THỐNG KÊ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH (Trang 30 - 32)

1. Khái niệm và phương pháp xác định năng suất lao động

1.1 Khái niệm

Năng suất lao động là số lượng hoặc giá trị sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động hoặc thời gian mà người lao động hoàn thành một đơn vị sản phẩm, một công việc nhất định theo chất lượng quy định.

1.2 Phương pháp xác định mức năng suất lao động

Từ khái niệm trên, ta thấy năng suất lao động được thể hiện dưới hai dạng: thuận và nghịch.

- Dạng thuận: năng suất lao động (W) được tính như sau:

W =

Số lượng (hoặc giá trị) sản phẩm sản xuất =

Q

Lao động hao phí T

Lao động hao phí (T) có thể là số người lao động hay thời gian lao động. - Dạng nghịch: năng suất lao động (t) được tính như sau:

t = T

Như vậy:

T = 1

W

Năng suất lao động là một chỉ tiêu có tính chất tổng hợp nhất để đánh giá kết quả sử dụng lực lượng sản xuất. Năng suất lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển và sử dụng tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất trong nước nói chung và đặc biệt vào yếu tố quan trọng nhất của lược lượng sản xuất – sức lao động.

* Các dạng cụ thể của NSLĐ thuận xét đến cách tính sản lượng (Q): - NSLĐ tính bằng hiện vật:

Khi sản lượng được đo lường bằng đơn vị tự nhiên: cái, lít, m, kg,.. + Ưu điểm: đánh giá trực tiếp được hiệu suất lao động, so sánh được NSLĐ của những đơn vị, những bộ phận cùng sản xuất một loại sản phẩm.

+ Nhược điểm: không tổng hợp được những loại sản phẩm khác nhau do lao động cụ thể khác nhau, không biểu hiện được NSLĐ đã hao phí cho sản phẩm dở dang, không đề cập tới chất lượng sản phẩm và không phản ánh kết quả tiết kiệm quá khứ.

Do đó, phương pháp này chủ yếu áp dụng để tính mức năng suất lao động trong điều kiện sản xuất sản phẩm cùng tên, đồng chất và chu kỳ sản xuất ngắn.

- NSLĐ tính bằng hiện vật quy ước:

Phương pháp này đã mở rộng phạm vi áp dụng tuy nhiên vẫn mang những nhược điểm cơ bản của chỉ tiêu trên.

- NSLĐ tính bằng giá trị (tính bằng tiền):

Theo phương pháp này, sản lượng được tính bằng tiền, khi đó: W = q.p

p: giá cả từng loại sản phẩm

+ Ưu điểm: khắc phục được những nhược điểm của chỉ tiêu NSLĐ tính bằng hiện vật

+ Nhược điểm: bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả

Hiện nay, chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng tiền được sử dụng rộng rãi.

* Các dạng cụ thể của NSLĐ thuận xét đến cách tính hao phí lao động (T).

- NSLĐ bình quân giờ (Wg)

Khi hao phí lao động T được tính bằng giờ công Wg = Khối lượng sản phẩm (giá trị sản lượng) sản xuấtTổng số giờ công làm việc thực tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này phản ánh chính xác nhất mức năng suất lao động thực tế của một công nhân trong 1 giờ, nó không bị ảnh hưởng bởi thời gian ngừng việc trong ngày.

- NSLĐ bình quân ngày (Wng):

Khi hao phí lao động T được tính bằng ngày công:

Wng =

Khối lượng sản phẩm (giá trị sản lượng) sản xuất Tổng số ngày công làm việc thực tế - NSLĐ bình quân tháng (quý, năm) (Wt (q,n)):

Khi hao phí lao động T được tính bằng số công nhân bình quân sử dụng vào sản xuất.

Wt (q,n) =

Khối lượng sản phẩm (giá trị sản lượng) sản xuất Số công nhân bình quân trong danh sách

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu năng suất lao động tháng, năng suất lao động ngày, năng suất lao động tháng (quý, năm):

Wt (q,n) = (Wg x Đcđ x Hg) x Scđ x Hc

= Wng x Scđ x Hc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH (Trang 30 - 32)