Công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thổi một luồng gió mới vào các hoạt động kinh tế Việt Nam. Nó không những khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước. Tạo công ăn việc làm, tạo đà tăng trưởng và phát triển … mà còn đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với khu vực và thế giới. Điều đó đòi hỏi phải thực hiện những chiến lược và chính sách đúng đắn trong từng thời kỳ nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển. Vốn là nguồn lực đầu tiên và cơ bản của sự phát triển và hiện đại hoá đất nước. Những chính sách huy động và sử dụng vốn thích ứng có hiệu quả là động lực cơ bản để phát triển và hiện đại hoá nhanh chóng đất nước. Xuất phát từ nhận thức đó em chọn đề tài: “Các giải pháp huy động vốn cho đầu tư - Phát triển nền kinh tế”.
LỜI NÓI ĐẦU Công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thổi một luồng gió mới vào các hoạt động kinh tế Việt Nam. Nó không những khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước. Tạo công ăn việc làm, tạo đà tăng trưởng và phát triển … mà còn đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với khu vực và thế giới. Điều đó đòi hỏi phải thực hiện những chiến lược và chính sách đúng đắn trong từng thời kỳ nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển. Vốn là nguồn lực đầu tiên và cơ bản của sự phát triển và hiện đại hoá đất nước. Những chính sách huy động và sử dụng vốn thích ứng có hiệu quả là động lực cơ bản để phát triển và hiện đại hoá nhanh chóng đất nước. Xuất phát từ nhận thức đó em chọn đề tài: “Các giải pháp huy động vốn cho đầu tư - Phát triển nền kinh tế”. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo. Trong quá trình làm bài của em do thời gian nghiên cứu còn ngắn cùng với sự hiểu biết về tài chính doanh nghiệp còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong các thầy, cô giáo thông cảm. 1 NỘI DUNG I. CÁC NGUỒN HUY ĐỘNG CHO ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN KINH TẾ: 1. Vai trò của vốn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một nước phát triển. Điều đó đòi hỏi phải thực hiện những chiến lược và chính sách đúng đắn trong từng thời kỳ, nhằm đẩy nhanh tốc độc phát triển. Vốn là nguồn lực đầu tiên và cơ bản của sự phát t riển và hiện đại hoá đất nước. Những chính sách huy động và sử dụng vốn thích ứng có hiệu quả là động lực cơ bản để phát triển và hiện đại hoá nhanh chóng đất nước. Với thắng lợi của sự đổi mới kinh tế ở Việt Nam và kết quả phấn đấu đạt và vượt những chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm 1991 – 1995, Việt Nam đang chuyển qua giai đoạn mới đưa đất nước phát triển với nhịp độ cao hơn để khắc phục tình trạng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của giai đoạn mới. Có thể nói tốc độ phát triển của Việt Nam trong 5 năm qua đạt bình quân trên 8%/năm cùng với thành quả chống lạm phát đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, nhưng chưa thể tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước khác. Do vậy, trong những năm tới nhiệm vụ phấn đấu thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển và tụt hậu so với các nước xung quanh là vấn đề lớn, có thể nói là vấn đề sống còn của dân tộc Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Có thể nêu một số số liệu sau đây để so sánh: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trên 8% nhưng tỷ lệ tăng dân số là 2,2%. - Tốc độc tăng trưởng kinh tế của Thái Lan là 8-9% nhưng tốc độ tăng dân số chỉ trên 1%. 2 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ khi chuyển sang kinh tế thị trường thì 10 năm liền tốc độ tăng trưởng trung bình là 9%/năm, những năm gần đây tăng 11 –13%/năm, nhưng dân số cũng chỉ tăng trên 1%. Như vậy, về GDP bình quân đầu người thì Việt Nam ngày càng tụt xa so với các nước đó. Do đó Việt Nam phải có tốc độ phát triển nhanh và bền vững trong nhiều năm đi đôi với hạ thấp tỷ lệ tăng dân số thì mới hy vọng tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Để làm được điều đó Việt Nam phải có đủ vốn. Đối với Việt Nam, bình quân để tăng thêm 1 đồng GDP thì phải đầu tư 3 đồng vốn. Do vậy, muốn có tốc độ tăng trưởng từ nay đến năm 2000 trung bình 9 – 10%/năm thì phải đầu tư vào nền kinh tế khoảng 50 tỷ USD. Trong khi đó khả năng nguồn vốn trong nước chỉ đáp ứng được theo quy hoạch đầu tư khoảng hơn 40% nhu cầu (tương đương với 20 tỷ USD) phần còn lại phải dựa vào bên ngoài. Tỷ lệ đó được tính trên cơ sở mức tích luỹ trong nước còn thấp chỉ chiếm khoảng 10% GDP. Theo xu thế phát triển chung hiện nay thì tỷ lệ vốn trong nước sẽ tăng, vốn ngoài nước sẽ giảm dần khi nguồn tích luỹ trong nước tăng lên. Vấn đề quan trọng hiện nay là bằng cách nào để hàng năm Việt Nam thu hút được một lượng vốn khá lớn (ước tính 2 – 3 tỷ USD) đang nằm “đọng” trong nhân dân. Hơn nữa, số vốn huy động phải tăng lên trong những năm sau để đáp ứng nhu cầu đầu tư chung của đất nước. Trước hết, cần có những quan điểm mới về tính chất đa dạng của nguồn vốn (không chỉ là tiền tệ, với các cấu thành phong phú: Vàng, ngoại tệ, nội tệ, giấy tờ có giá trị như một thứ “bán tiền tệ” khác, mà cả vật tư kỹ thuật, đất đai, lao động và tri thức khoa học .) cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, về việc huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn tiền tệ (được coi là nguồn vốn bao trùm nhất, linh hoạt nhất). Thứ hai, phải coi trọng nguồn vốn trong dân cư và các doanh nghiệp, vì đây là nguồn vốn chủ yếu cho ngân sách và cho hệ thống tín dụng. Vốn đầu tư 3 trong nước căn bản phải dựa vào tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Phải bằng mọi cách thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam 1996 – 2000 là phấn đấu tăng gấp 2 lần GDP trên mỗi đầu người vào năm 2000 (so với năm 1990), tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng GDP xấp xỉ 10%/năm. Để thực hiện được mục tiêu trên, vốn có vai trò rất quan trọng. Thực hiện được mục tiêu tăng trưởng đó có ý nghĩa rất lớn: - Đây là phương thức duy nhất để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ kinh tế – xã hội giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực và trên thế giới. - Là điều kiện tiền đề để cải thiện từng bước mức sống của các tầng lớp dân cư, giảm tình trạng đói nghèo, thất học, lạc hậu vẫn còn phổ biến của một bộ phận không nhỏ của nhân dân hiện nay, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, miền núi. - Tạo ra bước ngoặt có tính chất quyết định để đất nước đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đạo hoá nền kinh tế cho những năm sau năm 2000. Qua thực tiễn phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, người ta vẫn thấy rõ một điều: Giữa tăng trưởng và vốn đầu tư có mối quan hệ khá chặt chẽ, để đạt được mức tăng trưởng cao, cần thiết phải có mức tích luỹ và đầu tư lớn, ngược lại mức đầu tư lớn chỉ có thể duy trì dài hạn thông qua tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn định. Các bảng số liệu bên dưới góp phần khẳng định điều nêu trên. Châu Phi do có mức đầu tư hạn chế – xấp xỉ 20%/năm so với GDP – cho nên hậu quả là mức tăng trưởng GDP qua các năm rất thấp, ước chừng 2,5%/năm. Trong khi đó, ở châu Á do liên tục duy trì được mức đầu tư trên 4 30%/năm, nên đã bảo đảm tốc độ tăng trưởng GDP khá tốt và ổn định, trên 6%/năm. Đi sâu vào từng nước được ghi nhận cho năm 1993, chúng ta cũng thấy có tình hình tương tự như vậy: Những nước có mức đầu tư cao đều có mức tăng trưởng khá nhanh như Malaixia, Thái Lan ., thậm chí có nước nhờ mức đầu tư khá cao (39%/năm) mà đã đạt thành tích tăng trưởng kỷ lục của thế giới như trường hợp Trung Quốc. Ngược lại, những nước có mức đầu tư thấp như Nepal, Pakistan, Miến Điện đã dẫn đến sự tăng trưởng trì trệ, chậm chạp, thậm chí suy thoái như trường hợp của Mông Cổ (-7,6%). Bảng 1: So sánh đầu tư và tăng trưởng kinh tế tại châu Phi và châu Á Bình quân 89 - 90 1991 1992 1993 Châu Phi - GDP thực tế (%) 2,6 1,5 2,0 3,3 - % đầu tư/GDP 21,0 19,8 19,6 20,6 Châu Á - GDP thực tế (%) 6,6 5,7 6,6 6,4 - % đầu tư/GDP 30,2 30,2 31,1 31,3 Nguồn: World ecomomic outlook – 1/1993 Bảng 2: Đầu tư và tăng trưởng kinh tế tại một số nước năm 1993 Nước Tăng trưởng GDP (%) Mức đầu tư (% GDP) 1. Trung Quốc 13,0 39 2. Hàn Quốc 4,3 36 3. Malaysia 10,4 30 4. Thái Lan 7,4 32 5. Nepal 3,1 5 6. Pakistan 3,0 12 7. Miến Điện 1,2 13 8. Mông Cổ 7,6 3 Nguồn: Asiaweek Review No: 24 – 1993 5 2. Nguồn vốn huy động trong nước 2.1. Tài chính dân cư: Đây là nguồn tài chính phân bố không đều trên toàn quốc gia. Tuy nhiên, nếu biết cách khai thác triệt để thì nó lại là một nguồn đáng kể cho mỗi quốc gia. Nguồn vốn từ dân cư có thể là trái phiếu trên thị trường hoặc tiền gửi ở NHTM. Một trong những nét đặc thù của kinh tế Việt Nam cho tới nay là nền kinh tế mang nặng màu sắc của “kinh tế tiền mặt”. Hầu kết các giao dịch kinh tế trong dân cư và một bộ phận lớn giữa các tổ chức kinh tế được thực hiện bằng tiền mặt. Hơn nữa, người dân Việt Nam theo truyền thống từ lâu luôn có thói quen tiết kiệm và tự cất trữ tiền mặt và các tài sản quý giá như vàng, bạc, đá quý . Do vậy, một bộ phận tài sản, tiền mặt thường được lưu giữ trong dân cư mà chưa được khai thác huy động, để phục vụ cho phát triển kinh tế. Nhìn nhận và đánh giá được tiềm năng to lớn này, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương tăng cường huy động nội lực này thông qua thực hiện các biện pháp, chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, tín phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu công trình, xúc tiến để hình thành thị trường chứng khoán, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn qua các quỹ tiết kiệm . 2.2. Ngân sách Nhà nước: 2.2.1. Thuế: Hiện nay, thuế là khoản thu chủ yếu đối với mỗi quốc gia. Với khối lượng lớn, ngoài việc bù đắp chi tiêu của Chính phủ, thuế là nguồn vốn quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp. Dù vậy, do thuế thu về nhằm chi trả cho các hoạt động của Chính phủ nên không được sử dụng linh động. 6 2.2.2. Phí và lệ phí: Những khoản này được thu chủ yếu từ công trình công cộng . Nó góp phần làm tăng thu NSNN. Cũng như thuế, nguồn vốn này không linh động và không dài hạn. Tuy nhiên, những nguồn thu từ phí và lệ phí có thể là một liều thuốc kích thích đối với một số ngành kinh tế công cộng về vốn. 2.2.3 Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp: Hiện nay, ở Việt Nam những khoản này thường bằng không, thậm chí âm. Chỉ một số ít Doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, đây là nguồn vốn quan trọng trong tương lai. Các khoản thu từ các Doanh nghiệp này vừa là nguồn cung cấp thêm cho thị trường tài chính (còn nam) vừa góp phần đầu tư cho các Doanh nghiệp để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.2.4. Thu từ hoạt động tài chính: Các cơ sở hoạt động tài chính mang tính trung gian và cũng là đơn vị kinh doanh thu lời. Các tổ chức này hoạt động linh hoạt, huy động, luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Nó góp phần làm cho nguồn thu của NSNN tăng thêm. Ngoài ra, nguồn thu NSNN còn bao gồm cả các nguồn thu từ tài sản công còn bỏ phí hoặc từ các tài sản công do các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng quân đội . nắm giữ. 3. Nguồn vốn huy động nước ngoài 3.1. Nguồn vốn huy động đầu tư trực tiếp (FDI): Đầu tư trực tiếp NN là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đầu tư trực tiếp được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới với quyền sở hữu và quản lý phụ thuộc vào mức độ đóng góp của mỗi 7 bên. Trong đó, bên nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu tuỳ theo vốn pháp định và luật Đầu tư nước ngoài đồng thời lợi nhuận thu được cũng chia theo tỷ lệ này. Hiện nay FDI, có các xu hướng vận động sau: Xu hướng tự do hoá đầu tư: thể hiện trên 3 bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Đó là việc giảm dần những hạn chế về hình thức đầu tư, vốn góp, nhân công, chuyển giao công nghệ . đồng thời tăng cường đào tạo nguồn nhân lực khuyến khích về tài chính ., hình thành hiệp định song và đa phương. Vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia ngày càng nổi bật trong việc cung cấp tài chính và chuyển giao công nghệ cùng kinh nghiệm quản lý cũng là một xu hướng mới. Xu hướng mới là có sự vận động luân chuyển vốn giữa các nước phát triển. Vốn FDI, tuy nhiên, cũng có sự biến đổi tăng dần về qui mô và tốc độ phân vốn vào các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Cuối cùng là xu hướng chuyển dần lĩnh vực đầu tư từ khai thác sang chế tạo và dịch vụ, vào những ngành đòi hỏi sử dụng lao động có trình độ cao, tạo được hiệu quả kinh tế – xã hội lớn . Đầu tư trực tiếp hiện nay chủ yếu trên 3 hình thức: hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đầu tư trực tiếp mang lại cả mặt tích cực và tiêu cực, song nói chung, cả với nước tiếp nhận và nước đầu tư đều có lợi ở nhiều mặt như: Ở nước tiếp nhận sẽ tiếp thu được khoa học – kỹ thuật – công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn ., đối với nước đi đầu tư: vốn đầu tư được sử dụng với hiệu quả cao, chiếm lĩnh thị trường, tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch, . Tuy nhiên, cũng có những mặt tiêu cực như: nếu môi trường chính trị – Kinh tế không ổn 8 định sẽ khó thu hút FDI, dễ bị nhập những công nghệ lạc hậu kém hiệu quả, phá hoại môi trường, . 3.2. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (ĐTGT): ĐTGT là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý vốn và điều hành các hoạt động sử dụng vốn, họ không chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư mà hưởng lãi suất theo tỷ lệ số vốn đầu tư. Đầu tư nước ngoài gián tiếp chủ yếu dưới hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA). ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại hoặc các khoản tín dụng ưu đãi (vay dài hạn và lãi suất thấp) của các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi Chính phủ, và một số các nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. ODA gồm có các khoản viện trợ và vay ưu đãi. 3.2.1. Nguồn vốn viện trợ: Là các khoản mà các đối tác của ODA chuyển vào một quốc gia (đặc biệt là cho các dự án phát triển) dưới hình thức hoàn lại hay không hoàn lại. Thông thường, nó sẽ đi kèm với các điều kiện về chính trị. 3.2.2. Nguồn vốn vay ưu đãi: Là việc các đối tác của ODA cho các nước đang phát triển vay với lãi suất thấp, trong thời gian dài. Song việc cho vay ưu đãi cũng gắn chặt với thái độ chính trị của các Chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế khác nhau. ODA có các đặc điểm chung là: bên tiếp nhận vốn được toàn quyền sử dụng vốn, vay với lãi suất thấo, trong thời gian dài nhưng nói chung là bị lệ thuộc về chính trị đối với nước và tổ chức cho vay. Bên cạnh các hình thức đầu tư trên còn có vay nợ thương mại và Kiều hối. 3.3. Vay nợ thương mại: Là hình thức vay từ các tổ chức tài chính quốc tế với lãi suất và thời gian cụ thể. Lãi suất này thường cao hơn nhiều so với lãi suất của vay ưu đãi và thời gian lại ngắn hơn nên các nước thường cố gắng để hạn chế khoảng vay này. 9 003.4. Kiều hối: Là việc chuyển tiền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài về trong nước. Người lao động ra nước ngoài chủ yếu qua 2 hình thức là xuất khẩu lao động và Việt Kiều. Như vậy, trong những năm qua, Việt Nam đã huy động vốn như thế nào từ các nguồn này? II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Nhu cầu vốn để phát triển kinh tế Việt Nam đang thực hiện quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời thực hiện mở cửa nền kinh tế từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế. Mục tiêu lớn của Việt Nam về phát triển kinh tế – xã hội đã được xác định rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội lần thứ VIII với một quyết tâm rất cao là: Tới năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp. Muốn đạt được mục tiêu này thì vốn đầu tư hàng năm phải đạt mức 25 – 30% GDP. Do vậy nhu cầu vốn đối với Việt Nam là rất lớn. Chính phủ đã có những giải pháp tích cực, kịp thời nên mặc dù trong bối cảnh như vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn có những bước chuyển biến tích cực. So với năm 2001, nhịp độ tăng trưởng GDP năm 2002 dự kiến đạt khoảng 7%, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 14,4% trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 11,9%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 19,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,7%. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch bước đầu về cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 5%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước đạt 6,7% . Các cân đối lớn trong nền kinh tế nhìn chung được bảo đảm. Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước cũng có bước tiến đáng kể. Ước tính trong năm 2002, có khoảng 250 – 300 doanh nghiệp được cổ 10