Chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động của công nhân

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH (Trang 28 - 30)

3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp.

3.2Chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động của công nhân

a. Các chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động của công nhân * Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế

- Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế trong chế độ (Đcđ) Đcđ = Tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ trong kỳTổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động bình quân của mỗi công nhân trong phạm vi một ca làm việc do chế độ quy định.

- Độ dài bình quân ngày làm việc hoàn toàn (Đht)

Đht =

Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian làm việc thực tế cả trong và ngoài chế độ bình quân một ca làm việc của mỗi công nhân.

- Hệ số làm thêm giờ

Hg =

Đht

=

Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ

Đcđ Tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ trong kỳ

* Số ngày làm việc thực tế bình quân một công nhân

- Số ngày làm việc thực tế bình quân một công nhân theo chế độ: Scđ = Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ trong kỳTổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ

- Số ngày làm việc thực tế hoàn toàn

- Hệ số làm thêm ca

Hc =

Sht

=

Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn trong kỳ

Scđ Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ trong kỳ

* Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động:

Số giờ công làm việc thực tế hoàn

toàn bình quân một công nhân = Đcđ x Hg x Scđ x Hc (*)

b. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của việc sử dụng giờ công làm việc thực tế

Từ phương trình (*) có thể thiết lập công thức biểu hiện mối quan hệ giữa tổng thời gian lao động của toàn bộ công nhân với các nhân tố ảnh hưởng.

Tổng số giờ công làm việc thực tế của toàn bộ

công nhân trong kỳ

= Đcđ x Hg x Scđ x Hc x

Số công nhân bình quân trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

danh sách

Tg = a x b x c x d x e

Từ phương trình trên, dùng phương pháp chỉ số nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tổng thời gian lao động ta có hệ thống chỉ số: 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 e e x d d x c c x b b x a a Tg Tg = Hay: ITg =IaxIbxIcxIdxIe Trong đó:

ITg: chỉ số giờ công làm việc thực tế của công nhân

Ia: chỉ số độ dài bình quân ngày làm việc thực tế trong chế độ Ib: chỉ số hệ số làm thêm giờ

Ic: chỉ số ngày làm việc thực tế chế độ bình quân một công nhân Id: chỉ số hệ số làm thêm ca

Ie: chỉ số công nhân bình quân trong danh sách Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:

T1 – T0 = (a1 – a0) b1c1d1e1

+ a0 (b1 – b0) c1d1e1

+ a0b0 (c1 – c0) d1e1

+ a0b0 c0 (d1 – d0) e1

+ a0b0 c0 d0 (e1 – e0)

Sử dụng hệ thống chỉ số trên, thống kê sẽ xác định được sự biến động của việc sử dụng thời gian lao động của công nhân trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thống kê cần xác định được một cách cụ thể ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình biến động (hay tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng thời gian lao động); vạch rõ khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp. Từ đó, thống kê đề xuất một số biện pháp giúp các doanh nghiệp sử dụng triệt để và có hiệu quả kinh tế cao toàn bộ thời gian lao động.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH (Trang 28 - 30)