1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH

97 7K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 770,5 KB

Nội dung

Thống kê kinh doanh ra đời và phát triển theo sự phát triển của quá trình sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong các chế độ phong kiến và chiếm hữu nô lệ, thống kê kinh doanh mới chỉ tiến hành hạch toán các chỉ tiêu hiện vật, rất đơn giản. Thống kê kinh doanh phát triển nhanh, phong phú cả về quy mô tổ chức cũng như về phương pháp luận và hệ thống các chỉ tiêu kinh tế trong nền kinh tế thị trường của các nước đã hoặc đang phát triển. Ngày nay, hạch toán thống kê theo cơ chế thị trường phát triển đa dạng, thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp, từng tế bào kinh tế, cả những hoạt động sản xuất để tạo ra của cải mang hình thái vật chất và cả những dịch vụ không mang hình thái vật chất, từ kết quả lao động trực tiếp của con người trong từng cơ sở đến kết quả chung của một doanh nghiệp, một ngành... Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn của hiện kinh tế - xã hội diễn ra trong quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Đặc trưng cơ bản của thống kê kinh doanh là nghiên cứu mặt lượng. Song, mặt lượng và mặt chất của các hiện tượng kinh tế không thể tách rời nhau. Muốn lượng hoá chính xác các phạm trù, các chỉ tiêu kinh tế xã hội

BÀI GIẢNG THỐNG KINH DOANH 1 Bài mở đầu ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA THỐNG KINH DOANH 1. Đối tượng của thống kinh doanh Thống kinh doanh ra đời và phát triển theo sự phát triển của quá trình sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong các chế độ phong kiến và chiếm hữu nô lệ, thống kinh doanh mới chỉ tiến hành hạch toán các chỉ tiêu hiện vật, rất đơn giản. Thống kinh doanh phát triển nhanh, phong phú cả về quy mô tổ chức cũng như về phương pháp luận và hệ thống các chỉ tiêu kinh tế trong nền kinh tế thị trường của các nước đã hoặc đang phát triển. Ngày nay, hạch toán thống theo cơ chế thị trường phát triển đa dạng, thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp, từng tế bào kinh tế, cả những hoạt động sản xuất để tạo ra của cải mang hình thái vật chất và cả những dịch vụ không mang hình thái vật chất, từ kết quả lao động trực tiếp của con người trong từng cơ sở đến kết quả chung của một doanh nghiệp, một ngành . Đối tượng nghiên cứu của thống kinh doanh là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn của hiện kinh tế - xã hội diễn ra trong quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Đặc trưng cơ bản của thống kinh doanh là nghiên cứu mặt lượng. Song, mặt lượng và mặt chất của các hiện tượng kinh tế không thể tách rời nhau. Muốn lượng hoá chính xác các phạm trù, các chỉ tiêu kinh tế xã hội cần phải hiểu rõ bản chất và tính quy luật sự phát triển của chúng. Không 2 hiểu được bản chất của tiền lương, giá thành . thì không thể hạch toán đúng được tổng quỹ lương, tổng giá thành của từng tác nhân và toàn bộ nền kinh tế. Đến lượt nó, kết quả tính toán được từ thống sẽ là nguồn tài liệu đáng tin cậy để luận chứng trên thực tế toàn bộ giá trị lao động sống và lao động vật hoá các doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất hàng hoá dịch vụ trong kỳ nghiên cứu. Đáng chú ý là thống kinh doanh phải nghiên cứu các hiện tượng số lớn các hiện tượng để loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên; nhằm vạch rõ bản chất, tính quy luật của các phạm trù, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Tuy vậy, trong một chừng mực nào đó, nó không loại trừ việc nghiên cứu các hiện tượng cá biệt có ảnh hưởng tốt (hoặc không tốt) đến quá trình tái sản xuất trong từng thời kỳ nhất định. Các tế bào kinh tế vừa là đối tượng phục vụ, vừa là phạm vi nghiên cứu cụ thể của thống kinh doanh. Do vậy, các tài liệu thu nhập được phải chứa đựng một nội dung kinh tế - tài chính . thông qua kết quả hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp theo thời gian, không gian và phải gắn liền với các đơn vị tính toán phù hợp. 2. Thống kinh doanh trong hệ thống thông tin kinh tế. Thông tin là những thông báo, tin tức có thể được truyền đạt, được bảo quản và được xử lý, là thuộc tính đặc biệt của vật chất. Trong vận hành của hệ thống thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp, người ta phân biệt ra các loại thông tin như sau: - Thông tin quyết định (tức là thông tin chỉ huy): Quyết định được ban hành sẽ chuyển xuống hệ thống thông tin để nhân bản, cụ thể hoá thành nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận tương xứng. Xét trên giác độ quản lý, đó là kết quả lao động của các nhà lãnh đạo ra quyết định trên cơ sở thông tin đã xử lý. 3 - Thông tin thu nhập: đây là nguồn thông tin ban đầu quan trọng nhất, gồm các thông tin ngược, được ghi chép, quan sát trực tiếp từ các nghiệp vụ kinh tế - kỹ thuật phát sinh. Thống kinh doanh sử dụng loại thông tin này bằng việc cung cấp thông tin về hiện tượng kinh tế, tài chính diễn ra ở các doanh nghiệp sản xuất (hình thức của nó được biểu hiện dưới các loại sổ sách chứng từ) và được biểu hiện ở ba loại hình: thông tin hạch toán nghiệp vụ, thông tin hạch toán thống kê, thông tin hạch toán kế toán. - Thông tin đã xử lý: Là những thông tin đã được xử lý qua các cán bộ của hệ thống thông tin hoặc qua các phương tiện kỹ thuật, tin học . nhằm làm giàu, cô đọng, tổng hợp, lọc thông tin để cung cấp cho cán bộ lãnh đạo xem xét trước khi ra quyết định. Các thông tin phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp luôn đòi hỏi tăng thêm tính có ích, tăng độ xác định và giảm độ bất ổn. Đối với các dữ liệu thống kê, muốn tăng thêm tính có ích, tăng độ xác định và giảm độ bất ổn định thì phải đảm bảo ba yêu cầu là chính xác, kịp thời và toàn diện. 3. Nhiệm vụ và nội dung của thống kinh doanh. 3.1. Nhiệm vụ Thống kinh doanh phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp tính toán phù hợp và tổ chức tốt hệ thống thôn tin kinh tế nội bộ, nhằm phục vụ trực tiếp cho qúa trình quản lý sản xuất - kinh doanh của lãnh đạo các cơ sở sản xuất và toàn ngành kinh tế. Mỗi nhóm chỉ tiêu tính toán phải nêu rõ được từng mặt, từng khâu, từng yếu tố của quá trình tái sản xuất. + Nhóm nguồn lực phản ánh các điều kiện của quá trình tái sản xuất thông qua các chỉ tiêu số lượng, cơ cấu, sự biến động thuộc đầu vào của hệ thống kinh tế như đất đai, lao động, máy móc thiết bị, vật tư, vốn, tiến bộ kỹ thuật, sử dụng công cụ lao động và đối tượng lao động . 4 + Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất bao gồm: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, giá trị hàng hoá sản xuất, giá trị thành phẩm, giá trị các hoạt động dịch vụ . + Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh như hiệu quả sử dụng lao động sống, hiệu quả dùng vốn, lợi nhuận, doanh thu, lợi thức tiền vay . + Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sản xuất - kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp theo thời gian và không gian. Dự đoán các chu kỳ kinh doanh, dự báo tình hình phát triển sản xuất trong tương lai . 3.2. Nội dung: Thống doanh nghiệp bao gồm những nội dung: - Thống kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Thống lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp - Thống tài sản cố định trong doanh nghiệp - Thống nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất - Thống giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp - Thống tài chính của doanh nghiệp. 5 CHƯƠNG I THỐNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống sản lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.1. Ý nghĩa Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu thống sản phẩm. Nó là cơ sở để phân tích tất cả các mặt hoạt động khác trong doanh nghiệp như thống năng suất lao động, thống tiền lương, thống giá thành . 1.2. Nhiệm vụ. - Xác định nội dung kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu thống sản phẩm của doanh nghiệp. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản phẩm. - Nghiên cứu biến động chỉ tiêu sản phẩm. - Nghiên cứu tình hình biến động chất lượng sản phẩm. 2. Các chỉ tiêu sản phẩm trong doanh nghiệp. 2.1. Phương pháp tính các chỉ tiêu sản lượng sản phẩm. 2.1.1. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật. *Chỉ tiêu nửa thành phẩm Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở giai đoạn công nghệ cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Nửa thành phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể bán ra ngoài phạm vi doanh nghiệp thì được coi là thành phẩm (sản phẩm hoàn thành). Nửa thành phẩm còn có thể được tiếp tục chế biến ở các giai đoạn công nghệ tiếp theo đeer trở thành thành phẩm. *Chỉ tiêu thành phẩm. 6 Thành phẩm là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các công đoạn trong quá trình công nghệ cần thiết trong quy trình và đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng. Chỉ tiêu thành phẩm tính theo phương pháp cộng dồn kết quả từng ngày, từng tháng . Nguồn số liệu dựa theo các Phiếu nhập kho thành phẩm hoặc Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu nhập kho sản phẩm. 2.1.2. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật quy ước. Chỉ tiêu này phản ánh lượng sản phẩm tính đổi từ lượng các sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về quy cách, mức độ, phẩm chất. Công thức: Lượng sản phẩm quy ước = Σ ( Lượng sản phẩm hiện vật x Hệ số tính đổi) Hệ số tính đổi được xác định căn cứ vào tính chất biểu thị, giá trị sử dụng, lao động hao phí để sản xuất . và được tính: H = Đặc tính của sản phẩm cần đưa về quy ước Đặc tính của sản phẩm quy ước Ví dụ: Tại một doanh nghiệp sản xuất nước chấm có số liệu sau: Thứ hạng sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng Đơn vị tính Số lượng Nước chấm loại I (15% độ đạm) 1000 lít 1140 Nước chấm loại II (15% độ đạm) 1000 lít 300 Như vậy nếu quy đổi sản phẩm loại II về loại I thì ta có hệ số tính đổi. + Của loại I là H1 = 1 + Của loại II là: H2 = 10/15 Tổng số sản phẩm của cả doanh nghiệp tính theo sản phẩmloại I là: 1.140 x 1 + 300 x (10 /15) = 1340 (1000 lít) 2.1.3. Chỉ tiêu sản phẩm tính bằng giá trị. 7 Biểu hiện khối lượng sản phẩm sản xuất bằng đơn vị tiền tệ. Chỉ tiêu này có thể tính toán theo hai loại giá là giá thực tế năm báo cáo (giá hiện hành) và giá so sánh (giá năm gốc, giá cố định). 2.2. Các chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu. 2.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp (GO) a. Khái niệm Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động công nghiệp của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ (thường là một năm). b. Nguyên tắc tính. - Tính cho các đơn vị là các doanh nghiệp công nghiệp hạch toán độc lập. - Tính kết quả hoạt động của sản xuất công nghiệp. - Tính theo phương pháp công xưởng (nghĩa là lấy kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp), tránh tình trạng tính trùng trong nội bộ doanh nghiệp trừ một số trường hợp có quy định đặc biệt. - Kết quả sản xuất công nghiệp của thời kỳ nào thì chỉ được tính cho thời kỳ đó. c. Nội dung của giá trị sản xuất + Giá trị sản xuất theo giá so sánh (giá cố định) gồm các yếu tố: - Giá trị thành phẩm (không phân biệt sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp hay của khách hàng đem đến); - Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài; - Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi đã tiêu thụ; - Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp; - Chênh lệch giá trị sản phẩm trung gian (nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang), công cụ, mô hình tự chế; 8 - Giá trị sản phẩm tự chế tự dùng tính theo quy định đặc biệt. Ví dụ: + Ngành điện được tính thêm phần điện sản xuất và tự dùng trong nội bộ doanh nghiệp. + Ngành than được tính thêm phần than dùng chạy máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trong dây chuyền khai thác than. + Ngành sản xuất giấy được tính trùng số bột giấy tự sản xuất ra dùng để sản xuất giấy. + Giá trị sản xuất theo giá hiện hành được tính bằng tổng các yếu số sau: - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm (chính, phụ và nửa thành phẩm), không phân biệt do lao động của doanh nghiệp làm ra hay thuê gia công bên ngoài; - Doanh thu từ hợp đồng chế biến sản phẩm cho khách hàng; - Thu nhập từ hàng hoá mua vào, bán ra không qua chế biến; - Doanh thu từ bán phế liệu, phế phẩm; - Doanh thu cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp; - Chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩm trung gian, công cụ, mô hình tự chế. - Chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ của thành phẩm tồn kho; - Chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ của hàng gửi bán chưa thu được tiền về. Kết quả tính toán giá trị sản xuất theo hai cách trên có thể không khớp nhau là do các nguyên nhân: một là, mỗi cách sử dụng nguồn số liệu riêng; hai là, nếu tính theo giá hiện hành (tức là ở giác độ tiêu thụ) thì có nhiều khoản thu hơn; ba là, cách tính sử dụng các loại giá khác nhau. 2.2.2. Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất (GTSLHHSX) 9 Chỉ tiêu GTSLHHSX gồm toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đã sản xuất, có thể đưa ra trao đổi trên thị trường, bao gồm: - Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp; - Giá trị chế biến sản phẩm vật chất hoàn thành bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng; - Giá trị thành phẩm đơn vị khác gia công thuê nhưng vật tư do doanh nghiệp cung cấp; - Giá trị phế phẩm, phế liệu đã thu hồi chuẩn bị tán ra hay tận dụng; - Giá trị dịch vụ công nghiệp đã hoàn thành cho bên ngoài; Xét theo nội dung kinh tế, GTHHSX khác với giá trị sản xuất ở chỗ chỉ tính giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành đưa ra trao đổi trên thị trường, không tính các sản phẩm chưa hoàn thành hoặc các sản phẩm tự sản xuất, tự tiêu dùng. Chỉ tiêu GTHHSX dùng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ báo cáo và là cơ sở để lập các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. * Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện (tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công nghiệp). Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện là tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ công nghiệp của doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Chỉ tiêu này tính theo giá hiện hành bao gồm: - Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo. - Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành trong kỳ trước, tiêu thụ trong kỳ báo cáo. - Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong các kỳ trước và được thanh toán trong kỳ báo cáo. 10 . BÀI GIẢNG THỐNG KÊ KINH DOANH 1 Bài mở đầu ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA THỐNG KÊ KINH DOANH 1. Đối tượng của thống kê kinh doanh Thống kê kinh. dung của thống kê kinh doanh. 3.1. Nhiệm vụ Thống kê kinh doanh phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp tính toán phù hợp và tổ chức tốt hệ thống thôn

Ngày đăng: 08/08/2013, 09:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Trường hợp sản lượng biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền tệ): - BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH
r ường hợp sản lượng biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền tệ): (Trang 15)
Ví dụ: có tình hình về sản xuất lao động tại một doanh nghiệp như sau: - BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH
d ụ: có tình hình về sản xuất lao động tại một doanh nghiệp như sau: (Trang 23)
Từ số liệu trong bảng ta tính được: - BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH
s ố liệu trong bảng ta tính được: (Trang 36)
4.2.2 Phân tích tình hình biến động tiền lương bình quân bằng hệ thống chỉ số cấu thành khả biến - BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH
4.2.2 Phân tích tình hình biến động tiền lương bình quân bằng hệ thống chỉ số cấu thành khả biến (Trang 46)
3.2.2 Các chỉ tiêu dùng phân tích tình hình sử dụng thời gian thiết bị sản xuất. - BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH
3.2.2 Các chỉ tiêu dùng phân tích tình hình sử dụng thời gian thiết bị sản xuất (Trang 58)
Ví dụ: có tài liệu về tình hình làm việc của các tổ máy dệt trong phân xưởng dệt như sau: - BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH
d ụ: có tài liệu về tình hình làm việc của các tổ máy dệt trong phân xưởng dệt như sau: (Trang 61)
Từ số liệu bảng trên ta tính được: - BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH
s ố liệu bảng trên ta tính được: (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w