Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

139 208 0
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong nền kinh tế hiện đại, sự phát triển của các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và điều chuyển vốn. Ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, các vấn đề xung quanh lĩnh vực này luôn được xem xét một cách thận trọng vì có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Ngân hàng có đáp ứng được thanh khoản thì mới có thể đầu tư có hiệu quả nhằm tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và tránh được nguy cơ phá sản. Thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại luôn gặp vấn đề về thanh khoản. Lãi suất trong ngắn hạn của nền kinh tế thường phụ thuộc vào hai yếu tố chính, đó là lạm phát và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, lạm phát và khả năng thanh khoản của các NHTM không phải là hai yếu tố hoàn toàn độc lập nhau, đặc biệt là trong thời kì lạm phát cao. Tính thanh khoản của một ngân hàng phản ánh khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn. Rủi ro thanh khoản chủ yếu xuất hiện khi ngân hàng phải “lấy ngắn nuôi dài”, tức là dùng các khoản huy động ngắn hạn để tài trợ cho các khoản cho vay dài hạn hoặc đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản. Việc ổn định hệ thống tài chính là một hướng đi đúng, tuy nhiên biện pháp này có thể gặp vấn đề về tính khả thi của nó. Tại thời điểm học viên nghiên cứu năm 2011, trong môi trường lạm phát cao và khó dự báo được trước, lãi suất trần hiện tại là 14%, người gửi tiền không muốn thực hiện các hợp đồng dài hạn với lãi suất danh nghĩa cố định. Ngược lại, nếu phải trả mức lãi suất huy động vượt trần thì các NHTM lại không muốn huy động dài hạn. Do vậy, các khoản tiền huy động được của các NHTM thường là ngắn hạn và tạo ra sự lệch pha kì hạn giữa các khoản tiền gửi và cho vay. Kết cục là các NHTM thường phải tham gia vào các cuộc đua lãi suất huy động hoặc đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, nhiều lúc vượt 20%, nhằm đáp ứng thanh khoản tạm thời. Trong bối cảnh đó và trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt không những giữa các ngân hàng trong nước mà còn có cả nước ngoài thì việc quản lý nguồn vốn và tài sản nhằm đáp ứng thanh khoản cao lại càng cần thiết và trở thành một đề tài đang được các ngân hàng quan tâm. Đặc biệt trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam và tình hình lạm phát hiện nay của nước ta đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, các ngân hàng lâm vào tình trạng khan hiếm vốn, vấn đề quản trị khả năng thanh khoản được các ngân hàng thương mại quan tâm. Rủi ro tín dụng hay các rủi ro khác đều xảy ra thường xuyên và song hành cùng với hoạt động của ngân hàng, nếu mức rủi ro lớn có thể dẫn tới phá sản các ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro thanh khoản luôn tiềm ẩn mối đe doạ cho hoạt động của ngân hàng và có thể gây hiệu ứng lan truyền dẫn đến phá sản cao. Việc đảm bảo tính thanh khoản không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến tính an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình

Ngày đăng: 12/07/2018, 16:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

    • 1.1. Những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

      • 1.1.1. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

      • 1.1.2. Quản trị rủi ro thanh khoản

      • 1.1.3. Cung và cầu về thanh khoản

      • 1.2. Hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại

        • 1.2.1. Khái niệm hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng thương mại

        • Hiệu quả Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn. Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau:

        • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM

        • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

          • 1.3.1. Nhân tố khách quan

          • 1.3.2. Nhân tố chủ quan

          • 1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại

            • 1.4.1. Xây dựng một chương trình quản lý rủi ro thanh khoản

            • 1.4.2. Đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản

            • 1.4.3. Quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn

            • 1.4.4. Lập kế hoạch dự phòng

            • 1.4.5. Quản trị thanh khoản đối với ngoại tệ

            • 1.4.6. Kiểm soát nội bộ trong quản trị thanh khoản

            • 1.4.7. Công bố thông tin ra ngoài

            • 1.4.8. Vai trò của ban kiểm soát

            • Kết luận Chương 1

              • 2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

                • 2.1.1. Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

                  • Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của 3 ngân hàng

                  • 2.1.2. Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

                  • Nói tóm lại, có nhiều sức ép đẩy CPI tăng trở lại trong năm 2010. Điều này cũng có nghĩa là mục tiêu CPI 7% mà Quốc hội đề ra cho năm 2010 sẽ không chắc đạt được. Quan trọng hơn, sự giằng co giữa mục tiêu CPI 7% và tăng trưởng GDP 6,5% có thể sẽ dẫn tới một số thay đổi đột ngột trong quỹ đạo chính sách của năm 2010.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan