Quy trình đậu đón trả khách của bến xe

9 648 4
Quy trình đậu đón trả khách của bến xe

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nằm trên đường Giải Phóng, cửa ngõ phía nam của Thủ đô Hà Nội, bến xe Giáp Bát có diện tích lớn nhất, đứng đầu về số lượng xe và hành khách luân chuyển hằng ngày qua bến, so với các bến xe khác của Hà Nội. Nhưng đây cũng là bến xe lộn xộn nhất về trật tự giao thông đô thị cũng như trật tự an ninh trên địa bàn Thủ đô. Bến xe Giáp Bát (Bến xe Phía Nam) được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1989. Tổng diện tích của bến xe là 3,7 ha, được chia thành các khu vực xe đậu xe xếp trả khách la 1,7 ha, sân quảng trường là 0,3 ha. Còn lại là khu vực để xe của cán bộ công nhân viên, các dịch vụ: quán ăn,bưu điện…Cho đến nay, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, quy hoạch không đồng nhất, hệ thống thoát nước không đồng bộ… dẫn đến bến xe hoạt động chưa hiệu quả. Trong giới hạn bài viết của mình, tôi xin đưa ra một số nguyên nhân, giải pháp để giải quyết thực trạng mất trật tự tại bến xe Giáp Bát nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả một bến xe tầm cở của Thủ đô.Khi nhắc đến trật tự thì có nhiều yếu tố cần quan tâm xong trong phạm vi nghiên cứu trật tự của bến xe tôi xin đi sâu tìm hiểu một số nội dung sau:

LÊ THỊ THẮM Lớp : KTQL Đô Thị 47 Nằm trên đường Giải Phóng, cửa ngõ phía nam của Thủ đô Hà Nội, bến xe Giáp Bát có diện tích lớn nhất, đứng đầu về số lượng xe và hành khách luân chuyển hằng ngày qua bến, so với các bến xe khác của Hà Nội. Nhưng đây cũng là bến xe lộn xộn nhất về trật tự giao thông đô thị cũng như trật tự an ninh trên địa bàn Thủ đô. Bến xe Giáp Bát (Bến xe Phía Nam) được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1989. Tổng diện tích của bến xe là 3,7 ha, được chia thành các khu vực xe đậu xe xếp trả khách la 1,7 ha, sân quảng trường là 0,3 ha. Còn lại là khu vực để xe của cán bộ công nhân viên, các dịch vụ: quán ăn,bưu điện… Cho đến nay, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, quy hoạch không đồng nhất, hệ thống thoát nước không đồng bộ… dẫn đến bến xe hoạt động chưa hiệu quả. Trong giới hạn bài viết của mình, tôi xin đưa ra một số nguyên nhân, giải pháp để giải quyết thực trạng mất trật tự tại bến xe Giáp Bát nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả một bến xe tầm cở của Thủ đô.Khi nhắc đến trật tự thì có nhiều yếu tố cần quan tâm xong trong phạm vi nghiên cứu trật tự của bến xe tôi xin đi sâu tìm hiểu một số nội dung sau: 1.Quy trình đậu đón trả khách của bến xe: Nếu nhìn vào mặt bằng tổng thể, diện tích đậu xe là 1,7ha còn chưa tương xứng với tiêu chuẩn một bến xe lớn của miền bắc, khi mà một ngày bến xe Giáp Bát xuất bến khoảng 900 lượt với trên 120 tuyết. Thông thường, một bến ô tô lấy tiêu chuẩn 60m2 cho một xe hoạt động. Nhưng theo ban quản lý bến xe Giáp Bát, trung bình diện tích cho một xe 45 chỗ ngồi là khoảng 30m2 và xe 24 chỗ ngồi là khoảng 20m2. Điều này dẫn đến việc ra vào bến của xe khách gặp rất nhiều khó khăn. Bến xe không có cầu vượt dẫn ra quốc lộ. Lối ra cắt vuông góc với trục đường Giải Phóng nên gây ra tình trạng ắch tắc giao thông nhất là giờ cao điểm. Tình trạng lộn xộn quá tải ở bến xe Giáp Bát Tình trạng dừng đón khách lộn xộn gây ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra trước cửa bến xe Giáp Bát. Việc đỗ sai vị trí của xe khách diễn ra như cơm bữa. Xe đỗ không theo quy định gì cả. Ngang có, dọc có, chéo cũng có.Thông thường xe của tuyến nào sẽ đỗ vào vị trí có biển của tuyến đó, song nhiều xe đỗ sang cả vị trí của tuyếnkhác.Chính từ việc đỗ xe không theo hàng lối như vậy khiến cho tình trạng ách tắc xe diễn ra ngay tại trong bến. Các khách cố tình xuất bến chậm.Trước mỗi đầu xe, phụ xe và vài lái xe ôm liên tục chèo kéo, với hy vọng kiếm thêm hành khách. Có khi thời gian mà hành khách phải ngồi trên xe là rất lâu, từ một đến hai giờ mới ra đến cổng. Cổng xuất bến luôn trong tình trạng tắc nghẽn. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên? Thứ nhất một thực tế ở bến xe Giáp Bát là thừa xe thiếu khách. Hiện nay, vào các giờ cao điểm, các tuyến Hà Nội đi Ðò Quan, Nam Ðịnh, Ninh Bình, Thanh Hóa . đều có tần Bến xe không đủ chỗ đỗ suất là 15 phút/ chuyến, mà mỗi lần có đến ba, bốn xe. Khách ít, thậm chí không có khách vẫn phải rời bến, cho nên các lái xe, phụ xe tìm đủ mọi cách để bắt khách tại khu vực cổng ra và phía bên ngoài, tạo nên sự lộn xộn và phức tạp thường trực nơi đây. Một lái xe khách nói: "Mỗi lần xuất bến chỉ được ba, bốn vé, vì thế xe nào chẳng cố tình đi thật chậm, cứ được thêm khách là tốt rồi, nếu không làm sao để bù đắp chi phí". Đó cũng là lời giải thích hợp lý của lái xe, vậy tại sao hành khách không mua vé ngay trong bến xe?Đã gây ra tình trạng ùn tắc ngay trong bến. Thứ hai nữa là, do cách tổ chức, quản lý và điều hành của bến xe còn nhiều điểm chưa hợp lý. Trước hết là công tác soát vé được tiến hành rất qua loa. Ai cũng có thể lọt qua cửa kiểm soát này dễ dàng, không cần có vé trên tay, vì nhân viên soát vé thường xuyên làm việc khác trong giờ làm việc. Ngoài ra, từ khu vực quảng trường, nhà chờ sang bãi xe còn có nhiều lối đi tự do khác, tạo điều kiện cho hàng trăm đối tượng cò vé hoạt động. Một nguyên nhân khác của tình trạng trên đó là sự quá tải của bến.Với diện tích đậu xe 1,7 ha nhưng phải luôn chuyển 900 lượt xe mỗi ngày gấn 2 lần so với thiết kế ban đâu. Vậy tại sao không giãn tần suất hoạt động các tuyến xe để tránh gây lãng phí nhiên liệu cho nhà xe, đồng thời hạn chế ùn tắc ở bến, để việc đi lại thuận tiện hơn? Ðại diện Bến xe Giáp Bát cho biết: Việc các doanh nghiệp vận tải vào hoạt động trong bất cứ bến xe nào là quyền lợi của họ. Sở Giao thông vận tải, đơn vị quản lý bến không được phép từ chối nếu hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp hợp lệ. Để có thể giải quyết được tình trạng lộn xộn ùn tắc cho bến xe thiết nghĩ nên: Quy hoạch lại bến xe cho phù hợp với thực tế lưu lượng xe,bố trí lại cổng ra vào bến cho phù hợp với quy trình luôn chuyển xe,tạo sự khoa học cho xe khi đi ra đường quốc lộ.Nên chăng mở rộng bến xe tăng sức chứa của bến đồng thời tăng thời gian chớ khách của các xe đỗ tại bến, đồng thời giảm bớt số đầu xe của một số tuyến hiện có lưu lượng xe quá đông, để bảo đảm tần suất vận chuyển và doanh thu cho nhà xe. Có phương án tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kiểm soát vé , kiểm soát lượng xe, khách ra vào bến một cách nghiêm túc và chặn chẽ ở tất cả các khâu. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý cán bộ công nhân viên, chủ xe, lái xe, xử lý nghiêm những hành vi trái quy định của bến xe bất luận người đó có chức vụ quyền hạn nếu vi phạm. Giáo dục tuyên truyền với tất cả mọi người thực hiện về quy định chung khi tham gia giao thông.Thực hiện khẩu hiệu “ hành khách văn minh , nhà xe lịch sự chu đáo nhiệt tình”. 2.Trật tự môi trường của bến xe: Đến bến xe Giáp Bát, không chỉ phải tránh đám "cò" xe khách mà còn phải cẩn thận với rác, các vũng nước đọng đặc quánh và nhăn mặt, bịt mũi trốn mùi xú uế nồng nặc bốc lên từ mọi nơi . Bến xe ngập nước và bùn Ngay từ cổng vào, đập vào mắt hành khách cảnh tượng rác thải có mặt ở mọi nơi. Rác nằm vắt vẻo trên miệng thùng rác; rác nằm trên lối đi; rác có mặt xung quanh các quán nước và rác có mặt ngay bậc lên xuống của ôtô.Tại khu vực ki-ốt mới được xây dựng sau khi giải toả phố "bắc thang", rất nhiều vũng bùn lớn nằm chình ình, choán hết lối đi. Muốn vào một quán nước trong dãy ki-ốt này, khách phải nhón chân bước lên những viên gạch khấp khểnh hoặc phải đi vòng. Giác không được bỏ vào thùng Rác, nước bẩn đổ ngay bến xe Tại khu vực nhà vệ sinh trong bến xe, nước thải chảy lênh láng và mùi xú uế bốc lên đến ngạt thở, bên cạnh là những chiếc kim tiêm mà đám nghiện ngập, tiêm chích bỏ lại Xe ôtô hỏng bị vứt bỏ ngay trong sân bến xe Một góc trong bến xe Giáp Bát Vào bến xe nhưng không khác nào vào khu chứa rác thải, một không khí ngột ngạt ô nhiễm, hành khách đến chỉ nhanh nhanh được ra khơi bến một điều hoàn toàn ngược lại với những bến xe của các nước phương tây.Điều này cũng dễ hiểu bởi: Ban quản lý bến xe chỉ chú trọng thu phí các nhà xe mà không quan tâm đến vệ sinh môi trường bến xe không có sự kiểm tra giám sát của cơ quan môi trường tại bến.Đội ngũ công nhân vệ sinh thì quá it họ không được trang bị bảo hộ, thiết bị thu gom rác…chỉ làm thủ công qua loa. Cả bến xe không tìm thấy bong của khu vệ sinh cá nhân, vệ sinh xe, không có garaôtô để xe được kiểm tra định kỳ hay sửa chửa đột xuất. Không có hệ thống nước để vệ sinh cho hành khách và xe. Hệ thống cấp thoát nước xuống cấp hoạt động không đạt cộng suất, ta thấy rất rõ điều đó sau trận mưa vừa qua, cả bến xe chìm trong bể nước, bến xe ngưng hoạt động mất mấy ngày. Một phần do ý thức của hành khách còn có thói quen vứt rác bừa bả không theo quy định.Đặc biệt là sự xuống cấp của cở sở vật chất ở đây xong không được cải tạo tu bổ hay xây dựng mới mà vẫn tình trạng có gì dung vậy cùng lắm thì….theo thói quen. 3. Sự không còn phù hợp của quy hoạch bến xe cũ: Theo thiết kế ban đầu, bến xe được phân thành các khu: khu đậu xếp xe, khu nhà chờ của hành khách, sân quảng trường, và khu dành cho cán bộ công nhân viên, dịch vụ, bưu điện… 4. Trật tự an toàn cho hành khách: Nguyên nhân của tình trạng đỗ xe gây ách tắc giao thông ở cổng ra của bến xe bắt nguồn từ việc bố trí cổng không hợp lý. Theo nguyên tắc, xe trả khách sẽ trở lại bến, khách nghỉ ở khu vực quảng trường (hiện nay là bến đỗ của xe bus) rồi vào nhà chờ mua vé, sau đó vào bến. Nhưng do cổng ra của bến xe ở gần quảng trường nên thấy xe ra cổng là hành khách "bắt" luôn, mà tài xế thấy khách thì cũng dừng lại đón khách. Chính vì vậy cảnh khách trèo qua hàng rào vào bến xe xảy ra thường xuyên (ảnh dưới). Chưa tiện lợi cho hành khách Chuyện tranh giành khách cũng là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, cổng bến không có hàng rào kiên cố nên hành khách có thể tự do vào bến theo lối vào hay lối ra của xe. Đội ngũ xe ôm và bán hàng rong cũng nhờ thế vô tư vào bến, gây mất trật tự bến xe. Điều này phản ánh tâm lý của người dân là khá tuỳ tiện trong việc chấp hành kỷ luật công cộng. Chỉ vì những thói quen đi tắt, về nhanh, nhiều người biết là sai nhưng vẫn làm. Vì lý do trên, ban quản lý bến xe không kiểm soát được lượng hành khách của từng tuyến. Theo thống kê số lượt khách hàng ngày của bến xe Giáp Bát từ 12.000 đến 14.000, bến xe Mỹ Đình từ 3.500 đến 4.000 lượt khách. Tuy nhiên, đây không phải con số thực tế. Chỉ xét riêng về giờ xe chạy cũng còn nhiều điều để nói. Tuỳ vào số chuyến đăng ký trong một ngày của từng tuyến, bến xe sẽ quy định giờ xuất bến. Có nhiều tuyến xe hoạt động với tần suất cao như tuyến Đò Quan - Nam Định với 60 chuyến một ngày. Có nghĩa là trung bình cứ 15 đến 20 phút lại có một chuyến. Xe này chưa ra khỏi bến, xe khác đã đến giờ xuất bến. Tâm lý của tài xế lúc này là cố gắng đi thật chậm để bắt khách, có khi là dừng lại trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên với những tuyến như thế này có khi xe mất 1 đến 2 tiếng ra khỏi cổng, trên xe có rất ít hoặc không có khách. Điều này dễ hiểu bởi những tuyến hoạt động với tần suất cao dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, thất thu là chuyện đương nhiên. Để giải quyết vấn đền này, nhiều xe ngang nhiên vào tận bến xe bus để đón thêm khách, đặc biệt là buổi trưa và chiều tối. Để bù lỗ chi phí, xe sẽ đón khách dọc đường, tranh giành khách, quay vòng xe, chạy nhanh ép giờ…

Ngày đăng: 08/08/2013, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan