MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ ở các lĩnh vực, ở các quốc gia và nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao như hiện nay, lãnh đạo trở thành yếu tố thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo từ các doanh nghiệp, tổ chức, tập thể trong xã hội đến hoạt động lãnh đạo đất nước. Để đưa đất nước bước vào hội nhập, hấp thụ được những thuận lợi và vượt qua thách thức trong điều kiện này, vai trò của phong cách lãnh đạo trở nên hết sức ý nghĩa. Lãnh đạo là cộng việc khó, muốn thực hiện thành công nhiệm vụ lãnh đạo đòi hỏi ở nhà lãnh đạo có biện pháp, cách thức, kiểu cách làm việc riêng biệt. Hay nói cách khác, để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu lãnh đạo tổ chức, tập thể đòi hỏi nhà lãnh đạo phải biết vận dụng phong cách lãnh đạo vào công việc. Trong lịch sử thế giới đương đại, có nhiều nhà lãnh đạo đã áp dụng thành công phong cách lãnh đạo vào công việc, đặc biệt đã có một nhà lãnh đâọ gây sự bất ngờ cho thế giới bởi ông đã vùng dậy và bỏ qua sự tự ti, vượt lên hoàn cảnh, ngục tù để trở thành tổng thống da màu đầu tiên của quốc gia “Cầu Vồng” đó là Tổng thống Nelson Mandela. Trong suốt quá trình lãnh đạo (từ năm 1994 đến năm 1999), ông luôn thể hiện mình là nhà lãnh đạo tài cao, biết sử dụng phong cách lãnh đạo vào công việc hiệu quả và đặc biệt ông là người có công lớn nhất vào chiến lược chống Aparthied, đưa nội bộ Nam Phi trở nên đoàn kết và ổn định hơn, làm thay đổi cách nhìn của thế giới về đất nước này. Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu lý luận về phong cách lãnh đạo – một trong những nhân tố quyết định sự thành công của nhà lãnh đạo và sự khâm phục tài năng phi thường của Tổng thống Nelson Madela người đã tạo ra bước đột phá cho Nam Phi, bản thân đã quyết định chọn đề tài “Phong cách lãnh đạo của Tổng thống Nelson Mandela tại Nam Phi giai đoạn 1994 – 1999 và ý nghĩa đối với hoạt động của nhà lãnh đạo hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.