Thống kê vốn cố định

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH (Trang 86 - 89)

C. THỐNG KÊ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.Thống kê vốn cố định

1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn cố định

Dưới góc độ thống kê tài chính ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, có thể định nghĩa: vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, mức vốn cố định của đơn vị sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định được xác định bằng giá ban đầu (hoặc giá khôi phục) của các TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị trong thời gian đó.

Vốn cố định có đặc điểm sau:

- Vốn cố định xét về nguồn gốc và bản chất, có liên quan trực tiếp với vốn đầu tư cơ bản. Nó chính là sự hiện thân của vốn đầu tư cơ bản.

- Quá trình chu chuyển (quay vòng) hoàn chỉnh của vốn cố định phải qua 2 lĩnh vực: lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng và lĩnh vực đầu tư cơ bản nhằm xây dựng hoặc mua sắm TSCĐ mới. Có thể biểu hiện quá trình chu chuyển đó là: vốn cố định – vốn đầu tư cơ bản – vốn cố định.

- Riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vốn cố định tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất nhưng chỉ một bộ phận của nó (biểu hiện bằng số tiền khấu hao) thực hiện sự tuần hoàn được biểu hiện qua chu trình: vốn cố định – vốn khấu hao.

Từ đặc điểm này, có thể thấy vốn cố định có tốc độ chu chuyển chậm, thời gian của một vòng quay thường rất dài.

1.2 Chỉ tiêu mức vốn cố định

Mức vốn cố định tại một thời điểm phản ánh khối lượng vốn cố định của đơn vị tại thời điểm hạch toán. Nó cho phép nhận thức được tình hình vốn cố định của đơn vị tại một thời điểm cần thiết, đồng thời là cơ sở để tính chỉ tiêu mức vốn bình quân. Trong thực tế, thời điểm hạch toán được chọn thường là đầu kỳ hoặc cuối kỳ của tháng, quý, năm.

Có thể tính chỉ tiêu này theo 2 phương pháp: * Phương pháp trực tiếp:

V = Gh – K Trong đó:

V: Vốn cố định tại thời điểm tính toàn

K: tổng số tiền khấu hao TSCĐ tính đến thời điểm tính toán

Gh: là giá ban đầu hoàn toàn (hoặc giá khôi phục hoàn toàn) của tài sản cố định tại thời điểm tính toán.

* Phương pháp gián tiếp:

Vck = Vđk + Vt – Vg Trong đó: Vck: mức vốn cố định cuối kỳ Vđk: mức vốn cố định đầu kỳ Vt: mức vốn cố định tăng trong kỳ Vg: mức vốn cố định giảm trong kỳ 1.2.2 Mức vốn cố định bình quân trong kỳ

Trong một thời kỳ nghiên cứu, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vốn cố định thường xuyên biến động. Để thấy được mức độ điển hình khái quát về vốn cố định doanh nghiệp sử dụng trong kỳ nào đó ta phải tính mức vốn cố định bình quân.

- Với khoảng cách thời gian bằng nhau:

1 2 ... 2 2 1 1 − + + + + = − n V V V V V n n

Trong đó:

V : mức vốn cố định bình quân trong kỳ

V1, V2,..., Vn: các mức vốn cố định ở các thời điểm thứ nhất, thứ hai,..., thứ n có khoảng cách thời gian đều nhau.

Đặc biệt tại hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ: (Vđk + Vck)/2 - Vốn cố định bình quân quý:

q

V =

Tổng vốn lưu động bình quân các tháng trong quý 3

- Vốn cố định bình quân năm:

n

V =

Tổng vốn lưu động bình quân các quý trong năm 3

1.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.1 Hiệu suất vốn cố định (Hv) V G Hv =

Trong đó: G: giá trị sản lượng trong kỳ

V : mức vốn cố định bình quân trong kỳ

Kết quả cho biết trong kỳ, một đồng vốn cố định của doanh nghiệp có thể tham gia sáng tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, tức là hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

1.3.2 Hệ số sử dụng vốn cố định G V H H v sv = 1 =

Chỉ tiêu này biểu hiện mức độ hao phí VCĐ chiếm trong 1 đồng giá trị sản lượng, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, tức là hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

1.3.3 Doanh lợi vốn cố định

V L Dvc =

Trong đó:

L: lợi nhuận thu được trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, tức là hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỐNG kê KINH DOANH (Trang 86 - 89)