Thị trường nội địa Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã có nhiều tiến bộ đáng kể: Dung lượng lớn, tốc độ phát triển nhanh và tương đối ổn định, tăng trưởng bình quân 10%/ năm trong 10 năm gần đây, sử dụng hơn 5 triệu lao động cả nước và đã đóng góp khoảng hơn 10% GDP trong năm 2011. Đây là một thị trường có tiềm năng và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trước mắt cũng như tương lai. Hiện nay các chiến lược và đề án phát triển thương mại nội địa và xuất khẩu hàng hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ đang được thực hiện, trong đó xác lập các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành thương mại cả nước, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại nội địa (dịch vụ bán buôn bán lẻ) của ngành thương mại ở các Tỉnh, Thành phố nói chung và Hà Nội nói riêng. Chiến lược phát triển thị trường nội địa một cách vững chắc nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và phục vụ tiêu dùng xã hội, coi thị trường nội địa và xuất khẩu là hai mặt trận thương mại của đất nước trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế là một chủ trương đúng đắn của nhà nước ta. Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ chính trị đã xác định “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”. Với vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa, thủ đô Hà Nội ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước kể cả giai đoạn trước mắt và lâu dài. Về Thương Mại, Hà Nội có vị trí địa chính trị quan trọng, có lợi thế đặc biệt để phát triển thương mại nói chung và thương mại nội địa nói riêng so với các địa phương khác trong cả nước. Việc phát triển thương mại nội địa, trước hết là cơ hội để phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ của ngành thương mại, Hà Nội có điều kiện thuận lợi không chỉ từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng Thủ Đô nói riêng, mà còn của cả vùng Đồng Bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong đó Hà Nội là hạt nhân. Nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế này, nhiều ngành sản xuất mới sẽ xuất hiện, trong đó mạng lưới dịch vụ thương mại nội địa chuyên nghiệp có cơ hội phát triển với quỹ hàng hóa có sức cạnh tranh cao. Đây là điều kiện thuận lợi giúp mạng lưới thương mại nội địa của ngành thương mại tăng khả năng chiếm lĩnh được thị phần lớn trong nước. Đồng thời, qua liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất trong các vùng mà Thương mại nội địa của Hà Nội có khả năng phát huy vai trò chủ đạo và dẫn dắt các liên kết dọc định hướng theo nhu cầu thị trường, từ đó hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ có giá trị gia tăng cao và bền vững cho các sản phẩm có lợi thế trong vùng. Việc phát triển mạnh mẽ mạng lưới thương mại nội địa vừa thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng một cách bền vững trước những làn sóng hàng hóa từ thị trường thế giới thâm nhập vào theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đặc biệt, việc phát triển khu vực thương mại nội địa của ngành thương mại Hà Nội còn xuất phát từ nhu cầu mở rộng không gian thị trường Hà Nội. Với quy mô dân số của vùng Hà Nội mở rộng khoảng 18 triệu người, trong đó người có mức thu nhập và sức mua cao khoảng 10 triệu người. Điều đó cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ bán lẻ của Dân cư ở Hà Nội sẽ gia tăng nhanh chóng không chỉ về số lượng và còn về chất lượng và trình độ của nhu cầu tạo lên cơ hội thuận lợi để thương mại nội địa ở Hà Nội phát triển nhanh và bền vững hơn. Hơn nữa sự gia tăng các làn sóng thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nội và phát huy vai trò hạt nhân của thủ đô trong hợp tác với các tỉnh, các vùng đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng mạng lưới dịch vụ thương mại nội địa từ các ngành sản xuất của dân cư và khách vãng lai. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cải cách cơ cấu thương mại nội địa của ngành thương mại Hà Nội theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Cùng với sự phát triển của nó, hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng được hoàn chỉnh thương mại quy mô lớn và hiện đại. quá trình đô thị hóa nhanh chóng với việc xuất hiện nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp và khu dân cư, cũng như những dòng du lịch sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ của thương mại nội địa tăng cao. Tuy nhiên trong những năm qua, việc phát triển thương mại nội địa của Thủ đô (nhất là trên địa bàn tỉnh Hà Tây trước đây) còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Chưa có chiến lược phát triển lâu dài và đồng bộ, cơ cấu hệ thống thương mại chưa được xây dựng và phát triển hợp lý, quy mô nhỏ, mạng lưới thương mại nội địa chủ yếu vẫn là do lịch sử để lại nên mang tính tự phát, manh mún. Đặc biệt chi phí cao, chồng chéo, kém hiệu quả, chưa phù hợp với sự vận động của các quy luật thị trường và quy luật vận động của hàng hóa; trình độ chuyên môn hóa và hiện đại hóa thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, hệ thống thông tin chưa được xây dựng và hoàn thiện, sự hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự tích cực và chưa có hiệu quả… Thực hiện nghị quyết 15/QH của Quốc hội, Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng về quy mô (Gồm 29 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích đất tự nhiên 3.328,89 km2) và dân số là 6.870.200 người – theo Niên giám thống kế Hà Nội năm 2011. Việc đáp ứng nhu cầu này ngày càng cao, đa dạng và phức tạp của các tầng lớp nhân dân thủ đô hiện chiếm 7% dân số và 12% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ cả nước. Đồng thời việc hưởng ứng cuộc vận động của Bộ chính trị “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là điều kiện thuận lợi cho thương mại nội địa phát triển. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “ Phát triển thương mại nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi Các số liệu dẫn ra trong luận văn có nguồn gốc đầy đủ và trung thực, kết quả đóng góp của luận văn là mới và chưa được công bố ở công trình khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA 7
1.1 Thương mại nội địa: Nguồn gốc, bản chất và các hình thức tồn tại 7
1.1.1 Nguồn gốc và bản chất của thương mại nội địa 7
1.1.2 Thương mại và các hình thức tổ chức thương mại nội địa 12
1.2 Vai trò của TMNĐ trong phát triển kinh tế - xã hội và của thành phố Hà Nội 21
1.2.1 Vai trò của TMNĐ trong phát triển kinh tế 21
1.2.2 Vai trò của thương mại nội địa trong phát triển xã hội và văn minh tiêu dùng 24
1.3 Kinh nghiệm phát triển TMNĐ ở một số quốc gia và một số thành phố ở Việt Nam - bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hà Nội 27
1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển thương mại của Thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) 27
1.3.2 Kinh nghiệm điều tiết thị trường bán lẻ của Thành phố Shizuoka (Nhật Bản) 30
1.3.3 Kinh nghiệm phát triển hệ thống TMNĐ của Thái Lan 32
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 35
2.1 Tổng quan về TMNĐ của thành phố Hà Nội 35
2.1.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên trong phát triển thương mại nội địa 37
2.1.2 Các yểu tố về con người và nguồn nhân lực cho phát triển thương mại 39
2.1.3 Khái quát về TMNĐ của Thành phố Hà Nội 40
Trang 32.2.1 Thực trạng về phát triển các loại hình TMNĐ của thành phố Hà Nội 42
2.2.2 Thực trạng phát triền cơ sở hạ tầng TMNĐ của TP Hà Nội 48
2.2.3 Thực trạng của vai trò TMNĐ của Thành phố Hà Nội 65
2.3 Những vấn đề đặt ra trong phát triển TMNĐ của thành phố Hà Nội 66
2.3.1 Những vấn đề trong việc phát triển TMNĐ 66
2.3.2 Những vấn đề trong vai trò của TMNĐ Thành phố Hà Nội trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn 68
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRI ỂN THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 70
3.1 Phương hướng cơ bản 70
3.1.1 Dự báo về phát triển TMNĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội 70
3.1.2 Quan điểm và phương hướng phát triển TMNĐ của Thành phố Hà Nội 87
3.2 Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển TMNĐthành phố Hà Nội 102
3.2.1 Các giải pháp bản thân ngành TMNĐ 102
3.2.2 Các giải pháp về cơ chế chính sách tạo điều kiện để TMNĐ Thành phố phát triển 104
3.2.3 Các giải pháp và chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ 106
3.2.4 Giải pháp phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực cho phát triển thương mại Thành phố 110
3.2.5 Giải pháp về khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại 115
3.2.6 Giải pháp phát triển nhu cầu sử dụng dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ hiện đại của thành phố 124
3.3 Một số kiến nghị 125
3.3.1 Kiến nghị về sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã của Hà Nội 125
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ 130
Trang 4KẾT LUẬN 132 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
Trang 5LLSX Lực lượng sản xuất
NN&PTNT Nông nghiệp & phát triển nông thôn
Trang 6SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổng quát hoạt động thương mại nội địa 18
Sơ đồ 1.2: Mô hình hoạt động của thương mại nội địa 19
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức thương mại trên địa bàn thành phố 20
Sơ đồ 3.1: Phân bố mạng lưới dịch vụ thương mại nội địa ở thành phố Hà Nội
100
BẢNG
Bảng 2.1: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hóa bán buôn Hà Nội giai đoạn
2007 – 2009 42 Bảng 2.2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội Hà Nội giai
đoạn 2009 -2011 45 Bảng 2.3: Cơ cấu tồng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội Hà Nội
giai đoạn 2009 – 2011 45
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường nội địa Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã có nhiều tiến bộđáng kể: Dung lượng lớn, tốc độ phát triển nhanh và tương đối ổn định, tăngtrưởng bình quân 10%/ năm trong 10 năm gần đây, sử dụng hơn 5 triệu laođộng cả nước và đã đóng góp khoảng hơn 10% GDP trong năm 2011 Đây làmột thị trường có tiềm năng và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoàinước, trước mắt cũng như tương lai Hiện nay các chiến lược và đề án pháttriển thương mại nội địa và xuất khẩu hàng hóa, hội nhập kinh tế quốc tế củaChính phủ đang được thực hiện, trong đó xác lập các quan điểm, mục tiêu,định hướng và giải pháp phát triển ngành thương mại cả nước, tạo thuận lợicho phát triển thương mại nội địa (dịch vụ bán buôn bán lẻ) của ngành thươngmại ở các Tỉnh, Thành phố nói chung và Hà Nội nói riêng Chiến lược pháttriển thị trường nội địa một cách vững chắc nhằm thúc đẩy sản xuất trongnước phát triển và phục vụ tiêu dùng xã hội, coi thị trường nội địa và xuấtkhẩu là hai mặt trận thương mại của đất nước trong quá trình hội nhập khuvực và quốc tế là một chủ trương đúng đắn của nhà nước ta
Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ chính trị đã xác định
“Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước” Với vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế - văn hóa,
thủ đô Hà Nội ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình xây dựngvà phát triển đất nước kể cả giai đoạn trước mắt và lâu dài Về Thương Mại,Hà Nội có vị trí địa chính trị quan trọng, có lợi thế đặc biệt để phát triểnthương mại nói chung và thương mại nội địa nói riêng so với các địa phươngkhác trong cả nước
Việc phát triển thương mại nội địa, trước hết là cơ hội để phát triển mạnglưới bán buôn, bán lẻ của ngành thương mại, Hà Nội có điều kiện thuận lợikhông chỉ từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng Thủ Đô nói
Trang 8riêng, mà còn của cả vùng Đồng Bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ trong đó Hà Nội là hạt nhân Nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinhtế này, nhiều ngành sản xuất mới sẽ xuất hiện, trong đó mạng lưới dịch vụthương mại nội địa chuyên nghiệp có cơ hội phát triển với quỹ hàng hóa cósức cạnh tranh cao Đây là điều kiện thuận lợi giúp mạng lưới thương mại nộiđịa của ngành thương mại tăng khả năng chiếm lĩnh được thị phần lớn trongnước Đồng thời, qua liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất trong các vùng màThương mại nội địa của Hà Nội có khả năng phát huy vai trò chủ đạo và dẫndắt các liên kết dọc định hướng theo nhu cầu thị trường, từ đó hình thànhchuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ có giá trị gia tăng cao và bền vững cho cácsản phẩm có lợi thế trong vùng Việc phát triển mạnh mẽ mạng lưới thươngmại nội địa vừa thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùngmột cách bền vững trước những làn sóng hàng hóa từ thị trường thế giới thâmnhập vào theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
Đặc biệt, việc phát triển khu vực thương mại nội địa của ngành thươngmại Hà Nội còn xuất phát từ nhu cầu mở rộng không gian thị trường Hà Nội.Với quy mô dân số của vùng Hà Nội mở rộng khoảng 18 triệu người, trong đóngười có mức thu nhập và sức mua cao khoảng 10 triệu người Điều đó chothấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ bán lẻ của Dân cư ở Hà Nội sẽ gia tăng nhanhchóng không chỉ về số lượng và còn về chất lượng và trình độ của nhu cầu tạolên cơ hội thuận lợi để thương mại nội địa ở Hà Nội phát triển nhanh và bềnvững hơn
Hơn nữa sự gia tăng các làn sóng thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nộivà phát huy vai trò hạt nhân của thủ đô trong hợp tác với các tỉnh, các vùng đãlàm gia tăng nhu cầu sử dụng mạng lưới dịch vụ thương mại nội địa từ cácngành sản xuất của dân cư và khách vãng lai Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợicho quá trình cải cách cơ cấu thương mại nội địa của ngành thương mại HàNội theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa Cùng với sựphát triển của nó, hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng được hoàn chỉnhthương mại quy mô lớn và hiện đại quá trình đô thị hóa nhanh chóng với việc
Trang 9xuất hiện nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp và khu dân cư, cũng nhưnhững dòng du lịch sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ của thương mạinội địa tăng cao.
Tuy nhiên trong những năm qua, việc phát triển thương mại nội địa củaThủ đô (nhất là trên địa bàn tỉnh Hà Tây trước đây) còn nhiều khó khăn, hạnchế như: Chưa có chiến lược phát triển lâu dài và đồng bộ, cơ cấu hệ thốngthương mại chưa được xây dựng và phát triển hợp lý, quy mô nhỏ, mạng lướithương mại nội địa chủ yếu vẫn là do lịch sử để lại nên mang tính tự phát,manh mún Đặc biệt chi phí cao, chồng chéo, kém hiệu quả, chưa phù hợp vớisự vận động của các quy luật thị trường và quy luật vận động của hàng hóa;trình độ chuyên môn hóa và hiện đại hóa thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, hệthống thông tin chưa được xây dựng và hoàn thiện, sự hỗ trợ của nhà nướcchưa thực sự tích cực và chưa có hiệu quả…
Thực hiện nghị quyết 15/QH của Quốc hội, Thủ đô Hà Nội đã được mởrộng về quy mô (Gồm 29 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích đất tự nhiên3.328,89 km2) và dân số là 6.870.200 người – theo Niên giám thống kế Hà Nộinăm 2011 Việc đáp ứng nhu cầu này ngày càng cao, đa dạng và phức tạp củacác tầng lớp nhân dân thủ đô hiện chiếm 7% dân số và 12% tổng mức lưuchuyển hàng hóa bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ cả nước Đồng thời việc hưởng ứngcuộc vận động của Bộ chính trị “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”là điều kiện thuận lợi cho thương mại nội địa phát triển Với ý nghĩa đó, tác giả
chọn đề tài “ Phát triển thương mại nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội”
làm đề tài Luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Kinh tế chính trị
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về phát triển thương mại nội địa trên phạm vi cả nước đã có nhiều côngtrình nghiên cứu và đã được công bố:
- Nguyễn Thị Mơ (2004), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam
mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB Lý luận chính trị.
- Bùi Đức Hòa (2005), “ Những vấn đề đặt ra trong phát triển thươngmại dịch vụ ở nước ta trong những năm tới “, Tạp chí Kinh tế dự báo ,(3)
- Trần Bích Lộc (2006), “ Bàn về thương mại dịch vụ và quản lý nhà
Trang 10nước về thương mại dịch vụ”, Tạp chí thương mại, (15).
- Các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu sâu mộtmảng trong phát triển ngành thương mại, đó là dịch vụ thương mại
Ở đó chủ yếu nghiên cứu những hạn chế và nhân tố cản trở sự phát triểncủa lĩnh vực dịch vụ thương mại, từ đó tìm ra các giải pháp tháo gỡ và xácđịnh bước đi, lộ trình cho lĩnh vực này phát triển, chưa tập trung nghiên cứuphát triển thương mại nội địa trên giác độ tổng thể
- Đặng Đình Đà NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998) Kinh tế thương mại dịch vụ, NXB thống kê Hà Nội.
- Nguyễn Văn Mầu (2005), “Thương mại du lịch: Những mục tiêu và
giải pháp”, Tạp chí thương mại (47).
Các công trình trên tập trung vào nghiên cứu bản thân ngành thương mạivà dịch vụ với tư cách là một ngành kinh tế trong cơ cấu nền kinh tế quốc dâncùng với ngành du lịch là ngành kinh tế có quan hệ gắn bó Từ đó tìm ra cácgiải pháp định hướng vào các mục tiêu phát triển tổng thể Đến nay chưa cónhiều công trình nghiên cứu thương mại nội địa như một bộ phận cấu thànhquan trọng của ngành thương mại Hơn nữa, chưa có nhiều tác phẩm phântích thương mại nội địa như một động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển bềnvững trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế Do đó: đề tài của tác giả lựa chọn không trùng lặpvới các công trình nghiên cứu và công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển thương mại nội địa của TP HàNội trước và sau mở rộng Luận văn chỉ ra tầm quan trọng của việc phát triểnthương mại nội địa của TP Hà Nội sau mở rộng Chỉ ra những mặt được, chưađược của quá trình phát triển thương mại nội địa của TP Hà Nội Từ đó, đềxuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thương mại nội địacủa TP Hà Nội sau mở rộng
3.2 Nhiệm vụ
Đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của luận văn là:
Trang 11- Làm rõ một số lý luận chung về phát triển thương mại nội địa và tácđộng của nó đến việc phát triển thương mại nội địa của TP Hà Nội
- Đánh giá vai trò của thương mại nội địa trong phát triển kinh tế - xãhội của TP Hà Nội
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương mại nội địa của một số đôthị và thủ đô của các quốc gia sau mở rộng
- Phân tích thực trạng phát triển thương mại nội địa của TP Hà Nộitrước và sau mở rộng trong thời gian qua và những vấn đề đang đặt ra
- Đề xuất phương hướng, giải phát nhằm phát triển thương mại nội địacủa TP Hà Nội trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là phát triển thương mại nội địa vàtác động của nó tới tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Về thời gian: Luận văn lấy thời gian từ năm 2009 đến nay để nghiên cứu.+ Về không gian: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu phát triển thươngmại nội địa của TP Hà Nội và đặt trong mối quan hệ tương quan với quá trìnhphát triển thương mại nội địa của Việt Nam Đề xuất các phương hướng, giảipháp phát triển thương mại nội địa của TP Hà Nội Sau mở rộng từ nay đến
2015, tầm nhìn đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học biện chứng làm nềntảng cơ sở phương pháp luận
- Kết hợp lý luận của Cacmac & P.Ăng ghen, quan điểm đường lối củaĐảng với thực tiễn địa phương để lý giải những vấn đề mà luận văn nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp logic – lịch sử, kết hợp với các phươngpháp điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê đối chiếu so sánh,phương pháp chuyên gia
6 Đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa khái quát lý luận về phát triển thương mại, phântích sự vận động, phát triển của lý luận của thương mại nói chung và thương
Trang 12mại nội địa nói riêng.
- Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thươngmại nội địa và tác động của phát triển thương mại nội địa đến phát triển kinhtế - xã hội của TP Hà Nội Từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp pháttriển thương mại nội địa, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại nội địa của
TP Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo giảng dậy nghiên cứu về pháttriển thương mại nội địa cũng như các cơ quan hoạch định chính sách về thươngmại của Thành phố và triển khai thực hiện tại cơ sở công thương Hà Nội
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn chia làm ba chương, 09 tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thương mại nội địa
Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại nội địa trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thương mại nội địa của Thành phố Hà Nội đến năm 2020
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
Trang 131.1 Thương mại nội địa: Nguồn gốc, bản chất và các hình thức tồn tại
1.1.1 Nguồn gốc và bản chất của thương mại nội địa
1.1.1.1 Nguồn gốc ra đời và chức năng cơ bản của tư bản thương mại
và thương mại nội địa
Thương mại nói chung và thương mại nội địa nói riêng ra đời bắtnguồn từ sự mở rộng của phân công lao động xã hội dưới tác động phát triểnkhông ngừng của lực lượng sản xuất (LLSX) xã hội Cho đến nay, xã hội loàingười đã trải qua ba đại phân công lao động:
Cuộc đại phân công lao động thứ nhất dựa trên năng lực và sức mạnh cơ
bắp của con người diễn ra trong khai thác, chiếm đoạt và cải biến những vậttự nhiên thành sản phẩm có ích cho con người Tức là phân công lao độngtheo giới tính, sự phân công này đã dẫn đến xuất hiện các tiền đề cho sự ra đờicủa nền sản xuất hàng hóa
Cuộc đại phân công lao động thứ hai dựa trên sự tác động của chính các
quy luật của nền sản xuất hàng hóa, bắt đầu từ sự tách rời của ngành trồngtrọt khỏi chăn nuôi và các ngành tiểu thủ công ra khỏi nông nghiệp để hìnhthành và phát triển nhanh chóng thành ngành nghề trong toàn bộ nền kinh tế.Thời điểm này, xuất hiện các sản phẩm đa dạng của lao động tồn tại dưới hìnhthức hàng hóa trên thị trường
Cuộc đại phân công lao động thứ ba là sự tách rời những ngành trong
lĩnh vực lưu thông phân phối ra khỏi ngành sản xuất vật chất thực tế để hìnhthành những ngành độc lập trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân Sự tách rời nàyđòi hỏi phải có sự phát triển nhất định và tương đối cao của LLSX và mangtính phổ biến, triệt để dựa trên trình độ chuyên môn hóa sâu sắc của LLSXdiễn ra dưới quan hệ sản xuất (QHSX) tư bản chủ nghĩa (TBCN) Chính vìvậy mà C.Mác cho rằng: Nếu chúng ta xét tổng tư bản xã hội thì chúng ta sẽthấy rằng thường xuyên vẫn có một bộ phận của nó nằm ở trên thị trườngdưới hình thái hàng hóa để chuyển hóa thành tiền Một khi chức năng nàycủa số tư bản đang nằm trong quá trình lưu thông nói chung tách riêng rathành một chức năng đặt biệt của một loại tư bản đặc biệt, cố định lại thành
Trang 14một chức năng do phân công xã hội mà thuộc về một loại nhà tư bản đặc biệtthì như vậy tư bản – hàng hóa đã chuyển hóa thành tư bản kinh doanh hànghóa, hay tư bản thương nghiệp [18, tr.406-407].
Chức năng chuyển hóa tư bản – hàng hóa thành tư bản – tiền tệ và ngượclại vốn là một giai đoạn quá trình sản xuất của tư bản công nghiệp, song dochuyên môn hóa mà chức năng này tách riêng ra thành tư bản thương nghiệpvà tồn tại độc lập một cách tương đối với tư bản công nghiệp từ đó ra đời tầnglớp thương nhân
Thương nhân, về phương diện là một nhà tư bản, xuất hiện trên thịtrường cùng với tư bản tiền tệ để mua hàng hóa, tức là chuyển hóa tư bản tiềntệ thành tư bản – hàng hóa và sau đó bán hàng hóa với giá cao hơn để thu vềmột lượng tiền tệ lớn hơn, khoảng chênh lệch giữa giá mua và bán cấu thànhlợi nhuận thương nghiệp Tạm chưa bàn tới nguồn gốc và bản chất của lợinhuận thương nghiệp, ta thấy, thương nhân luôn mua rồi thường xuyên đembán để kiếm lời, do đó công thức giản đơn của tư bản – thương nghiệp là T-H-
T, hoàn toàn hạn chế trong quá trình lưu thông, không bị gián đoạn bởi quátrình sản xuất Chức năng bán hàng hóa, chức năng làm cầu nối giữa sản xuấtvà tiêu dùng đã chuyển từ tay người sản xuất sang thương nhân và biến thànhcông việc chuyên môn của một ngành mới, ngành thương nghiệp tách rời mộtkhâu trong vận động của tư bản công nghiệp mà hình thành
Do chức năng chuyển hóa từ tư bản – hàng hóa thành tư bản – tiền tệ tuộtkhỏi tay người sản xuất “Được thực hiện bởi những việc mua hàng và bán củathương nhân, thành thử những công việc đó mang hình thái một ngành hoạtđộng kinh doanh riêng biệt, tách rời các chức năng khác của tư bản côngnghiệp, vì vậy mà chức năng đó trở thành độc lập” [18, tr.114] Ngoài ra,thương nhân phải ứng tư bản – tiền tệ ra để thực hiện việc chuyển hóa từ tưbản – hàng hóa thành tư bản – tiền tệ thay nhà tư bản công nghiệp, từ đóthương nghiệp ra đời và tồn tại như một ngành độc lập trong cơ cấu của mộtnền kinh tế Khi tồn tại là một ngành kinh doanh độc lập, thương mại khôngchỉ phục vụ lưu thông hàng hóa cho một nhà tư bản công nghiệp cá biệt mà là
Trang 15toàn bộ các nhà sản xuất ở các ngành khác nhau nằm trong hệ thống phâncông lao động xã hội Do đó, chu chuyển của tư bản thương nhân bằng tổngsố các lần chu chuyển của một số tư bản công nghiệp nhất định hoạt độngtrong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau Do liên tục chuyển hóa từ tư bản –hàng hóa thành tư bản – tiền tệ, thương nghiệp thực sự là chiếc cầu nối từ sảnxuất đến tiêu dùng trong toàn bộ đời sống xã hội Từ đó nó không chỉ biếnhành vi mua, bán hàng hóa của tư bản công nghiệp thành một chức năng riêngbiệt của thương nghiệp, một ngành kinh tế trong hệ thống phân công laođộng xã hội, mà còn biến những dịch vụ vận tải, bảo quản, đóng gói chuyểnhóa từ tay người tiêu dùng, vốn là những hoạt động sản xuất tiếp tục tronglưu thông của tư bản công nghiệp thành những chức năng đặc thù của tư bảnthương nghiệp Hơn nữa, để hoàn thành tốt vai trò cầu nối giữa sản xuất vàtiêu dùng quan trọng hơn là làm tăng khối lượng lợi nhuận trên mỗi đồng tưbản – tiền tệ ứng trước, thương nhân còn mở rộng và hiện đại hóa các nghiệp
vụ tiếp thị, điều tra nhu cầu thị trường, xây dựng tổ chức một hệ thống dịch
vụ thương mại như tạo lập các điểm giao dịch trực tiếp và gián tiếp cùng vớihệ thống thông tin về hàng hóa và một dịch vụ theo một mô hình từ địaphương đến quốc gia, từ đơn giản đến phức tạp
Đặc biệt, khi quá trình phân công lao động mở rộng từ phạm vi quốc giasang địa bàn khu vực và thế giới thì thương mại trở thành ngành kinh tế mũinhọn thúc đẩy toàn bộ nền sản xuất phát triển Đồng thời, phân công lao độngtrong chính ngành thương mại cũng được mở rộng để hình thành nội thươngvà ngoại thương Về lịch sử nếu không kể đến giai đoạn trao đổi ngẫu nhiêngiữa các cộng đồng nguyên thủy khi ranh giới quốc gia, dân tộc chưa phânđịnh rõ rang, thì ngoại thương thực sự bắt đầu trong quá trình tích lũy nguyênthủy của TBCN và phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI vớihai sự kiện lớn trong lịch sử bang giao kinh tế giữa các nước Đó là, Crix-tốp
Cô – Lông tìm ra Châu MỸ (1492), Vax-cơ dơ Gama tìm ra con đường vòngquanh châu Phi sang Ấn độ (1496) Sau đó là Fec-đi-năng Ma-gen-lăng đivòng quanh thế giới rồi lại trở về Châu Âu và sự kiện thứ hai là mở rộng con
Trang 16đường tơ lụa từ Đông sang Tây.
Từ đó cho thấy, cùng với sự tước đoạt nông dân trong nước thì ngoạithương là nhân tố hàng đầu thúc đẩy cho sự ra đời nhanh chóng của phươngthức sản xuất TBCN, giúp chuyển từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn trênphạm vi toàn cầu Chính vì vậy mà C.Mác đã khẳng định rằng: “ Giá rẻ củanhững sản phẩm của giai cấp ấy (tư bản) là trọng pháo bắn thủng tất cả nhữngbức vạn lý trưởng thành và buộc người dã man bài ngoại một cách ngoancường nhất cũng phải hàng phục” [19, tr.602]
Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở rộng, ngoại thương trởthành ngành kinh tế mũi nhọn, một công cụ hàng đầu giúp các nền kinh tếquốc gia hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên,xét một cách căn bản thì thương mại của một quốc gia chỉ có thể đứng vữngvà phát triển được trong hệ thống phân công lao động quốc tế khi có được nộiđịa Bởi lẽ:
Thứ nhất: Thương mại, trước hết là nội thương, là khâu trung gian nối
các doanh nghiệp quốc gia với nền kinh tế nội địa- mảnh đất trực tiếp nuôidưỡng các doanh nghiệp;
Thứ hai: Nếu xét tổng thể, nội thương là khâu cơ bản và quan trọng bậc
nhất trong quá trình tái sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, trong trường hợp xảy
ra các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực hoặc toàn cầu, dòng ngoại thương bịchặn lại hoặc giảm sút mạnh thì nội thương chính là kênh an toàn bảo đảmcho nền kinh tế hoạt động bình thường;
Thứ ba: Sự phát triển của hệ thống thương mại nội địa chính là thước đo
chính xác nhất thực lực và trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia
1.1.1.2 Bản chất của thương mại và thương mại nội địa
Ta biết rằng, thương mại cũng như thương mại nội địa là sự tách rời chứcnăng lưu thông trong tuần hoàn của tư bản công nghiệp mà hình thành, do đó,
để hiểu biết bản chất của thương mại phải xuất phát từ tư bản thương nghiệp.Theo C.Mác thì: Nếu chúng ta gạt bỏ không nói đến tất cả các chức năng khácnhau có thể gắn liền với tư bản thương nghiệp , và chỉ nói đến các chức năng
Trang 17thật sự của nó là mua để bán, thì tư bản thương nghiệp không tạo ra giá trịcũng như không tạo ra giá trị thặng dư, mà chỉ giúp cho sự thực hiện giá trị vàgiá trị thặng dư và do đó, giúp cho việc trao đổi hàng hóa thực sự, cho việcchuyển hàng hóa từ tay người này sang người khác: tức là trao đổi chất trong
xã hội [18, tr.428]
Lợi nhuận thương nghiệp là do người công nhân làm thuê tạo ra tronglĩnh vực trực tiếp bị nhà tư bản công nghiệp tước đoạt, anh ta trích một phầntrả cho nhà tư bản thương nghiệp để nhà tư bản này thực hiện giá trị hàng hóađồng thời thực hiện giá trị thặng dư cho anh ta Lượng lợi nhuận thương mạinhiều hay ít tùy thuộc vào lượng tư bản – tiền tệ nhà tư bản thương nghiệp bỏvào trong lưu thông để thực hiện giá trị hàng hóa và phân chia này dựa trênnguyên tắc bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, tức là một lượng tư bản bằngnhau bỏ vào kinh doanh công nghiệp hay thương nghiệp phải thu được mộtlượng lợi nhuận như nhau
Tuy không trực tiếp sản xuất ra giá trị thặng dư, song nhà tư bản thươngnghiệp hay thương mại có tác động rất lớn vào quá trình sản xuất và tái sảnxuất ra giá trị thặng dư Điều này thể hiện ở:
1/ Nó làm cho thời gian lưu thông rút ngắn, nhờ đó gián tiếp làm tăngthêm giá trị thặng dư do công nghiệp sản xuất ra;
2/ Thương nghiệp đã góp phần quan trọng làm cho thị trường mở rộng,thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn hóa sâu, tạo điều kiện kinhdoanh quy mô ngày càng lớn hơn, nâng cao năng suất lao động và khả năngtích lũy trên quy mô xã hội;
3/ Nhờ rút ngắn thời gian lưu thông, tư bản thương nghiệp làm cho tỷ sốgiữa giá trị thặng dư và tư bản ứng ra tức là tỷ suất lợi nhuận tăng lên;
4/ Thương nghiệp đã làm cho bộ phận tư bản nằm trong lĩnh vực lưuthông với tư cách là tư bản – tiền tệ giảm đi, nhờ đó mà bộ phận tư bản trựctiếp dùng vào sản xuất tăng lên
Nhờ những tác động to lớn đó đối với tư bản công nghiệp nói riêng và đốivới toàn bộ quá trình sản xuất xã hội Thương nghiệp là một trong những nhân tốgiữ vai trò quan trọng hàng đầu trong thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển
Trang 18Trong bất kỳ phương thức sản xuất nào thương nghiệp cũng đều thúc đẩyviệc sản xuất sản phẩm dư thừa nhằm trao đổi để làm tăng thêm tiêu dùng haytiền tích trữ của những người sản xuất (ở đây phải hiểu là những người sở hữusản phẩm) Vì thế thương nghiệp làm cho sản xuất ngày càng mang tính chấtlà sản xuất vì giá trị trao đổi [18, tr.496].
1.1.2 Thương mại và các hình thức tổ chức thương mại nội địa
1.1.2.1 Thương mại và các chủ thể trong mô hình tổ chức thương mại nội địa
Ta biết rằng, chức năng thực sự của thương mại là “mua để bán”, do đó
thương mại là một dạng hoạt động kinh tế, trong đó thương nhân thông qua các hình thức tổ chức của mình mua hàng hóa và dịch vụ theo giá bán buôn (xuất xưởng thấp hơn giá trị) và bán bằng giá trị (giá bán lẻ) để kiếm lời.
Hoạt động thương mại chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực lưu thông, trên thịtrường và hàng hóa dịch vụ đưa ra trao đổi, mua bán chủ yếu là sản phẩm củalao động nhằm thảo mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng Do đó, trong nềnkinh tế thị trường, xét tổng thể hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, thương mạilà khâu nối trực tiếp từ sản xuất tới tiêu dùng của toàn bộ xã hội Để thựchiện chức năng trên tất yếu phải hình thành các tổ chức thương mại với cácchủ thể đa dạng và hoạt động của các tổ chức này, ngay cả giản đơn nhất cũngphải theo một mô hình xác định Tính hiệu quả của hoạt động thương mại thểhiện trước hết ở việc hình thành các tổ chức thương mại và sắp xếp các tổchức này trong một mô hình tối ưu Tuy nhiên, việc hình thành các tổ chứcthương mại giản đơn hay phức tạp đều do sự phát triển của LLSX và tính chấtcủa các QHSX quy định Tại các nước phát triển, khi LLSX phát triển chưacao, các QHSX chưa thuần nhất, tức là trong nền kinh tế còn bao hàm cácQHSX tiền tư bản tồn tại đan xen với các QHSX TBCN và ở một số nước sửdụng kinh tế thị trường để định hướng XHCN như Việt Nam thì các hình thức
tổ chức thương mại, kể cả thương mại nội địa cũng là những mô hình tổ chứchỗn hợp
Nếu tiếp cận theo các hình thức sở hữu, thương mại nói chung và thương
Trang 19mại nội địa nói riêng, thương mại tồn tại dưới hình thức cơ bản sau:
Thứ nhất là, thương mại cá thể Đây là loại hình thương mại ra đời ngay
từ khi loài người bắt đầu sản xuất và trao đổi hàng hóa và tồn tại lâu dàixuyên qua nhiều phương thức sản xuất Thương mại cá thể dựa trên sở hữu tưnhân nhỏ và lao động chủ yếu do thành viên gia đình đảm nhận Phương thứckinh doanh và thanh toán linh hoạt, năng động thích ứng nhanh với mọi xuthế biến đổi của thị trường, do đó phát triển tự phát tràn lan, xuất hiện ở mọingõ ngách của nền kinh tế
Để tối đa hóa, loại hình này sử dụng nhiều phương pháp thủ đoạn, kể cảtrốn lậu thuế, gian lận và vi phạm pháp luật Tuy nhiên, vai trò và tác dụngcủa loại hình này là vô cùng to lớn, thể hiện ở chỗ, nó đáp ứng kịp thời mọinhu cầu của các tầng lớp dân cư trong bất cứ thời gian, hoàn cảnh cũng nhưđịa điểm nào, bất kể khó khăn hay thuận lợi Và quan trọng hơn, nó sử dụngtối đa và có hiệu qủa mọi nguồn lực của xã hội, đặc biệt là nguồn lao động vàvốn liếng Thương mại cá thể gắn liền với hoạt động kinh tế của xã hội và tồntại ngay cả trong điều kiện cấm đoán ngặt nghèo nhất của chế độ bao cấp ởcác nước XHCN trước đây Trong nền kinh tế thị trường, buôn bán nhỏ lànghề nghiệp mưu sinh của hàng triệu người nghèo, do đó chỉ có sản xuất lớnmới có thể thu hút họ vào hệ thống tổ chức thương mại hiện đại để trở thànhvệ tinh của các doanh nghiệp thương mại lớn
Thứ hai là, thương mại tư bản tư nhân Đây là loại hình doanh nghiệp
thương mại do tư bản tư nhân bỏ vốn đầu tư và sử dụng lao động làm thuêthường tồn tại dưới hình thức: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ (KHCN)phát triển bùng nổvà quá trình toàn cầu hóa (TCH) kinh tế mở rộng sự phát triển nhanh chóngcủa các công ty xuyên quốc gia (TNCs) thông qua làn sóng thôn tính và sápnhập, nhiều công ty thương mại tư bản tư nhân trở thành các chi nhánh củaTNCs lớn trên thế giới Song, về bản chất chúng vẫn dựa trên sở hữu tư nhânkiểu TBCN của một nhóm nhà tư bản
Đặc điểm của loại hình thương mại tư bản tư nhân này là quy mô vốn lớn
Trang 20do huy động được nhiều nguồn vốn của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau trênthị trường chứng khoán, kinh doanh nhiều mặt hàng và sử dụng nhiều loạiphương tiện và công nghệ hiện đại vào buôn bán và tiếp thị, do đó hoạt độngcó hiệu quả lớn Do mục tiêu kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận nên hình thứcthương mại này mang tính tự phát đối với các doanh nghiệp nội địa quy môvốn không lớn và có nhiều thủ pháp kinh doanh trốn lậu thuế, mua chuộc cán
bộ nhà nước Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh hiện đại, đặcbiệt là các doanh nghiệp thương mại liên kết với TNCs, thường có xu hướngthôn tính và chiếm lĩnh thị trường của một số mặt hàng chủ lực để độc quyềnmua và bán từ đó thu được lợi nhuận độc quyền cao
Thứ ba là, thương mại tập thể Đây là hình thức do tư thương cá thể tự
nguyện góp vốn vào cùng kinh doanh Loại hình này thường tồn tại dưới hìnhthức: Hợp tác xã thương mại, hợp tác xã thương mại cổ phần, liên hiệp hợptác xã thương mại
Loại hình tổ chức kinh doanh thương mại này có đặc điểm: Dựa trên sởhữu của cá nhân góp vốn và vốn cùng các tài sản của tập thể hình thành trongkinh doanh Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng,cùng có lợi Mục tiêu hoạt động là đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho xã viênvà lợi ích của toàn bộ xã hội
Đây là loại hình thương mại có nhiều ưu thế, vì nó được hình thành dựatrên tiềm lực kinh tế và nguồn lực của nhiều tư thương tình nguyện góp lại vàhoạt động tác nghiệp chủ yếu là cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ các sảnphẩm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đồng thời cungcấp các nhu yếu phẩm cho dân cư các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là kinh tế thị trường định hướngXHCN, thương mại tập thể ngoài lợi ích tập thể xã viên, thì nó quan tâmnhiều hơn tới lợi ích cộng đồng và xã hội Do đó, loại hình này là một trongcác nền tảng cấu thành của thương mại XHCN Vì vậy, nó được nhà nước ưutiên về thuế, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và giúp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và
Trang 21nghiệp vụ.
Thứ tư là, thương mại nhà nước Đây là hình thức thương mại do các Bộ,
ngành, các cơ quan khác thuộc nhà nước bỏ vốn đầu tư kinh doanh nên thuộcsở hữu nhà nước và tồn tại dưới hình thức các doanh nghiệp thương mại nhànước như: các tập đoàn thương mại hay các tổng công ty hoạt động theo môhình “công ty mẹ”, “công ty con” và kinh doanh tổng hợp Trong nền kinh tếthị trường, ở các quốc gia phi XHCN, bộ phận doanh nghiệp này có tỷ trọngkhông lớn và giữ vị trí không quan trọng trong nền kinh tế Ở các nướcXHCN hoặc định hướng XHCN, đây lại là bộ phận kinh tế lớn và giữ vị tríchủ đạo, then chốt trong ngành thương mại
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng với thương mạitập thể, thương mại nhà nước là nền tảng kinh tế trong ngành thương mại nênnó giữ vai trò chủ đạo của ngành, thể hiện ở các mặt sau:
1/ Nó lôi cuốn, dẫn dắt các hình thức thương mại vào hoàn thành nhiệm
vụ kinh tế - xã hội do nhà nước định hướng thông qua các mối liên hệ kinh tế
để chỉ đạo các hình thức thương mại khác hoạt động đúng hướng, kể cả lôicuốn họ vào hệ thống hoạt động của mình dưới hình thức các công ty con,hoặc công ty liên doanh
2/ Nó đi đầu trong việc ứng dụng các thành tựu KHCN vào kinh doanhvà giúp đỡ các loại hình thương mại khác hiện đại hóa các nghiệp vụ tácnghiệp
3/ Nó đi đầu trong việc thực thi pháp luật và hoàn thành các chỉ tiêu kinhtế - xã hội do nhà nước giao
4/ Nó là lực lượng chủ đạo trong cả thương mại nội địa và thương mạiquốc tế, nên vừa đảm bảo được tính độc lập tự chủ của nền thương mại quốcgia vừa hội nhập thành công vào thương mại khu vực và quốc tế
Thứ năm là, thương mại tư bản nhà nước Đây là loại hình thương mại
được hình thành dựa trên liên doanh giữa nhà nước và tư bản tư nhân trong vàngoài nước Do đó, nó là doanh nghiệp dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa nhà
Trang 22nước và tư bản tư nhân nên có sức mạnh to lớn về vốn và kỹ thuật, kinhdoanh đa ngành, hoạt động vì lợi ích quốc gia và lợi nhuận hợp lý cho các nhà
tư bản Theo Lenin thì đây là loại hình “một nửa CNXH” một hình thức tổchức thương mại tối ưu để lôi cuốn tư bản thương nghiệp theo con đườngCNXH Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, hình thức thương mại tưbản nhà nước có hai tác dụng to lớn:
1/ Nó giúp thúc đẩy sản xuất phát triển thông qua chức năng nối liền sảnxuất với tiêu dùng bằng chính vốn và công nghệ hiện đại của các nhà tư bảntheo đường lối của Đảng cộng sản
2/ Giúp giảm tải sức cạnh tranh của tư bản trong và ngoài nước lên tiểuthương để phát triển thương mại nội địa và tạo điều kiện để nền kinh tế hộinhập thành công vào nền kinh tế khu vực và quốc tế
Với vai trò to lớn đó, nhiều nước phát triển theo con đường XHCN đãkhuyến khích sự ra đời của loại hình thương mại này bằng một loạt chính sách
ưu đãi kể cả đóng góp các nguồn lực to lớn của quốc gia vào phát triển
Thứ sáu là, thương mại có vốn đầu tư nước ngoài Đây là loại hình tổ
chức thương mại phổ biến đối với các nước tham gia hội nhập vào nền kinh tếkhu vực và thế giới Thực chất đây là loại hình tư bản tư nhân thương mại đặcthù Tính đặc thù của nó thể hiện ở:
1/ Thương nhân bỏ vốn đầu tư là người nước ngoài, do đó vốn đầu tưthuộc sử hữu của người nước ngoài và thường tồn tại dưới hình thức doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc phần vốn nước ngoài góp vào thành lậpcác doanh nghiệp liên doanh
2/ Quyền quản lý và chi phối hoạt động của doanh nghiệp thuộc nhà tưbản nước ngoài nên phải tuân theo tối đa hóa lợi nhuận cho tư bản nước ngoài
3/ Loại hình thương mại này cạnh tranh gay gắt với thương mại nội địabằng mọi thủ đoạn kể cả bán phá giá để tiêu thủ đối thủ hoặc chuyển giá đểtrốn lậu thuế, mua chuộc các quan chức chính phủ và buôn bán hàng hóa cầm
Trang 23Tuy nhiên, vai trò của loại hình doanh nghiệp này rất to lớn:
1/ Tạo điều kiện để hiện đại hóa thương mại quốc gia thông qua trang bịcác kỹ thuật kinh doanh và tiếp thị hiện đại
2/ Tạo lập thị trường đối với sản phẩm quốc gia và quảng bá các thươnghiệu sản phẩm nội địa
3/ Thúc đẩy lĩnh vực lưu thông phân phối phát triển qua đó mà phát triểnsản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nền kinh tế
Chính vai trò to lớn đó của thương mại có vốn đầu tư nước ngoài nênchính phủ của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã đưa ra các chính sách
ưu đãi và khuyến khích loại hình thương mại này phát triển nhanh trong thờigian qua, đặc biệt trên địa bàn các thành phố
1.1.2.2 Mô hình tổ chức hoạt động của thương mại nội địa
Đối với thương mại nội địa, việc xác lập các chủ thể và loại hình kinhdoanh thương mại chính xác và đầy đủ chỉ là bước khởi đầu, muốn thươngmại nội địa hoạt động có hiệu quả kinh tế - xã hội cao cần phải sắp xếp và tổchức chúng hoạt động trong một mô hình tối ưu
Chức năng cơ bản của thương mại là “mua để bán” nhằm thu lời Theođó, thương mại nói chung và thương mại nội địa nói riêng được hình thành từhai mối quan hệ cơ bản là mua và bán, xuất phát từ ba chủ thể là người sảnxuất, thương nhân và người tiêu dùng Nếu trừu tượng hóa các chức năng vậnchuyển, bao gói, bảo quản và chuyển tới người tiêu dùng là chức năng sảnxuất trực tiếp của công nghiệp trong lưu thông được chuyển giao cho thươngnhân đảm nhận, thì thương mại vẫn còn một loạt các mối quan hệ phát sinhnhư mua bán, bán buôn, bán lẻ, tiếp thị… Dựa trên các mối quan hệ cơ bảngiữa các chủ thể mang chức năng có thể mô hình hóa tổ chức thương mại theo
sơ đồ sau:
Trang 24Sơ đồ 1.1: Mô hình tổng quát hoạt động thương mại nội địa
Nguồn: Sở thương mại Hà Nội
Qua sơ đồ 1.1 ta thấy, thương mại nằm giữa sản xuất và tiêu dùng Đểxác lập mô hình tổ chức hoạt động của thương mại, cần trừu tượng hóa khâuphân phối do QHSX quyết định và coi thương mại là một hình thức phân phốitrực tiếp sản phẩm từ sản xuất tới tiêu dùng Sản xuất cung cấp vật liệu và đốitượng cho tiêu dùng: Tiêu dùng cho sản xuất, tức là tiêu dùng tạo ra của cảivật chất cho xã hội và tiêu dùng tạo ra đời sống của con người Giữa sản xuấtvà tiêu dùng là thương mại Thương mại là lĩnh vực tại đó diễn ra việc muabán, tức là trao đổi sản phẩm cho nhau Trao đổi chỉ là một yếu tố trung giangiữa sản xuất và tiêu dùng do sản xuất quyết định “Trao đổi chỉ độc lập vớisản xuất, không dính gì với sản xuất ở trong giai đoạn cuối cùng mà thôi, khisản phẩm được trao đổi trực tiếp để tiêu dùng” [20, tr.293] Đây chính là lĩnhvực hoạt động của thương mại nói chung và thương mại nội địa nói riêng Nócần được tổ chức theo một mô hình xác định để đạt hiệu quả kinh tế - xã hộitối ưu trong điều kiện phát triển nhất định của LLSX và phân công lao động
xã hội
Thương mại
Thương mại bán buôn
Thương mại bán lẻ
Doanh nghiệp tiêu dùng TLSX
Dịch vụ sản xuất
Dân cư tiêu dùng TLTD Dịch vụ tiêu dùng
Trang 25Sơ đồ 1.2 chỉ rõ mối liên hệ chi tiết của các chủ thể thương mại trunggian giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua một hệ thống thương mại bánbuôn, bán lẻ, tiếp thị hàng hóa dịch vụ.
Sơ đồ 1.2: Mô hình hoạt động của thương mại nội địa
Thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi
Nguồn: Sở thương mại Hà Nội
Khi các quan hệ thương mại diễn ra trên một địa bản xác định nhưtrên thành phố, tỉnh, huyện phải tuân theo một mô hình sắp đặt theo khônggian xác định
Dịch vụ TLSX
DN mua buôn bán buôn TLTD
Dịch vụ TLTD
Mạng lưới cácDN bán
lẻ TLSX
Bán lẻ dịch vụ
Mạng lưới các DN bán lẻ TLTD Dịch vụ TLTD
Tiêu dùng dân sinh
Trang 26Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức thương mại trên địa bàn thành phố
Nguồn: Sở thương mại Hà Nội
Qua sơ đồ 1.3 ta thấy các mối quan hệ thương mại (mua, bán) diễn ratrên địa bàn thành phố từ doanh nghiệp bán buôn đến các doanh nghiệp bán lẻnhư: HTX thương mại, Đại lý bán lẻ, tiểu thương, bán hàng rong… tại cáctrung tâm, siêu thị, chợ để đến tay người tiêu dùng dưới tác động của hệ thốngxúc tiến và quảng bá thương mại
Việc tổ chức các mối liên kết thương mại chỉ đạt hiệu quả khi tạo lậpđược các phương thức kinh doanh thích ứng như mua, bán qua đại lý dựa trênhợp đồng ràng buộc hoặc đơn hàng… Ngoài ra, thông qua các quy chế củakho, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và các tổ chức xúc tiến thương mạinhư: Hội chợ, triển lãm, quảng cáo, tiếp thị… để hình thành các cơ chế tácđộng vào mua và bán hàng hóa dịch vụ tạo điều kiện cho thương mại pháttriển và hoạt động có hiệu quả
- Siêu thị -Trung tâm thương mại -Chợ nông thôn
Hội chợ
Ttriển lãm Xúc tiến thương mại Quảng cáo
Tiếp thị
HTXThương mại
Các đại lý bán lẻ
Tiểu thương
Bán rong
Trang 27Bản thân thương mại là sản phẩm của kinh tế thị trường và sự hoạt độngcủa nó chính là hình thức tồn tại và chết liệu để các quy luật thị trường biểuhiện ra trên bề mặt của nền kinh tế Do đó, hoạt động thương mại chủ yếuchịu tác động của cơ chế thị trường, vai trò của nhà nước ở đây chỉ cần canthiệp vào nơi nào, khi nào thị trường hoạt động không có hiệu quả.
Bằng một hệ thống công cụ, chính sách của mình, nhà nước có thể địnhhướng hoạt động của thương mại vào các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.Trong mô hình hoạt động của thương mại nội địa nói chung và trên địa bànmột thành phố nói riêng, nhà nước hỗ trợ, bằng việc thiết kế các mô hình, tạolập các hạ tầng vật chất kỹ thuật và kích thích bằng những ưu đãi về thuế, tíndụng hoa hồng, thưởng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực và giúp xúctiến các hoạt động thương mại và tiếp thị…
Trong nền kinh tế thị trường thông qua vai trò chủ đạo của thương mạinhà nước mà chính phủ dẫn dắt các hình thức hoạt động thương mại trong cácthành phần kinh tế khác hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội do mình vạch
ra để quá độ lên XHCN
Trên địa bàn Thủ đô, thương mại là một trong các lĩnh vực trung tâmcốt lõi cấu thành sức mạnh của hoạt động kinh tế, đồng thời cũng tạo ra bộmặt hiện đại của cả nước, do đó sơ đồ cấu trúc hoạt động của các chủ thểthương mại trong các thành phần kinh tế cần được hiện đại hóa thông qua tiếntrình tổ chức và sắp xếp lại theo mô hình thủ đô của các nước tiên tiến
1.2 Vai trò của TMNĐ trong phát triển kinh tế - xã hội và của thành phố Hà Nội
1.2.1 Vai trò của TMNĐ trong phát triển kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ thương mại là sự kết nối sống còngiữa nhà sản xuất và người tiêu dùng Hoạt động của lĩnh vực này ảnh hưởngmạnh mẽ đến lợi ích của người tiêu dùng Hiệu quả và tính cạnh tranh đượctăng cường trong hệ thống thương mại sẽ dẫn đến việc giảm giá, đặt biệt khichiết khấu thương mại chiếm phần đáng kể trong giá bán của các sản phẩmcuối cùng và giảm được sự méo mó trong cơ cấu giá Hơn nữa, việc cung cấp
Trang 28các sản phẩm cũng ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dặng cua ngườitiêu dùng Tuy nhiên, lĩnh vực lưu thông không chỉ đơn thuần là người giaohàng hay chỉ có một vai trò duy nhất, hoạt động luân chuyển hàng hóa, màcòn cung cấp cho người tiêu dùng hàng loạt các dịch vụ bổ sung (như địađiểm thuận lợi, bảo đảm về giao hàng, các thông tin và môi trường kinhdoanh), là các dịch vụ giúp cho sự lựa chọn chính xác hơn và tăng thêm sựthuận tiện khi mua hàng Đồng thời nó cũng cung cấp cho các nhà sản xuấtnhiều thông tin cần thiết để điều chỉnh những quyết định của họ theo nhu cầucủa người tiêu dùng Sự thất bại của ngành dịch vụ thương mại trong thựchiện đầy đủ vai trò của mình có thể dẫn đến những sai lệch lớn trong việcphân bố nguồn lực và thiệt hại về kinh tế Nếu không có hệ thống mạng lướidịch vụ thương mại hiện đại cả trong bán buôn và bán lẻ thì các ngành trongnền kinh tế không thể phát triển Vai trò đó thể hiện ở các chức năng tácnghiệp sau:
1.2.1.1 Dịch vụ bán buôn trong phát triển ngành thương mại và nền kinh tế
Dịch vụ bán buôn là điều kiện quan trọng và cần thiết để phát triển sảnxuất và cung ứng cho người tiêu dùng Thông qua việc thực hiện các chứcnăng như hình thành danh mục hàng hóa, thực hiện các hoạt động hậu cần,đáp ứng thời gian giao hàng với số lượng lớn, kiểm tra và bảo đảm chất lượnghàng hóa và thực hiện các nhiệm vụ như mua hàng, kho bãi, quản lý chuỗicung ứng hiệu quả bằng các giá trị được tăng thêm ở từng khâu… mà dịch vụbán buôn đảm bảo sự phân công, chuyên môn hóa và phối hợp giữa các khâucủa quá trình cung ứng hàng hóa, từ sản xuất, bán buôn đến bán lẻ Trong điềukiện hiện đại hóa, toàn cầu hóa và thị trường mở cửa hiện nay đòi hỏi phảiphân công một cách thích hợp các chức năng theo các lĩnh vực để đảm bảonăng lực cạnh tranh của nền kinh tế Vai trò đó phụ thuộc trước hết vào hoạtđộng hiệu quả của hệ thống bán buôn Có thể nói, sau phát triển của dịch vụbán buôn là chìa khóa thúc đẩy sự tiến bộ của các ngành công, nông nghiệpvà cung ứng hàng hóa
Trang 29Dịch vụ bán buôn tạo ra giá trị gia tăng đóng góp vào tăng trưởng kinhtế Thông qua các chức năng và nhiệm vụ của mình mà dịch vụ bán buôn dẫndắt và chỉ đạo các chuỗi cung ứng hàng hóa hiệu quả, nhờ vậy tạo thêm giá trịgia tăng vào mỗi khâu của chuỗi giá trị sản phẩm.
Nhờ hệ thống bán buôn phát triển và hoạt động hiệu quả mà giúp các hệthống thương mại bán lẻ có được chủng loại hàng hóa đa dạng, giá rẻ (nhờ cósức mua lớn và chi phí thấp nên đảm bảo cung ứng hàng chất lượng cao vớigiá rẻ nhất cho khách hàng), giúp các nhà bán lẻ giảm tối đa lượng hàng lưukho và tận dụng tối đa nguồn vốn Qua đó hỗ trợ các nhà bán lẻ vừa và nhỏnâng cao hiệu quả kinh doanh
Sự phát triển của hệ thống thương mại bán buôn sẽ mang đến nhiều việclàm mới trong rất nhiều ngành nghề
Sự phát triển của dịch vụ bán buôn sẽ góp phần tạo sự minh bạch trongviệc hình thành giá cả trên thị trường, đảm bảo sự phân chia lợi ích hài hòagiữa người sản xuất và thương nhân
Dịch vụ thương mại bán buôn góp phần tăng cường sức mạnh cho cácnhà sản xuất, giúp quảng bá thương hiệu của họ đến khách hàng, tạo cơ hộicho các nhà cung cấp có thể đưa hàng vào hệ thống phân phối toàn cầu, đặcbiệt giúp nông dân và những người sản xuất nhỏ tăng lợi nhuận và tham giavào hệ thống thị trường để phát triển bền vững
Hệ thống bán buôn phát triển tốt sẽ giúp Chính phủ thực hiện được chứcnăng kiểm soát và điều tiết thị trường hàng hóa, như kiểm soát vệ sinh an toànthực phẩm, điều tiết cung – cầu hàng hóa, kiểm soát giá cả thị trường…
1.2.1.2 Vai trò của dịch vụ bán lẻ trong phát triển ngành thương mại của nền kinh tế
Dịch vụ bán lẻ chiếm vụ trí trọng tâm của hệ thống thương mại vì nókhông chỉ tạo giá trị gia tăng và việc làm, mà còn điều tiết dịch vụ marketingcho liên kết chiều dọc của các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng hóa để hìnhthành với giá trị gia tăng cao cho hàng hóa dịch vụ sau sản xuất
Trang 30Hệ thống bán lẻ phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân, là mộttrong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sống của nhân dân Nếu hệ thốngbán lẻ tốt sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vàngược lại Do vậy, việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân phụthuộc nhiều vào hệ thống bán lẻ hàng hóa, đảm bảo cung ứng hàng hóa giá rẻgóp phần làm giảm tỷ lệ chi tiêu Các nước càng phát triển có tỷ lệ chi tiêucho tiêu dùng càng thấp, trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này còn rất cao Do đó,việc phát triển tốt dịch vụ bán lẻ góp phần tiết kiệm chi tiêu cho người dânvào dịch vụ đi lại, tìm kiếm và lựa chọn hàng hóa từ đó nâng cao khả năngtiêu dùng trên một đồng chi tiêu
Một trong những điều kiện để nền kinh tế có hiệu quả là phát huy đượcvai trò của thương mại bán lẻ trong việc điều khiển và dẫn dắt liên kết theochiều dọc Toàn cầu hóa đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ theo chiều dọc tạothành các chuỗi cung ứng có giá trị gia tăng cao trong nền kinh tế của mỗiquốc gia, vì vậy cần có các doanh nghiệp dẫn đầu như các nhà bán lẻ lớn để tổchức và điều phối các liên kết này Do vậy, dịch vụ bán lẻ là điều kiện cầnthiết để hình thành cấu trúc kinh tế vững mạnh, bền vững trong môi trườngtoàn cầu hóa
Hệ thống bán lẻ phát triển tốt góp phần giúp các nhà sản xuất trong nướcnâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, qua đó có điều kiện để tăng sứccạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại nội địa với các doanh nghiệpnước ngoài cùng hoạt động trên địa bàn
Nhờ sự phát triển dịch vụ bán lẻ chuyên nghiệp, Nhà nước có thể thực hiệnđược hiệu quả các chức năng điều tiết và kiểm soát thị trường, như điều tiết cung– cầu hàng hóa, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chống buôn bán hàng giả,kém chất lượng, gian lận thương mại, kiểm soát giá cả thị trường…
1.2.2 Vai trò của thương mại nội địa trong phát triển xã hội và văn minh tiêu dùng
Ta biết rằng, chức năng cơ bản và thực sự của thương mại là “mua đểbán” nhằm mục đích kiếm lợi, do đó, tự nó đã tạo ra tính hấp dẫn và dễ dàng
Trang 31thu hút lao động vào hoạt động lĩnh vực thương mại Ngoài ra, thương mại chỉhạn chế trong lĩnh vực lưu thông và cung ứng trực tiếp các hàng hóa đếnngười tiêu dùng nếu tự nó, thương mại đã cung cấp điều kiện vật chất nângcao mức sống và trình độ văn minh cho xã hội Bên cạnh đó, thương mại cũngcung cấp các hàng hóa dịch vụ, tạo ra phong cách tiêu dùng hiện đại, vănminh, bảo đảm môi trường trong sạch, tạo điều kiện cho nền kinh tế và xã hộiphát triển bền vững Từ đó có thể thấy vai trò của thương mại rất lớn trongphát triển xã hội và được thể hiện trong các mặt cơ bản sau đây:
1.2.2.1 Thương mại nội địa tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho xã hội
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, trình độ phát triểncủa sức sản xuất thấp, trình độ dân trí không cao, nhiều lao động chưa quađào tạo, do đó tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn rất cao Để đảmbảo cuộc sống, nghề nghiệp đầu tiên được phần lớn lao động lựa chọn là buônbán, đặc biệt là lao động giản đơn ở các thành phố lớn Họ tìm công việctrong ngành buôn bán lẻ như bán hàng ở các ki - ốt hoặc cửa hàng của tưnhân, thậm chí “buôn thúng, bán mẹt” ở các chợ “cóc” Do đó, tạo ra việclàm, tăng thu nhập là vai trò quan trọng của thương mại đối với dân cư đô thị
Ở các đô thị lớn như Hà Nội, tìm kiếm việc làm trong nhà máy, xí nghiệp haytrong các xưởng thủ công không phải là chuyện dễ dàng, bởi đòi hỏi sứckhỏe, tay nghề và các phương tiện đi lại nên lượng lớn lao động làm tronglĩnh vực buôn bán là điều dễ hiểu
Ngoài ra, thương mại phát triển sẽ giúp kết nối các khâu từ sản xuất đếntiêu dùng, mở rộng thị trường, đặc biệt là đầu vào – đầu ra cho nông sản, thựcphẩm, hàng hóa và sản phẩm thủ công mỹ nghệ Thương mại, buôn, bán đãtrực tiếp đem sản phẩm từ nông thôn đến tận tay người tiêu dùng thành phốnhờ đó mà bản thân ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mởrộng thu hút thêm được việc làm, giúp tăng thu nhập Hơn nữa, hệ thống bánhàng lẻ đưa hàng hóa dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng nắm bắt được nhucầu về chủng loại, mẫu mã cung cấp thông tin trực tiếp cho lĩnh vực sản xuất,
từ đó sản xuất sẽ mở rộng đúng hướng, hạn chế được hiện tượng khan hiếmhàng hóa ở nơi này và thừa ở nơi khác
Trang 321.2.2.2 Thương mại nội địa phát triển nâng cao được văn minh thương mại và văn minh tiêu dùng
Thói quen mua bán của dân cư Việt Nam trong đó có dân cư Hà Nội, lấysự thuận tiện làm tiêu chí cơ bản Do đó, hoạt động mua bán và tiêu dùng diễn
ra ngay trên hè phố, thậm chí dưới lòng đường dẫn đến ách tắc giao thông vàgây ô nhiễm, mất vệ sinh trong tiêu dùng Đặc biệt, ở các đường phố đôngngười, việc “mua tranh, bán cướp”, “lừa đảo”, “bán hàng giả” diễn ra mộtcách thường nhật Khi thương mại phát triển, đặc biệt hệ thống cửa hàng, chợ,siêu thị được tổ chức sắp xếp lại vừa hiện đại, vừa thuận lợi, từ đó hình thànhthói quen mua sắm văn minh, lịch lãm và không khí xã hội an toàn Ngoài ra,khi thương mại hiện đại và tiêu dùng phát triển cũng là lĩnh vực cung cấp kịpthời các sản phẩm cho tiêu dùng văn minh và thói quen giao tiếp mua bán lịchthiệp, từ đó xã hội đi vào trật tự, nề nếp Hơn nữa, thương mại nội địa phát triểntrong trật tự văn minh sẽ giúp bộ mặt thành phố trở nên sáng sủa và hấp dẫn, từđó quảng bá được hình ảnh của con người Việt Nam va thành phố Hà Nội rathế giới, xây dựng được hình ảnh tốt của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế
1.2.2.3 Thương mại nội địa phát triển tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển bền vững
Sự phát triển bền vững của một đô thị phụ thuộc vào các yếu tố cơ bảnsau: 1/ Giải quyết tốt việc làm và tăng thu nhập cho dân cư Khi thương mạiphát triển, lao động nhàn rỗi giảm tất yếu giảm các tệ nạn xã hội như cướpdật, mại dâm, ma túy… nhờ đó xây dựng được môi trường xã hội an ninh,lành mạnh
2/ Khi thương mại phát triển và được tổ chức theo hướng văn minh, hiệnđại, các hàng hóa đưa ra trao đổi có nguồn gốc và chất lượng an toàn sẽ giảmbớt bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc từ rau quả phun thuốc, đảm bảo antoàn cho sức khỏe cộng đồng
3/ Khi hoạt động thương mại và tiêu dùng hàng hóa, đặc biệt là hàng ănuống được bố trí trật tự, không tùy tiện ở bất cứ đâu sẽ làm cho môi trường tựnhiên sạch đẹp, văn minh
Trang 331.3 Kinh nghiệm phát triển TMNĐ ở một số quốc gia và một số thành phố ở Việt Nam - bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hà Nội
1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển thương mại của Thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc)
Trong những năm gần đây thành phố Bắc Kinh luôn phải chịu sự chỉ đạoquyết liệt của Trung ương về phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố.Thành phố đã đưa ra nhiều chiến lược lớn cho phát triển thương mại nội địaqua khảo sát có thể rút ra các kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, kinh nghiệm về phát triển thương mại hàng tiêu dùng:
Với quy mô dân số hiện nay trên 12 triệu dân, chính quyền Thành phốhết sức coi trọng việc phát triển thương mại hàng tiêu dùng
Hạt nhân của việc phát triển thương mại hàng tiêu dùng là tăng cườnghoàn thiện chức năng, công năng của ngành bằng cách quy hoạch lại các khutrung tâm thương mại, khu thương mại xung quanh khu dân cư, khu thươngmại vùng ngoại vi Ngoài ra, thương nghiệp chuyên ngành cũng phải tiếnhành định vị công tác quy hoạch ngành hàng tiêu dùng nhằm hình thành mộtbố cục có sự phân công hợp lý, có chức năng hoàn thiện Hiện nay, thành phốBắc Kinh đã có những Trung tâm thương mại lớn cấp quốc gia như VươngPhủ Tỉnh, khu Tây Đơn và các khu thương mại lớn cấp khu vực như khu vựcquận Đông Thành, khu vực quận Chiều Dương Ngoài ra còn khi thương mạiở gần khi dân cư như khu Hướng Trang, khu Tiền Môn
Thành phố cũng luôn có chính sách cho phát triển thị trường dịch vụ mới:Cùng với việc thu nhập của người dân Bắc Kinh ngày càng tăng, mứctiêu dùng cũng được nâng lên theo, do đó trọng điểm tiêu dùng hiện nay đangchuyển sang thỏa mãn nhu cầu về ô tô và nhà cửa
Những sản phẩm tiêu dùng mới này được coi trọng và khuyến khích pháttriển Trong quá trình quy hoạch mạng lưới cung ứng, trên cơ sở giao dịch ô
tô truyền thống, tiến hành tiếp thị ô tô có thương hiệu tiêu thụ xe hoàn chỉnhbao gồm cả các khâu trưng bày triển lãm, tiêu thụ xe cả chiếc, tiêu thụ phụkiện, dịch vụ hậu mãi Ngoài ra, Thành phố cũng khuyến khích phát triển dịch
vụ tài chính cho ô tô và quy chế phát triển dịch vụ cho thuê ô tô
Trang 34Bên cạnh đó, Thành phố cũng chú trọng về phát triển thương mại đồ điệngia dụng, sản phẩm công nghệ thông tin, đồ dùng gia đình và buôn bán cácloại vật liệu xây dựng… theo hướng kinh doanh chuỗi và kinh doanh với quy
mô lớn, tổng hợp
Thứ hai là, kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống thương mại theo chuỗi.
Phương thức kinh doanh theo chuỗi mới được áp dụng khoảng hơn mườinăm ở Trung Quốc nhưng bản thân nó đã là trào lưu trong ngành thương mạicủa thế giới và có tốc độ phát triển rất nhanh ở Bắc Kinh Phương thức này cóthể thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư đa dạng Phương thức kinh doanhchuỗi chính quy có thể mở rộng được quy mô của doanh nghiệp, khuyếnkhích phát triển hàng hóa có nhãn mác, thương hiệu nổi tiếng
Về quá trình phát triển, có hình thức chuỗi cho phép một cách đặc biệt vàchuỗi tự do nhằm làm tăng cường khả năng tổ chức của doanh nghiệp Ở BắcKinh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng phương thức kinh doanh chuỗi sẽlàm tăng khả năng tổ chức cũng như trình độ kinh doanh liên hợp của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay, kinh doanh chuỗi là một trọng điểm trong chính sách củaChính phủ Trung Quốc và chính quyền thành phố Bắc Kinh, các siêu thị vàcác cửa hàng kinh doanh chuyện ngành đều áp dụng hình thức kinh doanhchuỗi; đối với các cửa hàng bách hóa, chính quyền thành phố Bắc Kinh cũngkhuyến khích phát triển theo hướng kinh doanh chuỗi
Thứ ba là, kinh nghiệm về phát triển các hình thức kinh doanh bán lẻ:
Ở Bắc Kinh, những hình thức kinh doanh theo kiểu cửa hàng bách hóahoặc cửa hàng chuyên doanh đã tương đối cũ Bắc Kinh chỉ sử dụng 15 nămphát triển để thu hút các hình thức kinh doanh cũng như các kinh nghiệm liênquan của nước ngoài (trong đó các nước khác thường phải mất 150 năm mớicó được)
Hiện nay những hình thức kinh doanh như siêu thị, trung tâm thương mại(TTTM), siêu thị dạng kho hàng là những hình thức kinh doanh mới Đối vớinhững hình thức kinh doanh mới này, Thành phố đều có quy hoạch và có các
Trang 35chính sách tương ứng Như đối với siêu thị quy mô lớn, mang tính chất tổnghợp thì thành phố có chính sách cho phát triển mức độ Nguyên nhân là từnăm 1999, các hệ thống siêu thị lớn của thế giới như World- Mart của Mỹ, củaPháp… đều đã vào Trung Quốc và tiến hành với quy mô lớn Tại thành phố,hình thức kinh doanh theo dạng siêu thị lớn đã bị bão hòa Chính vì vậy,Thành phố Bắc Kinh phải áp dụng các biện pháp khống chế phát triển hìnhthức kinh doanh siêu thị tổng hợp quy mô lớn.
Ngoài ra, Thành phố còn có chính sách khuyến khích phát triển siêu thị chuyên ngành như siêu thị bán đồ điện, cơ điện, siêu thị chuyên về thực
phẩm, siêu thị chuyên về đồ dùng gia đình…
Thành phố Bắc Kinh cũng có những chính sách khuyến khích phát triển
ở những thành phố vệ tinh của Bắc Kinh Hình thức kinh doanh này chủ yếu
lấy lại hình thức cho phép một cách đặc biệt để gia nhập vào những liên minhkinh doanh với mục tiêu là hàng tốt, giá rẻ và đặc biệt là tiện lợi cho vớingười dân tiêu dùng
Coi trọng những hình thức kinh doanh mới khác và khống chế sự phát triển của các TTTM lớn: Ở Bắc Kinh có doanh nghiệp Kinh Nguyên đã đầu tư
3,8 tỷ Nhân dân tệ để xây dựng trung tâm mua sắm với diện tích 69 vạn m2 ,những loại hình trung tâm như thế này hiện nay ở Bắc Kinh tương đối bãohòa cho nên cần khống chế việc phát triển mới loại này
Thứ tư là, kinh nghiệm về phát triển các loại hình bán lẻ truyền thống:
Tiệm bách hóa là hình thức kinh doanh truyền thống nhất của Bắc Kinh.Hiện nay, thành phố đang khống chế quy mô và số lượng của loại hình này,không cho phát triển bằng cách khuyến khích các cửa hàng bách hóa lớn tiếntới hợp nhất, thu gom các cửa hàng bách hóa lẻ dần hình thành hệ thống báchhóa lớn với nhãn mác, thương hiệu nổi tiếng Ở Bắc Kinh, có tập đoàn báchhóa Vương Phủ Tỉnh, tập đoàn này còn được Chính phủ Trung Quốc khuyếnkhích mở rộng kinh doanh, vượt khỏi vi địa bàn Bắc Kinh Hiện nay tập đoàn
đã có 12 chi nhánh ở các nơi và tập đoàn Bách hóa Vương Phủ Tỉnh là hìnhảnh đẹp và nổi tiếng trong con mắt của người Bắc Kinh cũng như của ngườidân Trung Quốc… [15]
Trang 36Thứ năm là, kinh nghiệm về phát triển, cải tạo các tuyến phố thương mại:
Hiện nay tại Bắc Kinh, chính quyền rất quan tâm cải tạo và phát triển cáctuyến phố thương mại, lấy đó làm hạt nhân trong khu thương nghiệp có tínhchất trung tâm của Thành phố (ví dụ như đường Vương Phủ Tỉnh) Việc cải tạocác phố thương mại khiến cho người tiêu dùng có cảm giác rất hiện đại đồngthời vẫn có màu sắc về bản sắc văn hóa truyền thống Các phố thương mại cómột đặc điểm nổi bật là sự tập trung rất lớn và sự khuyếch tán rất mạnh
Thứ sáu là, kinh nghiệm về sự phát triển phương thức bán buôn hàng tiêu dùng công nghiệp hàng ngày theo kiểu mới và bố trí một cách hợp lý các thị trường giao dịch bán buôn:
Định hướng là phát triển mạnh tổng kinh tiêu và tổng đại lý làm cho nócó chức năng đa dạng bao gồm cả chế biến gia công, cả lắp ráp, khớp hàng…phát triển thương mại điện tử Khuyến khích phat triển các hình thức kinhdoanh theo hướng chuỗi trên cơ sở tổng hợp, hội tụ các cơ sở kinh doanh nhỏ.Tại Bắc Kinh, các chợ bán buôn đều bị chuyển ra ngoại vi, không chophép được kinh doanh trong nội đô Đồng thời các chợ bán buôn cũng đượcyêu cầu phải nâng cấp và đa dạng về chức năng…
1.3.2 Kinh nghiệm điều tiết thị trường bán lẻ của Thành phố Shizuoka (Nhật Bản)
Nhật Bản là một nước có sự bảo hộ mạnh đối với thương mại truyềnthống trước sự xâm nhập của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia Với quan điểm
bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Nhật Bản đã ban hành Luật Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn (Largae Scale Retail Stores Law – Daiten Ho) năm 1974 Luật
Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn Daiten Ho được sửa đổi vào năm 1979 cho phùhợp với thực tiễn thương mại bán lẻ Nhật Bản
Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn gồm 2 hạng:
- Hạng I là những cửa hàng bán lẻ có diễn tích sàn từ 1.500 m2 trở lênhoặc 3000 m2 trở lên tại các Thành phố lớn (Seitei Shitei Toshi)
- Hạng II là những cửa hàng có diện tích sàn từ 500 m2 trở lên
Trang 37Luật 1979 quy định kế hoạch xây dựng và mở rộng các cửa hàng bán lẻ quy
mô lớn hạng I phải được đệ trình lên Bộ thương mại quốc tế và Công nghiệpNhật Bản (MITI); còn những kế hoạch xây dựng và mở rộng các cửa hàng bán lẻhạng II phải được đệ trình lên người đứng đầu chính quyền địa phương
Tuy nhiên, do có những quy định mơ hồ và khó thực hiện trong thực tiễnvà xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phải hiện đại hóa ngành dịch vụ bán lẻ của
Nhật để nâng cao tính cạnh tranh nên Luật chỉnh sửa về cửa hàng bán lẻ quy
mô lớn năm 1979 tiếp tục được chỉnh sửa vào các năm 1982, 1984, 1987 và
1990 Đồng thời còn có các văn bản hướng dẫn thực thi Luật của các Bộ,ngành, của chính quyền địa phương và của Hội đồng cửa hàng bán lẻ quy môlớn dưới dạng chính thức, bán chính thức hoặc không chính thức đối với việcmở cửa hàng bán lẻ quy mô lớn Nhiều khi, vai trò điều tiết của chính quyềnđịa phương và phòng Thương mại – Công nghiệp là rất quan trọng đối vớiviệc mở một cửa hàng bán lẻ quy mô lớn
Từ năm 1990, dưới sự thúc ép của các đối tác nhóm G-7, mà đặc biệt là
từ phía Hoa kỳ, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết nới lỏng các biện pháp điềuhành thị trường bán lẻ Việc nới lỏng điều hành được thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1, rà soát lại những quy định chính thức và không chính thức gồm
cả thông tư và thông báo tháng 5/1990 của Bộ Thương mại quốc tế và Côngthương Nhật Bản – MITI Việc ra soát lại dẫn đến bãi bỏ chính sách chỉ định
“các khu vực và thành phố nhỏ” được tự động cấm mở các cửa hàng bán lẻ
quy mô lớn (năm 1992) và kêu gọi công khai hóa các tiêu chuẩn hoạt độngcủa Hội đồng điều chỉnh hoạt động thương mại
Mặt khác, quá trình xem xét của Hội đồng cần rút ngắn xuống còn tối đalà một năm rưỡi Các quy định của địa phương như ý kiến ban đầu và việckiểm soát các cửa hàng quy mô vừa cũng được bãi bỏ
- Bước 2, rà soát lại để chỉnh sửa Luật chính thức cho phù hợp Thời gian
rà soát bắt đầu từ tháng giêng năm 1992 Điểm chỉnh sửa là giải thể Hội đồngđiều chỉnh hoạt động thương mại và đưa về một đầu mối là Hội đồng Cửahàng bán lẻ quy mô lớn với nhiệm vụ chính là nghiên cứu chính sách và giám
Trang 38sát tình huống cụ thể Luật chỉnh sửa cũng quy định rút ngắn thời gian thẩmđịnh mở cửa hàng xuống còn tối đa một năm.
- Bước 3, bắt đầu được thưc hiện từ tháng 5 năm 1994 nhằm đảm bảo
cửa hàng bán lẻ với diện tích sàn từ 500 m2 đến 1500 m2 hầu như được tự dohóa mà không cần điều tiết nữa Giờ đóng cửa hàng cũng được mở rộng ra từ
8 giờ tối và số ngày nghỉ trong năm không phải báo cáo là 24 ngày Bước 3của Luật chỉnh sửa bao gồm cả việc tăng tính minh bạch thị trường và giảmtính chất điều tiết Tuy nhiên, Luật chỉnh sửa vẫn duy trì một số quy định vềmở cửa hàng mới nhằm mục đích bảo vệ các cửa hàng bán lẻ nhỏ và vừa…
1.3.3 Kinh nghiệm phát triển hệ thống TMNĐ của Thái Lan
Bên cạnh mạng lưới phân phối truyền thống, các hệ thống phân phốihàng hóa hiện đại đã và đang phát triển rất mạnh mẽ ở Thái Lan Ngoài nhữngcửa hàng, trung tâm mua bán của các hãng bán buôn, bán lẻ của các nướcđang phát triển còn có một số hãng bán lẻ của doanh nghiệp Thái Lan có khảnăng cạnh tranh được với các hãng của nước ngoài Điều đáng chú ý là cáchãng thương mại đều tổ chức theo mô hình chuỗi và nhiều hãng đã có nhữngtrung tâm kho vận, phân phối hàng hóa được trang bị hiện đại
Tuy không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệpnhưng Chính phủ Thái Lan lại rất coi trọng việc hỗ trợ để doanh nghiệp pháttriển Trong lĩnh vực phát triển hệ thống thương mại nội địa Thái Lan đã ápdụng chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ trongnước để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt độngtại đây Trước đó, hầu hết mạng lưới bán lẻ này là các cửa hàng gia đình hoạtđộng đơn lẻ Bộ Thương mại Thái Lan đã thực hiện chính sách thúc đẩy hiệnđại hóa bán lẻ bằng cách giúp đỡ, hướng dẫn họ nâng cấp thành các cửa hàngbán lẻ theo mô hình hiện đại, khuyến khích hoạt động kinh doanh theo chuỗibằng phương thức cấp quyền kinh doanh (Framchise) và áp dụng hệ thốngPOS (Point of sales system: hệ thống quản lý thông tin về thời điểm bán hàng,rất phổ biến ở các nước phát triển) Cũng như ở Nhật Bản, hiện chuỗi các cửahàng tiện dụng (convenience store) mở cửa 24/24 giờ mang tên “Seven
Trang 39Eleven (7 - Eleven) đã phát triển rộng khắp ở Thái Lan với khoảng 2.000 cửahàng, tuy rằng quy mô diện tích có nhỏ (có cửa hàng chỉ rộng 80m2) và tínhthống nhất có kém hơn loại hình cửa hàng này ở Nhật Bản.
Về loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại, hiện nay ở Thái Lan đã có nhiều đạisiêu thị (Hypermarket), với nhiều cửa hàng có nhiều diện tích lớn (20.000m2),kinh doanh khoảng 50.000 mặt hàng Ngoài ra, còn có nhiều siêu thị, cửahàng bách hóa, cửa hàng tiện dụng, cửa hàng chuyên doanh… của các hãngnước ngoài Về loại hình tổ chức bán buôn, ở Thái Lan hiện có 22 trung tâmbán buôn Makro Cash & Carry (kế hoạch phát triển là 40 trung tâm), với diệntích bán hàng bình quân cho mỗi trung tâm là 10.000m2 và 2.275 nhân viên,khách hàng được cấp thẻ hội viên là 1.682.773, tổ chức hoạt động của cáctrung tâm này tương tự như Metro Cash & Carry ở Việt Nam
Thái Lan cũng rất coi trọng việc phát triển hệ thống các loại chợ đầu mốibán buôn hàng nông, thủy sản Hiện nay, Bộ Thương mại đang quản lý trên
100 chợ bán buôn rau quả, thóc gạo và thủy sản, trong đó có đầu tư của nhànước và của khu vực tập thể và tư nhân Bên cạnh đó, loại hình chợ bán lẻtruyền thống vẫn tồn tại song song cùng loại hình bán lẻ hiện đại này
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội
Kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy, sau khi mở cửa thịtrường bán lẻ có quá nhiều siêu thị nước ngoài vào kinh doanh trên thị trườnglàm hạn chế sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các siêu thị trong nước,Chính phủ các nước này tính đến việc xây dựng các đạo luật về bán lẻ để điềuchỉnh hành vi của các siêu thị đặc biệt là các siêu thị của tập đoàn nước ngoài.Thực tế, ở khu vực Châu Á đã có bài học từ Nhật Bản, Trên cơ sở Luật về cáccửa hàng bán lẻ có quy mô lớn của Nhật Bản, chính quyền thành phốSizhuoka (Nhật Bản) đã nghiên cứu và xây dựng quy trình hướng dẫn cụ thể
về việc mở cửa hàng bán lẻ quy mô lớn tại thành phố mình Hà Nội có thểtham khảo kinh nghiệm của thành phố Sizhuoka trong việc xây dựng cáchướng dẫn cụ thể để thực thi pháp luật về thương mại của Việt Nam trên địabàn Thành phố Hà Nội Đối với Việt Nam, kinh nghiệm còn mới mẻ nhất là
Trang 40việc Trung Quốc đã thông qua văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhànước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nội thương Đó là
“Những biện pháp của Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về quản lý đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nội thương” do Bộ Thương
mại Trung Quốc ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/6/2004, trong đó nhữngquy định cụ thể điều chỉnh việc mở các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệpthương mại FDI về diện tích mặt bằng kinh doanh, số lượng cửa hàng, danhmục hàng hóa… Những biện pháp này nhằm đảm bảo hiện đại hóa ngànhthương mại nội địa trong khi vẫn có thể bảo vệ các thương nhân trong nướctrước sự xâm lấn của các tập đoàn phân phối đa quốc gia
Hà Nội có thể học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan
về chính sách khuyến khích hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phươngcho phát triển thương mại nội địa tập trung vào hai nhóm đối tượng: Bảo vệcác nhà kinh doanh nhỏ, khuyến khích liên doanh, liên kết hình thành các tậpđoàn phân phối lớn; Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnhvực phân phối nhằm hiện đại hóa phát triển thương mại trong nước đồng thờitạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, phân phối toàncầu mà phát triển xuất khẩu; các doanh nghiệp của Hà Nội muốn phát triểnđược hệ thống phân phối thì phải quan tâm đến hai yếu tố cơ bản là chuyênmôn hóa và phân công lao động đồng thời tăng cường hiệu quả tiếp xúc; Đầu
tư cơ sở hạ tầng hiện đại cho phát triển các hệ thống phân phối hiệu quả; Vậndụng những công nghệ mới trong phân phối để nhanh chóng tạo lập được cáchệ thống phân phối hiện đại…