Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn giúp mỗi sinh viên vận dụng kiến thức của nhà trường trong quá trình học tập vào việc phân tích, lý giải và xử lý những vấn đề thực tiễn tại đơn vị kinh tế mà mình thực tập, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức mà bản thân được trang bị. Là một sinh viên chuyên ngành “kinh tế phát triển ”với mục tiêu là nắm vững những nguyên lý cơ bản về phát triển kinh tế và dự báo các xu hướng phát triển, xây dựng chiến lựơc quy hoạch , kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch phát triển ngành và địa phương, biết vận dụng chính sách để xây dựng, thẩm định, phân tích và đánh giá các hoạt động của các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, cũng như chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn. Vì vậy với sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Lê Huy Đức và sự giúp đỡ của các cán bộ cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình em đã lựa chọn địa điểm thực tập tại “ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình” Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Sở em đã tiến hành viết bản: “Báo cáo thực tập tổng hợp”.Nội dung của bản báo cáo tổng hợp bao gồm 3 phấn: Phần I: Qúa trình hình thành và phát triển Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. PhầnII: Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. Phần III: Kết quả hoạt động và những vấn đề đặt ra
LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn giúp mỗi sinh viên vận dụng kiến thức của nhà trường trong quá trình học tập vào việc phân tích, lý giải và xử lý những vấn đề thực tiễn tại đơn vị kinh tế mà mình thực tập, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức mà bản thân được trang bị. Là một sinh viên chuyên ngành “kinh tế phát triển ”với mục tiêu là nắm vững những nguyên lý cơ bản về phát triển kinh tế và dự báo các xu hướng phát triển, xây dựng chiến lựơc quy hoạch , kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch phát triển ngành và địa phương, biết vận dụng chính sách để xây dựng, thẩm định, phân tích và đánh giá các hoạt động của các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, cũng như chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn. Vì vậy với sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Lê Huy Đức và sự giúp đỡ của các cán bộ cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình em đã lựa chọn địa điểm thực tập tại “ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình” Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Sở em đã tiến hành viết bản: “Báo cáo thực tập tổng hợp”.Nội dung của bản báo cáo tổng hợp bao gồm 3 phấn: Phần I: Qúa trình hình thành và phát triển Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. PhầnII: Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. Phần III: Kết quả hoạt động và những vấn đề đặt ra 1 Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. Ngay sau cách mạng tháng 8 thành công, ngày 31/12/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết quốc gia: về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Uỷ ban gồm các uỷ viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các tiểu ban chuyên môn đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ là cơ quan tiền thân cúa Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ quyết định lấy ngày 31/12/1945 là ngày thành lập Ngành kế hoạch và đầu tư. Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh 68-SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Ban kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác Trong phiên họp ngày 8/10/1955 hội đồng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ, Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các đề án phát triển kinh tế, xã hội và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Đến ngày 28/12/1995, Uỷ Ban Kế hoạch nhà nước được đổi thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đối với tỉnh nhà, năm 1955 bộ phận công tác kế hoạch được hình thành ở văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh, tham mưu cho Tỉnh Uỷ, Uỷ ban hành chính xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1955-1960. Từ tháng 10/1961 trên cơ sở bộ phận công tác kế hoạch tại văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh thành lập Uỷ ban kế hoạch tỉnh, ở các huyện thị hình thành Phòng kế hoạch ( theo nghị định 158/CP của Hội Đồng Chính Phủ), đây là nghị định đầu tiên mang tính pháp quy, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành kế hoạch từ Trung ương đến cơ sở. Trên cơ sở quyết định 825/TTg và thông tư liên bộ số 01/BKH-TCCP/TTLB hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và 2 cơ cấu tổ chức cơ quan kế hoạch đầu tư thuộc Uỷ ban Nhân dân địa phương; ngày 10/9/1996, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ra quyết định số 363/QĐ-UB thành lập sở kế hoạch và đầu tư trên cơ sở tổ chức lại Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, đồng thời Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình cũng ra quyết định số 88/QĐ-UB thành lập sPhòng Kế hoạch và Đầu tư các huyện, thị xã. Sau này để phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cũng có quyết định sáp nhập 2 phòng kế hoạch( Kế hoạch và Tài chính huyện, thị ) thành phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị. 1.Thời kỳ 1955-1960. Ngay sau khi thành lập, bộ phận kế hoạch thống kê ở văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh được sự chỉ đạo của Uỷ ban hành chính tỉnh, sự kết hợp của các công ty, ngành liên quan, sự giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan kế hoạch cấp trên đã tổng hợp, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh và kế hoạch cải tạo phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.Giai đoạn 1955-1957. Công tác kế hoạch đã tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và cải tạo kinh tế như: cải cách ruộng đất thực hiện khẩu hiệu “ người cày có ruộng”, xây dựng “tổ đổi công”, đẩy mạnh tăng gia sản xuất chống đói, phát triển giáo dục, y tế, khôi phục quản lý các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ở thành thị có kế hoạch khôi phục, phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiêp, buôn bán tư nhân và chuẩn bị tiền đề cho kế hoạch cải tạo, phát triển kinh tế (1958-1960). Trong những năm tiếp theo, công tác kế hoạch là xây dựng kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ở nông thôn tiến hành phong trào hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp cải tạo quan hệ sản xuất với phát triển cơ sở kỹ thuật cho nông nghiệp, nhiều công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được xây dựng và sửa chữa. Ở thành thị khu vực phi nông nghiệp đã tiến hành cải tạo công thương nghiệp, đưa thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ vào các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. 3 Các xí nghiệp công tư hợp doanh, quốc doanh sản xuất gạch ngói, chế biến gỗ, cơ khí sản xuất nông cụ và hàng loạt các hợp tác xã cơ khí ở thị xã ra đời. 1.2. Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965. Bộ phận kế hoạch được tách ra khỏi Văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh để thành lập Uỷ ban Kế hoạch tỉnh và được bổ sung tăng cường một số cán bộ có chất lượng, trong đó có những cán bộ tốt nghiệp đại học kinh tế. Đồng chí chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh trực tiếp làm chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch tỉnh. Cơ chế quản lý kinh tế giai đoạn này lấy kế hoạch tập trung với các chỉ tiêu pháp lệnh làm công cụ điều hành nền kinh tế. Với quyết tâm cố gắng của lớp cán bộ đầu tiên làm kế hoạch có sự chỉ đạo của Uỷ ban hành chính tỉnh và hướng dẫn nghiệp vụ của ngành kế hoạch cấp trên; ngành kế hoạch tỉnh nhà đã cùng các ngành nghiên cứu xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với nội dung cơ bản là: Thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. 2.Thời kỳ 1966- 1975: kế hoạch phát triển thời chiến. Thực hiện các nhiệm vụ thời chiến do Nhà nước giao, Tỉnh uỷ, UYND tỉnh đã chỉ đạo ngành kế hoạch xây dựng kế hoạch thời chiến: vừa xây dựng và bảo vệ hậu phương vững chắc, vừa thực hiện nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến. Đây là thời gian dài đất nước ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cũng là thời kỳ mà công nghiệp địa phương phát triển mạnh mẽ, nhiều xí nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp tiêu dùng, xuất khẩu và phục vụ chiến đấu. Sản xuất nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu, chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, coi trọng đầu tư kỹ thuật thâm canh tăng năng suất trong nông nghiệp, các chủ trương thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá ở tỉnh ta đã giành được nhiều thắng lợi. 4 Công tác kế hoạch thường xuyên cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ …để xây dựng các phương án có tính khả thi cao, phương pháp kế hoạch được coi trọng, xây dựng kế hoạch toàn diện, gắn kế hoạch hiện vật với kế hoạch giá trị từ cơ sở lên; kế hoạch được giao đến tận cơ sởđã thích ứng với tình hình lịch sử của thời kỳ vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh nên đã huy động được sức người sức của vào công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến miền Nam với khẩu hiệu: “ thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. 3.Thời kỳ 1975-1985: thời kỳ trước khi bước vào thời kỳ đổi mới. Ngay trong những năm cuối của thời kỳ chiến tranh được sự hướng dẫn của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và sự chỉ đạo của Tỉnh Uỷ,HĐND và UBND tỉnh, Uỷ ban Kế hoạch tỉnh đã nghiên cứu chuẩn bị xây dựng kế hoạch tái thiết kinh tế sau chiến tranh, kế hoạch 5 năm lần thứ II(1976-1980). Mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976-1980) do Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng thông qua là: xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, trong đó quan trọng nhất là cơ cấu công nghiệp- nông nghiệp, phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế và cải thiện một bước đời sống nhân dân. Trong thời gian này để tăng cường cán bộ kế hoạch cho các tỉnh ở miền Nam, nhiều cán bộ kế hoạch của tỉnh được Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh điều động vào công tác tại các tỉnh phía Nam. Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981- 1985), nội dung kế hoạch của thời kỳ này là tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng xuất khẩu ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế, nhiệm vụ phòng thủ đất nước được thể chế vào kế hoạch hàng năm; về tổ chức Uỷ ban kế hoạch tỉnh có thêm phòng tổ chức động viên tập trung vào việc xây dựng các kế hoạch kết hợp 5 kinh tế với quốc phòng sẵn sàng động viên nền kinh tế chống chiến tranh xâm lược. 4. Thời kỳ 20 năm đổi mới Là thời kỳ gồm các kế hoạch 5 năm, bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1986 - 1990), tiếp đến là các kế hoạch 5 năm lần thứ V ( 1991 - 1995), lần thứ VI (1996 - 2000) là thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo mà nội dung cơ bản là: “chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN… mà trọng tâm là công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta từng bước ngang tầm với các nước phát triển”. Công tác kế hoạch hoá và đầu tư cũng được đổi mới cả về nội dung và phương pháp, chuyển từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều hành các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp lệnh gắn với cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm quyền tự chủ ở sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, lấy thị trường làm căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuyển từ nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinh tế mở với thế giới bên ngoài. Để phù hợp với quá trình đổi mới, công tác kế hoạch hoá đã thay đổi nhanh chóng từ phương pháp kế hoạch hoá tập trung, phân phối, cấp phát sang phương pháp nghiên cứu định hướng, xác định các mục tiêu vĩ mô, xác định các cân đối lớn, xây dựng các chương trình kinh tế lớn như: chương trình lương thực - thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng, chương trình hàng xuất khẩu, chương trình khai thác kinh tế biển, chương trình phát triển nghề và làng nghề… xây dựng cơ chế chính sách, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hướng các ngành các cấp, các cơ sở thực hiện theo mục tiêu định hướng đã xác định. 6 Chương II. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. 1.Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở. 1.1.Lãnh đạo Sở: gồm Giám đốc sở và các phó Giám đốc sở. Giám đốc Sở là thủ trưởng cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của cơ qua, thực hiện trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan như các điều 4,5,6,7,8,9.10,11 trong quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan được quy định tại nghị định 71CP của Chính phủ. Các phó giám đốc Sở giúp giám đốc thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của giám đốc. Mỗi phó giám đốc phụ trách một số phòng và lĩnh vực công tác, thay mặt giám đốc giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc do mình giải quyết. 1.2.Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở: bao gồm 9 phòng, trong đó có 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 1phòng thanh tra và 1 văn phòng sở giúp cho giám đốc sở thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với công tác kế hoạch và đầu tư đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao. -Phòng nông nghiệp -Phòng công nghiệp và giao thông. -Phòng Văn hoá xã hội. -Phòng Kinh tế đối ngoại và Thương mại dịch vụ. -Phòng thẩm định và xây dựng cơ bản. -Phòng Đăng kí kinh doanh. -Phòng Tổng hợp –Quy hoạch. -Thanh tra. -Văn phòng. 7 Trong mỗi phòng lại có trưởng phòng và phó phòng: +Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở về toàn bộ hoạt động của phòn. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí lãnh đạo phụ trách phòng, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác chuyên môn. Có trách nhiệm phân công, quản lý, điều hành các hoạt động công tác của cán bộ, nhân viên trong phòng và chịu trách nhiệm về những kết quả công việc do mình điều hành. Những công việc có liên quan đến các phòng khác, trưởng phòng chủ động trao đổi thống nhất với các phòng để giải quyết; trường hợp không thống nhất thì báo cáo lãnh đạo cơ quan xem xét quyết định. Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác của Giám đốc Sở giao. +Phó trưởng phòng: Phó trưởng phòng có nhiệm vụ giúp trưởng phòng thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng phòng và thực hiện nhiệm vụ của một chuyên viên. +Chuyên viên cán sự và nhân viên: Thực hiện các nhiệm vụ của trưởng phòng phân công. Giám đốc hoặc phó Giám đốc Sở có quyền trực tiếp giao việc hoặc yêu cầu chuyên viên báo cáo công việc cần thiết, nhưng sau đó chuyên viên phải báo cáo lại cho trưởng phòng biết. Trong đó biên chế của cơ quan do UBND tỉnh quyết định, còn biên chế của các phòng do giám đốc Sở quyết định. 2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. 2.1.Chức năng, nhiệm vụ chung. 2.1.1.Chức năng. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý của Nhà nứơc về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; tổ 8 chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh: đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương; quản lý hỗ trợ phát triển chính thức(ODA), đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở kế hoạch và đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kỉêm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn. -Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình. -Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND các huyện, thành phố và các Sở, Ban, ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó. -Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch đầu tư ở địa phương; trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và những vấn đề liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. -Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước. Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. 9 -Trình UBND tỉnh về xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh điều hoà, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh. -Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. -Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh để trình bày Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt. -Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh. -Về đầu tư trong nước và nước ngoài: Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước Uỷ ban Nhân dân tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, bố trí danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự án thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, ngành có liên quan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án do khác do tỉnh quản lý trên địa bàn. Thẩm định và báo cáo các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. 10 . II. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. 1 .Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế sở Kế hoạch. thành và phát triển Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình. PhầnII: Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình.