MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiKhông phải ngẫu nhiên mà từ năm 1923, nhà báo Xôviết Ôxíp Manđenxtam đã tiên đoán rằng:…từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải như văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai.Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy rằng, Người đã đấu tranh không mệt mỏi, hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và vì sự tiến bộ, văn minh của nhân loại. Vì sự cống hiến lớn lao ấy Người đã được UNESCO ghi nhận hai danh hiệu cao quý: Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất thế giới.Hồ Chí Minh Bác Hồ kính yêu là người Việt Nam đẹp nhất, Việt Nam hơn bất cứ người Việt Nam nào hết, vì nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam và tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau.Với tầm vóc một danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Việc tìm hiểu những quan điểm của Người về văn hóa và vấn đề giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nắm vững cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước.Về vấn đề vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: Văn hóa là một mặt căn bản của xã hội, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần phải chú ý đến, cùng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển. Văn hóa là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng con người mới, xã hội mới, Hồ Chí Minh còn đặc biệt nhấn mạnh: Gốc của văn hóa mới là dân tộc.Có thể nói, lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, dân tộc Việt Nam luôn đặt ra một câu hỏi: Liệu Việt Nam có vững vàng trước sự du nhập của trào lưu văn hóa ngoại lai. Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập văn hóa ngày càng trở nên sâu rộng, văn hóa Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến sự sống còn của dân tộc, đó là: dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống gia tăng. Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làm cho việc phân biệt đúng sai, tốt xấu trong nhiều trường hợp trở nên hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội. Những nọc độc về văn hóa, chính trị xâm nhập bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức tinh vi khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm độc. Chủ nghĩa cá nhân, lối sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các tệ nạn xã hội…có điều kiện phát triển. Vấn đề bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội được đặt ra một cách gắt gao hơn. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược văn hóa phù hợp, thì sự ảnh hưởng này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, toàn bộ những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là ngọn hải đăng dẫn đường cho con tàu cách mạng Việt Nam vượt qua bão tố đến bến bờ tương lai, trong đó có giá trị tư tưởng về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, cần phải ra sức bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam để đất nước ta bước vào hội nhập quốc tế một cách an toàn và phát triển bền vững. Theo đó, việc nghiên cứu để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay là một việc làm có ý nghĩa quan trọng.Căn cứ vào những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp của mình.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1923, nhà báo Xôviết ÔxípManđenxtam đã tiên đoán rằng:…từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa,không phải như văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai
Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấyrằng, Người đã đấu tranh không mệt mỏi, hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệpgiải phóng dân tộc Việt Nam và vì sự tiến bộ, văn minh của nhân loại Vì sựcống hiến lớn lao ấy Người đã được UNESCO ghi nhận hai danh hiệu caoquý: "Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất thế giới"
Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu - là người Việt Nam đẹp nhất, ViệtNam hơn bất cứ người Việt Nam nào hết, vì nhà văn hóa kiệt xuất Hồ ChíMinh là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc ViệtNam và tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộctrong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểubiết lẫn nhau
Với tầm vóc một danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã để lại cho dân tộc một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về nhiều lĩnh vực,trong đó có lĩnh vực văn hóa Việc tìm hiểu những quan điểm của Người vềvăn hóa và vấn đề giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nắm vững
cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng vềxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong côngcuộc đổi mới đất nước
Về vấn đề vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xác định: Văn hóa là một mặt căn bản của xã hội, trong côngcuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần phải chú ý đến, cùng phải coi là
Trang 2quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Nhưng văn hóa làmột kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi,văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển Văn hóa là một trongnhững mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng con người mới, xã hội mới, Hồ Chí Minhcòn đặc biệt nhấn mạnh: "Gốc của văn hóa mới là dân tộc".
Có thể nói, lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam luôn gắnliền với quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, dân tộc ViệtNam luôn đặt ra một câu hỏi: Liệu Việt Nam có vững vàng trước sự du nhậpcủa trào lưu văn hóa ngoại lai Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhậpvăn hóa ngày càng trở nên sâu rộng, văn hóa Việt Nam đang phải đối mặt vớinhững thách thức lớn liên quan đến sự sống còn của dân tộc, đó là: dưới sựtác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sựchống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị vănhóa truyền thống gia tăng Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làmcho việc phân biệt "đúng - sai", "tốt - xấu" trong nhiều trường hợp trở nên hếtsức phức tạp Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, pháttriển, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội Những "nọc độc" về văn hóa,chính trị xâm nhập bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức tinh vi khácnhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm độc Chủnghĩa cá nhân, lối sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các tệ nạn xãhội…có điều kiện phát triển Vấn đề "bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh
tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội" được đặt ra một cách gắt gaohơn Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược văn hóa phù hợp, thì sự ảnhhưởng này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, toàn bộ những giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh vẫn là ngọn hải đăng dẫn đường cho con tàu cách mạng ViệtNam vượt qua bão tố đến bến bờ tương lai, trong đó có giá trị tư tưởng về vănhóa và bản sắc văn hóa dân tộc Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
Trang 3văn minh", cần phải ra sức bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ViệtNam để đất nước ta bước vào hội nhập quốc tế một cách an toàn và phát triểnbền vững Theo đó, việc nghiên cứu để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trongxây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay là một việc làm có ý nghĩa quan trọng.
Căn cứ vào những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: "Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh" làm đề tài
tiểu luận tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học vềvấn đề văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minhđược in thành sách, đăng tải trên các báo, tạp chí như:
- Võ Nguyên Giáp: "Tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh", in trong tập "Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong: "Hồ Chí Minh - văn hóa và đổi mới", Nxb Lao động, Hà Nội, 1998; "Về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh",
* Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên, tiểu luận có nhiệm vụ:
Trang 4- Tìm hiểu, làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh vềvăn hóa.
- Làm rõ thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ xây dựng nền vănhóa trong thời kỳ đổi mới
- Đề xuất các giải pháp để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc
4 Các phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
* Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử)
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp logic, kết hợp vớilịch sử và các phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp,phương pháp so sánh đối chiếu
* Nguồn tài liệu tham khảo:
Là hệ thống quan điểm Mác - Lênin, của các đồng chí lãnh đạo Đảng
và Nhà nước ta về vấn đề văn hóa và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; các vănkiện Đảng, đặc biệt là di sản của Hồ Chí Minh, các công trình khoa học củacác tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu tư tưởng của Người về văn hóa
5 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của tiểu luận gồm 2 chương, 5 tiết
Trang 5Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1.1 CỘI NGUỒN TƯ TƯỞNG VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
1.1.1 Văn hóa dân tộc
Có tác giả nghiên cứu về tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh đã nhận xét:
"Ở Bác Hồ, văn hóa là sự kết tinh văn hóa hàng nghìn năm của đất nước ViệtNam trên cơ sở đổi mới, kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa nhân loại, tinh hoacủa Secxpia, Victo Huygo, Lỗ Tấn…tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin Ở
đó văn hóa dân tộc đã trở thành cái cơ bản, cái cội rễ của tư tưởng và conngười văn hóa Hồ Chí Minh" [4, tr 5]
Bắt đầu từ gia đình, quê hương…
Hồ Chí Minh thuở nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5năm 1890 tại thôn Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Người sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học tại vùng đất xứNghệ đầy ắp truyền thống văn hóa Ngay từ hồi còn nhỏ, Hồ Chí Minh đãđược nuôi dưỡng, bao bọc trong cái nôi ấm áp tình yêu thương, hạnh phúc củagia đình, tình cảm nồng hậu thủy chung của làng xóm vốn là những nét đẹptruyền thống văn hóa Việt Nam…
Được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống hiếu học, giàuđức hy sinh, giàu lòng yêu nước của ông ngoại Hoàng Xuân Đường, ngườicha Nguyễn Sinh Sắc, người mẹ Hoàng Thị Loan, người chị Nguyễn ThịThanh (Bạch Liên), người anh Nguyễn Sinh Khiêm (Tất Đạt)… Nhiều bạn bèthân giao với gia đình Nguyễn Sinh Cung đều là những nhà Nho học rộng, tàicao và thiết tha yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh ThúcKháng… Những con người mà sau này vẫn được ca ngợi là: "Giàu sangkhông làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn
Trang 6gan" Đồng thời được tắm mình trong môi trường văn hóa xứ Nghệ giàutruyền thống nhân ái, nhân nghĩa, cách mạng và đậm đà tính dân tộc.
Ở tuổi 21 (1911), từ bến cảng Sài Gòn, với cái tên Văn Ba ra đi tìmđường cứu nước, hành trang mang theo là vốn văn hóa đậm đà bản sắc dântộc, một nền văn hóa tốt đẹp của gia đình, quê hương Người đã dùng chính
vũ khí dân tộc cao đẹp để chống lại thứ văn hóa của chủ nghĩa thực dân xâmlược, với mục tiêu không chỉ bảo vệ nền văn hóa của dân tộc Việt Nam màcòn vì sự phát triển của cả nền văn hóa nhân loại Và sau biết bao cống hiến
hy sinh vì độc lập tự do dân tộc và sự giải phóng loài người, Hồ Chí Minh đãtrở thành anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất ViệtNam
Nước có nguồn, cây có cội, con người cũng vậy Cậu bé Nguyễn SinhCung đã trở thành Hồ Chí Minh vĩ đại bắt đầu chính từ cội rễ là nền văn hóadân tộc Việt Nam
1.1.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại
Nếu như tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam là khởi nguyên, cái cội rễ,thì tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ là nguồn bổ sung hoàn chỉnh cho tầm cao tưtưởng và nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh
Quá trình hoạt động cách mạng và trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh
về văn hóa đã thể hiện một luận điểm rất quan trọng, đó là: Nền văn hóa của mộtdân tộc phải là kết quả của sự kết hợp truyền thống văn hóa dân tộc với tinhhoa văn hóa nhân loại và chính Người đã thành công, Người là biểu tượng của
sự tiếp thu và hòa nhập tinh hoa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại
Ngay từ nhỏ, được đào tạo theo lối Nho học truyền thống, Hồ ChíMinh đã đọc nhiều và tiếp thu được nhiều giá trị nhân bản và tinh hoa của vănhóa Nho giáo, một nội dung lớn của văn hóa Trung Quốc Khi tiếp thu giáo lýđạo Khổng, người đã thể hiện tính không thụ động, muốn hiểu biết và muốn
Trang 7biến những điều trong sách Thánh hiền thành những hành động thực sự trongcuộc sống và chính trong những năm tháng dạy học ở trường Dục Thanh(Phan Thiết), Người đã vận dụng tư tưởng đạo Nhân của Khổng Tử vào việcgiáo dục lòng yêu quê hương, trọng đạo lý làm người, tình đồng bào ruột thịt,đùm bọc lẫn nhau, máu chảy ruột mềm… Đối với Nho giáo, Hồ Chí Minh đã
có thái độ rất rõ ràng, phù hợp với đạo lý dân tộc Người đã từng nói: tuyKhổng Tử là phong kiến và tuy học thuyết của Khổng Tử có nhiều điềukhông tích cực, song chúng ta phải học những điều hay trong đó Tiếp thu cáiđẹp của Nho giáo: Hồ Chí Minh giáo dục cán bộ, đảng viên ta phải lo trướccái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, giàu sang không thể quyến rũ,nghèo khó không thể lay chuyển, sức mạnh không thể khuất phục Trong cácyếu tố hợp thành nền văn hóa Việt Nam có sự tham gia của văn hóa Ấn Độ
mà một trong những giá trị của nền văn hóa ấy là Phật giáo Người am hiểu
về đạo Phật, ở Người tràn đầy lòng từ bi, hỉ xả của đạo Phật Những ngày họctập ở Huế, đạo Phật đã chiếm một chỗ trong lối sống của Hồ Chí Minh Ngườiluôn có một tấm lòng kính mộ chân thành đối với Đức Phật Thích Ca Đếnvới Phật giáo Người đã đến được tư tưởng vị tha, cứu khổ cứu nạn, mưu cầuhạnh phúc cho loài người, trong đó có dân tộc Việt Nam Tư tưởng Phật giáođược Người tiếp nhận có chọn lọc và nâng cao đã góp phần vào sự phát triểnvăn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại và sự tiến bộ của lịch sử Nếu như đến vớiPhật giáo, Hồ Chí Minh tìm thấy được lòng từ bi, hỉ xả, thì đến Kitô giáo, HồChí Minh đã tìm thấy ở tôn giáo của Jêsu cái ưu điểm là lòng nhân ái cao cả,Người đã phát hiện ra cái thiện, cái đẹp, cái cốt lõi nhân văn của chúa Jêsu làbiết hy sinh để cứu loài người khỏi ách nô lệ và đưa loài người về hạnh phúc,bình đẳng, bác ái, tự do Vì vậy, theo Hồ Chí Minh: Cũng như Khổng Tử,Mác, Tôn Dật Tiên, Jêsu cũng muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưucầu hạnh phúc cho xã hội
Với hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài, chủ yếu là trung tâm vănminh châu Âu Người có điều kiện tiếp cận với những tinh hoa của văn hóa
Trang 8phương Tây, từ cổ chí kim, qua những tác phẩm bất hủ của những thiên tàinhư Seechsxpia, Huygo, Tônxtôi, Pruđông, Misơlê… Qua đó Hồ Chí Minh đãsớm tìm thấy một chủ nghĩa nhân văn, một khát vọng tự do, một tinh thầnchiến đấu không khoan nhượng vì cuộc sống của con người Đồng thời,Người đã có những cuộc khảo nghiệm thực tiễn từ tiếp xúc, gặp gỡ các nhàvăn hóa đến việc hòa mình vào cuộc sống của những người dân lao độngphương Tây để hiểu rõ hơn văn hóa và con người phương Tây Điều đó thực
sự mang lại cho Hồ Chí Minh những tri thức kinh nghiệm, sự hiểu biết lịch
sử, những tình cảm giai cấp, cũng như lòng ngưỡng mộ tinh thần tự do và nỗithông cảm sâu sắc đến đời sống cơ cực của những người lao động dưới ách ápbức vô nhân đạo của những kẻ thống trị Đối với văn hóa phương Tây, mộtmặt Người đã tìm thấy những giá trị quý báu nhất của những cuộc cách mạng
tư sản đấu tranh vì quyền tự do, quyền bình đẳng, bác ái; mặt khác, Ngườicũng phê phán "những tư tưởng cộng hòa dân chủ không đến nơi" của cáchmạng tư sản Điều đó thể hiện tầm nhìn văn hóa sâu sắc của Người Hồ ChíMinh là người biết đánh giá và tiếp thu tinh hoa các giá trị văn hóa để có thểtiếp cận với chân lý mà mình đã đi tìm Theo đó thu nhận những giá trị vănhóa phương Tây cần thiết cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc mình, và đểlại cho nhân loại giá trị văn hóa đặc biệt mà những người khác không có được
Trong các bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, chủnghĩa Mác - Lênin giữ một vai trò quan trọng nhất Chủ nghĩa Mác - Lêninkhông chỉ mưu cầu hạnh phúc cho loài người mà còn trang bị phương phápluận biện chứng duy vật với tư cách là công cụ nhận thức khoa học để hànhđộng cách mạng Người tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là tiếp thu một hệ tưtưởng hoàn toàn tiến bộ so với các hệ tư tưởng trước đó Tính mới mẻ và sựkhác nhau căn bản chính là ở chỗ tư tưởng Mác - Lênin là nguồn sáng hướngdân tộc Việt Nam tới độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Từ rất sớm Nguyễn
Ái Quốc đã tìm thấy và học tập Lênin: "Không phải chỉ ở thiên tài của Người,
mà chính là coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng,
Trang 9nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại cao đẹp của Người đã ảnh hưởnglớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng vềNgười không gì ngăn nổi" [5, tr 232].
Nhờ có sự tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại mà ngay từnhững năm tháng hoạt động cách mạng phương Tây, Nguyễn Ái Quốc đãnhanh chóng tạo được sự hài hòa trong lối sống giữa phương Đông và phươngTây; giữa truyền thống và hiện đại; giữa dân tộc và thế giới… Người đãkhông đối lập giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, không đối lập giữavăn hóa truyền thống và hiện đại… Tất cả đều được Người tiếp thu, chọn lọc,
bổ sung và nâng cao nhằm phục vụ cho mục đích cách mạng, cho sự nghiệpgiải phóng con người mà trực tiếp và trước hết là cho cách mạng Việt Nam,nền văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam
Những giá trị đó đã nhào luyện trong tư duy và hoạt động thực tiễncủa Hồ Chí Minh mà hình thành và phát triển tư tưởng của Người về văn hóa,làm cho Người trở thành một nhà văn hóa kiệt xuất và đã có những đóng góphơn hẳn của Người vào kho tàng văn hóa nhân loại, đúng như Giám đốcUNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nhận xét: "Hồ Chí Minh đãthành công trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hóa vào một nền văn hóaViệt Nam duy nhất Người đã làm được việc này nhờ sự hiểu biết sâu sắc vàtôn trọng những đặc điểm văn hóa khác nhau Người đã hoàn thành nhiệm vụ
ấy, và trong việc làm và lời nói của Người, ta có thể thấy rõ hình ảnh, tưtưởng của nhà thơ, nhà nghệ sĩ dân ca, những người đem lại nguồn cảm xúccho nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam Cuộc đời của Người mang ảnh hưởngcủa những giá trị truyền thống dân tộc, có những đóng góp vào việc tạo nênmột nền văn hóa Việt Nam hiện đại" [3, tr 30]
Như vậy, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa bắt nguồn từtruyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại Hệ tư
Trang 10tưởng Hồ Chí Minh là tinh hoa trí tuệ của loài người, là sản phẩm văn hóa củanhân loại được bồi đắp và phát triển qua nhiều thế hệ.
1.2 MẤY NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1.2.1 Những khái niệm cơ bản
Trước hết, văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, xuất hiện từ thời cổ đạicùng với nền văn minh Hy Lạp và La Mã Cho đến nay khái niệm này đãđược hiểu theo những nghĩa chung nhất như sau:
- Theo gốc chữ Hán, văn là vẻ đẹp (có giá trị), hóa là sự biến đổichuyển hóa, sự trở thành có giá trị Văn hóa là tất cả những gì được chuyểnhóa, biến đổi thành những cái đẹp đẽ, có giá trị
- Theo gốc từ Latinh, văn hóa xuất phát từ chữ Colo (tôi trồng, tôiquý, tôi yêu) sau này phát triển thành: Culture, Cultura (nghĩa là vun trồng,bồi đắp, nuôi dưỡng) Nghĩa là tất cả những gì do con người làm ra để phục
vụ bản thân cuộc sống con người được gọi là văn hóa
Nhà văn hóa vĩ đại của Ấn Độ - Nêru, trong bài "Văn hóa là gì"(1958) đã cho rằng: Văn hóa phải chăng là sự phát triển nội tại của một conngười, một dân tộc, văn hóa là làm cho dân tộc có phải hiểu được dân tộc đónhư thế nào và ngược lại
Mỗi người có một cách đưa ra định nghĩa riêng, nhưng theo cách hiểuchung nhất: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo ra trong quá trình lịch sử theo cái đúng, cái tốt và cái đẹp
Năm 1982, UNESCO phê chuẩn khái niệm về văn hóa như sau: "Trong
ý nghĩa riêng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêngbiệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xãhội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật vàvăn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
Trang 11thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại chocon người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trởthành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thânmột cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức đượcbản thân, tự biết mình, là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xétnhững thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ
và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân" [12, tr 5-6]
Như vậy, nói ngắn gọn, văn hóa là tổng thể phức hợp về những giá trịvật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, mang tính đặc thù của mỗi dântộc Chỉ có thể phân biệt dân tộc này với dân tộc khác ở văn hóa (hay bản sắcvăn hóa)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại củadân tộc ta đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loàingười mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằngngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo đótức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng vớibiểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầuđời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [6, tr 431]
Với khái niệm trên, Hồ Chí Minh đã chỉ ra được nguồn gốc của vănhóa, đó là: văn hóa do con người sáng tạo ra, gắn với con người nền văn hóabao giờ cũng có tính nhân văn và tính xã hội, nói tới văn hóa là nói tới mụcđích cuộc sống của loài người, giúp cho con người tồn tại và phát triển, nhưvậy, Hồ Chí Minh đã coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự pháttriển Đồng thời Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra được cấu trúc của văn hóa, vănhóa tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt, văn hóa gồm tất cả mọi lĩnh vựccủa đời sống con người
Trang 12Hồ Chí Minh còn dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc phản ánh mộtcách toàn diện các lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng với 5điểm lớn:
1 Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
2 Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
3 Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhândân trong xã hội
4 Xây dựng chính trị: dân quyền
Có thể nói, quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh vừa là sự kết tinhcác định nghĩa văn hóa trước đó, vừa có sự phát triển và cũng hoàn toàn thốngnhất, phù hợp với quan điểm văn hóa hiện đại Khái niệm văn hóa của Người
là một khái niệm tương đối hoàn chỉnh, điều đó đã chứng tỏ tầm nhìn sâu sắc
và toàn diện về văn hóa của Hồ Chí Minh
Những nhà nghiên cứu thế giới khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh đãđánh giá rằng: Hồ Chí Minh là một con người kỳ diệu, hiếm thấy, đặc biệt,bởi: nói đến Hồ Chí Minh là nói đến sự hiện thân cho nền văn hóa tương lai(nhà báo Xôviết Ôxíp Mandestam) Một học giả người Mỹ cũng đã viết:Chúng ta gọi Hồ Chí Minh hay Nguyễn Ái Quốc, nhà yêu nước, nhà Nho hay
Trang 13nhà cộng sản, điều đó không quan trọng Điều quan trọng nhất là Nguyễn ÁiQuốc là người đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc chống chủ nghĩa thựcdân, điều đó đã đạt đến đỉnh cao văn hóa, đỉnh cao nhân văn loài người
Và điều này, hai nhà lãnh tụ vĩ đại, đồng thời là hai nhà văn hóa ViệtNam là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đã nói về sự nghiệp lớn lao nhấtcủa Hồ Chí Minh chính là Người đã phát huy được giá trị văn hóa hàng nghìnnăm của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa nhân loại để xóa đi được vếtnhơ trong lịch sử nhân loại là chế độ thực dân và trả lại cho các dân tộc thuộcđịa một cuộc sống làm người Đó chính là cuộc sống có văn hóa…
Nói đến danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh là nói đến sự kết hợp chặtchẽ, nhuần nhuyễn giữa yếu tố truyền thống và văn hóa dân tộc với yếu tốhiện đại, giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây Hồ Chí Minh làbiểu tượng kiệt xuất cho những giá trị đẹp đẽ nhất của dân tộc và nhân loại
Đó là một con người với một tầm nhìn văn hóa mang tính thời đại(UNESCO), hay "một cái nhìn xuyên qua lịch sử" (Phạm Văn Đồng)
Hồ Chí Minh là sự tượng trưng cao đẹp cho cốt cách văn hóa dân tộc,đồng thời Người đã đưa ra được những quan điểm, tư tưởng về xây dựng mộtnền văn hóa mới Việt Nam có sự thống nhất giữa yếu tố dân tộc và yếu tốnhân loại
Về khái niệm "bản sắc văn hóa", có nhiều cách hiểu khác nhau:
"Bản sắc": "Bản" là gốc, cái tự có, cái thuộc về bản chất, cốt lõi, dòngchính của một nền văn hóa "Sắc" là màu, đường nét
Bản sắc văn hóa là những đường nét tạo ra những đặc trưng lớn của mộtnền văn hóa Bản sắc là cốt cách chứ không phải là cái biểu hiện bề ngoài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khóa VIII) đã khái quát bản sắc văn hóa Việt Nam bằng một khái niệm: "Bảnsắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng
Trang 14các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranhdựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cườngdân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng
xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lốisống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiệnmang tính dân tộc độc đáo" [2, tr 56]
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản sắc văn hóa dân tộc
Khái niệm về "Bản sắc văn hóa dân tộc" được nêu trong Nghị quyếtTrung ương 5 hàm chứa những nội dung rất quan trọng Những nội dung đótrở thành dòng chủ lưu của dân tộc Đó cũng chính là sự kế thừa, phát triểnsáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bản sắc văn hóa Việt Nam
Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc, bản sắc văn hóa là "thẻ căn cước"của một dân tộc Nó là động lực cho sự nghiệp cách mạng, là vũ khí để chốnglại kẻ thù xâm lược, vừa là động lực thúc đẩy sự tiếp xúc và hiểu biết lẫn nhaugiữa các dân tộc, đồng thời để dân tộc Việt Nam có thể hòa nhập với thế giớibên ngoài để phát triển
Trong bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dântộc chân chính là hạt nhân của tinh thần sáng tạo dân tộc Đây chính là tài sản
có giá trị nhất trong hành trang tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh Nó là
cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cáchmạng của Người Hồ Chí Minh cho rằng: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêunước, đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bịxâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũbán nước và lũ cướp nước" [7, tr 171]
Trang 15Hồ Chí Minh coi tinh thần yêu nước của nhân dân ta như một thứ quýgiá Vì vậy, bổn phận của Đảng là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức,lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vàocông việc yêu nước, công việc kháng chiến Nhận thức sâu sắc, trọn vẹn vềchủ nghĩa yêu nước Việt Nam, cũng như tinh thần yêu nước của các dân tộctrên thế giới trước hết và căn bản là thông qua thực tiễn chứ không phải bằngcon đường sách vở Và trước khi trở về với thế giới "người hiền", bản "Dichúc" thiêng liêng của Người là những dòng cuối cùng kết tinh bản sắc vănhóa Việt Nam đậm đà chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh
đã từng nói: Chúng ta chiến thắng đế quốc là chiến thắng của sự văn minh vớitàn bạo Văn minh ở đây đồng nghĩa với văn hóa mà hạt nhân là chủ nghĩayêu nước Hồ Chí Minh đã nói tới và sử dụng chủ nghĩa yêu nước như một vũkhí và Người cũng thường xuyên rèn luyện vũ khí ấy ngày càng sắc bén phục
vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với lòng yêu nước, bản sắc vănhóa còn là truyền thống nhân nghĩa, yêu thương con người và thủy chung.Với ý nghĩa đó, Người đã nâng cao đức tính "thương người như thể thươngthân" của dân tộc lên thành "đại nhân", lòng yêu thương nhân dân và nhânloại của Người không bao giờ thay đổi và trước lúc vĩnh biệt chúng ta, Người
để lại "muôn vàn tình thân yêu cho toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho cáccháu thiếu niên và nhi đồng" Lòng thương người - giá trị văn hóa tinh thầnlớn của dân tộc, đã được Hồ Chí Minh tiếp nối và phát huy ở một tầm caomới Đức thương người không chỉ trong hành trang lúc Người ra đi tìm chân
lý cách mạng mà còn theo suốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người Nóvừa là động lực thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước, vừa là mục tiêu,
"ham muốn tột bậc" của Người, đó là: giải phóng con người và mưu cầu hạnhphúc cho con người
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, "thương người" thường đi liền với "vìnghĩa", đó là một truyền thống tốt đẹp thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc
Trang 16Người nhấn mạnh: Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa Tìnhnghĩa ấy đã được Người nâng lên "cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồngbào, đồng chí, tình nghĩa năm châu, bốn biển một nhà" Chính vì vậy, khituyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã nhấn mạnh: "Hiểuchủ nghĩa Mác - Lênin là sống với nhau có tình có nghĩa Nếu thuộc baonhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là chủ nghĩa Mác -Lênin được" [10, tr 662] Tư tưởng "đại nhân" ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì
sự nghiệp giải phóng và vì tự do, hạnh phúc của con người, tin ở lý trí vàphẩm chất của con người, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển tự do vàtoàn diện Để thực hành "đại nghĩa" cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh trong cả
tư tưởng và hành động luôn đặt cái chung lên trên cái riêng, lấy cái chung làmtiêu chuẩn, không kể điều ấy nhỏ hay lớn, lợi hay hại cho mình Việc làm lớn,nhỏ không phải là thước đo, mà theo Hồ Chí Minh "nhân nghĩa mới là tiêuchí", nó đã trở thành sức mạnh, lý tưởng, là mạch sống của Hồ Chí Minhtrong suốt cuộc đời cách mạng của Người Cũng như Nguyễn Trãi, phàm mưuviệc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làmđầu, Hồ Chí Minh lấy chữ "nghĩa" để phân rõ bạn thù: Đối với người, ai làm
gì lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn, bất kỳ ai làm hại cho nhândân, cho Tổ quốc ta tức là kẻ thù Đối với mình, những tư tưởng và hành động
có lợi cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn, những tư tưởng và hành động có hạicho Tổ quốc, cho đồng bào là kẻ thù…, điều gì phải thì cố làm cho kỳ được,
dù là việc nhỏ Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ
Tinh thần cộng đồng, lối sống nhân ái, những thuần phong mỹ tục củabản sắc văn hóa Việt Nam cũng luôn đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Để chiến thắng thiên tai, địch họa, con người Việt Nam, từ rất sớm đã
có một tình cảm tự nhiên:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng"
Trang 17"Người trong một nước" đó là tình cảm cộng đồng tốt đẹp, là sức sốngcủa dân tộc không gì phá vỡ nổi Hồ Chí Minh bằng nhiều cách diễn đạt khácnhau, đã đề cập một cách sâu sắc, đầy đủ và trọn vẹn tình cảm cộng đồng đócủa dân tộc Người viết: Do nhiều người nhóm lại mà thành làng Do nhiềulàng nhóm lại mà thành nước… Người là gốc của nước.
Ngay từ năm 1947, Hồ Chí Minh đã nói đến "đời sống mới" của mộtcon người, một nhà, một làng và khắp nước, trong trường học, đơn vị bộ đội,các công xưởng, cơ quan… xung quanh hạt nhân của đời sống là cần, kiệm,liêm, chính, Hồ Chí Minh đã nói đến "thuần phong mỹ tục", cấm hẳn say sưa,
cờ bạc, hút xách, bợm bài, trộm cắp Người nhắc đến tục ngữ "lá lành đùm lárách", "đói cho sạch rách cho thơm" Người nói về cách cư xử đối với đồngbào thì nên thành thực, thân ái, sẵn sàng giúp đỡ Người nhấn mạnh đến việccần xây dựng và phát triển "thuần phong mỹ tục", nhưng gắn liền với việc phêphán bài trừ "đồi phong", "bại tục" Năm 1958, nói chuyện với cán bộ vănhóa, Người khẳng định: "Nói là khôi phục vốn cũ, thì nên khôi phục cái gì tốt,còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra" [8, tr 196] Trong "Di chúc", Ngườicòn nhắc đến: "Cuộc đấu tranh chống lại những gì đã cũ kĩ, hư hỏng, để tạo ranhững cái mới mẻ, tốt tươi"
Tóm lại, trên đây là những khía cạnh thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc
đã in đậm trong tư tưởng và hành động cách của Người Đó là những quanđiểm chung của Người về bản sắc văn hóa dân tộc và cũng là phần giá trị tinhthần tiêu biểu hàm chứa một cách sâu đậm trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mang tính dân tộc
Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán, lãnh thổ và văn hóa riêng, vănhóa không tách rời quốc gia, dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa dân tộc
Trang 18Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã thực hiện chính sách
nô dịch văn hóa nhằm thay thế nền văn hóa truyền thống Việt Nam bằng vănhóa thực dân phản động Chúng muốn dân tộc ta trở nên ngu dốt, kinh tếnghèo nàn, lạc hậu để chúng dễ bề cai trị
Năm 1943, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Đảng đưa ra "Đề cương văn hóaViệt Nam" nhằm xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc Trong đó đề cập banguyên tắc lớn, xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam mang tính dân tộc, khoahọc và đại chúng
Tính dân tộc của một nền văn hóa còn thể hiện ở tính cách, tâm lý,tình cảm, phong tục tập quán và bản lĩnh con người Việt Nam Tính dân tộccòn thể hiện ở ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) của dân tộc, ở tất cả các giá trị
về vật chất và tinh thần, ở quan hệ ứng xử… Với ý nghĩa đó, theo tư tưởng
Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa mang tính dân tộc là phải thể hiện đượctinh thần, đặc tính văn hóa của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc ViệtNam Người nhắc nhở: Những dân tộc anh em sinh sống trên đất nước ViệtNam, đều có một nền văn hóa độc đáo, lâu đời, nhờ nền văn hóa đó mà cácdân tộc ở nước ta tồn tại và phát triển được tới ngày nay Vì vậy, "phải giữ gìnnhững cái vốn đó" Về vấn đề ngôn ngữ, Người cũng thường xuyên căn dặn:Tiếng nói là một thứ quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy
nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi
Hồ Chí Minh là người kế tục xuất sắc các vị tiền bối trong việc sửdụng tiếng Việt và lối nói tiếng Việt Để phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữdân tộc một cách tối đa, có hiệu quả, Người chỉ ra rằng: Khi nói và viết phảivay mượn nhiều từ nước ngoài, nhưng không vì thế mà lạm dụng Người chorằng tác phẩm tuyên truyền phải là tác phẩm "ai đọc cũng hiểu được" Bácnhắc nhở phải "quý báu tiếng ta", đó là một trong những biểu hiện của tư
Trang 19tưởng lấy văn hóa làm gốc Khi viết, Người đã viết để cho ai đọc cũng hiểuđược, khi nói, Người cũng hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không".
Cùng với năm tháng hoạt động cách mạng, Người luôn coi vốn vănhóa văn nghệ là một "của quý" tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn trong mỗingười Những nét văn hóa dân tộc đã thấm đượm trong trái tim, tình cảm củaNgười, trở thành sức mạnh tinh thần giúp Người vượt qua khó khăn trên conđường mà mình đã chọn
Hồ Chí Minh am hiểu rất nhiều các lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, từđàn ca, âm nhạc đến hội họa, thơ cổ điển… Người coi đó là những cái rất độcđáo của dân tộc Người cho rằng đã là một người nghệ sĩ thì không chỉ biếthưởng thụ cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của vốn văn nghệ dân tộc, mà cònphải biết "khai thác và phát triển" nó lên Muốn làm được điều đó trước hếtphải thực sự có tâm huyết, biết nâng niu, quý trọng văn hóa dân tộc, từ đó mới
có khả năng sáng tạo và phát triển
Một đặc điểm nữa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệdân tộc là tính kế thừa phát huy và khả năng nâng cao lên một trình độ và chấtlượng mới nhằm đáp ứng trình độ văn hóa thưởng thức nghệ thuật ngày càngcao của quần chúng nhân dân Theo Hồ Chí Minh, yếu tố dân tộc là yếu tốhàng đầu của văn hóa văn nghệ Thiếu yếu tố dân tộc thì không những không
có tác phẩm nghệ thuật có giá trị độc đáo, mà còn có thể tiếp thu đúng đắn,đầy đủ tinh hoa văn hóa nhân loại Tính dân tộc ngày càng sâu sắc, hoàn hảobao nhiêu thì càng có điều kiện và là cơ sở bền vững để tiếp nhận di sản vănhóa thế giới bấy nhiêu Tuy nhiên, quý trọng và đề cao văn hóa dân tộc không
có nghĩa là đóng kín văn hóa dân tộc, là chỉ sống với quá khứ, là đóng khungbiệt lập văn hóa, tách mình ra khỏi những vấn đề của thời hiện đại Mà ngượclại, tính dân tộc của văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là còn phải luôn biếtgắn liền với việc tiếp nhận những thành quả của văn minh nhân loại và vì sựtiến bộ của nhân loại, tức là phải có sự giao lưu văn hóa để phát triển