“Đẩy mạnh xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình”.

18 688 1
“Đẩy mạnh xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình”.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thái Bình là một địa phương chủ yếu dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp. Với lợi thế về đất nông nghiệp màu mỡ và năng lực lao động dồi dào, Thái Bình đã phát động phong trào cánh đồng 50 triệu đồng/ha, trong đó ngoài sản xuất lúa thì tỉnh chú trọng sản xuất các cây trồng ngắn hạn, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho xuất khẩu như: dưa chuột bao tử, khoai tây, cà chua,… và các loại rau quả khác. Các sản phẩm chế biến từ dưa chuột bao tử như dưa chuột bao tử dầm giấm, dưa chuột bao tử ngâm muối,… là sản phẩm rất được ưa chuộng ở thị trường các nước có khí hậu ôn đới như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc,… Trong những năm gần đây, cùng với một số địa phương Bắc bộ khác thì tỉnh Thái Bình đã chú trọng đến loại rau quả xuất khẩu giàu tiềm năng này. Tỉnh đã xây dựng nhiều vùng chuyên canh trồng dưa chuột bao tử xuất khẩu như Thái Thuỵ, Kiến Xương, Hưng Hà,… Để đẩy mạnh xuất khẩu, tỉnh đã tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty nông sản, đồng thời triển khai xây dựng các nhà máy chế biến rau quả (cà chua, dưa chuột bao tử, ớt,…). Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, sức cạnh tranh còn thấp do chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, thị trường rau quả nước ngoài lại có những đòi hỏi khắt khe về chất lượng, giá cả, bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Cùng với những rào cản trong chính sách nhập khẩu như thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, quản lý ngoại hối,…Điều đó đã tạo ra nhiều thách thức đối với những người sản xuất và những nhà xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình”.

LỜI MỞ ĐẦU 1-Sự cần thiết của đề tài: Thái Bình là một địa phương chủ yếu dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp. Với lợi thế về đất nông nghiệp màu mỡ và năng lực lao động dồi dào, Thái Bình đã phát động phong trào cánh đồng 50 triệu đồng/ha, trong đó ngoài sản xuất lúa thì tỉnh chú trọng sản xuất các cây trồng ngắn hạn, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho xuất khẩu như: dưa chuột bao tử, khoai tây, cà chua,… và các loại rau quả khác. Các sản phẩm chế biến từ dưa chuột bao tử như dưa chuột bao tử dầm giấm, dưa chuột bao tử ngâm muối,… là sản phẩm rất được ưa chuộng ở thị trường các nước có khí hậu ôn đới như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc,… Trong những năm gần đây, cùng với một số địa phương Bắc bộ khác thì tỉnh Thái Bình đã chú trọng đến loại rau quả xuất khẩu giàu tiềm năng này. Tỉnh đã xây dựng nhiều vùng chuyên canh trồng dưa chuột bao tử xuất khẩu như Thái Thuỵ, Kiến Xương, Hưng Hà,… Để đẩy mạnh xuất khẩu, tỉnh đã tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty nông sản, đồng thời triển khai xây dựng các nhà máy chế biến rau quả (cà chua, dưa chuột bao tử, ớt,…). Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, sức cạnh tranh còn thấp do chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, thị trường rau quả nước ngoài lại có những đòi hỏi khắt khe về chất lượng, giá cả, bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Cùng với những rào cản trong chính sách nhập khẩu như thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, quản lý ngoại hối,…Điều đó đã tạo ra nhiều thách thức đối với những người sản xuất và những nhà xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình”. i 2- Mục đích nghiên cứu: Xây dựng và tìm hiểu những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hoá. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình, từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân. Bằng việc xác định ra một chiến lược xuất khẩu dưa chuột bao tử cho tỉnh Thái Bình, đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dưa chuột bao tử trong giai đoạn 2007-2015 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động sản xuất, thu gom, chế biến và xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình. Phạm vi nghiên cứu, về không gian: xét trên địa bàn tỉnh Thái Bình, về thời gian: xét trong giai đoạn 2002-2006. 4- Phương pháp nghiên cứu: điều tra thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. 5-Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu - Chương II: Thực trạng xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2005 - Chương III: Chiến lược xuất khẩu và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1.1 XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 1.1.1 Quan niệm về xuất khẩu Trong bối cảnh hiện nay, các công ty của một quốc gia không chỉ phải cạnh tranh với những công ty trong nước mà còn phải cạnh tranh dữ dội với các công ty nước ngoài. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ii không còn giới hạn trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định, ở một vài nước nhất định mà đã mở rộng ra khắp toàn cầu. Do đó, các công ty trong nước phải học cách thức xâm nhập các thị trường nước ngoài và tìm cách tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu cho sản phẩm của mình. Có các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế là: hợp đồng, đầu trực tiếp, xuất khẩu và buôn bán đối lưu,. Xuất khẩu là phương thức thông thường nhất để thâm nhập thị trường nước ngoài vì phương thức này ít gặp rủi ro và chi phí thấp. Xuất khẩu hiểu một cách đơn giản, xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi một nước mang sang các nước khác để bán, hay nói cách khác xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ vượt qua biên giới một quốc gia. 1.1.2 Vai trò của xuất khẩu - Xuất khẩu giúp các công ty gia tăng doanh số bán hàng - Xuất khẩu giúp các công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường nhằm tránh các rủi ro khi phụ thuộc vào một vài thị trường - Xuất khẩu là phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Xuất khẩu tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phát huy các lợi thế so sánh, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả 1.2 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU 1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 1.2.1.1 Khái niệm Xuất khẩu trực tiếp được hiểu đơn giản là hình thức công ty tự đảm nhận việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của mình. 1.2.1.2 Các phương thức thực hiện xuất khẩu trực tiếp: - Công ty có bộ phận chuyên trách thực hiện việc xuất khẩu đặt ở trong nước. - Công ty có các đại diện bán hàng xuất khẩu lưu động. iii - Công ty có các chi nhánh hay công ty con bán hàng ở nước ngoài. - Công ty có các nhà phân phối hay các đại lý bán hàng ở nước ngoài.1.2.1.3 1.2.1.3 Các căn cứ lựa chọn phương thức xuất khẩu trực tiếp: Nếu thị trường nước ngoài nhỏ hoặc đối với các thị trường các sản phẩm kỹ nghệ thì chọn phương thức đặt bộ phận xuất khẩu ở trong nước hoặc thiết lập đại diện bán hàng ở nước ngoài. Nếu thị trường nước ngoài có tiềm năng lớn thì chọn hình thức thiết lập chi nhánh hoặc đại lý ở nước ngoài. 1.2.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp: *Ưu điểm: giúp công ty giám sát quá trình xuất khẩu của mình, thu được lợi nhuận lớn hơn, phát triển quan hệ chặt chẽ với khách hàng nước ngoài. * Nhược điểm: Xuất khẩu trực tiếp khiến công ty phải đầu nhiều thời gian và tiền bạc hơn, phải trực tiếp chịu mọi rủi ro. 1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 1.2.2.1 Khái niệm: là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra thị trường nước ngoài thông qua người thứ ba hay thông qua trung gian. 1.2.2.2 Các trung gian trong xuất khẩu gián tiếp bao gồm: đại lý, công ty quản lý xuất khẩu, công ty kinh doanh xuất khẩu 1.2.2.3 Các căn cứ lựa chọn trung gian trong xuất khẩu gián tiếp: Đại lý sẽ phù hợp cho giai đoạn đầu tham gia hoạt động xuất khẩu. Công ty quản lý xuất khẩu phù hợp với những công ty quy mô nhỏ, không có bộ phận chuyên trách xuất khẩu. Công ty kinh doanh xuất khẩu phù hợp cho các công ty muốn tập trung cho chiến lược xuất khẩu. 1.2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp: *Ưu điểm: đòi hỏi vốn đầu ít, có rủi ro thấp, giúp công ty có thể tập trung vào sản xuất mà không cần tính đến lĩnh vực pháp lý và bí quyết. * Nhược điểm: lợi nhuận giảm, mất quyền giám sát quá trình xuất khẩu nếu nhà trung gian xuất khẩu không trung thực. iv 1.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.3.1 Những yếu tố nội tại của công ty 1.3.1.1 Mục tiêu xuất khẩu: Công ty muốn thu được lợi ích gì từ hoạt động xuất khẩu, đó là mục tiêu chủ yếu hay xuất khẩu chỉ mang tính cơ hội ? 1.3.1.2 Năng lực sản xuất: Công ty có đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá cho thị trường, có khả năng tăng sản lượng khi nhu cầu tăng không? 1.3.1.3 Quản trị và tổ chức:Công ty có đủ khả năng quản trị, cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm đáp ứng cho hoạt động xuất khẩu hay không? 1.3.1.4 Khả năng marketing: Công ty có kiến thức đầy đủ về marketing để thâm nhập thị trường nước ngoài hay không? 1.3.1.5 Năng lực tài chính: Công ty có thể đáp ứng cho nhiều loại chi phí khi thâm nhập thị trường nước ngoài hay không? 1.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường quốc gia 1.3.2.1 Lợi thế so sánh của quốc gia: nguồn tài nguyên dồi dào, địa thế và khí hậu thích hợp, nguồn lao động đảm bảo về số lượng và chất lượng, 1.3.2.2 Môi trường kinh tế - tài chính của quốc gia: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cơ cấu kinh tế thuận lợi, tỷ giá đồng nội tệ giảm, . 1.3.2.3 Chính sách của nhà nước đối với xuất khẩu: chính sách về thuế (giảm thuế suất, miễn giảm và hoàn thuế nhập khẩu, .), hỗ trợ xuất khẩu, . 1.3.3 Những yếu tố thuộc môi trường nước ngoài 1.3.3.1 Thuế quan nhập khẩu và các hàng rào hạn chế nhập khẩu khác * Thuế quan nhập khẩu: là loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào, có chức năng bảo hộ nền sản xuất nội địa nước nhập khẩu * Hạn ngạch nhập khẩu (quota): là việc nhà nước sở tại quy định việc nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó với số lượng hoặc trị giá nhất định trong một thời gian nhất định. v * Giấy phép nhập khẩu: Nhà nước sở tại thông qua giấy phép nhập khẩu đưa ra những điều kiện với nhà nhập khẩu, do đó hạn chế xuất khẩu sang nước đó. * Quản lý ngoại hối: là việc nhà nước sở tại kiểm soát và quản lý việc thu chi và sử dụng ngoại hối trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. * Nhà nước sở tại độc quyền nhập khẩu một số mặt hàng: là việc nhà nước sở tại thông qua một số tổ chức đứng ra trực tiếp kinh doanh nhập khẩu một số mặt hàng nhất định. * Các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác của nhà nước sở tại: yêu cầu vệ sinh, tỷ lệ nguyên vật liệu nội địa tối thiểu, các tiêu chuẩn kỹ thuật , . 1.3.3.2 Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của nước sở tại: Nền kinh tế không ổn định, tình trạng nợ nước ngoài, tình trạng chính trị không ổn định, nạn lạm phát, nạn thất nghiệp, thủ tục rườm rà sẽ hạn chế nhập khẩu. 1.3.3.3 Môi trường văn hoá của nước sở tại: nước nhập khẩu tương đồng về văn hoá, phong tục, tập quán,… sẽ dễ thích nghi hoá sản phẩm. 1.3.3.4 Số lượng đối thủ cạnh tranh: nhiều công ty cùng tham gia thì chỉ những công ty có những lợi thế trong cạnh tranh mới đứng vững được. 1.4 CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC 1.4.1 Tín dụng xuất khẩu và đảm bảo tín dụng xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu là việc nhà nước hoặc nhân dành cho khách hàng nước ngoài những khoản tín dụng để mua hàng của nước mình. Đảm bảo tín dụng xuất khẩu là việc nhà nước đảm bảo sẽ gánh vác mọi rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài. 1.4.2 Trợ cấp xuất khẩu: là những ưu đãi về mặt tài chính mà nhà nước dành cho nhà xuất khẩu khi họ xuất khẩu được hàng hoá ra thị trường nước ngoài. 1.4.3 Miễn giảm và hoàn lại thuế: là việc nhà nước miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, hoàn lại các loại thuế tiêu dùng, thuế lưu chuyển, vi 1.4.4 Chính sách chiết khấu: là nghiệp vụ cho vay của ngân hàng dưới hình thức mua kỳ phiếu hay hối phiếu chưa đến hạn. 1.4.5 Bán phá giá hàng hoá: là xuất khẩu theo giá thấp hơn giá cả sản xuất hoặc với giá rẻ mạt nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường 1.4.6 Bán phá giá hối đoái: là việc xuất khẩu với giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh do sử dụng lợi nhuận phụ thêm thu được từ sự mất giá của đồng tiền hay sự đánh sụt giá đồng tiền của nước đó so với đồng tiền của nước khác. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DƯA CHUỘT BAO TỬ CỦA TỈNH THÁI BÌNH 2.1 KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU DƯA CHUỘT BAO TỬ CỦA TỈNH THÁI BÌNH 2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Bình Thái Bình có diện tích 1.542,24 km2, dân số 1.842.500 người. Tỉnh gồm TP Thái Bình và 7 huyện. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá (đạt 7,35% trong giai đoạn 2001-2005). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện. 2.1.2 Tiềm năng xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình 2.1.2.1 Một số đặc điểm của dưa chuột bao tử Dưa chuột bao tử là một loại rau ăn quả thuộc họ bầu bí, có thể gieo trồng quanh năm đem lại giá trị kinh tế cao. Dưa bao tử dễ trồng, dễ chăm, nhanh cho thu hoạch, ít tốn kém chi phí vật nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… 2.1.2.2 Giá trị kinh tế của dưa chuột bao tử Dưa chuột bao tử giòn, có vị ngọt mát nên kích thích sự ngon miệng và giúp dễ tiêu hoá, nên được ưa thích ở các nước Nga, Mỹ, châu Âu và Úc. Nhu vii cầu về dưa chuột bao tử rất lớn, là loại cây trồng nhiều thứ 4 trên thế giới. 2.1.2.3 Các điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình Về đất đai, Thái Bình có tới hơn 67% diện tích là đất nông nghiệp. Đất đai Thái Bình màu mỡ, hệ thông tưới tiêu chủ động. Về khí hậu, Thái Bình có khí hậu phù hợp dưa chuột bao tử sinh trưởng vì chúng thuộc nhóm thực vật ưa nhiệt. Về lao động, Thái Bình có nguồn lao động nông thôn dồi dào, ông dân Thái Bình đã có sẵn truyền thống thâm canh lúa nước. Về giao thông, hệ thống đường bộ, đường sông, đường biển rất thuận lợi Về chính sách, Thái Bình khuyến khích phát huy tiềm năng nông nghiệp của tỉnh, trên cơ sở việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 2.1.3 Đánh giá cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình 2.1.3.1 Những cơ hội - Nhu cầu tiêu thụ dưa chuột bao tử trên thị trường thế giới ngày càng tăng, đặc biệt vào thời điểm trái vụ - Nhà nước rất quan tâm đến hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại - Thương mại điện tử phát triển tạo điều kiện giúp doanh nghiệp xuất khẩu dưa chuột bao tử bao tử dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài - Xu hướng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản đang trở nên phổ biến ở các địa phương - Việc Việt Nam gia nhập WTO giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho dưa chuột bao tử Thái Bình, giảm các rào cản thương mại, tiếp cận những điều kiện thương mại thuận lợi hơn, đồng thời thu hút thêm đầu nước ngoài viii 2.1.3.2 Những thách thức - Các thị trường dưa chuột bao tử nước ngoài đều có sự đòi hỏi cao về chất lượng đồng đều, vệ sinh an toàn thực phẩm - Sản phẩm dưa chuột bao tử xuất khẩu của tỉnh Thái Bình phải cạnh tranh khắc nghiệt với sản phẩm của những nước xuất khẩu dưa chuột bao tử lớn, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, phải cắt giảm những khoản trợ cấp và hỗ trợ xuất khẩu 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DƯA CHUỘT BAO TỬ CỦA TỈNH THÁI BÌNH 2.2.1 Về sản xuất Cuối năm 2002, Thái Bình là một trong những tỉnh đi đầu trong việc áp dụng phong trào cánh đồng có giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. Điều đó đòi hỏi phải tiến hành canh tác quay vòng từ 3-5 vụ trở lên trong đó có 1-2 vụ lúa, xen giữa chúng là các vụ trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao. Dưa chuột bao tử được xác định là loại cây trồng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, so sánh với lúa thì trồng 1 ha dưa chuột bao tử lãi gấp 3 lần trồng lúa (bảng 2.4). Bởi trồng dưa chuột bao tử cần thời gian sinh trưởng ngắn nhưng đem lại năng suất và giá trị thu hoạch cao, hơn nữa nó là giống cây chịu ngoại cảnh tốt, ít sâu bệnh. (phân tích trong bảng 2.5) Để hỗ trợ nông dân, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình cử cán bộ kỹ thuật về các địa phương hướng dẫn kỹ thuật giống cây trồng và quy trình canh tác cho các hộ nông dân. Trong năm 2006, diện tích trồng dưa chuột bao tử chiếm tới 9,9% tổng diện tích rau màu xuất khẩu (biểu đồ 2.1). Tính từ năm 2002, diện tích trồng dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình liên tục tăng, từ 25 ha năm 2002 lên 135ha năm 2003. Đến năm 2004, với việc 258 ha được dùng để canh tác dưa bao tử mang lại sản lượng xuất khẩu 7.224 tấn dưa bao tử, điều đó càng khẳng ix định dưa bao tử là loại cây trồng chủ lực của Thái Bình trong kế hoạch phát triển xuất khẩu nông sản. Năm 2006 diện tích trồng dưa bao tử đạt 1.627 ha (chiếm gần 10% tổng diện tích trồng rau màu xuất khẩu của tỉnh), đồng thời tỉnh cũng hình thành các vùng trọng điểm trồng dưa bao tử xuất khẩu là các huyện Thái Thụy, Kiến Xương, Hưng Hà (bảng 2.6) Trong 5 năm 2002-2006, năng suất dưa bao tử của tỉnh tăng dần từ 22,1 tấn/ha (năm 2002) lên 28,3 tấn/ha. Chỉ riêng năm 2005, năng suất bị giảm xuống 26,9 tấn/ha là do ảnh hưởng của trận mưa lớn kỷ lục vào tháng 11/2005 làm một phần diện tích cây trồng bị mất trắng, không thu hồi được.(bảng 2.7) Sản lượng dưa bao tử của tỉnh có bước phát triển tăng vọt. Năm 2002 với diện tích trồng dưa còn hạn chế nên chỉ đạt sản lượng 552,5 tấn. Năm 2003 đạt 3.442,5 tấn, năm 2004 đạt 7.224 tấn. Những năm 2005-2006 sản lượng dưa chuột bao tử có bước phát triển nhảy vọt lên 34.647,2 tấn (năm 2005) và 46.044,1 tấn (năm 2006). Điều đó là do diện tích trồng dưa bao tử trong 2 năm 2005-2006 tăng vọt và năng suất dưa bao tử tăng do người dân đã thích ứng với những kỹ thuật canh tác mới . (Biểu đồ 2.2) 2.2.2 Về thu gom, bảo quản và chế biến Dưa bao tử được thu gom về theo cách hình thức chủ yếu sau: - Nông dân thu hoạch dưa chuyển về kho bảo quản của Hợp tác xã hoặc nhà dân - Các chủ hàng (người bán buôn, người thu gom hàng) đến thu mua trực tiếp khi thu hoạch hoặc tại nhà dân để đem bán trên thị trường trong nước hoặc gom hàng cho các công ty chế biến nông sản - Các công ty chế biến xuất khẩu cử người đến hỗ trợ thu gom (tổng hợp chuỗi giá trị trong hệ thống thu gom trong hình 2.1) Cách thức và phương tiện thu gom, vận chuyển dưa bao tử có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dưa. Đối với những chủ hàng lớn hoặc đơn vị x . LƯỢC XUẤT KHẨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DƯA CHUỘT BAO TỬ CỦA TỈNH THÁI BÌNH 3.1 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU DƯA CHUỘT BAO TỬ CỦA TỈNH THÁI. khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu dưa chuột bao tử của tỉnh Thái Bình”.

Ngày đăng: 08/08/2013, 10:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan