Bước vào thế kỷ 21 khi mà nền kinh tế vật chất dựa chủ yếu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối , sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng, đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong đó việc sản xuất, truyển tải, sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế thì vai trò của tài nguyên thiên nhiên và của cải vật chất sẵn có ngày càng giảm so với tiềm năng trí tuệ, tinh thần, văn hoá.Nếu năm mươi năm trước, sự tiêu hao vật chất và năng lượng với nhịp độ khó kiềm chế nổi của nền văn minh công nghiệp truyền thống đã khiến các nhà kinh tế thuộc câu lạc bộ Roma lên tiếng kêu gọi các chính phủ ngừng tăng trưởng kinh tế (“tăng trưởng zê-rô”) để ngăn ngừa thảm hoạ diệt vong, thì cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã đảo lộn tình hình và đưa nhân loại tiến lên một nền văn minh mới, cao hơn: nền văn minh trí tuệ, trong đó tăng trưởng không ô nhiễm môi trường sống.Trong xu thế toàn cầu hóa đi đôi với cạnh tranh quyết liệt, nền kinh tế tri thức tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho những nước đi sau có thể dựa vào tiềm năng chất xám để nhanh chóng đuổi kịp các nước khác, song cũng hàm chứa những thách thức to lớn, những khó khăn, rủi ro và cạm bẫy không phải luôn luôn dễ nhìn và dễ tránh.Vậy các nhà lãnh đạo trường ĐH KD&CN HN nhận thức như thế nào về vấn đề này? Chúng ta hãy tìm hiểu về điều đó qua hai chương tiểu luận sau: Chương I.Khái quát đặc điểm của nền kinh tế tri thức. Chương II.Nhận thức của lãnh đạo trường ĐH KD&CNHN về nền KTTT. Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trên, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô để em có thể hoàn thành được bài tiểu luận này.Vì sự hiểu biết của em có hạn nên bài tiểu luận này còn có nhiều thiếu sót.Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.
Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ 21 khi mà nền kinh tế vật chất dựa chủ yếu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối , sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng, đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong đó việc sản xuất, truyển tải, sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế thì vai trò của tài nguyên thiên nhiên và của cải vật chất sẵn có ngày càng giảm so với tiềm năng trí tuệ, tinh thần, văn hoá.Nếu năm mươi năm trước, sự tiêu hao vật chất và năng lượng với nhịp độ khó kiềm chế nổi của nền văn minh công nghiệp truyền thống đã khiến các nhà kinh tế thuộc câu lạc bộ Roma lên tiếng kêu gọi các chính phủ ngừng tăng trưởng kinh tế (“tăng trưởng zê-rô”) để ngăn ngừa thảm hoạ diệt vong, thì cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã đảo lộn tình hình và đưa nhân loại tiến lên một nền văn minh mới, cao hơn: nền văn minh trí tuệ, trong đó tăng trưởng không ô nhiễm môi trường sống.Trong xu thế toàn cầu hóa đi đôi với cạnh tranh quyết liệt, nền kinh tế tri thức tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho những nước đi sau có thể dựa vào tiềm năng chất xám để nhanh chóng đuổi kịp các nước khác, song cũng hàm chứa những thách thức to lớn, những khó khăn, rủi ro và cạm bẫy không phải luôn luôn dễ nhìn và dễ tránh.Vậy các nhà lãnh đạo trường ĐH KD&CN HN nhận thức như thế nào về vấn đề này? Chúng ta hãy tìm hiểu về điều đó qua hai chương tiểu luận sau: Chương I.Khái quát đặc điểm của nền kinh tế tri thức. Chương II.Nhận thức của lãnh đạo trường ĐH KD&CNHN về nền KTTT. Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trên, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô để em có thể hoàn thành được bài tiểu luận này.Vì sự hiểu biết của em có hạn nên bài tiểu luận này còn có nhiều SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại thiếu sót.Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Chương I.Khái quát đặc điểm của nền kinh tế tri thức. I.Kinh tế tri thức là gì. 1. Định hướng đổi mới tư duy. Mặc dù sách báo,ti vi nói không ít về phát triển khoa học và công nghệ nhưng trên thực tế-mà điều này phụ thuộc trước hết vào nhận thức của các ngành,các cấp rằng do chúng ta đang ở trình độ phát triển thấp nên dường như chỉ có thể ứng dụng sớm các công nghệ “hạng hai”. được các nước phát triển “chuyển giao”.Còn các công nghệ cao thì chỉ là câu nói cho vừa lòng hơn là hành động cụ thể.Nhưng chúng ta phải thấy rằng,con người Việt Nam ta,dù còn nhiều nhược điểm phải khắc phục khi đi vào công nghiệp hóa,hiện đại hóa,vẫn hoàn toàn có thể thích nghi nhanh với công nghệ hiện đại.Một thực tế lịch sử là 200 nghìn người Mỹ gốc Việt đang sinh sống và làm việc tại Bang Calìfonia đã có những đóng góp quan trọng suốt 1/4 thế kỷ qua vào việc hình thành và phát triển nhanh chóng của thung lũng điện tử thần kỳ Silicon Valley. Chúng ta cũng không cần phải đi xa sang bên kia đại dương. Những gì mà Trung Quốc đã đạt được tại vùng ven biển phía đông, nhất là tại đặc khu Thẩm Quyến rất có sức thuyết phục mọi người có dịp nghiên cứu kinh nghiệm 10 năm gần đây của Trung Quốc. Và nếu ai có dịp một lần ghé qua Pu Dong của Thượng Hải và xem kế hoạch phát triển thành phố của Thượng Hải thì không chỉ vững tin vào tương lai phát triển của thành phố cửa ngõ của Trung Quốc tiến ra Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI, mà còn có niềm tin, có cơ sở thực tiễn vào tác động kỳ diệu của cái SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại gọi là nền kinh tế tri thức (KTTT) ngay tại một vùng mà cách đây không lâu được gọi là đất nước “một nghèo, hai khổ”, cách đây 20 năm, thậm chí 10 năm thì chẳng có gì nổi trội hơn so với chúng ta hiện nay. Vậy vấn đề chính là có quan điểm đúng về phát triển, dồn sức vào phát triển. Và ngay tại nước ta cũng đã có những điển hình tốt như sự phát triển của Bình Dương, Đồng Nai chỉ trong 10 năm đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu ngành rất ngoạn mục nhờ đẩy mạnh sự nghiệp phát triển (từ mức nông nghiệp trên 50% đã chuyển thành tỉnh có tỷ trọng công nghiệp trên 50% GDP), đưa tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm của tỉnh vượt trên 100% GDP, mà không phải là dựa trên khai thác thô tài nguyên thiên nhiên. Tất nhiên quan điểm về KTTT chỉ là một điểm cần nghiên cứu, khẳng định, nhưng cũng là quan điểm khá quan trọng để không bị đi chệch hướng của tiến bộ KHCN, không để bỏ lỡ thời cơ lớn của nhân loại khi bước vào thế kỷ XXI. Và nó cũng sẽ là phương tiện để chủ động hội nhập, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu. Ngày nay cùng với sự ra đời của nền kinh tế tri thức người ta phân biệt rõ ba phạm trù: dữ liệu, thông tin và tri thức trong nền kinh tế mới.Nền kinh tế tri thức,thời đại thông tin đòi hỏi phải có một cách nhìn mới đối với giáo dục, đề xuất ra các phương hướng mới để phát triển giáo dục.Câu chuyện có thể bắt đầu từ cách hiểu với 3 phạm trù này,theo Stan Đê-vít và Gim Bốt-kin: dữ liệu là những khối cơ bản trong kinh tế thông tin còn thông tin là dữ liệu được xếp thành mẫu hình có ý nghĩa và tri thức là áp dụng,sử dụng một cách có ích thông tin (Trích theo “Nền kinh tế tri thức”, Viện QLKTTW,NXB Thống kê,Hà Nội,2000 tr.35-36). Như vậy vấn đề đặt ra là tri thức phải thành kỹ năng,tri thức phải thành trí lực,và suy rộng ra dân trí phải trở thành nhân lực ; và cả nhân tài nữa,nhân tài phải là một bộ phận chất lượng cao của nhân lực và được coi như là đầu tầu của đoàn tầu nhân lực. Đó là hướng tổng quát nhất của nền SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại giáo dục đi vào phục vụ nền kinh tế tri thức.Qua các trường hợp của một số nước đã đi vào nền KTTT ta thấy vai trò cực kỳ quan trọng của giáo dục đối với nền KTTT nói riêng và đối với thời đại thông tin nói chung. Ông Ri-sác Ri-lây,Bộ trưởng giáo dục Mỹ trong bài “Một pô ảnh chụp chớp nhoáng nền giáo dục Mỹ” vừa đăng tải trong Tạp chí điện tử tháng 6/2000 đã viết: phải nâng cao vị trí của giáo dục,giáo dục quyết định sức mạnh của nước Mỹ,thịnh vượng của nước Mỹ và tương lai tươi sáng của nước Mỹ.Bản tổng kết của uỷ ban giáo dục đi vào thế kỷ XXI do UNESCO tổ chức,Giắc Đờ-lo làm chủ tịch,hoàn thành năm 1995 đã lấy tên là “Giáo dục là của cải nội sinh”,tức là kết quả giáo dục đối với mỗi người phải thành nội lực của mỗi người,và hơn nữa nội lực này phải có khả năng tạo ra của cải,ra phúc lợi cho mỗi người và cả xã hội.Báo cáo này nêu ra nguyên lý “học để biết” phải cùng với “học để làm”-nói theo ngôn ngữ của lý luận về nền kinh tế tri thức-là giáo dục phải tạo nên vốn dữ liệu và phải chuyển tải thành thông tin,thành tri thức,tức là thành công nghệ,,vào sản xuất. Đây là một quan niệm mới về tri thức,khác với cách hiểu tri thức trước đây chỉ là tri thức sách vở của nền “giáo dục hư văn” (Phạm Văn Đồng),nền giáo dục khoa cử theo kiểu cổ xưa cũ kỹ đang thịnh hành ở nước ta.Với nền kinh tế tri thức giáo dục thông qua phạm trù tri thức đối với mỗ i người,cũng như đối với cộng đồng,với xã hội phải đem lại một giá trị thực,và hơn thế nữa,một giá trị sống còn.Nhưng nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là coi thường tri thức sách vở.Ngược lại,phải bắt đầu từ đây,nhưng tri thức sách vở trong sứ mệnh phục vụ nền kinh tế tri thức mới được coi là dữ liệu.Nền giáo dục trong thời đại kinh tế tri thức không dừng ở đấy,mà phải tạo ra giá trị mới-giá trị thông tin,giá trị công nghệ-từ đó mới có giá trị vật chất,giá trị tinh thần cho cuộc đời,cho con người.Suy rộng ra,thời đại mới với nền kinh tế tri thức đòi hỏi một cách tiếp cận mới đối với giáo dục và đào tạo.Ở Mỹ có ý kiến lấy cách tiếp cận “văn hoá tri SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại thức”,như Giô-dép Stai-lai đã đề xuất (“Nền kinh tế tri thức”,tr.75).Cách tiếp cận này khẳng định “vai trò trung tâm của tri thức và giáo dục nói chung và của khoa học,công nghệ nói riêng”.Vai trò đó thể hiện ở chỗ phải làm cho “những tiến bộ trong ý tưởng thành sản phẩm mới và các hoạt động kinh doanh mới” và “trọng tâm ở đây là nhằm vào sự sáng tạo và sự tạo ra của cải”.Nền giáo dục ngày nay phải chuyển tri thức thành trí lực và phương pháp luận tổng quát chỉ đạo sự phát triển giáo dục-đào tạo là cả dân trí và nhân tài phải trở thành nhân lực trên cơ sở giáo dục nhân cách. Có thể nói đến các cách tiếp cận khác nữa.Khái quát lại, đi vào nền kinh tế tri thức người ta nói đến yêu cầu “phải định hình lại giáo dục”,thậm chí nói đến phải có “một cuộc cách mạng trong giáo dục” (Pê-te-xơn.Con đường dẫn đến năm 2015.NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội,2000.Lời tựa của Phạm Minh Hạc);cũng có người muốn dùng một tên gọi quen thuộc hơn,khiêm tốn hơn:cải cách giáo dục hay đổi mới giáo dục,như Giôn Gút- lết,giáo sư công huân Đại học Ca-li-phoóc-ni-a Lốt Ăng-giơ-lét và Đại học Oa-sinh-tơn,trả lời phỏng vấn về giáo dục thế kỷ XXI, đăng trên Chân trời giáo dục,9-1999 (tài liệu của Trung tâm thông tin Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội).Nói chung,tại hầu hết các tài liệu viết trong ít năm gần đây nói về giáo dục đều đòi hỏi phải đổi mới tư duy để có một tư duy mới nói chung,tư duy mới về cách phát triển giáo dục-đào tạo nói riêng trong thời nay.Nước ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy giáo dục cũng như cách làm giáo dục theo tinh thần Đại hội VI và Hội nghị TW2(Khóa VIII).Theo xu thế đổi mới tư duy,Trung Quốc đề ra 5 phương hướng chỉ đạo phát triển giáo dục: hiện đại hoá,hướng ra thế giới,hướng tới tương lai,nâng cao tố chất con người và phục vụ phát triển kinh tế xã hội.Hay Pháp đề ra 49 nguyên tắc rất cụ thể phát triển giáo dục:chú trọng giáo dục óc phê phán,chương trình các môn học ở phổ thông phải đi theo hướng chuyên môn hóa cao kết hợp với nghề nghiệp ở giai đoạn cuối,trên cái nền văn hóa SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại chung,chú trọng giáo dục hướng nghiệp,giáo dục gắn bó với việc làm,tăng cường phát triển trung học và cao đẳng nghề v.v Mỹ có 10 tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục do Tổng thống công bố:tăng cường dạy tiếng mẹ đẻ ở cấp tiểu học,toán ở phổ thông,mọi học sinh đạt chuẩn kiến thức,cha mẹ vào cuộc,an toàn,kỷ luật,không có ma túy trong trường,duy trì giá trị Mỹ,giáo dục cho mọi người,hiện đại hóa cơ sở vật chất v v….(Theo tài liệu của Trung tâm thông tin,Ban KGTW,2000). 2.Kinh tế tri thức là gì. Trong thập kỷ cuối cùng của thể kỷ XX có một sản phẩm mới cực kỳ quan trọng,có thể nói là hết sức cơ bản,của thời đại thông tin là nền kinh tế tri thức.Nền kinh tế này tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội: đó là cơ sở hạ tầng mới của xã hội mới-xã hội thông tin,khác hẳn nền kinh tế sức người và nền kinh tế tài nguyên trong xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp.Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, đó là nét đặc trưng rất tiêu biểu của nền văn minh thông tin-sản phẩm của cách mạng thông tin,cách mạng tri thức.Nói đến tri thức-sáng tạo tri thức,phổ biến,truyền thụ tri thức,học tập và lĩnh hội tri thức, ứng dụng tri thức-không thể không nói đến khoa học,công nghệ và giáo dục-đào tạo. Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) của Liên hiệp quốc định nghĩa kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất,phân phối, sử dụng tri thức và thông tin.Nói đơn giản, đó là nền kinh tế dựa vào tri thức. “Các ngành sản xuất và dịch vụ mới do công nghệ cao tạo ra như các dịch vụ khoa học công nghệ,các dịch vụ tin học,các ngành công nghiệp công nghệ cao…được gọi là ngành kinh tế tri thức.Các ngành truyền thống như công nghiệp,nông nghiệp,nếu được cải tạo bằng công nghệ cao,mà giá trị SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại do tri thức mới,công nghệ mới đem lại chiếm trên hai phần ba tổng giá trị,thì những ngành ấy cũng là ngành kinh tế tri thức.Nền kinh tế gồm chủ yếu các ngành kinh tế tri thức gọi là nền kinh tế tri thức”(Trích theo GS.VS. Đặng Hữu (chủ biên) “Cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại và sự xuất hiện nền kinh tế tri thức”,Hà Nội,1999,tr.32). Ta có thể khái niệm kinh tế tri thức như sau: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh,phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế,tạo ra của cải,nâng cao chất lượng cuộc sống.”( Theo BTTH Triết học Mác-Lênin,tr.82). II. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức. 1. Áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Trong nền kinh tế tri thức,thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất.Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình.Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất,chất lượng,hiệu quả,cũng chính vì vậy nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng. Thương mại điện tử,thị trường ảo,xí nghiệp ảo,làm việc từ xa…được thiết lập làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh rất nhanh nhạy,linh hoạt,khoảng cách bị xoá dần, ý nghĩa của vị trí địa lý giảm đi. 2.Lao động sáng tạo. Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất,tiên tiến nhất,tiêu biểu nhất của nền kinh tế tri thức.Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển.Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ,có thể gọi là doanh nghiệp tri thức,trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hóa,không còn phân biệt phòng thí SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại nghiệm với công xưởng,những người làm việc trong đó là công nhân tri thức,họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Hiện nay trên lĩnh vực công nghệ thông tin các doanh nghiệp tri thức phát triển rất nhanh chóng vượt xa những doanh nghiệp truyền thống có tên tuổi,có lịch sử lâu đời.Microsoft của Billgate cũng chỉ mới 20 năm.Trong số các doanh nghiệp lớn nhất thế giới các doanh nghiệp công nghệ thông tin chiếm đa số. 3.Phát triển bền vững. Trong nền kinh tế tri thức-xã hội thông tin,văn hóa có điều kiện phát triển nhanh và văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.Do thông tin,tri thức bùng nổ,trình độ nền văn hóa ngày nâng cao,nội dung và hình thức các hoạt động văn hóa phong phú đa dạng.Nhu cầu thưởng thức văn hoá của người dân lên cao.Nhờ các phương tiện truyền thông tức thời,nhất là internet,một sang tác ra đời tức thời lan truyền đến khắp mọi nơi trên thế giới.Giao lưu văn hóa hết sức thuận lợi,tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu các tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hóa của mình.Nhưng mặt khác,các nền văn hóa đứng trước những rủi ro rất lớn:bị pha tạp,dễ mất bản sắc,dễ bị các sản phẩm văn hóa độc hại tấn công phá hoại,mà không có cách gì ngăn chặn được.Nền văn hóa bị pha tạp không còn là chính mình nữa thì rất dễ bị suy thoái,tiêu tan.Nhiệm vụ giữ gìn,phát huy bản sắc văn hóa mỗi dân tộc là rất nặng nề.Cái chính là phải giáo dục văn hóa truyền thống,phát huy các giá trị truyền thống,xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 4.Toàn cầu hóa. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu ,một sản phẩm sản xuất ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới;rất ít sản phẩm do một nước làm ra,mà phần nhiều là kết quả của sự tập hợp các phần việc được thực hiện từ nhiều nơi trên thế giới,kết quả của SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại công ty ảo,xí nghiệp ảo,làm việc từ xa…Quá trình toàn cầu hoá cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức,toàn cầu hóa và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau,gắn quyện với nhau,là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.Hiện đại hóa một mặt tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh kinh tế tri thức ở các nước,nhưng đồng thời cũng đặt nhiều thách thức rủi ro.Cho tới nay thì khoảng cách giàu nghèo đang tăng nhanh,do chênh lệch nhiều về tri thức,nếu rút ngắn được khoảng cách về tri thức thì sẽ thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo. 5.Thúc đẩy quá trình dân chủ. Xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá.Thông tin đến với mọi người.Mọi người đều dễ dàng truy cập đến các thông tin cần thiết.Do đó đặt ra vấn đề là phải dân chủ hóa các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội.Người dân nào cũng có được thông tin kịp thời về các quyết định của nhà nước,cơ quan nhà nước,của tổ chức có liên quan đến họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp.Không thể bưng bít thông tin được.Do đó phải tạo ra không khí dân chủ,cách làm việc dân chủ.Khi chuẩn bị các quyết định,các chính sách,luật pháp của cơ quan nhà nước,rất dễ dàng đưa ra lấy ý kiến nhân dân.Việc tập hợp ý kiến,nguyện vọng của nhân dân cũng rất dễ dàng,thuận tiện.Nguyên tắc “dân biết,dân bàn,dân làm,dân kiểm tra” sẽ được thực hiện đầy đủ nhất.Cho nên công nghệ thông tin thúc đẩy sự phát triển dân chủ.Có dân chủ mới phát huy được khả năng sáng tạo của mọi người. Cách tổ chức quản lý cũng sẽ thay đổi nhiều.Trong thời đại thông tin,mô hình chỉ huy tập trung,có đẳng cấp không còn là mô hình duy nhất phù hợp nữa,mà phải coi trọng cả mô hình phi đẳng cấp,phi tập trung,mô hình mạng,trong đó tận dụng các quan hệ ngang; để thông tin đến được một cách thuận lợi,nhanh chóng tất cả mọi nơi,không đi qua các nút xử lý SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ Tiểu Luận Triết học Mác Lênin Khoa Thương Mại trung gian. Đó là mô hình tổ chức dân chủ,nó linh hoạt trong điều hành,dễ thích nghi với đổi mới,khơi dậy sự năng động và sáng tạo của mọi người. Chương II.Nhận thức của lãnh đạo trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội về nền kinh tế tri thức. I.Quan điểm và chính sách phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. 1.Về quan điểm phát triển. Nước ta hiện nay,GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/12 bình quân thế giới,xếp thứ 180 trong 210 nước (nếu theo PPP thì thứ 164) thuộc nhóm những nước nghèo nhất,không có cách nào để đuổi kịp các nước về GDP,nhưng phải phấn đấu để nâng cao nhanh chóng trình độ tri thức,tăng cường năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ,nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học,công nghệ mới nhất để hoàn thành thắng lợi công nghiệp hóa,hiện đại hóa,thực hiện được mục tiêu dân giàu,nước manh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh. Chúng ta có thế mạnh về tiềm năng con người,chỉ số phát triển con người (HDI) nước ta đứng thứ 110 và thuộc nhóm nước trung bình của thế SV: Ph ạm Th ị Nh ư Qu nh TM 12-02 ỳ