặc vài ngày sau khi mắc bệnh (Trần Thanh Phong, 1996)
Theo Lê Thanh Hải, khi chó tiêu chảy phân có máu tươi thì tỷ lệ tử vong thường tới 100%
Thể viêm cơ tim:
Thường gặp trên chó 1 – 2 tháng tuổi (từ 3 tuần đến 7 tháng), có thể dẫn đến chết đột ngột
Nhiều chó con còn bú trong một lứa có biểu hiện khó thở, rên rỉ và kiệt sức Những chó này có thể bị chết sau vài giờ Những chó còn sống, có thể bất thường về tim, bị suy tim
Kèm theo triệu chứng tiêu chảy, chó con dễ bị viêm phổi kế phát (theo Lê Thanh Hải)
Ruột nở rộng, sung huyết hay xuất huyết, thường trống rỗng
Thành ruột non mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, bong tróc niêm mạc ruột Toàn bộ khúc ruột có thể chứa đầy máu và mảnh vỡ của niêm mạc ruột Niêm mạc dạ dày sung huyết toàn bộ
Gan có thể sưng và túi mật căng
Trong thể viêm cơ tim, thường thấy thủy thũng ở phổi
Bệnh tích vi thể:
Cơ quan lympho: Hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong những mảng Peyer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạt bạch huyết ở lách
Ruột: thể cấp tính có sự tái thiết biểu mô và nang tuyến khá rõ nét
Trang 23Tim: trên chó non còn bú, tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh mà có các bệnh tích: viêm, thủy thũng, hoại tử, hóa sợi với sự có mặt hay không có mặt một lượng lớn những thể vùi ái kiềm trong nhân của sợi cơ tim
* Chẩn đoán:
Chẩn đoán lâm sàng: viêm dạ dày ruột rất lây, thường có xuất huyết trên chó tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng, phát triển cấp tính đi kèm với sốt (không cao) và giảm bạch cầu và kết thúc bằng cái chết hay khỏi bệnh sau 5 ngày mắc phải
Chẩn đoán phân biệt: với bệnh viêm ruột ruột do Coronavirus, viêm ruột do virus Carré, hoặc viêm ruột do Salmonella, Shigella, Leptospira
Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
Lấy máu kiểm tra số lượng bạch cầu; lấy máu 2 lần kế tiếp nhau để phát hiện được sự biến đổi trong máu (Trần Thanh Phong, 1996)
Sử dụng test chẩn đoán nhanh bệnh do Parvovirus: dùng tăm bông vô trùng
lấy mẫu phân trong hậu môn chó, cho vào dung dịch thuốc thử và lắc đều Nhỏ 3 – 4 giọt hỗn hợp mẫu và thuốc thử lên lỗ thử Đọc kết quả sau 5 – 10 phút Nếu chỉ có một vạch màu hồng xuất hiện ở vị trí đối chứng C (Control) thì kết quả là âm tính, nếu vạch màu hồng xuất hiện ở cả vị trí đối chứng và vị trí kiểm tra T (Test) thì kết quả là dương tính
Hai vạch hồng: phản ứng dương tính Một vạch hồng: phản ứng âm tính
Hình 2.2: Test “Anigen” chẩn đoán nhanh bệnh do Parvovirus
* Điều trị:
Theo Trần Thanh Phong thì việc điều trị chỉ nhằm tăng cường sức chống chỏi với bệnh, chữa triệu chứng và chống những vi trùng kế phát, chưa có thuốc đặc trị
Trang 24Biện pháp ăn kiêng: cho chó ăn khẩu phần lỏng trong 40 giờ là cần thiết, không cho uống nếu thú ói mửa Ở cuối thời kỳ bệnh, người ta cho thú dùng thức ăn
dễ tiêu hóa và chỉ trở lại khẩu phần bình thường sau khi hết triệu chứng tiêu chảy
Bù đắp nước: nhằm ngăn ngừa sự mất nước thứ phát do ói mửa, tiêu chảy Dung dịch này gồm dung dịch lactate ringer, nước sinh lý mặn, glucose, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng
Kháng sinh liệu pháp: để ngăn ngừa sự phụ nhiễm của vi khuẩn, có thể dùng kháng sinh: gentamycine, ampicilline, oxytetracycline…
Thuốc chống ói: atropin sulfat hoặc primperan
Thuốc cầm tiêu chảy: imodium
Thuốc cầm máu: vitamine K, dicynone
Trợ sức bằng vitamine C, B - complex
* Phòng bệnh:
Cách ly những chó khoẻ mạnh với những con mắc bệnh
Chăm sóc tốt, chủng ngừa bằng vaccine khi chó khoẻ mạnh Sử dụng Eurican
L, tiêm mũi 1 vào lúc 7 – 8 tuần tuổi, mũi thứ 2 cách mũi thứ 1 một tháng và mỗi năm tái chủng một lần
2.7.1.3 Bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó
Là bệnh chỉ xảy ra trên loài chó do Adenovirus ái lực với hệ thống võng nội và
tế bào gan Bệnh có đặc điểm sau: sốt 2 pha, giảm mạnh lượng bạch cầu, viêm kết mạc, đục giác mạc và gan sưng to Bệnh này gây thương tổn trên nhiều cơ quan khác như dạ dày, ruột, hô hấp… tử số cao trên chó non
Phương thức lây lan:
Trực tiếp: do nuôi nhốt chung
Trang 25Gián tiếp: qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột, chuồng nhốt, qua tay và chân, quần áo chăm sóc
Chó mẹ nhiễm virus có thể truyền kháng thể qua sữa cho chó con (theo Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó)
* Sinh bệnh học:
Sau khi virus xâm nhập qua đường tiêu hóa, sẽ nhân lân đầu tiên ở hạch amygdale và mảng Peyer ở ruột Sau đó chúng vào máu và đến gây nhiễm những tế bào nội mô của nhiều mô nhất là những cơ quan phủ tạng (gan, thận, lách, phổi )
* Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh: 2 - 10 ngày
Biểu hiện đầu tiên là sốt hơn 40oC trong 1 – 2 ngày và có thể tăng cao trở lại vào khoảng 1 tuần sau (sốt 2 pha)
Sau sốt tiên khởi, số lượng bạch cầu giảm, vật bỏ ăn, suy nhược, khát nước, sung huyết (như ở lợi) đôi khi vàng da nhẹ
Chó sẽ có biểu hiện viêm hạch amygdale, viêm hầu họng, ói mửa, tiêu chảy, phân sậm màu, sưng gan, đau đớn vùng bụng, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, có thể thấy thủy thũng da vùng đầu, cổ, thân
Trong thời kỳ phục hồi, sau 7 - 10 ngày mất đi những triệu chứng, có thể gặp đục giác mạc 1 hay 2 mắt, do thuỷ thũng, biểu hiện này có thể biến mất một cách ngẫu nhiên Theo Trần Thanh Phong (1996) trong thể cấp tính, chó có thể chết trong khoảng
1 tuần mắc bệnh Nhiều trường hợp không điển hình hay thầm lặng đã được phúc trình: đục giác mạc có lẽ là biểu hiện duy nhất của bệnh
Trang 26Bệnh tích vi thể:
Tế bào gan bị hoại tử và có sự nở rộng các xoang
Xuất huyết nhiều thể vùi trong nhân tế bào nội mô hoặc trong những tế bào nhu
mô gan, trong tế bào Kuffer
* Chẩn đoán:
Chẩn đoán lâm sàng: cần chẩn đoán phân biệt với:
Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm lở loét miệng, vàng da
và niêm mạc, tăng số lượng bạch cầu
Bệnh Carré: Xáo trộn hô hấp, tiêu chảy, thần kinh, sừng hóa ở mõm và gan bàn chân
Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác gây thương tổn ở gan do
vi trùng, do độc chất, do giun sán
Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
Phân lập virus từ những mô bị nhiễm (gan, lách, thận, nước tiểu) và dịch tiết của mũi, nuôi trên môi trường tế bào có nguồn gốc từ chó Quan sát các biến đổi trên
tế bào nuôi cấy
Phản ứng HI và trung hòa virus được dùng định dạng virus phân lập
Phản ứng huỳnh quang
* Điều trị:
Truyền máu rất cần thiết cho chó mắc bệnh nặng
Truyền dịch, chống viêm dạ dày ruột bằng cách tráng niêm mạc dạ dày ruột như: phosphalugel, actapulgite chống nôn và chống tiêu chảy
Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm như: penicilline, ampiciline
Theo Trần Thanh Phong (1996) việc chữa trị đục giác mạc thường không hiệu quả
* Phòng bệnh:
Chó mắc bệnh phải cách ly và tẩy trùng chuồng nuôi để phòng lây lan
Tiêm phòng sớm cho chó bằng vaccin đa giá như Eurican L tiêm mũi 1 lúc 7 - 9 tuần tuổi, tiêm mũi 2 cách mũi 1 một tháng Sau đó mỗi năm tái chủng một lần
Trang 272.7.1.4 Bệnh do Leptospira
Là bệnh truyền nhiễm chung giữa người, gia súc và thú hoang dã, bệnh do
Leptospira interrogans gây nên Trong thể cấp tính, chó bệnh thường có biểu hiện
viêm dạ dày, ruột xuất huyết thường ói ra máu, phân sậm màu, hoàng đản, nước tiểu màu vàng sậm tỷ lệ chết thường có thể đến 60 – 90 %
* Dịch tể học:
Loài vật mắc bệnh chó mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng thường gặp nhiều trên chó đực
Chất chứa căn bệnh: máu, dịch não tủy, nước tiểu, gan, thận
Đường xâm nhập: có thể xâm nhập qua niêm mạc, vết thương ở da
Cách lây lan: được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cách lây lan Leptospira (Trần Thanh Phong, 1996)
* Sinh bệnh học:
Sau khi xâm nhiễm Leptospira vào trong máu, nhân lên mạnh mẽ, gây bại
huyết, sau đó chúng định vị ở những cơ quan ưa thích như gan, thận Ở gan nó sẽ gây viêm gan, phá hủy chức năng gan gây thiểu năng gan (lượng đường huyết giảm, bilirubin huyết tăng, hoàng đản ) Ở thận cũng có biểu hiện tượng tự viêm thận, thiểu năng thận (ure huyết, albumine niệu)
Đất, nước nhiễm Leptospira Nước tiểu
GẬM NHẤM (Chuột)
Leptospira
Con người
GIA SÚC
Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp
Trang 28Trong giai đoạn bại huyết, vi khuẩn có thể đến những cơ quan khác như cơ quan sinh dục (gây xáo trộn sinh sản) hệ thần kinh trung ương (gây viêm màng não)
Theo Trần Thanh Phong (1996): Cách sinh bệnh biến đổi tùy vào chủng nhiễm
và tình trạng chó nhiễm
* Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh 5 - 15 ngày
Thể cấp tính: bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao 40 – 41oC, suy nhược nặng có thể chia làm 2 thể
Thể thương hàn: vật bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt với những điểm xuất huyết ở niêm mạc và da, ói ra máu và phân sậm màu, thở ra mùi hôi, mất nước nhanh chết trong 2 - 4 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt
Thể hoàng đản: Vật bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản (vàng da
và niêm mạc) nước tiểu sậm màu, khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa… Giai đoạn cuối, thân nhiệt tăng, khó thở, hơi thở hôi, tiêu chảy, đôi khi xuất huyết , chó chết trong khoảng 5 - 8 ngày mắc bệnh
Thể bán cấp tính và mãn tính: thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh urê, hậu quả của viêm thận, chó khát nước nhiều cùng với ói mửa và tiêu chảy Sau một thời gian hôn mê chó sẽ chết
Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Chẩn đoán phân biệt: trúng độc tố nấm mốc (như aflatoxin), nhiễm vi trùng gây dung huyết mạnh trong trường hợp hoàng đản Xáo trộn tiêu hóa, ói mửa, tiêu chảy
cần phân biệt với bệnh Parvovirus và Carré
Trang 29Chẩn đoán phòng thí nghiệm: lấy nước tiểu đem ly tâm, lấy cặn xem dưới kính hiển vi tụ quang nền đen tìm vi khuẩn Phản ứng huyết thanh học: ELISA, MAT, miễn dịch huỳnh quang
* Điều trị:
Kháng sinh: penicillin, streptomycin, erythromycin, tetracyclin…
Nếu loét ở miệng dùng thuốc tím, xanh methylen, trợ sức bằng vitamin C, B Chống ói mửa bằng primperan và cầm tiêu chảy imodium
* Phòng bệnh:
Vệ sinh phòng bệnh:
Cách ly thú bệnh với thú khỏe mạnh
Diệt tất cả các loài gặm nhấm vì chúng là vật mang trùng
Phòng bệnh bằng vaccin: Hexadog, Tetradog, Leptodog, Eurican L
2.7.2 Bệnh do vi khuẩn
Đây là bệnh hay xảy ra trên chó và thường do một lượng lớn nội độc tố của
E.coli, độc tốt đường ruột của Clostridium, Salmonella spp, Campylobater jejuni
(Theo Quinn P.J và CTV, 1998 trích dẫn bởi Nguyễn thị Liễu, 2005)
2.7.2.1 Bệnh xuất huyết dạ dày ruột do nội độc tố của E coli, độc tố đường ruột của Clostridium
* Triệu chứng:
Chó cảnh thường nhạy cảm với bệnh hơn, thể bệnh cấp tính gây xuất huyết ở ruột (xảy ra trên chó thành thục) tiêu chảy máu, thú sẽ chết nếu không điều trị kịp thời Ngoài ra, phân hơi nhầy và có mùi đặc trưng
* Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Phản ứng huyết thanh học
2.7.2.2 Bệnh viêm kết tràng do Salmonella spp
Cấp tính: thú ói mửa, tiêu chảy nhầy lẫn máu gây ra tình trạng mất nước
Mãn tính: Bệnh xảy ra chậm, phân nhầy có vết máu và thú có cảm giác đau khi đi phân, chó sụt cân, gầy và thiếu máu Tuy nhiên thú vẫn ăn uống bình thường
* Bệnh tích:
Thành tá tràng dày lên, hạch màng treo ruột sưng lớn và cứng
Trang 30* Chẩn đoán:
Xét nghiệm vi khuẩn
Làm mô bệnh học trên sinh thiết đoạn tá tràng
Phân biệt với bệnh lý do ký sinh trùng hay các vật thể lạ
2.7.2.3 Bệnh viêm ruột do Campylobacter jejuni
* Triệu chứng:
Bệnh gây tiêu chảy nghiêm trọng trên chó con và hầu hết những chó được nuôi
ở thành thị Phân có nước và có màu của dịch ruột
Chống viêm: dexamethasone liều 0,2 mg/Kg thể trọng/1lần/1 ngày
Chống ói bằng primperan và cầm tiêu chảy bằng imodium 0,1 mg/Kg thể trọng
Sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: actapulgite, phosphalugel, smecta Nếu chó ói, tiêu chảy lẫn nhiều máu có thể dùng vitamin K hoặc dycynone 250 mg/con, tiêm bắp hoặc cho uống
Dùng thuốc trợ lực và tăng cường sức đề kháng: hematopan, vitamin B, C Truyền dịch để chống mất nước, cung cấp chất điện giải và năng lượng bằng glucose 5%, lactated ringer Đồng thời phải có chế độ chăm sóc tốt: giữ chó nơi ấm, thoáng, cho ăn thức ăn dễ tiêu, ngon miệng, không có chất béo
Trang 31* Cách trị độc:
Loại chất độc bằng cách gây nôn, than hoạt tính, thuốc sổ Na2SO4, MgSO4 0,5 g/ kg (chỉ dùng một lần duy nhất), đồng thời tiến hành súc rửa dạ dày
Tăng cường chức năng giải độc gan bằng hematopan
Hổ trợ tuần hoàn (dopram – V, 5 - 10 mg/Kg P, IV, IM), giảm đau (anazine), chống co giật (promethazine)
Dùng furosemide thúc đẩy thải chất độc khi xác định chính xác chất gây độc Truyền tĩnh mạch: glucose 5% - 30%, lactate ringer
Sau khi thú bình phục cần tăng cường sức đề kháng bằng vitamin C, vitamin nhóm B, cho ăn thức ăn dễ tiêu đầy đủ chất dinh dưỡng
* Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Xét nghiệm phân tìm trứng giun theo phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa
* Điều trị:
Levamisol: 7 mg/ kg thể trọng cho uống hoặc tiêm
Mebendazole: 60 - 100 mg/ kg thể trọng cho ăn hoặc uống trong 2 ngày
Fenbendazole: 50 mg/ Kg thể trọng cho ăn hoặc uống trong 2 ngày liên tục
2.7.4.2 Bệnh do giun móc
* Triệu chứng
Chó thiếu máu niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm suy nhược nếu nặng chó bỏ ăn, kiết, có thể táo bón phân có lẫn máu
Trang 32* Bệnh tích
Niêm mạc tá tràng có rất nhiều giun cắm sâu vào, niêm mạc ruột viêm cata, loét hoặc xuất huyết
* Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Xét nghiệm phân tìm trứng giun theo phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa
* Điều trị
Levamisol: 7mg/kg thể trọng cho uống hoặc tiêm
Menbendazole: 60 – 100mg/kg thể trọng cho ăn hoặc uống
Fenbendazale: 50 mg/kg thể trọng cho ăn hoặc uống 2 ngày liên tục
2.8 LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ
Phạm Thị Thanh Lý (2002) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại học Nông Lâm TP HCM là 55,16%, hiệu quả điều trị đạt 63,12%
Quách Chí Cường (2004) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại học Nông Lâm TP HCM là 46,46%, hiệu quả điều trị đạt 72,85%
Nguyễn Minh Tuấn (2006) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Chi cục Thú y Cà Mau là 56,75%, hiệu quả điều trị đạt 68,08%
Lê Thị Cẩm Dân (2005) đã ghi nhận tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy khảo sát tại Bệnh Xá Thú Y – Trường Đại học Nông Lâm TP HCM là 49,84% hiệu quả điều trị đạt 74,69%
Trang 33
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát
Thời gian: từ ngày 02/04/2007 đến ngày 02/08/2007
Địa điểm khảo sát: Bệnh Viện Thú Y – Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh
3.2 Đối tượng khảo sát
742 chó bị bệnh được mang đến khám và điều trị tại bệnh viện (trừ những trường hợp chó đem đến tiêm phòng và xổ giun định kỳ)
3.3 Dụng cụ khảo sát và vật liệu thí nghiệm
Dụng cụ: nhiệt kế, ống nghe, bàn khám, dây buộc mõm, cân trọng lượng, đèn soi tai, đèn soi mắt, kính hiển vi, máy ly tâm, siêu âm, X - quang…
Dụng cụ giải phẫu: kéo, dao mổ, nhíp, kẹp, cây hướng dẫn, kim may…
Thuốc sát trùng: Javel, cồn, oxy già…
Thuốc nhuộm: Lugol, Fushin…
Chất kháng đông EDTA
Các loại thuốc được sử dụng điều trị tại bệnh viện hay cho toa mua trên thị trường (các loại kháng sinh, thuốc kháng viêm, các loại vitamin…)
3.4 Nội dung khảo sát
Xác định tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy và một số yếu tố có liên quan đến bệnh (tuổi, giống, giới tính)
Tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó Ghi nhận bệnh tích đại thể và vi thể trên một số chó mắc bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy
Thu thập 7 mẫu phân trong số các ca bệnh nghi do vi trùng để gửi phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ
Xét nghiệm 35 mẫu phân tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa
Trang 34Test Carre: 10 mẫu dịch mắt của 10 chó nghi bị bệnh Carré để thử test chẩn đoán nhanh bệnh Carre
Test Parvovirus: 10 mẫu phân của 10 chó nghi bị bệnh do Parvovirus để thử test chẩn đoán nhanh bệnh Parvovirus
Lấy 20 mẫu máu để xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu (số lượng hồng cầu,
số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu)
Theo dõi và ghi nhận kết quả điều trị
3.5.3 Chẩn đoán lâm sàng
Quan sát thể trạng, cách đi đứng của chó bệnh
Kiểm tra thân nhiệt, kiểm tra niêm mạc mắt, miệng (chủ yếu là màu sắc)
Kiểm tra độ đàn hồi của da để đánh giá mức độ mất nước
Khám hạch lâm ba
Nghe tim, tần số tim
Nghe phổi: kiểm tra tần số hô hấp, kiểm tra thể hô hấp
Khám thực quản để xem phản ứng đau của thú
Khám vùng bụng
Khám phân: qua sát màu sắc, số lượng, tính chất phân
3.5.4 Chẩn đoán phi lâm sàng
- Xét nghiệm 35 mẫu phân tìm trứng giun bằng phương pháp phù nổi với NaCl bão hòa
Cách làm: cho 1 - 2 gam phân vào ống nghiệm, thêm vào đó một ít nước muối NaCl bão hòa, lắc đều Lọc qua lưới lọc rồi cho vào một lọ miệng hẹp, cho nước muối
Trang 35bão hòa vào đầy miệmg lọ Đậy lamelle lên miệng lọ, để yên 15 - 20 phút Lấy lamelle
ra, phủ lên lame Kiểm tra trên kính hiển vi có độ phóng đại 100 và 400 lần
- Chó nghi ngờ nhiễm bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, lấy mẫu làm test ELISA
chẩn nhanh (test “Anigen”, được sản xuất bởi công ty Animal Genetics) Nếu mẫu cho kết quả dương tính với test, có thể tiến hành lấy máu tĩnh mạch chân chó, cho vào lọ
có chất kháng đông và gửi đến phòng xét nghiệm của Thú Y để đếm số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, lập công thức bạch cầu
- Thu thập 7 mẫu phân trong số các ca bệnh nghi do vi trùng để gửi phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ
Cách lấy mẫu: dùng bông gòn thấm cồn sát trùng chung quanh vùng hậu môn chó, sau đó dùng tâm bông vô trùng lấy mẫu phân trong hậu môn chó, cho vào lọ đựng mẫu và gửi đến xét phòng nghiệm của Bệnh Viện Thú Y
- Chẩn đoán mô học: trường hợp chó bị chết, được sự đồng ý của chủ nuôi, chúng tôi tiến hành mổ khám để quan sát bệnh tích đại thể và vi thể Lấy mẫu ruột, gan,
phổi của 1 chó nghi bệnh do Parvovirus bảo quản trong dung dịch formol 10% để làm
tiêu bản vi thể và đọc mẫu tại phòng xét nghiệm của Bệnh Viện Thú Y
3.5.5 Điều trị bệnh
Dựa vào kết quả chẩn đoán sẽ có những liệu pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh Tuỳ theo tình trạng bệnh của mỗi chó mà có thể tiến hành điều trị mỗi ngày
3.6 Các chỉ tiêu khảo sát và cách tính
* Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy (%)
= (TSCBCTC ói mửa, tiêu chảy / TSCĐĐKVĐT tại Bệnh Viện Thú Y) x 100
* Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi, giống, giới tính (%)
= (TSCBCTC ói mửa, tiêu chảy theo tuổi, giống, giới tính / TSCĐĐKVĐT theo lứa tuổi, giống, giới tính) x 100
* Tỷ lệ từng loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy (%)
= (Tổng số chó bệnh theo từng loại triệu chứng / TSCBCTC ói mửa, tiêu chảy được đem đến khám và điều trị) x 100
Trang 36* Tỷ lệ chó khỏi bệnh sau điều trị theo từng loại bệnh (%)
= (Tổng số chó khỏi bệnh theo từng loại bệnh / TSCBCTC ói mửa, tiêu chảy theo từng loại bệnh) x 100
Trang 37Số chó có triệu chứng khác
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy
Qua thời gian thực hiện đề tài ở Bệnh Viện Thú Y Trường Đại học Nông Lâm
TP HCM chúng tôi ghi nhận trong 742 ca bệnh được khảo sát có 354 ca chó bị bệnh
có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy chiếm tỷ lệ 47,71% Kết quả được trình bày qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1
Kết quả khảo sát của chúng tôi thấp hơn kết quả khảo sát của Nguyễn Minh Tuấn (2006) là 56,75%, Nguyễn Khắc Trí (2006) là 57,49%, Phạm Thị Thanh Lý (2002) là 55,16% được thực hiện tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP HCM Qua ghi nhận chúng tôi cho thấy rằng ý thức của người dân về việc chăm sóc, nuôi dưỡng tiêm chủng và xổ giun cho chó ngày càng tốt hơn do đó tỷ lệ chó bệnh có
Trang 38triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ngày càng ít hơn Ngoài ra tỷ lệ này còn phụ thuộc vào
một số yếu tố như nguồn gốc chó, thời gian và địa điểm khảo sát
4.1.1 Tỷ lệ các loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy
Bảng 4.2: Tỷ lệ các loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy
Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy chó bệnh có triệu chứng tiêu chảy
chiếm tỷ lệ 38,70% (137 ca bệnh), ói mửa 20,62% (73 ca bệnh), ói mửa kết hợp tiêu
chảy chiếm tỷ lệ 40,68% (144 ca bệnh)
Về triệu chứng ói mửa kết hợp tiêu chảy chiếm tỷ lệ 40,68%, kết quả khảo sát
của chúng tôi cao hơn kết quả của Phạm Thị Thanh Lý (2002) là 39,22%, Quách Chí
Cường (2004) là 34,63%, Lê Thị Cẩm Dân (2005) là 36,56% nhưng thấp hơn kết quả
theo dõi của Nguyễn Minh Tuấn (2006) là 43,69%
4.1.2 Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi
Trong tổng số 742 chó khảo sát chúng tôi chia thành 4 lứa tuổi để tìm hiểu yếu tố
lứa tuổi có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ bệnh trên chó có biểu ói mửa, tiêu chảy
Kết quả được trình bày qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3
40,68%
20,62%
38,70%
Ói mửaTiêu chảy
Ói mửa và tiêu chảy
Trang 39Bảng 4.3: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi
Lứa tuổi Số chó khảo sát Số chó bệnh Tỷ lệ % Mức ý nghĩa
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi
Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 cho thấy chó bệnh có triệu chứng mói mửa, tiêu chảy cao nhất ở lứa tuổi từ 2 – 6 tháng chiếm tỷ lệ 64,14 % và thấp nhất ở lứa tuổi trên
12 tháng chiếm tỷ lệ 26,24 % Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nhóm tuổi (P < 0,001)
Theo Lê Thanh Hải (1995), kháng thể được truyền từ mẹ qua nhau thai, có thể được bảo hộ chó con trong 7 tuần tuổi đầu tiên Kháng thể này về mặt lý thuyết tạo nên miễn dịch chủ động ở chó con cho đến 2 tháng tuổi Do đó, mặc dù chó con ở giai đoạn này chưa được tiêm phòng nhưng vẫn có khả năng chống đỡ với các tác nhân gây
bệnh Tuy nhiên, chó có thể bị nhiễm các bệnh từ bố mẹ như bệnh Carré, Parvovirus,
giun đũa, giun móc… và lây cho các cá thể khác trong đàn
Trang 40Chó từ 2 – 6 tháng tuổi không còn được bảo hộ bởi kháng thể mẹ truyền nữa, đồng thời giai đoạn này có nhiều thay đổi về dinh dưỡng như chuyển từ sữa sang cho
ăn thức ăn, quản lý, chăm sóc… và thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo ra những tác động gây stress làm giảm sức đề kháng nên chó dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh trên đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ 64,14%
Nhóm chó trên 6 – 12 tháng tuổi là nhóm chó đang ở lứa tuổi trưởng thành, cơ thể đang phát triển về mọi mặt, hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh, thích nghi tốt với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng Tuy nhiên nếu không được tiêm phòng và chăm sóc không chu đáo chó vẫn có thể nhiễm bệnh Theo kết khảo sát của chúng tôi cho thấy chó nhiễm bệnh ở giai đoạn này chiếm tỷ lệ 58,62%
Nhóm chó trên 12 tháng tuổi là giai đoạn chó đã trưởng thành, hệ thống bảo vệ
cơ thể cũng đã kiện toàn, tính thích ứng được tăng cường, sức đề kháng mạnh, do đó tính cảm thụ bệnh giảm (26,24%) hơn so với 3 lứa tuổi còn lại Tuy nhiên thực tế cho thấy với tỷ lệ nhiễm bệnh trên chó có triêu chứng ói mửa, tiêu chảy là 26,24% ở lứa tuổi trên 12 tháng chủ yếu là chó ở độ tuổi từ 5 năm trở lên nguyên nhân do chủ nuôi quên việc tiêm chủng ngừa vaccin những bệnh truyền nhiễm có triệu chứng ói mửa,
tiêu chảy như Carré, Parvovirus, Leptospira… hàng năm cho thú nhà
4.1.3 Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống
Ngày nay phong trào nuôi chó gia tăng, số lượng và chủng loại có cũng rất phong phú Trong thực tế bên cạnh những giống chó ta, chúng tôi ghi nhận số liệu gồm
có các giống chó ngoại như: Chihuahua, Fox, Phú Quốc, Bắc Kinh, Boxer, Beger… hoặc chó lai ngoại Tuy nhiên việc xác định tỷ lệ nhiễm trên từng giống chó cũng như mức độ lai giống rất khó nên chỉ chia làm hai nhóm giống là chó nội và chó ngoại (bao gồm cả giống chó lai), kết quả được trình bày qua bảng 4.4
Bảng 4.4: Tỷ lệ chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống
Giống chó Số chó khảo sát Số chó bệnh Tỷ lệ % Mức ý nghĩa
P > 0,05
Tổng cộng 742 354 47,71