MỞ ĐẦU Mô hình phát triển xã hội là thuật ngữ dùng để mô tả những yếu tố thể hiện những đặc trưng chung nhất cũng như bản chất, cấu trúc, cơ sở kinh tế, xã hội, văn hóa tạo nên sự phát triển của một quốc gia. Có nhiều mô hình phát triển xã hội nên mỗi quốc gia trên thế giới lại tùy vào hoàn cảnh, điều kiện đất nước mình mà lựa chọn, dựa vào một mô hình cụ thể để tham khảo, xác định mục tiêu, con đường phát triển phù hợp. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa đã tác động manh mẽ đến nền kinh tế xã hội các nước , các nước trên thế giới ngày càng đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực, các quốc gia đang phát triển có tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, nguồn vốn, thị trường, lao động kỹ thuật cao, sử dụng các nguồn lực có lợi cho sự phát triển của mình, các quốc gia phát triển cũng có thêm những thị trường lớn, nguồn nhân công giá rẻ…. Cùng với quá trình toàn cầu hóa cũng đã có nhiều vấn đề toàn cầu nổi lên như biến đổi khí hậu, bệnh dịch , tội phạm quốc tế, an ninh lương thực…đòi hỏi các quốc gia phải tự mình điều chỉnh các chính sách của quốc gia mình để tận dụng , phát huy được những yếu tố tích cực, thuận lợi mà toàn cầu hóa mang lại cũng như hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa Việt Nam là quốc gia chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, công cuộc cải cách phát triển kinh tế đã gặp không ít những khó khăn và thách thức. Đứng trước tình hình đó, để đẩy mạnh sự đi lên của đất nước, Đảng ta đã đề ra nhiều chính sách phát triển, hội nhập một cách tích cực nhằm học hỏi kinh nghiệm, những thành công của các quốc gia phát triển, phân tích những điểm tích cực hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, thông qua đó, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách, pháp luật của mình nhằm phát huy tối đa những nguồn lực, điều kiện thuận lợi, củng cố và từng bước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi đôi với giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo công bằng , dân chủ cho nhận dân, hạn chế tối đa bất bình đẳng xã hội. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều mô hình phát triển xã hội mà các nước đang áp dụng, trong đó, mô hình nào cũng có những hạt nhân hợp lý để nước ta có thể rút kinh nghiệm và học tập, tuy nhiên, trong khuôn khổ bài tập, em chọn mô hình phát triển xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức để nghiên cứu vì nước ta đang thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức hiện nay, nước Đức, cụ thể là Tây Đức ( cũ) chính là quê hương ra đời của hình thái kinh tế thị trường xã hội, và nước Đức cũng thực hiện mô hình này suốt một thời gian giài, đã có những thành tựu cũng như hạn chế gặp phải là kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam