PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CHẠY BỀN

17 254 0
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY  HỌC MÔN CHẠY BỀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CHẠY BỀN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Học sinh luyện tập TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển năng khiếu vốn có của bản thân, đây là một tiềm năng rất quan trọng và cần thiết đối với các nước đang phát triển. Những quốc gia có nền TDTT phát triển mạnh đã khẳng định: “Những vận động viên đạt thành tích cao qua các kỳ thi đấu TDTT trong khu vực và quốc tế, đều là những tài năng trẻ được phát hiện và bồi dưỡng từ những trường trung học”. Chính vì thế trong những năm qua, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến “chương trình giáo dục thể chất trong Nhà trường, theo chiến lược đào tạo con người mới”. Điền kinh là môn thể thao “Nữ hoàng” không chỉ phong phú, đa dạng hấp dẫn, phù hợp mọi lứa tuổi; giới tính, mà còn là một nội dung thi đấu chủ yếu (bao gồm nhiều cự ly, nội dung) trong các kỳ Hội thao, Hội khỏe, Đại hội thể dục thể thao, các giải điền kinh quốc tế, Olympic Môn chạy bền được giảng dạy xuyên suốt chương trình các khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) của cấp THCS. Tập chạy bền để phát triển sức bền với cự ly chạy thường 500m trở lên, học sinh phần lớn ngán ngại tập luyện chạy bền vì chạy bền nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, đòi hỏi năng lực, sức chịu đựng của người tập rất nhiều, vì phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, quá trình tập luyện nhất thiết bản thân phải nỗ lực và cần có tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai. Hiện nay do yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi học sinh phải chủ động sáng tạo tích cực, tự giác để tiếp thu tốt các bài học trên lớp nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực cho bản thân. Do vậy việc lựa chọn bài tập phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi chọn sáng kiến “Phát huy tính tích cực của học sinh THCS trong dạy học môn chạy bền” mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại Trường THCS Yên Lương nơi tôi đang công tác. Nếu chúng ta cho rằng môn Điền kinh là môn thể thao khá khô khan và đơn điệu thì trong đó chạy bền lại là nội dung mà người tập phải thật sự là những người ham thích và có ý chí kiên trì để có thể lặp lại những chu kỳ của bước chạy cho đến khi hoàn thành cự li. Tập luyện chạy bền đòi hỏi phải tiêu thụ nhiều năng lượng của cơ thể nên người tập cảm thấy mệt mõi nhiều và đặc biệt với lứa tuổi học sinh THCS nếu các em chưa thường xuyên tập luyện một môn thể thao nào đó thì có thể coi đây như là một việc làm nặng nhọc với các em. Nhằm giúp học sinh có góc nhìn thân thiện hơn và tiến đến có ý thức thường xuyên tập luyện chạy bền hằng ngày để rèn luyện thân thể; học sinh nào rồi cũng có thể chạy hết cự li và tiếp cận được thang điểm từ đạt yêu cầu trở lên hay nói cách khác là các em sẽ “Vượt lên chính mình” là điều mà những người dạy và học Chạy bền đều muốn có và đây cũng là mục đích mà đề tài này muốn nêu lên.

Ngày đăng: 17/07/2018, 10:56

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan