MỤC LỤC
Chú ý, theo phương pháp này cần loại trừ ảnh hưởng biến động của giá cả, nghĩa là sản phẩm sản xuất ở hai kỳ tính theo giá thống nhất. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
Công nhân viên ngoài danh sách bao gồm những người trực tiếp sản xuất kinh doanh dưới một ngày và những người không trực tiếp sản xuất kinh doanh dưới 5 ngày, những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không do doanh nghiệp tuyển dụng và trả lương. Công nhân viên thường xuyên là những người đã được tuyển dụng chính thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người chưa có quyết định tuyển dụng chính thức nhưng làm việc liên tục cho doanh nghiệp.
Nếu trong ngày công ngừng việc doanh nghiệp huy động làm những công việc thuộc hoạt động sản xuất cơ bản của doanh nghiệp ở bộ phận khác thì vẫn hạch toán vào số ngày công làm việc thực tế trong chế độ và ghi riêng vào mục “số ngày công ngừng việc được huy động vào sản xuất cơ bản” để theo dừi. Chỉ tiêu này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp; phản ánh chính xác khối lượng thời gian lao động thuần tuý trong chế độ được sử dụng vào quá trình sản xuất (ngoài sản xuất cơ bản của doanh nghiệp); là cơ sở để tính nhiều chỉ tiêu chất lượng quan trọng khác về sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, thống kê cần xác định được một cách cụ thể ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình biến động (hay tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng thời gian lao động); vạch rừ khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp. + Nhược điểm: không tổng hợp được những loại sản phẩm khác nhau do lao động cụ thể khác nhau, không biểu hiện được NSLĐ đã hao phí cho sản phẩm dở dang, không đề cập tới chất lượng sản phẩm và không phản ánh kết quả tiết kiệm quá khứ.
Chỉ số năng suất lao động trên có đặc điểm là thường chỉ phản ánh sự biến động mức năng suất lao động của một bộ phận công nhân chính và chỉ trong phạm vi sản xuất sản phẩm có tính chất so sánh được. Như trên đã trình bày, ta thấy chỉ số năng suất lao động tính bằng hiện vật và bằng thời gian lao động chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu sự biến động mức năng suất lao động chung cho các ngành, các doanh nghiệp, để giải quyết nhu cầu đó, thống kê tính chỉ số mức năng suất lao động biểu hiện bằng tiền.
- Do bản thân năng suất lao động của từng phân xưởng biến động làm cho năng suất lao động bình quân chung tăng 1,39% tương ứng với mức tăng 1 triệu đồng/người. - Do kết cấu công nhân của doanh nghiệp thay đổi làm cho năng suất lao động bình quân chung tăng 1,56% tương ứng mức tăng 11, triệu đồng/người.
Tiền lương là một hình thức thù lao lao động, đó là số tiền mà doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trả cho công nhân viên chức theo số lượng, chất lượng lao động của họ đã đóng góp. Qũy lương (còn gọi là tổng mức tiền lương) là tổng số tiền doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức dùng để trả lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương cho toàn bộ công nhân viên chức (thường xuyên và tạm thời) trong một thời kỳ nhất định.
Chú ý: không tính vào quỹ lương các khoản không thường xuyên như thưởng phát minh sáng kiến,..; các khoản trợ cấp đột xuất, công tác phí, bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hội. Điều đó có nghĩa là tỷ suất tiền lương được hạ thấp so với kế hoạch là một biểu hiện tốt ngay cả khi quỹ lương và sản lượng đều tăng lên (điều đó biểu hiện tốc độ tăng quỹ lương chậm hơn tốc độ tăng sản lượng).
Khi nghiên cứu sự biến động của tổng quỹ lương, ta đã nhận thấy rằng tỷ suất tiền lương (f) chỉ có thể được hạ thấp trong điều kiện tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng quỹ tiền lương. Điều đó có nghĩa là năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân đều tăng lên nhưng tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
+ Nguyên giá của TSCĐ của các bên tham gia liên doanh gồm giá mua TSCĐ do bên tham gia liên doanh đánh giá và các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng (nếu TSCĐ cũ thì trừ đi chi phí cũ về vận chuyển, lắp đặt, chạy thử đã tính vào nguyên giá trước khi dùng của bên tham gia liên doanh). - Đánh giá TSCĐ theo giá còn lại: cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị TSCĐ thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn trên chỉ tiêu này phản ánh đúng đắn nhất hiện trạng TSCĐ vì nó đã loại trừ cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Trong đó nguyên giá TSCĐ vô hình là tổng số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế về thành lập doanh nghiệp, về chuẩn bị sản xuất kinh doanh, về công tác nghiên cứu phát triển doanh nghiệp, về mua bằng phát minh sáng chế. Nghiên cứu thống kê hiệu quả sử dụng và tình hình sử dụng các TSCĐ giúp cho việc đánh giá đúng mức khả năng hoạt động của TSCĐ và từ đó đưa ra các quyết định về: hiện đại hoá TSCĐ; tăng cường TSCĐ; bảo quản tốt và tận dụng TSCĐ tốt hơn nữa.
Các hệ số trên càng gần bằng 1 thì càng tốt, đặc biệt H3 càng gần 1 thì thể hiện đại bộ phận máy móc thiết bị của doanh nghiệp được huy động vào sản xuất kinh doanh. - Do kết cấu thời gian máy biến động: tỷ trọng số giờ máy làm việc thực tế của bộ phận A (bộ phận có công suất cao hơn) chiếm trong tổng số giờ máy chung tăng lên 2% làm cho công suất bình quân 1 thiết bị tăng 0,05m/giờ máy.
+ Nghiên cứu tình hình nhập, dự trữ nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp liên tục. + Nghiên cứu tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Trong thực tế, doanh nghiệp thường tiến hành cung cấp NVL nhiều lần tuỳ theo nhu cầu sản xuất và khả năng vốn, kho hàng, tổ chức cung cấp,. Việc cung cấp được tổ chức tốt làm cho sản xuất liên tục, không gây ứ đọng NVL và khó khăn về vốn.
Công thức trên cho thấy muốn giảm khối lượng NVL dùng trong sản xuất nói chung và cho mức hao phí NVL cho một đơn vị sản phẩm nói riêng thì cần phải giảm tỷ lệ phế phẩm và phế liệu trong quá trình sản xuất, trong điều kiện kỹ thuật cho phép có thể giảm trọng lượng tinh của từng. Ngoài ra, thu hồi phế liệu, phế phẩm, thay thế NVL đắt tiền bằng NVL rẻ tiền mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là một biện pháp quan trọng nhằm tiết kiệm NVL.
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất tăng làm tổng khối lượng sợi tăng 562kg, tức là tăng 22% so với kế hoạch.
Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí về sử dụng tư liệu sản xuất, trả lương, phụ cấp ngoài lương và những chi phí phụ cấp khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề ra biện pháp quản lý tốt công tác giá thành, phấn đấu hạ giá thành, đảm bảo không ngừng tăng tích luỹ cho doanh nghiệp.
+ Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Kết quả nói lên sự tăng, giảm của giá thành giữa hai thời kỳ, lượng tăng giảm tuyệt đối (∆z = z1 – z0) nói lên mức tiết kiệm hay vượt chi giá thành của một đơn vị sản phẩm.
Vì vậy, các chỉ số giá thành cho sản phẩm so sánh được chưa phản ánh đầy đủ tình hình chi phí sản xuất của toàn bộ sản lượng hàng hoá. Mỗi nhân tố này có ý nghĩa riêng đối với việc phân tích, đánh giá sự biến động (hoặc trình độ hoàn thành kế hoạch) giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá.
- Số tương đối: phản ánh tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của khoản mục chi phí tiền lương công nhân và các nguyên nhân của nó ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm. - Số tương đối: phản ánh % hoàn thành kế hoạch của khoản mục chi phí tiền lương công nhân và các nguyên nhân của nó ảnh hưởng đến giá thành của các loại sản phẩm.
Vck: mức vốn cố định cuối kỳ Vđk: mức vốn cố định đầu kỳ Vt: mức vốn cố định tăng trong kỳ Vg: mức vốn cố định giảm trong kỳ 1.2.2 Mức vốn cố định bình quân trong kỳ. Kết quả cho biết trong kỳ, một đồng vốn cố định của doanh nghiệp có thể tham gia sáng tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, tức là hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Mối quan hệ về lượng của từng bộ phận vốn lưu động cho biết tầm quan trọng của một bộ phận vốn trong toàn bộ vốn lưu động của doanh nghiệp, mối quan hệ đó thể hiện qua chỉ tiêu tỷ trọng các bộ phận vốn lưu động ký hiệu là t1. Để thấy vai trò và mối quan hệ lẫn nhau của các bộ phận vốn lưu động ta phải quan sát toàn bộ các tỷ trọng hoặc một bộ phận quan trọng nhất của các tỷ trọng đó tức là nghiên cứu kết cấu vốn.
Doanh lợi là chỉ tiêu tương đối biểu hiện sự so sánh mức lợi nhuận đạt được với chi phí để đạt lợi nhuận đó trong một kỳ kinh doanh nhất định. Tuy nhiên, các chỉ tiêu doanh lợi giá thành ít nhiều có xu hướng nghiêng về loại hình phát triển chiều rộng; còn doanh lợi vốn nghiêng về loại hình phát triển chiều sâu nên hiện nay được thích dụng hơn.