1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vận dụng tư tưởng lão tử trong quản lý nhà nước tiểu luận cao học

29 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, Lão Tử lần đầu tiên dùng hình thức tư duy lý luận sáng lập hệ thống lý luận tư tưởng chính trị, triết học rất hoàn chỉnh, trở thành vị thuỷ tổ của phái Đạo gia. Là nhà tư tưởng lớn thời Xuân Thu, Lão Tử còn được xem là người khơi sáng cho Bách Gia Chư Tử, học thuyết và tư tưởng chính trị của Lão Tử có ảnh hưởng sâu sắc đối với các học phái như Nho, Mặc, Pháp, Hình, Danh… Người ta xem Lão Tử là chủ cán trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại và tư tưởng chính trị của ông vẫn có một vị trí ảnh hưởng nhất định đến ngày nay. Bao trùm tư tưởng chính trị của ông được thể hiện ở phương pháp cai trị “vô vi nhi trị”, tuy có nhiều mặt hạn chế hơn là tích cực nhưng phương pháp “vô vi” của ông vẫn có những nhân tố hợp lý cần được đánh giá và nghiên cứu một cách có hệ thống…. Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề rất cấp thiết được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm: Về mặt khoa học điều này đặt ra nhu cầu phải có sự nghiên cứu theo chiều hướng khác nhau để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý Nhà nước ở nước ta. Thiết nghĩ rằng trong quá trình đó, chúng ta không chỉ quan tâm đến các lý thuyết, quan điểm khoa học hiện đại về quản lý nhà nước mà còn phải quan tâm đến các tư tưởng truyền thống về quản lý Nhà nước trong tư tưởng chính trị và triết học Trung Quốc cổ đại. Hiện nay các nhà tư tưởng lớn Trung Quốc cổ đại như: Khổng Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử… thu hút sự quan tâm rộng rãi của các nhà khoa học trên thế giới khi khai thác tư tưởng về quản lý Nhà nước của các nhà tư tưởng này để rút ra những kinh nghiệm cho công cuộc quản lý Nhà nước trong xã hội hiện đại và Lão Tử cũng nằm trong số đó. Chính vì lý do nói trên, việc khai thác một số hạt nhân hợp lý về cách quản lý Nhà nước trong tư tưởng Lão Tử để rút ra một số kinh nghiệm cho việc quản lý Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Từ hai ý lớn đã nói ở phần trên thì đó chính là lý do để em chọn đề tài này.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, Lão Tử lần đầu tiên dùng hìnhthức tư duy lý luận sáng lập hệ thống lý luận tư tưởng chính trị, triếthọc rất hoàn chỉnh, trở thành vị thuỷ tổ của phái Đạo gia

Là nhà tư tưởng lớn thời Xuân Thu, Lão Tử còn được xem làngười khơi sáng cho Bách Gia Chư Tử, học thuyết và tư tưởng chínhtrị của Lão Tử có ảnh hưởng sâu sắc đối với các học phái như Nho,Mặc, Pháp, Hình, Danh… Người ta xem Lão Tử là chủ cán trong lịch

sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại và tư tưởng chính trị của ông vẫn cómột vị trí ảnh hưởng nhất định đến ngày nay

Bao trùm tư tưởng chính trị của ông được thể hiện ở phươngpháp cai trị “vô vi nhi trị”, tuy có nhiều mặt hạn chế hơn là tích cựcnhưng phương pháp “vô vi” của ông vẫn có những nhân tố hợp lý cầnđược đánh giá và nghiên cứu một cách có hệ thống…

Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước ở Việt Nam hiệnnay là một vấn đề rất cấp thiết được Đảng và Nhà nước ta đặc biệtquan tâm: Về mặt khoa học điều này đặt ra nhu cầu phải có sự nghiêncứu theo chiều hướng khác nhau để đưa ra các giải pháp nhằm hoànthiện việc quản lý Nhà nước ở nước ta

Thiết nghĩ rằng trong quá trình đó, chúng ta không chỉ quan tâmđến các lý thuyết, quan điểm khoa học hiện đại về quản lý nhà nước

mà còn phải quan tâm đến các tư tưởng truyền thống về quản lý Nhànước trong tư tưởng chính trị và triết học Trung Quốc cổ đại Hiện naycác nhà tư tưởng lớn Trung Quốc cổ đại như: Khổng Tử, Mặc Tử, HànPhi Tử… thu hút sự quan tâm rộng rãi của các nhà khoa học trên thếgiới khi khai thác tư tưởng về quản lý Nhà nước của các nhà tư tưởngnày để rút ra những kinh nghiệm cho công cuộc quản lý Nhà nướctrong xã hội hiện đại và Lão Tử cũng nằm trong số đó

Chính vì lý do nói trên, việc khai thác một số hạt nhân hợp lý vềcách quản lý Nhà nước trong tư tưởng Lão Tử để rút ra một số kinh

Trang 2

nghiệm cho việc quản lý Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là có ý nghĩa

và sách lược (Trí tuệ); Lão Tử tinh hoa (Thu Giang - Nguyễn Duy Cần)…

Do là một sinh viên, lần đầu tiên được nghiên cứu vấn đề lý luậnnên kiến thức và thời gian còn hạn chế Vì lý do đó bài viết tiểu luậnnày em cũng chỉ xin được đi vào khái quát nội dung tư tưởng chính trị

và giá trị về quản lý Nhà nước của Lão Tử, để rút ra một hạt nhân hợp

lý vận dụng vào việc quản lý Nhà nước Việt Nam hiện nay

3 Mục tiêu của đề tài.

Luận giải và khái quát nội dung tư tưởng chính trị của Lão Tử

và giá trị tư tưởng về quản lý Nhà nước của Lão Tử để vận dụng một

số hạt nhân hợp lý vào việc quản lý Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Đó là mục tiêu chính của đề tài này

4 Phương pháp nghiên cứu.

Nội dung tư tưởng chính trị của Lão Tử có nhiều nội dung tiêucực và có một số nội dung tích cực Tư tưởng về quản lý Nhà nước củaông cũng tương tự Do vậy khi nghiên cứu đề tài, chúng ta phải đứngtrên quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử kết hợp với logic, gạt bỏ những cạn bã phong kiến tiếp thunhững tinh hoa mang tính dân chủ, kế thừa những tư tưởng truyềnthống một cách có phê phán, chống tư tưởng phục cổ

5 Kết cấu đề tài.

Đề tài gồm 24 trang ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm

có 2 nội dung chính:

Trang 3

I Tư tưởng chính trị của Lão Tử.

II Khả năng kế thừa và phát triển tư tưởng của Lão Tử về quản

lý nhà nước, vận dụng vào Việt Nam

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA LÃO TỬ.

1 Lão tử.

1.1 Vài nét về thân thế và sự nghiệp

Về thân thế sự nghiệp của Lão Tử, sử sách ghi lại không nhiều,ngoài sách “Sử ký Lão Tử truyện” có ghi chép tương đối đầy đủ, cácsách khác như “Tả truyện”, “Lễ ký”, “Khổng Tử gia ngữ”, “TrangTử”, “Liệt Tử” chỉ ghi chép lại vụn vặt

Theo “Sử ký Lão Tử truyện” ghi chép: Lão Tử sống vào khoảng

580 – 500 TCN, họ Lý, tên Nhĩ, tự là Đam, người ở xóm Khúc Nhân,làng Lệ, huyện Khổ, nước Sở thời Xuân Thu Huyện Khổ thời đóthuộc nước Trần, sau khi nước Sở diệt nước Trần thì nó thuộc nước

Sở, ở huyện Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam ngày nay

Lão Tử là người sáng lập ra phái Đạo gia, là một nhà tư tưởnglớn, có một tri thức phong phú ông từng làm quan giữ kho sách dướitriều U Vương nhà Chu

Ông là người có cái tư tưởng siêu phàm, ông chán ghét danh lợi,chán ghét sự vinh hoa phú quý cùng những cái người ta gọi là vănminh Ông thích sống cái cuộc đời ẩn khuất

Theo “Sử ký Tư Mã Thiên”, về đoạn Khổng Tử thế gia và Lão

Tử truyện có nói, khi Lão Tử làm quan ở đô thành nhà Chu, Khổng Tử

đã gặp Lão Tử một lần, đó là lúc Khổng Tử cùng Nam Kinh Thúc quanước Chu hỏi lễ ở Lão Tử

Sau khi trở về nước Lỗ, Khổng Tử đã bảo với đệ tử rằng: “Chim

ta biết nó bay như thế nào: Cá ta biết nó lội ra sao; thú ta biết nó chạycách nào Thú chạy, thì ta có bẫy bắt nó; Chim bay, thì ta dùng tên bắnnó; Cá lội, ta dùng dây câu cá Còn rồng, thì ta không biết nó theo mâytheo gió mà bay liệng như thế nào Nay ta tháy Lão Tử như con rồng”

Trang 5

Lão Tử làm quan tại đô thành nhà Chu thời lâu thấy triều nhàChu ngày càng suy yếu, đại quyền lọt vào tay các chư hầu, bèn từ chức

mà ra đi

Có thuyết truyền rằng khi Lão Tử bỏ quan triều ra đi, ông cưỡitrâu xanh đi đến cửa Hàm Cốc, quan lệnh Doãn Hy đã gặp và nói vớiông: ngài muốn đi ẩn cư xin hãy biên soạn lại bộ sách về học vấn củangài Thế là Lão Tử ở lại biên soạn bộ sách “Đạo đức kinh” Biên soạnxong ông bỏ đó mà đi, không rõ cuộc đời ông về sau ra sao Vì vậy,không ai biết được Lão Tử chết bao giờ và ở chố nào

Trong “Thần tiên truyện” có nói về tướng mạo của Lão Tử, thâncao tám thước tám tấc, lông mày vàng, trán rộng, cằm vuông, môi dày,răng sưa, hai sống mũi, ba lỗ tai, mẫu thân mang thai tám mươi mốtnăm mới sinh ra, cho nên khi sinh ra tóc đã bạc phơ

Thuyết truyền là vậy, nhưng thực tế cuộc đời của Lão Tử nhưthế nào điều đó đến bây giờ vẫn là một ẩn số

Toàn văn tác phẩm “Lão Tử” gồm 5000 nghìn chữ là kinh điểnchủ yếu của phái Đạo gia, là một tác phẩm đồ sộ có ảnh hưởng quantrọng đến xã hội, tư tưởng, văn hoá của Trung Quốc

Sách gồm 81 chương phân làm 2 thiên: Thiên thượng từ chương

I đến chương XXXVII (37), gọi là “đạo Kinh”, thiên hạ từ chương

1 Dương Lực “Kinh điển văn hoá 5000 năm Trung Hoa – Tập II” tr.532, NXB Văn hoá Thông tin năm 2002.

Trang 6

XXXVIII (38) đến chương LXXX (81), gọi là “Đức Kinh” cho nêngọi là “Đạo đức Kinh” và được in thành sách vào giữa thời kỳ chiếnquốc.

Năm 1973, tại ngôi mộ cổ số 3 đời Hán gò Mã Vương – Trường

Sa – Hồ Nam, đã khai quật được cuốn sách lụa Lão Tử này và đượcgìn giữ đến ngày nay

Tác phẩm “Đạo đức Kinh” tuy chỉ có 5000 nghìn chữ nhưng rấtsâu sắc bao gồm những nội dung như tư tưởng triết học, khoa học tựnhiên, chính trị quân sự, văn học nghệ thuật… Có tác dụng quan trọngtrong sự phát triển của văn hoá Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắctrong việc tôi luyện tạo dựng phẩm đức và tính cách tố chất của dântộc Trung Hoa

Trong “Đạo đức Kinh”, Lão Tử bàn về chính trị không nhiều,nhưng tương đối có hệ thống Ông nêu ra lý luận triết học “Đạo pháp tựnhiên”, vận dụng nhuần nhuyễn và nhất quán triết học đó để lý giải lĩnhvực chính trị

2 Tư tưởng chính trị của Lão Tử.

2.1 Lý luận về đạo pháp tự nhiên.

“Đạo” là phạm trù trung tâm của đạo pháp tự nhiên Lão Tửquan niệm “Đạo” là bản nguyên của thế giới, nhưng không phải là mộtthực thể nào đó Đó là tổng thể của vạn vật, đạo là bản thể của vạn vật,

Trang 7

ngừng mà không mỏi mệt, chẳng có tên gọi “Đạo” là tên gọi mà Lão

ra bên ngoài là “đức”

“Đạo” và “đức” là một cặp phạm trù cơ bản của triết học Lão

Tử Lão Tử giải thích “đạo” là “chỗ chứa sâu kín của vạn vật”, “đức”

là “dáng đức lớn, theo cùng với đạo”

Quan hệ giữa “đạo” và “đức” là: Đạo là gốc, “đức” là công cụ;

“đạo” quyết định “đức”, “đức” làm sáng tỏ “đạo” Đạo là nhận thứcluậnvà phương pháp luận của Lão Tử, đức là chính trị quan và lịch sửquan của Lão Tử

Như vậy, đạo pháp trị tự nhiên là vốn có, vô tư, tự tác động màbiến hoá, không cần sự tác động từ bên ngoài Tự nó vốn đầy đủ, hoànthiện, không đẹp không xấu, trạng thái của nó là bình lặng, tĩnh tại,không khoe khoang, tranh đoạt, tự bù đắp để tự cân bằng

Từ sự luận giải vũ trụ của Lão Tử, ông rút ra phương pháp luậncho hoạt động của con người nói chung và cho chính trị nói riêng làphải tuân theo lẽ tự nhiên, “vô vi nhi bất vi”

2.2 Tư tưởng chính trị:

12 Thu Giang – Nguyễn Duy Cần: Lão Tử Đạo đức Kinh: Chương XLII tr.210, NXB Văn học: 1991

Trang 8

Bao trùm tư tưởng cai trị xã hội của Lão Tử là chủ trương “vô vinhi trị”, nghĩa là để xã hội tự nhiên vốn có, không can thiệp bằng bất

cứ cách nào, xã hội sẽ được ổn định

Lão Tử khi làm quan rất thuộc lễ nhà Chu, biết suy tính hư ngụycủa lễ nhà Chu: Ông nói: “Phù lễ giả, trung tín chi bạc nhi loạn chithủ”1 (Lễ là cái vỏ mỏng của lòng trung tín và là đầu mối của loạn)

Thêm vào đó từ thời Xuân Thu trở về sau, xu thế của lễ hoạinhạc tan dã khó vãn hồi, cho nên Lão Tử phản đối dùng lễ để tiến hànhthống trị xã hội Đồng thời ông cũng cho rằng pháp trị cũng là điều vôcùng tàn các

“Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu”1 (Pháp lệnh càng rõ ràng,chính xác, trộm cướp lại càng nhiều)

Lão Tử vừa nêu ra vừa tổng kết có bốn hình thức cai trị, sử dụngcác phương pháp khác nhau Đó là:

- Dùng vô vi: dân số tự nhiên, yên ổn, cai trị đơn giản

- Dùng đức: giáo hoá dân, dân nghe theo mà ca ngợi

- Dùng pháp: dân theo, nhưng vì sợ hãi mà theo

- Dùng mưu lừa gạt: dân theo vì bị lừa, khi biết sẽ phản đối2.Lão Tử chủ trương cai trị bằng phương pháp vô vi, ca ngợi vuacai trị theo cách vô vi, vì cho rằng đó là hợp với lẽ tự nhiên Tự nhiên

là không bị tri phối bởi tình cảm, ý muốn, trí tuệ của con người Có sựcan thiệp của con người dù bằng bất cứ cách nào thì chính trị cũng trởnên rắc rối

“Vô vi” là một khái niệm tối quan trọng trong học thuyết củaLão Tử “Vô” là “không”, “vi” là làm Vô vi có nghĩa là không làm gìtrái với tự nhiên, chứ không phải là không làm gì cả

1 Thu Giang – Nguyễn Duy Cần: Lão Tử Đạo đức kinh: Chương XXXVIII tr189, Nxb Văn học, 1991

1 Thu Giang – Nguyễn Duy Cần: Lão Tử Đạo đức kinh: Chương LVII, tr275, Nxb Văn học, 1991

2 Xem: Lão Tử, Nxb Đồng Nai, 1995, tr63

Trang 9

Vô vi không phải là không làm gì cả, không có phản ứng vớingoại giới Mà vô vi ở đây có nghĩa là không dùng tâm mà xen vàoviệc của người khác, không dùng lòng tham cá nhân mà can thiệp vàomọi việc Hành sự hợp lẽ, thuận theo quy luật tự nhiên.

Muốn đạt được cảnh giới “vô vi nhi trị” thì phải “giúp vạn vậtphát triển tự nhiên mà không dám can dự vào”3 Phải dựa vào quy luậttất yếu của bản thân sự vật để hỗ trợ phát triển, không được dùng bất

cứ nogại lực nào can thiệp vào

Chủ trương “vô vi nhi trị” đối lập với “hữu vi” “Hữu vi” nghĩa

là can sự can thiệp vào đời sống xã hội, làm mất tính tự nhiên vốn cócủa nó, vì vậy sẽ làm xã hội, làm mất tính tự nhiên vốn có của nó, vìvậy sẽ làm xã hội rối loạn, càng can thiệp sâu càng rối loạn

“Hữu vi” cũng không phải gì cũng làm, mà bày vẽ chuyện làmtrái với quy luật Tuỳ tiện bày vẽ chuyện sẽ gây ra nhiều tai hại Hữu

vi dù khéo kéo đến đâu, đem so với quy luật tự nhiên, cũng khôngđáng để nói

Xem ngay cách trị nước của các bậc vua chúa đường thời Lão

Tử nhận thấy rằng: nhà cầm quyền càng gia tăng luật pháp, càng bày

ra nhiều điều cấm kỵ, thì dân chúng lại càng bị còng trói khổ sở, càngsinh ra tham lam trá ngụy:

“Thiên hạ đa kỵ huý, nhi dân di bần: dân đa lợi khí, quốc gia tưhôn; nhân đa kỹ xảo, kỳ vật tư khởi; pháp lệnh tư chương, đạo tặc đahữu”1 (thiên hạ mà nhiều kiêng kỵ thì dân càng nghèo; dân mà nhiềulợi khí nước nhà thêm tăm tối; con người nà nhiều khéo léo các vật lạcàng sinh tham; pháp lệnh càng rõ ràng; thì trộm cướp càng lại càngnhiều thêm)

3 Thu Giang – Nguyễn Duy Cần: Lão Tử Đạo đức kinh: Chương LXIV, tr316, Nxb Văn học 1991

1 Thu Giang – Nguyễn Duy Cần: Lão Tử Đạo đức kinh: Chương LVII tr275 Nxb Văn học 1991

Trang 10

Như vậy trị nước đâu cần phải dùng đến trí, mưu hay htao lượclàm gì, mà tự đem cái gương điềm tình vô vi mà cảm hoá.

“Ngã vô vi nhi dâm tự hoá; ngã hiếu tịnh nhi dân tự chính, ngã

vô sự nhi dân tự phú, ngã vô dục nhi dân tự phác”2 (Ta không làm gì

mà dân tự hoá ta thích thanh tịnh mà dân tự ngay thẳng; ta không làmviệc gì mà dân tự giàu; ta không muốn gì mà dân tự trở nên thực thà)

Trên thực tế đó là yêu cầu kẻ thống trị dùng thủ đoạn ôn hoà,khiến cho nhân dân tự phác, tự giác phục tùng thống trị

Vô vi của Lão Tử là kiến nghị kẻ thống trị dùng sợi dây vô hìnhtrói chặt tay chân quần chúng, không làm không, chống đối

Lão Tử lại cho rằng kẻ dùng “trí thuật” mà trị nước, là hạngngười làm loạn nước, là kẻ làm hại cho nước Cụ thể là khi dùng phápluật hay mưu mẹo để cai trị, thì dân sẽ tìm cách lẩn tránh pháp luật,dùng mưu mẹo để ứng phó mà trở nên mưu trí, khi dân đã mưu trí thì

xã hội tất loại Lão Tử dùng khái niệm “tri túc” (nghĩa là phải biết thếnào là đủ) để điều chỉnh hành vi con người Biết nhiều quá khó trị,tham lam quá sinh loạn

Cai trị vô vi, theo Lão Tử còn là không làm phiền hà dân doluôn phải thay đổi pháp lệnh Lão Tử so sánh trị nước lớn như nấu cánhỏ lật nhiều sẽ nát

“Trị đại quốc nhược phang tiểu tiên”1 (trị nước lớn giống như nấu cánhỏ)

Nấu cá nhỏ, người ta không dám làm vẩy, lóc thịt… là vì người

ta sợ làm nát nó đi Trị nước lớn cũng như vậy, kẻ cai trị không dámdùng đến cái đạo “hữu vi” ra nhiều pháp luật mà thương tổn và đaukhổ nhân dân, xui họ sinh ra chống đối

2 Thu Giang – Nguyễn Duy Càn: Lão Tử Đạo đức kinh: Chương LVII tr275 Nxb Văn học 1991

1 Thu Giang – Nguyễn Duy Cần: Lão Tử Đạo đức kinh: Chương LX, tr295, Nxb Văn học 1991

Trang 11

Trị nước dùng chính sách rộng rãi khoan hồng đừng can thiệpđến đời sống tư của nhân dân, chính bệnh không khắt khe, thì dân cảmthấy thư thái nhẹ nhàng, nên ôn hoà thuần hậu Trái lại, khi chính lệnhquá gắt gao, xoi bói, dòm dò người dân cảm thấy nghi ngờ, lo sợ phậpphồng, bao giờ cũng đua khổ rày vò vì bị mặc cảm tội lỗi.

“Trị nước lớn giống như nấu cá nhỏ” là câu cách ngôn rất nổitiếng không những của người Trung Quốc mà cả người Châu âu, Châu

Mỹ cũng biết đến câu nói cách ngôn ấy Năm 1987, tổng thống MỹRigân đã từng dẫn lời nói ấy vào trong ”văn bản báo cáo tình hình đấtnước” Từ đó đủ thấy được sự ảnh hưởng của câu nói “Trị nước lớn,giống như nấu cá nhỏ” của Lão Tử đối với việc trị quốc

Lão Tử cũng nói: “Trị nước lớn phải yên tĩnh, không quấynhiễu, cũng như múc nước trong giếng, nhất thiết không được khuấyđộng nước cả mặt giếng Khuấy động càng nhiều thì rác rưởi lá thốicàng cuộn lên, nước sẽ càng vẩn đục Chỉ có không khuấy động, nướcgiếng mới trong sạch, chỉ có không xao động, xã hội mới thái bình”2

Theo Lão Tử cai trị vô vi là không gây chiến tranh, chiến tranh

là trái với đời sống tự nhiên của nhân dân, gây chiến tranh cướp đấtchỉ phục vụ cho ham muốn của kẻ vô đạo “hữu vi”

Đúng về phương diện cá nhân, Lão Tử chủ trương “bất cảm vithiên hạ tiên” và “bất tranh nhi thiện thắng”, đánh đổ sự dùng bạo lựchay uy quyền mà can thiệp đến việc người Đứng về phương diệnchính trị quốc tế, ông cũng bác bỏ triệt để chiến tranh dưới mọi hìnhthức

“Phù gia binh giả, bất thường chi khí; cố hữu đạo giả bất xử…Bất đắc dĩ nhi dụng chi, điềm đạm vi thượng thắng tắc bất khả dĩ đắcchí ư thiên hạ hỉ”1 (quân binh tốt đẹp, là các món không lành Bởi vậybậc thánh quân trị nước mà hữu đạo không dùng đến Nhưng nếu bất

2 Trí tuệ: Lão Tử Tư tưởng và sách lược Nxb Mũi Cà Mau, tr43, 2003

1 Sđd: Chương XXXI, tr161

Trang 12

đắc dĩ mà phải dùng, thì nên bình tĩnh điềm đạm Thắng được cũngkhông tốt gì thế mà cho đó là tốt đẹp, tức là vì thích giết người: kẻthích giết người thì không thể đắc chí ở giữa thiên hạ vậy).

Lão Tử còn cho rằng: “kẻ lấy đạo mà giúp vua không nên dùngđến binh mà cưỡng hiếp thiên hạ… Chỗ nào quân gia ở, tất gai gócmọc đầy: sau những trận tranh hùng ắt phải nhiều năm đối khó”2

Từ dó Lão Tử chủ trương cai trị bằng đạo vô vi; muốn dân yênđừng đẩy dân đến chỗ cùng đường khi cùng đường dân sẽ chống đối, ítthì làm trộm cướp, cao hơn nữa là giết vua Đạo tự nhiên là chỗ thừa

bù chỗ thiếu Nếu cai trị chỉ bóc lột dân là lấy chỗ thiếu bù vào chỗthừa, phải dạy dân làm cho họ hết đường sống, đẩy họ đến chỗ phảichọn cái chết đói, hay chọn cái chết phản kháng

Lão Tử phác hoạ hình mẫu của một Nhà nước lý tưởng là mộtNhà nước: “Nước nhỏ ít dân Dù có khí cụ gấp trục gấp trăm sứcngười cũng không cần dùng đến Ai lấy đều coi trọng sự chết là hệtrọng nên không đi đâu xa… Thức ăn đạm bạc mà thấy ngon, quần áotầm thường mà lấy là đẹp, nhà ở thô sơ mà thích, phong tục giản phác

mà lấy làm vui Các láng giềng gần gũi trông thấy nhau, nước nàynghe tiếng gà, chó sủa nước kia, mà dân các nước ấy đến chất khôngqua lại với nhau”3

Quan niệm của Lão Tử ta có thể thấy được một mặt ông yêu hoàbình, thích thú vứi xã hội đơn sơ, bình lặng, nhưng mặt khác, ôngkhông thấy được sự phát triển tất yếu của xã hội, phủ nhận sự pháttriển đó, ông coi đó là trạng thái tự nhiên mà không thấy được chính

sự phát triển đó cũng là tự nhiên Quan niệm Nhà nước lý tưởng củaông đi ngược lại lịch sử, vì vậy trong lịch sử cai trị Trung Quốc cổ đại

về một Nhà nước, tư tưởng của Lão Tử không được các nước chư hầu

áp dụng

2 sđd Chương XXX tr156

3 sđd Chương LXXX tr386

Trang 13

Về biện chứng trong chính trị, Lão Tử là nhà triết học có tưtưởng biện chứng, ông vận dụng để luận giải về một số vấn đề chínhtrị như sự biến đổi của chủ trương cai trị: đại bị bỏ tất có nhân nghĩathay thế.

Trong cách trị nước đòi hỏi sự mềm dẻo linh hoạt như triết lýcương – nhu Cương (vật cứng) là vật chết nhu (mềm) là sự sống Nhunhược thắng cương cường

Lão Tử cho rằng nhu nhược là biểu hiện của sự sung mãn, cứngrắn là dấu hiệu của tử vong Ông lấy cây cỏ và thân thể làm ví dụ:

“con người khi sống cơ thể mềm yếu: khi chết đi cơ thể cứng đờ Vạnvật cây cỏ khi sinh trưởng thì mềm mại, khi chết thì trở nên khôcứng”1

Từ triết lý đó, Lão Tử áp dụng vào việc cai trị đất nước Lão Tửcho rằng: “mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ không ai khôngbiết, nhưng không ai có thể thực hiện”2

Cũng từ kinh nghiệm trong lĩnh vực chính trị, ông nêu ra thếứng xử chính trị cho chính khách: “Công toại, thân thoái” Lão Tử khiluận về thánh nhân và vương hầu rất thích dùng nước làm ví dụ, để nói

rõ phẩm cách của người lãnh đạo Ông nói “Bậc thượng hiền giốngnhư nước, nước hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vạn vật ởchỗ mà người người đều ghét, nên gần với đạo”3, ý nói người lãnh đạocần có phẩm cách cao thượng, phẩm cách của họ giống như nước vậy,làm lợi cho vạn vật mà không chanh chấp với vạn vật, am tâm đặtmình ở nơi mà người người đều ghét, cho nên rất gần với đạo Nướccông chính mà vô tư, tìm đế những chỗ thấp, làm lợi cho vạn vật màkhông nghĩ đến riêng mình

1 Sđd: Chương LXXVI, tr371

2 Sđd: Chương LXXVIII tr378

3 Thu Giang – Nguyễn Duy Cần:Lão Tử Đạo đức kinh Chương LXXVI tr.371 Nxb Văn học 1991

Trang 14

Từ đó nhận thấy rằng người lãnh đạo phải có đạo đức caothượng biết làm lợi cho nhân dân mà không nghĩ đến riêng mình.

Lão Tử cho rằng “Đức mà cao, như trũng thấp”, ý nói đức cao

cả giống như hang trũng Đặc điểm của hang trũng là có thể chứa đượcmọi vật Bởi vậy người lãnh đạo cần phải có lòng nhân hậu, bao dung

Lão Tử nói rõ “sông biển sở dĩ làm đặng vua trăm hang, vì nókhéo nằm chỗ thấp, nên làm đặng vua trăm hang Bởi vậy, thánh nhânmuốn ở trên dân, phải đem mình để ra sau Vậy nên, thánh nhân ở trên

mà dân không thấy nặng, ở trước dân mà dân không thấy hại Vì thế,thiên hạ còn ưa đẩy tới trước”.1

Làm người lãnh đạo, phải tỏ ra khiêm tốn, hạ mình đặt cái thânmình ra sau, làm gương tốt cho mọi người, như vậy mới được mọingười ủng hộ

Lão Tử rất coi trọng đối với chữ “tín” của người lãnh đạo, chorằng đó là phẩm cách cần phải có Khi nêu ra chủ trương chính trị củamình, Lão Tử phân người lãnh đạo làm bốn loại: Loại tốt nhất, dânkhông biết đến sự tồn tại của họ; kế đến, dân thân và khen họ; loại tồinhất, dân khinh họ Lão Tử còn nói tiếp “vì đủ tin, nên dân không tin”.Người lãnh đạo cần phải giữ chữ tín, mới lấy được lòng tin của mọingười trong thiên hạ

II Khả năng kế thừa và phát triển tư tưởng của Lão Tử về quản lý Nhà nước, vận dụng vào Việt Nam hiện nay.

1 Khả năng kế thừa và phát triển tư tưởng Lão Tử về quản lý Nhà nước.

Thế giới hiện nay đang có xu hướng quay trở lại các giá trịtruyền thống của phương Đông Trong xu hướng chung đó tư tưởngchính trị và triết học Trung Quốc cổ đại thu hút được sự quan tâm rộngrãi của các nhà khoa học trên thế giới

1 Thu Giang – Nguyễn Duy Cần: Lão Tử Đạo đức kinh Chương LXVI.tr336 Nxb Văn học 1991

Ngày đăng: 14/07/2018, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Dương Xuân Ngọc: Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2001 Khác
2. Lê Văn Quán: Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nxb. Giáo dục 1997 Khác
3. Trí Tuệ: Lão Tử, Tư tưởng và sách lược, Nxb. Mũi Cà mau, 2003 Khác
4. Thu Giang – Nguyễn Duy Cần: Lão Tử, Đạo đức kinh, Nxb. Văn học 1991 Khác
5. Dương Lực: Kinh điển Văn hoá 5000 năm Trung Hoa, Nxb. Văn hoá Thông tin, 2002 Khác
6. Nguyễn Hiếu Lê: Lão Tử Đạo đức kinh, Nxb. Văn hoá Thông tin, 1994 Khác
7. Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới. Bản dịch của Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái, Nxb. Văn hoá Thông tin, 2001 Khác
8. Nguyễn Anh Tuấn: Vấn đề quản lý Nhà nước trong triết học Trung Quốc cổ đại, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2002 Khác
9. Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý. Chuyên đề Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước, thực trạng nguyên nhân và giải pháp. Thông tin Khoa học pháp lý, tháng 12, 2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w