1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư phát triển Khu kinh tế quốc phòng quân khu 4 trong giai đoạn 2005- 2015

142 242 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2.1.2. Vai trò của Khu kinh tế - quốc phòng

  • Đảng và nhà nước ta xác định quan điểm phát triển hiện nay:

  • - Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững [1, tr.4].

    • 2.1.2. Vai trò của Khu kinh tế - quốc phòng

    • 2.2.1.1 Yêu cầu khắc phục những khó khăn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

    • Trong thời kỳ đổi mới, việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đã mang lại những thành tựu vô cùng to lớn, tạo ra thế và lực mới cho phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao trên cơ sở đó tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng. Tuy nhiên, trên thực tiễn sự phát triển kinh tế không diễn ra một cách đồng đều giữa các, vùng, địa phương, địa bàn trên cả nước.

    • Trên nhiều địa bàn chiến lược vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, kinh tế phát triển rất thấp, đời sống nhân dân đặc biệt khó khăn, gây nhiều cản trở cho củng cố QP - AN. Phần lớn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đều là những địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị QP - AN; trước đây là những căn cứ cách mạng, vùng kháng chiến; ngày nay là nơi sinh sống của đại đa số đồng bào dân tộc, phân bố ở những vùng núi cao hiểm trở, những vùng sâu, vùng xa. Hiện tại đây là những vùng nghèo nàn và lạc hậu nhất so với các vùng lãnh thổ trong cả nước. Muốn củng cố an ninh quốc phòng nơi đây theo hướng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phải thực hiện phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và dân trí cho nhân dân.

    • Xét về mặt lịch sử, vùng sâu, vùng xa, biên giới, nước ta trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) có điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp là do hậu quả lịch sử để lại. Nền kinh tế nặng về tự nhiên, tự cung, tự cấp, phương thức canh tác lạc hậu phát rừng làm nương. Đời sống phụ thuộc vào thiên nhiên, đói nghèo, mù chữ, bệnh tật và các hủ tục lạc hậu là điều không thể tránh khỏi. Tình trạng đời sống thấp kém của đồng bào các dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới đã kéo dài hàng trăm năm nay và sẽ không bao giờ có cơ hội vươn lên hoà nhập với cộng đồng nếu Đảng, Nhà nước, Chính phủ không có những giải pháp thiết thực tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào các vùng nói trên.

    • Trong quá trình đổi mới đã hình thành nhận thức mới về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trên các địa bàn miền núi. Sự phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo cho các vùng nói trên phải do chính đồng bào các dân tộc quyết định là chủ yếu, không ai có thể làm thay đồng bào được, còn sự giúp đỡ của Nhà nước chỉ là yếu tố hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận động tự thân của chính các vùng đó.

    • Từ sự thay đổi về nhận thức đó đã làm thay đổi nếp nghĩ của đồng bào các dân tộc, phần nào cũng phù hợp với nguyện vọng của đồng bào, vì vậy đã tạo ra động lực, niềm tin, động viên đồng bào, động viên mọi vùng, mọi lực lượng, cả nước cùng vươn lên chính vì vậy mà những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế. Đó là đánh giá trong Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 của Ngân hàng thế giới. Và thực tiễn đất nước trong 20 năm đổi mới đã chứng minh vùng sâu, vùng xa, biên giới đã có sự chuyển biến đáng kể về kinh tế xã hội, đời sống của đồng bào nơi đây từng bước được cải thiện cả về văn hoá và tinh thần.

    • Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, cùng với nhiều nguyên nhân, cả khách quan, chủ quan nên vùng sâu, vùng xa, biên giới vẫn là nơi có trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào còn thấp. Nhìn chung, kinh tế ở miền núi và các vùng dân tộc còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ rất khó khăn. Tình trạng du canh, du cư, di dân tự do còn diễn biến phức tạp, một số hộ còn thiếu đất sản xuất. Kết cấu hạ tầng ở một số vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn thấp kémở nhiều vùng dân tộc và miền núi tỷ lệ đói nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng; chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, việc đào tạo nghề chưa được quan tâm, công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển. Một số bản sắc tốt đẹp trong văn hoá của các dân tộc thiểu số đang bị mai một. Mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào còn thấp.

    • Bên cạnh đó sự đói nghèo của các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, biên giới và sự sơ hở, yếu kém của các cấp các ngành trong việc thực hiện chính sách dân tộc, thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng. Kẻ thù tìm mọi cách chống phá, chia rẽ các dân tộc nhằm thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình và như vậy việc củng cố được sức mạnh quốc phòng an ninh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc gặp nhiều khó khăn.

    • Mặt khác, có đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa bàn chiến lược thì mới tạo ra sức mạnh tại chỗ góp phần củng cố quốc phòng - an ninh trên các địa bàn này nói riêng và cả nước nói chung. Bởi vì trong mối quan hệ giữa kinh tế với QP - AN thì kinh tế bao giờ cũng là gốc, nền tảng, là nhân tố hàng đầu để củng cố tăng cường sức mạnh QP - AN, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, chỉ có kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh QP - AN mới đảm bảo cho đất nước luôn chủ động và sẵn sàng đập tan mọi âm mưu diễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Vì vậy trong Đại hội Đ ảng IX Đ ảng ta xác định: quan tâm phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường QP - AN ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; chú trọng các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ.

    • Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo từ xưa đến nay luôn tồn tại mâu thuẫn và sự chênh lệch giữa nhân tố kinh tế - xã hội với nhân tố QP - AN. Trong khi công tác QP - AN ở các vùng này luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của đất nước, củng cố, tăng cường sức mạnh QP - AN ở các vùng này là nhiệm vụ trọng yếu của của sự nghiệp QP - AN của đất nước. Thì sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này lại rất hạn chế, và chưa được quan tâm đúng mức, nền kinh tế ở đây luôn trong trạng thái lạc hậu so với đòi hỏi của QP - AN đây là một mâu thuẫn cần sớm được khắc phục.

    • Hiện nay trước yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ các vùng chiến lược nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nói riêng, đồng thời trước yêu cầu của việc xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân nhằm sẵn sàng đập tan âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch ngay trong từng địa phương, từng vùng đã đặt ra yêu cầu cấp bách của quá trình kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trong mối tác động với tăng cường sức mạnh QP - AN trên từng địa phương, từng vùng.

    • Vì vậy, việc đầu tư xây dựng và phát triển các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược ở nước ta hiện nay sẽ đáp ứng được yêu cầu cả về kinh tế - xã hội và QP - AN mà thực tiễn đang đặt ra. Nghĩa là thông qua việc xây dựng, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, xây dựng nên các vùng kinh tế - dân cư - xã hội, từ đó làm nên cầu nối giữa Đảng với đồng bào các dân tộc, giữa quân đội và nhân dân, củng cố lòng tin của đồng bào vùng sâu, vùng xa vào đường lối, chính sách của Đ ảng đồng thời tạo nên sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội trên các địa bàn này trên cơ sở đó sẽ tạo ra tiềm lực kinh tế, tiềm lực chính trị tinh thần góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của kẻ thù trong mọi điều kiện. Đ ây là giải pháp có ý nghĩa toàn diện cả về kinh tế - chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

    • Như vậy công cuộc xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế được coi là mục tiêu trước mắt cho sự ổn định chính trị, là cơ sở cho việc củng cố quốc phòng. Quốc phòng được củng cố vững mạnh có tác động trở lại đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế; nó tạo ra môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế, bảo vệ công cuộc xây dựng đất nước.

    • 2.2.1.2 Yêu cầu làm thất bại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch

    • Ngày nay, các lực lượng thù địch hoạt động chống phá cách mạng nước ta được thực hiện chủ yếu thông qua chiến lược diễn biến hoà bình với nội dung là tác động vào bên trong làm sụp đổ CNXH từ trong lòng. Đối với Việt Nam diễn biến hoà bình được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, văn hoá, kinh tế, xã hội.

    • Những năm gần đây lợi dụng những khó khăn về kinh tế - xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo các lực lượng thù địch đã sử dụng các chiêu bài tôn giáo, dân tộc để lôi kéo, kích động hình thành xu hướng ly khai đối trọng 0với Đảng cộng sản, gây mất ổn định tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, từ đó tạo cớ để can thiệp gây sức ép về chính trị. Chúng đã dùng nhiều biện pháp thủ đoạn cả công khai, bí mật, trực tiếp, gián tiếp song tựu trung lại nổi lên một số thủ đoạn chính là:

    • Thứ nhất, Lợi dụng vấn đề dân tộc

    • Xuất phát từ những yếu tố lịch sử, lợi dụng những khó khăn thiếu thốn trong đời sống hiện tại của đồng bào dân tộc thiểu, số kẻ thù đã xuyên tạc, gây hoài nghi làm mất lòng tin của đồng bào với chính quyền, khơi dậy mâu thuẫn từ đó kích động tư tưởng đòi ly khai, tự trị dưới các chiêu bài phục quốc chăm pa giải phóng khơ me crôm giải phóng cao nguyên Đê ga tự trị cho 16 châu thái với ý đồ thành lập Vương quốc Mông ở Tây Bắc; “Nhà nước Đề ga độc lập ở Tây Nguyên; “Nhà nước Khơ me Crôm ở nam Bộ và Nhà nước chăm độc lập ở nam Trung bộ nhằm phá vỡ sự thống nhất quốc gia của Việt nam [45, tr. 93].

    • Chúng tập hợp một số người Mông vốn là tay sai cũ đang sống lưu vong ở nước ngoài để tổ chức các Hội nghị người Mông thế giới từ chủ trương này chúng dùng quan hệ họ tộc gửi thư, băng đài, video về Việt Nam tuyên truyền, xuyên tạc người Mông không có tổ quốc từ đó kích động đồng bào Mông ly khai thành lập cái gọi là Vương quốc Mông tự trị đồng thời chúng đẩy mạnh các hoạt động xưng vua, đón vua tập dượt lực lượng thử phản ứng của chính quyền, gây mất ổn định chính trị, xã hội tạo ra làn sóng di cư ồ ạt của người Mông từ các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái về địa bàn dọc biên giới phía tây thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu.

    • Thứ hai, Lôi kéo những người nhẹ dạ và những phần tử thoái hoá biến chất nhen nhóm hình thành các tổ chức phản động làm cơ sở cho bọn phản động ở nước ngoài xâm nhập vào thuộc địa chống phá ta.

    • Hiện có khoảng 100 tổ chức của người dân tộc thiểu số Việt Nam ở nước ngoài, riêng ở Mỹ có 11 tổ chức của người Mông, 5 tổ chức của người Thái, 1 tổ chức của người Dao, 3 tổ chức của người Thượng Tây Nguyên có ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng dân tộc thiểu số ở Việt nam. Trong đó đáng chú ý là các tổ chức trung tâm nghiên cứu văn hoá Mông nhóm hoạt động tôn giáo Tin Lành khởi xướng Vua Vàng Chứ trong người Mông ở Mỹ [44, tr.4 - 6].

    • Mặt khác chúng sử dụng khả năng quốc tế hoá vấn đề dân tộc để chống phá ở các mức độ khác nhau như vấn đề PULRO ở Tây Nguyên - với nhà nước Đê ga, vấn đề Khơ me Nam Bộ, vấn đề người Mông

    • Thứ ba, Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo.

    • Bọn phản động đội lốt tôn giáo đẩy mạnh chính sách tuyên truyền phát triển đạo Tin Lành trái pháp luật vào người Mông nhằm từng bước tiến tới Tin Lành hoá dân tộc Mông để chuyển hoá ý thức hệ của người Mông từ lòng tin theo Đ ảng, theo cách mạng sang lòng tin vào đức Chúa trời, vào đạo Tin Lành - Vàng Chứ, Thìn Hùng từ đó để dễ lừa bịp, kích động hình thành tổ chức phản động trong tôn giáo tiến tới gây rối, bạo loạn như Tin Lành Đê ga ở Tây Nguyên (riêng ở Tây Nguyên số người truyền đạo trái pháp luật lên đến hơn 1000 người với gần 1000 điểm nhóm lễ [17, tr4 - 6]

    • Từ đó chúng tạo cớ để các thế lực thù địch ở bên ngoài can thiệp sâu vào công việc nội bộ ta.

    • Từ những âm mưu, thủ đoạn chống phá trên có thể thấy rằng: Mặc dù chỉ diễn ra ở một số vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ song đây lại là những vùng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó việc triển khai xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn này sẽ góp phần khắc phục được sự chống phá của kẻ thù bởi lẽ việc hình thành các khu kinh tế - quốc phòng sẽ từng bước góp phần làm cho kinh tế nơi đây phát triển, từ đó đẩy lùi, xoá bỏ đói nghèo, làm cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, đưa đến sự ổn định về chính trị, tinh thần, củng cố, tăng cường lòng tin của đồng bào dân tộc với chính quyền, với Đảng, làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù.

Nội dung

1.1. Lý do chọn đề tài Qua hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong thế kỷ XXI, bước đầu gặt hái được những thành tựu quan trọng. Đất nước đã vượt qua được suy thoái về kinh tế, thoát ra khỏi những nước kém phát triển. Bước đầu gia nhập vào nền kinh tế thế giới, trước yêu cầu khách quan của thời cuộc chúng ta vừa đổi mới, vừa học tập các mô hình kinh tế trên thế giới. Yêu cầu trong thời gian tới là chúng ta phải tiếp tục đà tăng trưởng đồng thời ổn định được kinh tế vĩ mô, đời sống xã hội được bảo đảm, phát triển hài hoà giữa các vùng miền, nâng cao chất lượng sống, giữ vững hoà bình, an ninh chính trị, kinh tế và quốc phòng. Đảng và nhà nước ta xác định quan điểm phát triển hiện nay: - Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững [1, tr.4]. - Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cả ở đất liền, vùng trời, vùng biển và hải đảo. Giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Bố trí thế trận quốc phòng, an ninh phù hợp với tình hình mới. Gắn kết quốc phòng với an ninh. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, quan tâm đặc biệt đến các vùng, địa bàn trọng điểm. Mở rộng phương thức huy động nguồn lực xây dựng công nghiệp quốc phòng và nâng cao khả năng bảo đảm của công nghiệp quốc phòng. Lồng ghép các chương trình để xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở vùng biên giới, hải đảo. Xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh toàn diện, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và mọi ý đồ, hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không để bị động, bất ngờ [1, tr.20]. Quân khu IV đứng chân trên địa bàn 6 tỉnh, diện tích tự nhiên 52.062 km2, dân số 10.516.000 người gồm 26 dân tộc anh em. Biên giới phía tây giáp với 6 tỉnh Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, chiều dài 1.228 km. Địa bàn Quân khu có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các khu kinh tế quốc phòng trực thuộc Quân khu ở những địa bàn chiến lược, địa hình hiểm trở, phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào còn nhiều khó khăn. Các vùng dự án có nhiều Bộ tộc Lào và Việt Nam cùng chung họ hàng, dòng tộc; nhân dân hai vùng thường xuyên qua lại thăm thân, do đó các phần tử xấu dễ lợi dụng trà trộn xâm nhập trái phép vào vùng biên giới. Địa bàn xây dựng các Khu KTQP phía nam Quân khu vốn là căn cứ Cách mạng; nơi đóng góp sức người, sức của to lớn cho cách mạng, là những vùng trước đây bị tàn phá nặng nề của chiến tranh. Nhiều năm qua còn khó khăn về kinh tế, nên mức đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng dọc tuyến biên giới còn hạn chế, từ đó tạo sơ hở cho bọn xấu lợi dụng, nhất là một số bản các xã Tây Nghệ An, Tây Thanh Hoá trong đó nổi lên là việc xâm nhập móc nối, buôn bám ma tuý có vũ khí, mua bán lương thực, thực phẩm, vũ khí, di cư tự do qua lại biên giới, truyền đạo trái phép, lén lút diễn ra ở các vùng sâu, vùng xa, hoạt động có vũ trang của Phỉ Lào đã làm cho tình hình Biên giới phía tây khá phức tạp. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Đảng uỷ Quân sự Trung ương có Nghị quyết số 150/NQ- ĐUQSTW ngày 01/8/1998 về việc quân đội tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế, phát huy vai trò nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên các địa bàn chiến lược, Nghị quyết số 71/ĐUQSTW ngày 25/4/2002 về nhiệm vụ sản xuât xây dựng kinh tế của Quân đội trong thời kỳ mới. Đảng uỷ Quân khu 4 đã kịp thời ra Nghị quyết số 415/NQ- ĐU ngày 07/8/1998 để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của Quân khu và xây dựng các Khu KT - QP trên địa bàn. Triển khai Quyết định số 277/QĐ -TTg ngày 31/3/2000 v/v phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể các Khu kinh tế - quốc phòng. Quyết định số 43/2002/QĐ -TTg ngày 21 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung Đề án quy hoạch tổng thể các Khu KT -QP trong tình hình mới. Quân khu triển khai xây dựng 4 Khu KT - QP trên địa bàn 4 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 290.508 ha, 64.400 nhân khẩu / 10.700 hộ, có gần 450 km đường Biên giới tiếp giáp với bạn Lào. Các dự án đầu tư xây dựng Khu KTQP đóng góp đáng kể trong việc phát triển KTXH cho nhân dân trong vùng dự án, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, văn hoá của người dân, tăng cường củng cố QPAN các khu vực biên giới của tổ quốc. Bên cạnh những thành tựu thực tế còn có nhiều hạn chế làm cho hiệu quả chưa như mong muốn. Thực tiễn hoạt động của các Khu KTQP cho thấy việc đầu tư phát triển các Khu KTQP là cần thiết, nhưng hiệu quả đầu tư phát triển các Khu KTQP nhiều vấn đề bất cập cả về lý luận và thực tiễn, của cả nước nói chung, và đặc biệt là của Quân khu 4. Cho nên lựa chọn đề tài " Đầu tư phát triển Khu kinh tế quốc phòng quân khu 4 trong giai đoạn 2005- 2015" làm luận văn thạc sĩ là cần thiết, góp phần cho lý luận và thực tiển về đầu tư phát triển các Khu KTQP trên địa bàn Quân khu 4 nói riêng và cho toàn quân nói chung. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về Khu kinh tế quốc phòng. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư các Khu KTQP trên địa bàn Quân khu 4, từ các số liệu định lượng và định tính, phân tích đánh giá thực trạng, để từ đó đề xuất các giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi để tăng cường đầu tư các Khu KTQP ở Quân khu 4. Linh hoạt trong các khâu thực hiện để nhằm mang lại lợi ích thiết thực nhất cho mục tiêu của dự án. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Luận văn nghiên cứu thực trạng đầu tư các Khu kinh tế quốc phòng trên địa bàn Quân khu 4 hiện nay. Gồm có 04 Khu kinh tế quốc phòng Mường Lát (Thanh Hoá); Kỳ Sơn (Nghệ An); Khe Sanh (Quảng Trị); A So, A Lưới (Thừa Thiên Huế) - Thời gian nghiên cứu từ năm 2000-2015 1.4. Phương pháp nghiên cứu. + Luận văn được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học chủ nghĩa Mác -Lê Nin; lý luận kinh tế học quân sự; vận dụng đường lối chính sách của đảng và nhà nước, Bộ Quốc phòng; nghiên cứu các tài liệu liên quan. + Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. + Phương pháp toán thống kê. + Phương pháp quan sát + Phương pháp phỏng vấn, điều tra + Phương pháp thực nghiệm

Ngày đăng: 08/07/2018, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w