C. THỐNG KÊ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
5. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân với tốc độ tăng năng suất lao động
với tốc độ tăng năng suất lao động
Khi nghiên cứu sự biến động của tổng quỹ lương, ta đã nhận thấy rằng tỷ suất tiền lương (f) chỉ có thể được hạ thấp trong điều kiện tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn tốc độ tăng quỹ tiền lương. Điều đó cho phép nhận thức đúng đắn tính quy luật về “tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân” là một yêu cầu khách quan.
w x f I I T Q T Q T F T F Q Q F F Q F Q F f f I = = = = = ∑ ∑ ∑ ∑ 0 0 1 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 / / : / / :
If càng nhỏ hơn 1 càng tốt, tức là phải đảm bảo Iw >Ix với yêu cầu tốt nhất là Iw >0 và Ix >0. Điều đó có nghĩa là năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân đều tăng lên nhưng tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
CHƯƠNG III
THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm, phân loại và các hình thức đánh giá tài sản cố định (TSCĐ)
1.1 Khái niệm và phân loại
1.1.1.Khái niệm
TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (quy định hiện hành: >10 triệu, sử dụng > 1 năm) tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thống kê đầy đủ, chính xác TSCĐ trong doanh nghiệp sẽ mang ý nghĩa quan trọng.
- Xác định được vốn sản xuất (vốn cố định), đẩy mạnh công tác hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.
- Giúp cho việc bảo vệ, sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, có hiệu quả, tận dụng được công suất thiết bị, máy móc, góp phần đẩy mạnh sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
1.1.2 Phân loại
Để phục vụ cho công tác thống kê, người ta có thể phân loại TSCĐ như sau:
- Dựa vào công dụng: + Nhà cửa
+ Máy móc, thiết bị động lực + Máy móc thiết bị truyền dẫn + Máy móc thiết bị làm việc + Phương tiện vận chuyển + TSCĐ khác
- Dựa vào hình thái biểu hiện: + TSCĐ hữu hình
+ TSCĐ vô hình + TSCĐ thuê tài chính - Dựa vào hiện trạng TSCĐ: + TSCĐ đang dùng
+ TSCĐ chưa dùng + TSCĐ không cần dùng + TSCĐ chờ thanh lý...
1.2 Các hình thức đánh giá tài sản cố định
1.2.1. Chỉ tiêu hiện vật của TSCĐ
Từng loại TSCĐ của doanh nghiệp có thể được tính theo đơn vị hiện vật (đo lường TSCĐ bằng đơn vị cái, chiếc, con,...). Đây là chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở để lập kế hoạch, đầu tư mua sắm, xây dựng, bổ sung, sửa chữa lớn và tái đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ của doanh nghiệp.
1.2.2 Chỉ tiêu giá trị TSCĐ
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần sử dụng đến chỉ tiêu khối lượng toàn bộ TSCĐ, trong trường hợp này, phải sử dụng chỉ tiêu giá trị của TSCĐ, tức là khối lượng toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền tệ thông qua các loại giá của nó.
* Các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ bao gồm: Đối với TSCĐ hữu hình:
Nguyên giá của TSCĐ là toàn bộ chi phí đã chi ra để đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ, kể cả các chi phí về vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi doanh nghiệp nhận bàn giao đưa vào sử dụng.
+ Nguyên giá của TSCĐ mua sắm gồm giá mua và các chi phí khác trước khi đưa vào sử dụng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chỉnh lý, lắp đặt, chạy thử.
+ Nguyên giá TSCĐ tự chế, tự xây dựng mới gồm giá sản xuất (= giá thành công xưởng + lợi nhuận của doanh nghiệp) và các chi phí về lắp đặt, chạy thử trước khi dùng.
+ Nguyên giá của TSCĐ của các bên tham gia liên doanh gồm giá mua TSCĐ do bên tham gia liên doanh đánh giá và các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng (nếu TSCĐ cũ thì trừ đi chi phí cũ về vận chuyển, lắp đặt, chạy thử đã tính vào nguyên giá trước khi dùng của bên tham gia liên doanh).
+ Nguyên giá TSCĐ quyên tặng bằng nguyên giá của TSCĐ tương đương.
- Giá đánh giá lại (Giá khôi phục)
Giá khôi phục của TSCĐ là nguyên giá của TSCĐ mới nguyên sản xuất ở kỳ báo cáo, được dùng để đánh giá lại TSCĐ cùng loại đã được mua sắm ở các kỳ trước.
Các TSCĐ giống nhau sẽ có giá khôi phục giống nhau, mặc dù chúng được mua sắm và xây dựng vào các thời kỳ khác nhau và có giá ban đầu khác nhau.
- Giá còn lại của TSCĐ
Giá còn lại của TSCĐ là giá trị TSCĐ sau khi lấy nguyên giá trừ đi phần hao mòn. Nói cách khác, đó là phần giá trị TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá trị sản phẩm.
Đối với TSCĐ vô hình: khi đánh giá người ta cũng sử dụg ba loại giá trị nói trên. Trong đó nguyên giá TSCĐ vô hình là tổng số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế về thành lập doanh nghiệp, về chuẩn bị sản xuất kinh doanh, về công tác nghiên cứu phát triển doanh nghiệp, về mua bằng phát minh sáng chế.
* Các cách đánh giá TSCĐ
- Đánh giá theo nguyên giá: cách đánh giá này cho biết quy mô các nguồn vốn đã đầu tư vào TSCĐ từ khi doanh nghiệp mới thành lập đến nay. Tuy nhiên, do thời kỳ mua sắm hoặc xây dựng khác nhau nên cùng một loại TSCĐ trong doanh nghiệp nhưng có nhiều giá ban đầu khác nhau, gây khó khăn cho việc so sánh và nghiên cứu các chỉ tiêu về sử dụng TSCĐ.
- Đánh giá theo giá ban đầu còn lại: cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị TSCĐ danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn hữu hình của chúng.
- Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục: cách này nhằm giúp nắm được quy mô nguồn vốn để trang bị lại TSCĐ ở tình trạng mới nguyên. Đó cũng là tổng giá trị ban đầu của các TSCĐ tương tự được sản xuất ở thời kỳ đánh giá lại.
- Đánh giá TSCĐ theo giá còn lại: cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị TSCĐ thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn trên chỉ tiêu này phản ánh đúng đắn nhất hiện trạng TSCĐ vì nó đã loại trừ cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.