1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

14 335 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 30,52 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA VEGETEXCO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Quan điểm phát triển. Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Lấy hiệu quả bền vững là chính, nhanh chóng đạt dược mục tiêu đề ra cho năm 2005 và 2010. 2. Định hướng phát triển. 2.1. Đối với nông nghiệp và công nghiệp. -Đẩy mạnh tốc độ phát triển vùng nguyên liệu, từng bước khắc phục những mất cân đối khác,để đạt được những công suất tối đa. -Đẩy mạnh đầu tư mới theo nguyên tắc đảm bảo cân đối đồng bộ các điều kiện tối thiểu. Đầu tư bước trước phải tạo đà và làm nền cho đầu tư bước sau thuân lợi, vững chấc và hiệu quả hơn. - Đi tắt, đón đầu trước hết những công tác giống và đầu tư công nghiệp. - Đa dạng hoá sản phẩm rau quả và nông hải sản. - Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, phát huy nguồn lực về vốn và cơ chế quản lý để thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. 2.2 Đối với kinh doanh thương mại. - Tranh thủ nhu cầu đang tăng lên của thị trường đối với mặt hàng dứa, dưa chuột, vải…Để đẩy nhanh việc xuất khẩu. Đông thời nhanh tróng thống nhất thương hiệu những mặt hàng chủ yếu vào một số thị trường lớn. - Xây dựng chiến lược kinh doanh thương mại để hội nhập với khu vực và quốc tế. - Tăng cường đầu tư cho xúc tiến thương mại, kinh doanh trên mạng. 1 SV: Lê Quốc Thắng 1 - Đẩy mạnh kinh doanh trong nước, coi đâymột lợi thế trên cơ sở mở mạng lưới bán buôn, bán lẻ, xây dựng chợ đầu mối, trung tâm thương mại. Bảng 7: Nguồn thu dự kiến đến năm 2010. Nguồn thu Năm 2000 Năm200 5 Năm 2010 Tổng thu 1097944 2594280 4688112 Tỷ trọng 100% 100% 100% 1.Xuất nhập khẩu 786375 1677600 2970750 71.6% 64.6% 63,3% - Xuất khẩu 466000 1165000 2333000 - Nhập khẩu 320375 512600 640750 2. Nội tiêu 271569 846680 1597362 24.7% 32,6% 34% - Các sản phẩm rau quả chế biến 169239 558030 1116062 - Rau quả tươi 44330 136650 273300 - Giống rau quả 58000 152000 208000 3. Giá trị sản lượng sản xuất Nhà nước 40000 70000 120000 3.6% 2,7% 2,6% Nguồn: Tổng công ty Rau quả Việt Nam Như vậy so với năm 1996 của Tổng công tyđạt 510 tỷ đồng. Thì các nguồn thu chủ yếu năm 2000 tăng gấp 2 lần. Dự kiến năm 20058 tăng gấp 5 lần và đến năm2010 gấp 9,2 lần. Mặt khác cơ cấu nguồn thu sẽ thay đổi : tỷ trọng xuất khẩu 82% (năm 1996). Sẽ giảm xuống còn 71,6%(năm 2000) và 63,3%(năm 2010). II. Mục tiêu phương hướng xuất khẩu dứa Tổng công ty Rau Qủa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 1. Mục tiêu. 2 SV: Lê Quốc Thắng 2 Để xác định được mục tiêu Tổng công ty cần phải dựa vào khả năng tài chính, sản phẩm và chính sách của Nhà nước giao cho Tổng công ty. Theo văn kiện đại hội IX thì nông nghiệp là một ngành quan trọng cần" chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất , nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghệ chế biến, gắn nông nghiệp với công nghệ chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hình thành liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn". Cố gắng phấn đấu đến năm 2005 thu nhập bình quân của nông dân gấp 1.7 lần so với hiện nay. Đối với ngành rau quả mà đặc biệt là đối với mục tiêu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam thì đến năm 2005 tổng giá trị Rau quả nội tiêu là 150 tỷ đồng và 2010 là 300 tỷ đồng. Sang năm 2003 mục tiêu của Tổng công ty với sản xuất Dứa quả là 51800 tấn tăng 88% (2002). Còn trong sản xuất công nghiệp đối với sản phẩm Dứa hộp là 900 tấn tăng 75% so với năm 2002. Các sản phẩm cô đặc và Pure Quả 5000 Tăng 230% năm 2002, rau quả đông lạnh 2000 Tấn tăng 238%. Điều này bắt buộc Tổng công ty sang năm 2005 cần phải có những liệu pháp hợp lý để có thể hoàn thành được mục tiêu khó khăn này. Riêng với thị trường Hoa Kỳ trong những năm tới đây cần phải thực hiện những mục tiêu sau: - Giải quyết về thương hiệu, đăng thương hiệu của riêng mình tại thị trường này sao cho đúng với pháp luật mà nhà nước Hoa Kỳ quy định. Tuân thủ các quy tắc vè việc đăng thương hiệu. Đưa thương hiệu quen với người tiêu dùng. 3 SV: Lê Quốc Thắng 3 - Sử dụng nhãn hiệu Vegetexco để đưa vào thị trường không phụ thuộc quá nhiều vào nhãn hiệu của khách hàng. Việc sử dụng nhãn hiểuieng nphải từ từ không nóng vội, chủ quan. Dần dần sao cho người tiêu dùng Mỹ quen với sản phẩm. - phấn đấu năm 2003 sản lượng Dứa tăng 200% đạt giá trị khoảng 2.5 Triệu USD. - Có thể mở chi nhánh của Tổng công ty tại thị trường này trong những năm tới dể tìm hiểu thị trường và tiến hành trực tiếp phân phối sản phẩm. 2. Các phương hướng chủ yếu đối với mặt hàng dứa khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Về sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. Ngoài dứa thanh, nước dứa Pure dứa, dứa rẻ quạt, dứa nghiền, dứa khúc, dứa miếng, dứa khoang cần sản xuất sản phẩm dứa hỗn hợp kết hợp với các loại quả khác để nâng cao tính hấp dẫn của mặt hàng. Tiến hành các hoạt động về chất lượng nhằm thoả mãn các tiêu chuẩn của FDA, đó là các tiêu chuẩn ưf chất lượng , phương pháp giao hàng, các thủ tục nhập cảnh… Về sản xuất nông nghiệp; Đề ra chiến lược dài hạn cho Tổng công ty đến năm 2010 với mục tiêu cụ thể như sau: Bảng 8: mục tiêu phát triển diện tích, năng suất, sản lượng dứa của Vegetexco đến năm 2010 Hạng mục Năm 2003 Năm 2005 Năm 2010 Diện tích(ha) 3453 5000 7000 Năng suất(tấn/ha) 15 18 20 Sản lượng(tấn) 51800 90000 140000 Nguồn: Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Để đạt được mục tiêu như vậy Tổng công ty cần kkhuyến khích các địa phương có điều kiện thuận lợi về trông dứa tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Chủ 4 SV: Lê Quốc Thắng 4 động cung cấp giống để phát triển tốt hơn. Đưa các nhân viên kỹ thuật về hướng dẫn cho người trồng một cách khoa học để đạt năng suất cao nhấtđáp ứng mọi tiêu chuẩn về sản phẩm dứa mà các nhà cung cấp đặt ra. Về sản xuất công nghiệp: tiến hành các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để có thể sản xuất đạt sản lượng cần thiết. Xây dựng mới sáu trung tâm chế biến rau quả, ba nhà máy bao bì hộp sắt, hai nhà máy bao bì thuỷ tinh, hai nhà máy bao bì giây bê tôngmột nhà máy cơ khí rau quả. Các nhà máy chế biến sẽ hoạt động với công suất 50 ngàn tấn/ năm. Các nhà máy sẽ được bố chí khắp ba miền trong cả nước nhằm đảm bảo nhu cầu về bao bì cho các nhà máy sản xuất chế biến. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá , phát huy nguồn lực về vốn và hoàn thiện cơ chế quản lý để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh doanh. Về kim ngạch xuất nhập khẩu: Dứa xuất đi Mỹ phải đạt 30.000 tấn/năm tương đương với 1,7 triệu USD. Do đó cần tranh thủ nhu cầu đang tăng lên của thị trường đối với mặt hàng dứa của Tổng công ty để đẩy mạnh việc xuất khẩu sang thị trường này. Đồng thời nhanh chóng thống nhất thương hiệu trên thị trường này. Xây dựng chiến lược kinh doanh thương mại để hội nhập với khu vực và WTO. Đẩy mạnh kinh doanh trong nước, coi đâymột lợi thế trên cơ sở xây dựng mạng lướ bán buôn, bán lẻ, xây dựng chợ đầu mối… thiết lập một hệ thống phân phối bao hàm cả trong và ngoài nước. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. 1. Tạo nguồn hàng và cải tiến cơ cấu sản xuất. Xây dựng mặt hàng chủ lực: Mặt hàng dứa của Tổng công ty bao gồm rất nhiều sản phẩm. Nhưng khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ chúng ta không thể cùng một lúc có thể chiếm lĩnh 5 SV: Lê Quốc Thắng 5 được tất các thị trường của các loại sản phẩm này. Do đó Tổng công ty cần phải xác định mặt hàng có thế mạnh của mình để thu lợi nhuận và tiến hành thâm nhập các sản phẩm khác. Mặt hàng chủ lực của Tổng công ty đối với sản phẩm dứadứa hộp, dứa đông lạnh và nước dứa. Như ta đã biết hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty do có thị trường trong nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. Với việc xác định đượcmặt hàng chủ lực Tổng công ty sẽ tâpj trung đầu tư về vốn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để có thể lâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng tiến tới hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên để hìnhg thành mặt hàng chủ lực cần có thời gian. Trước hểt nó phải được hình thành qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài qua những cuộc cọ xát mãnh liệt trên thị trường thế giới. Và cuộc hành trình đi vào thị trường thế giới kéo theo việc sản xuất trong nước trên quy mô lớn với chất lượng và đòi hỏi cao của người tiêu dùng. Nếu đứng vững được thì mặt hàng đó liên tục phát triển và ổn địn được thị phần của mình. Như vậy mặt hàng chủ lực ra đời ít nhất có ba điều kiện cơ bản: - Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định luôn luôn cạnh tranh được trệ thị trường đó. Mà đối với Mỹ thì các sản phẩm dứa hộp, dứa đông lạnh và nước dứa luôn có nhu cầu lớn và ổn định chủ yếu phụ thuộc vào nhà cung cấp. - Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với kinh phí thấp để thu được lợi nhuận trong buôn bán. - Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tất nhiêm vị chí của mặt hàng dứa xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty phải được xác định một cách cụ thể để tập trung vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu phù hợp với mặt hàng đo. Các mặt hàng dứa chủ lực có nhiệm vụ là tạo điều kiện giữ vững ,ổn địn thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của Tổng công ty . 6 SV: Lê Quốc Thắng 6 Có thể thông qua mặt hàng này để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài nâng cao được trình độ công nghệ của mình. Công tác thu mua: Cần phải được tiến hành một cách cẩn thận từ khâu thu hoạch đến khâu phân loại. Việc thu mua cần có phương pháp cụ thể như tổ chức các mạng lưới thu mua lẻ đi sâu vào từng hộ sản xuất thu gom với số lượng có thể chất lượng phù hợp và giá cả hợp lý. Từ đó tiến hành tập trung tại một điểm mà người đứng ra thu gom các mối nhỏ này phải có một số vốn lớn, được chi ra trực tiếp từ Tổng công ty về mọi mặt. Tại địa điểm này có thể tiến hành phân loại sản phẩm sao cho khi chuyển tới nơi sản xuất chế biến thì có thể loại bỏ khâu này mà tiến hành sản xuất luôn nhằm tiết kiệm thơi gian và chi phí cho việc phân loại. Hoặc Tổng công ty chỉ đạo cho những công ty con trực tiếp kí kết hợp đồng với người sản xuất, tạo đầu ra cho họ với mục đích tạo nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định, chủ động trong sản xuất. Các công ty sản xuất chế biến dứa cần tổ chức liên kết với các công ty trồng dứa tạo thành một thế mạnh mà ít nhà xuất khẩu riêng lẻ với số vốn hạn trế có thể thực hiện được. Từ đó tiến hành cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Sát nhập để trở thành công ty có khả năng xuất khẩu lớn hơn. khi đó Tổng công ty sẽ hỗ trợ về vốn cũng như cung cấp thị trường về thị trường Mỹ', về những biến động giá cho các công ty con nhằm mở rộng quy mô sản xuất và tăng kim ngạch xuất khẩu . Trong măm 2002, nhu cầu về dứa của Mỹ rất lớn. Các bạn hàng từ Mỹ liên tực kí kết với Tổng công ty những hợp đồng có giá trị lớn khiến cho Tổng công ty không đủ hàng để cung cấp. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải nhìn thẳng vào nền sản xuất dứa trong nước. Đây là nền sản xuất manh mún, không tập trung và không ổn định do đó Tổng công ty không nên phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu trong nước mà chủ đông tìm kiếm ra các thị trường nước ngoài một mặt đầu tư 7 SV: Lê Quốc Thắng 7 để sản xuất tốt hơn, một mặt tìm kiếm nguồn cung cấp khác từ nước ngoài để phục vụ cho lĩnh vực chế biến của Tổng công ty sao cho đạt được công suất của máy móc thiết bị một cách cao nhất tránh tình trạng thiếu hàng như năm vừa qua. 2. Biện pháp về tổ chức và quản lý. Công tác tổ chức và quản lý là một yếu tố quan trọng có thể làm giảm giá thành, nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nên nếu được tổ chức và quản lý tốt sẽ đưa Tổng công ty phát triển bền vững. Tổng công ty có rất nhiều hạn chế trong tổ chức như: quy mô của các thành viên quá nhỏ không thể cạnh tranh được và dễ bị bóp nghẹt; ngành ngề kinh doanh hẹp, đơn điệu các đơn vị kinh doanh chủ yếu là thu gom hàng dể xuất ít chú ý tới sản xuất; các đơn vị sản xuất còn năngj tính bao cấp ỷ lại, chậm vươn ra chiếm lĩnh thị trườngĐây là hạn trế của Tổng công ty đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm dứa nói riêng. Do đó để khắc phục những hạn trế trên Tổng công ty cần phải có những biện pháp mang tính chất áp đặt dứt khoát , không vị nể, nhanh tróng tổ chức hoàn chỉnh bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty theo mô hình " Tổng công ty 90". Sát nhập, hợp nhất các công ty nhỏ để trở thành một công ty có đủ tầm cỡ cạnh tranh với nước ngoài . tiến hành liên doanh với công ty nước ngoài để học hỏi công tác quản lý và tận dụng các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến . ngoài ra, cũng cần phải tổ chức chuyên môn hoá cao trong việc phân công sản xuất đó là có các nhà máy chuyên sản xuất bao bì để đáp ứng nhu cầu của các công ty sản xuất chế biến dứa. Về quản lý tài chính mặc dù Tổng công ty đã thu được kết quả khả quan trong những năm hoạt động. Đặc biệt là năm 2002 Tổng công ty đẵ bảo toàn được vốn nhà nước giao doanh thu đạt 1149 tỷ đồng tăng 7% so với năm 2001 và nộp ngân sách 103346 triệu Tổng công ty đã làm tốt vai trò của mình trong việc cân đối điều hoà nguồn lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các công ty nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn Tổng công ty. Tiến hành bảo lãnh kịp thời cho các 8 SV: Lê Quốc Thắng 8 công ty vay vốn để đầu tư xây dựng cơ bản. Những trong công tác này Tổng công ty vẫn còn tồn tại những điểm sau: - Một số đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp. Hầu hết đơn vị đều thiếu vốn lưu độnh, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, hạn chế hiệu quả chung của toàn công ty. - Một số đơn vị công nợ còn tồn đọng kéo dài, nợ khó đòi chưa có phương án trả và đòi nợ tích cực. - Chưa phát huy được hiệu quả vốn đầu tư, thiếu nguyên liệu sản xuất, sản phẩm thấp so với công suất thiết kế. Với những tồn tại đó, thì nếu muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ, là thị trường đòi hỏi khắt khe trong kiểm soát nguồn tài chính, Tổng công ty sẽ gặp rát nhỉều khó khăn. Để khắc phục được khó khăn này Tổng công ty cần phải có các biện pháp sau: - Tiến hành kiểm tra kiểm soát nguồn vốn của các công ty dứa có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ. - Phân bổ hợp lý các nguồn tài chính, đầu tư cho ccác công ty này để có thể tiến hành sản xuất với năng suất cao nhất - Hàng năm nên tổ chức hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động tài chính của các đơn vị với cơ quan kiểm toán có uy tín trên thị trường quốc tế để có phát hiện kịp thời những sai sót và rút ra kinh nghiệm chung cho Tổng công ty . - Tiến hành đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức sáng tạo cho cán bộ. - liên kết với một số doanh nhân nước ngoài từ đó có thể huy động vốn ngay tại thị trường Mỹ đáp ưng các nhu cầu tài chính phát sinh tại thị trường này khi hàng đã dược nhập sang như làm thủ tục nhập cảnh, bảo quản, giới thiệu sản phẩm các tranh chấp về pháp lý. 9 SV: Lê Quốc Thắng 9 - Có thể làm tinh giảm về thành phần doanh nghiệp, đó là tổ chức sát nhập các công ty có hoạt động yếu kém ảnh hưởng đến công ty khác hay cho nó trở thành một công ty vệ tinh xung quanh các công ty chủ đạo. - Tiến hành bổ sung các ngành nghề cho các đơn vị kinh doanh tốt, tận dụng uy tín của công ty này để thâm nhập vào thị thị trường truyền thống. 10 SV: Lê Quốc Thắng 10 [...]... cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tổng công ty Rau quả Việt Nam cũng là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu nên đã nắm bắt được thời cơ này, tận dụng mọi khả năng để đáp ứng mọi nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài Mặc dù thị trường Mỹ là một thị trường đầy biên động , nhưng nhờ sự nhanh nhạy của các cán bộ công nhân viên tại công ty Nên đã đưa Tổng công ty dân dần đứng vững... các thị trường truyền thống, Tổng công ty cũng cần dựa vào những mối quen biết lâu dài đó để có thể mở rộng thị trường ngày một lớn hơn Trên đây là những biện pháp có thể giúp Tổng công ty phần nào đó trong tiến trình thâm nhập và chinh phục thị trường Mỹ Tuy nhiên sự cố gắng của Tổng công ty cũng khó có thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước trong một số lĩnh vực như khuyến khích xuất. .. trên hết các công ty dứa phải tiến hành kiểm tra từ khâu thu hoạch tới khâu sản xuất xuất khẩu để có thể sản xuất ra các sản phẩm dứa tốt hơn phục vụ khách hàng 4 Biện pháp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường Sau qua trình đổi mới, Tổng công ty liên tục tìm kiếm và mở rộng thị trường nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình Với mục tiêu đó Tổng công ty đã đề ra các biện pháp xúc tiến... PGS Nguyễn Hữu Tửu, 1998, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội - Tạp chí ngoại thương - Bản thông tin nội bộ của Tổng công ty rau quả Việt Nam - Báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng công ty rau quả Việt Nam - Các bản tổng kết XNK của Tổng công ty rau quả Việt Nam - 14 Báo thương mại Thông tin trên mạng Internet 14 SV: Lê Quốc Thắng ... thị trường Với yêu cầu của các chính sách thương mại của chính phủ Mỹ và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khắc nghiệt này thì Tổng công ty nên chú trọng vào việc lập và bảo vệ nhãn hiệu của mình Để làm được như vậy công ty cần có các biện pháp sau: - Đăng nhãn hiệu với tổ chức đăng nhãn hiệu của Hoa Kỳ, sử dung tên gọi ngắn, dễ nhớ - Đăng sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm hàng hoá của. .. những năm hoạt động của Tổng công ty. Tuy đạt được nhiều kết quả nhất định nhưng Tổng công ty vẫn không tránh khỏi một số vướng mắc hận chế trong quá trình hoạt động kinh doanh chung Vì vậy tôi đã đưa ra một số ý kiến muốn góp phần vào việc nâng cao hoạt động của Tổng công ty Những đóng góp trên rât mong được sự thông cảm và đóng góp của các thầy cô giáo va các cán bộ phòng Quản lý sản xuất để những kiến...3 Biện pháp về sản xuất chế biến Hiện nay, cơ cấu xuất khẩu của nước ta nói chungvà Tổng công ty nói riêng đang mang nặng sự đơn giản đó là xuất khẩu các sản phẩm thô hacj đã qua chế biến nhưng còn sài Do đó, việc nhấn mạnh vào sản xuất chế biến sẽ mang lại cho chúng ta một nguồn thu cao hơn và còn có thể tận dụng được những phần còn lại của sản phẩm chính Mặt khác việc... lạnh Tổng công ty quản lý 12 nhà máy còn địa phương 5 nhà máy nhưng trang thiết bị của các nhà máy đều cũ kỹ lạc hậu từ 20- 30 năm máy cắt gọt dứa kiểu cũ làm việc gián đoạn năng suất thấp , khoanh dứa, miếng dứa cắ gọt không đề gây cản trở cho việc xuất khẩu Các sản phẩm đóng hộp không so độ đồng đều cao, còn có hiện tượng han rỉ, phồng hộp Để khắc phục tình trạng này, Tổng công ty cần có những biện pháp. .. vực như khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về công tác nghiên cứu và phát triển giống Hi vọng rằng các biện pháp mà em đưa ra có thể gỡ bỏ phần nào khó khăn trong tiến trình thâm nhập thị trường Mỹ, và giúp công ty có thể nâng cao được sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này 12 12 SV: Lê Quốc Thắng C KẾT LUẬN Chính sách mở cửa kinh tế của Nhà nước đãmở ra nhiều... mọi nhu cầu của người tiêu dùng Dứa là mặt hàng tươi sống thu hoạch theo thời vụ, lượng nứơc và Vitamin rất cao nên nếu không được chăm sóc bảo quản và chế biến kịp thời thì dứa sẽ gặp nhiều loại bệnh và kho đưa vào sản xuất chế biến được Đối với mặt hàng dứa việc chế biến được đa dạng hoá dưới nhiều hình thức như : Nước dứa , dứa rẻ quạt, dứa khoanh, dứa thanh… hệ thống cơ sở chế biến rau quả cả nước . MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỨA CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA VEGETEXCO VIỆT NAM TRONG. bộ của Tổng công ty rau quả Việt Nam. - Báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng công ty rau quả Việt Nam. - Các bản tổng kết XNK của Tổng công ty rau quả Việt

Ngày đăng: 20/10/2013, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w