1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

85 158 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho nhiều lĩnh vực trong đó có ngân hàng - một lĩnh vực nhạy cảm ở Việt Nam. Tự do hóa đang ngày một phát triển theo hướng mở rộng bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế đã góp phần chi phối chiến lược cũng như cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống ngân hàng rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt là các ngân hàng thương mại đang từng bước vận hành theo dòng chảy hội nhập bằng sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh và hội nhập thì Tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng, là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh, nó quyết định phần lớn đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cốt lõi nhất trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Bởi lẽ giữa tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Làm thế nào để tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Thực hiện quản lý tốt chất lượng tín dụng không chỉ nâng cao hiệu quả, làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày nay mà còn đóng góp tích cực vào sự vận hành của nền kinh tế thông qua sự tác động của cung - cầu tiền tệ dẫn đến làm thúc đẩy tăng trưởng hay kìm hãm kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tiền tệ.... giúp cho Nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Giai đoạn hiện nay, cơn lốc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm lên rất nhiều các quốc gia và Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng một cách trầm trọng. Lạm phát tăng cao, bất động sản chết, sản xuất ngừng trệ,…. Ngân hàng mất thanh khoản trầm trọng; nợ xấu gia tăng với tỷ lệ chóng mặt; một số ngân hàng đã phải chịu sự sáp nhập hay chịu sự mua lại của các ngân hàng lớn hơn. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội là một ví dụ điển hình cho cuộc mua bán, sáp nhập được cho là mang tính chiến lược. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một bài học lớn về vấn đề quản lý chất lượng tín dụng một cách lỏng lẻo, đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội bị mua lại hoàn toàn từ một ngân hàng khác. Đứng trên cương vị là người trực tiếp làm tín dụng của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội; tôi tiến hành nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp luận văn cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách.

Ngày đăng: 14/07/2018, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. PGS. TS. Lưu Thị Hương, PGS. TS. Vũ Duy Hào, Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanhnghiệp
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
7. PGS. TS. Nguyễn Văn Nam, PGS. TS. Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, Hà Nội, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhthị trường chứng khoán
Nhà XB: NXB Tài chính
1. Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009,2010,2011 của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Khác
2. Bản cáo bạch năm 2007, 2008, 2009,2010,2011 của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Khác
3. Bộ Luật Dân sự do NXB Chính trị Quốc gia, năm 2005 Khác
5. Luật các Tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), NXB Chính trị Quốc gia, năm 2004 Khác
6. PGS-TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng Thương mại - Nhà xuất bản Tài chính năm 2004 Khác
8. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng Thương mại - Nhà xuất bản Tài chính năm 2004 Khác
9. PGS-TS Phan Văn Tề, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của Nhà xuất bản Thống Kê - năm 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w