1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo, quản lý và ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa công sở tại ban quản lý dự án các công trình hàng hải cục hàng hải việt nam

20 358 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 492,74 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu 1 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Cấu trúc của đề tài 2 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ 3 I. Khái quát về Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3 1.2. Chức năng, nhiệm vụ 3 1.3. Cơ cấu tổ chức 4 II. Thực trạng văn hóa công sở tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải 5 2.1. Nội quy, quy chế làm việc: 5 2.1.1. Các quy định chung cần nghiêm túc thực hiện trong phạm vi cơ quan 5 2.1.2. Ứng xử giao tiếp 6 2.1.3. Đồng phục làm việc 7 2.1.4. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi 8 III. Phong cách của Nhà lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở. 9 3.1. Khái niệm phong cách lãnh đạo 9 3.2. Phong cách lãnh đạo, quản lý của Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải 10 3.2.1. Đôi nét về Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải 10 3.2.1. Phong cách lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở 11 CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI 15 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 1

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Cấu trúc của đề tài 2

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ 3

I Khái quát về Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.2 Chức năng, nhiệm vụ 3

1.3 Cơ cấu tổ chức 4

II Thực trạng văn hóa công sở tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải 5

2.1 Nội quy, quy chế làm việc: 5

2.1.1 Các quy định chung cần nghiêm túc thực hiện trong phạm vi cơ quan 5

2.1.2 Ứng xử giao tiếp 6

2.1.3 Đồng phục làm việc 7

2.1.4 Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi 8

III Phong cách của Nhà lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở 9

3.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo 9

3.2 Phong cách lãnh đạo, quản lý của Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải 10

3.2.1 Đôi nét về Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải 10 3.2.1 Phong cách lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở.11

1

Trang 2

CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VĂN HÓA CÔNG SỞ

VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI 15 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sự nghiệp đổi mới đã và đang mang lại những thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn

xã hội, đang tạo ra được những tiền đồ mới, đưa Việt Nam bước sang thời kỳ phát triển - thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay thực tế Việt Nam đã dành được những thành tựu đáng kể về kinh tế, văn hoá, xã hội, về quản lý nhà nước, về trình độ của mỗi cán bộ công chức Nhưng trước những xu thế thách thức cuả thời đại mới đòi hỏi việc đổi mới trong các cơ quan, đơn vị đặc biệt là trong các cơ quan quản lý nhà nước cần phải được đẩy mạnh hơn nữa Xây dựng mô hình văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức là yêu cầu thiết yếu góp phần không nhỏ trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay Mô hình văn hóa công sở không chỉ xuất hiện các tại các doanh nghiệp nước ngoài mà còn đang phát triển mạnh mẽ trong các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp với mực đích tạo gia môi trường công sở chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn

Và phong cách của Nhà lãnh đạo, quản lý có ảnh hưởng trực tiếp việc xây dựng văn hóa công sở trong cơ quan Nhận thức được tầm quan trọng của công sở đối với sự phát triển của cơ quan, tổ chức nói chung và đối với Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải nói riêng, sau thời ngắn làm việc tại Phòng Tổ chức - Hành chính của Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam em

đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Phong cách lãnh đạo của Nhà lãnh đạo,

quản lý và ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa công sở tại Ban Quản lý

dự án các công trình hàng hải - Cục Hàng hải Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu

của cá nhân

2 Đối tượng nghiên cứu

Phong cách lãnh đạo của Nhà lãnh đạo, quản lý và ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa công sở

1

Trang 4

3 Phạm vi nghiên cứu

Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện với mục đích chính là xây dựng và phát huy môi trường văn hóa công sở tại cơ quan, thúc đẩy sự phát triển của cơ quan

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu và thực hiện tốt chuyên đề này em đã sử dụng một số phương pháp:

+ Quan sát hoạt động thực tiễn công việc, đối chiếu lý luận và thực tiễn để đánh giá hoạt động của cơ quan

+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

+ Dựa vào các tài liệu, quy chế, báo cáo tổng kết để phân tích, thống kê rút ra những giải pháp mang tính khả thi

+ Lấy nguồn từ internet

6 Cấu trúc của đề tài

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương chính:

Chương I Cơ sở lý luận về văn hóa công sở và phong cách lãnh đạo của Nhà lãnh đạo, quản lý Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải

Chương II Thực trạng văn hóa công sở tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải và những ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến việc xây dựng văn hóa công sở

Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xây dựng văn hóa công sở tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải

Từ những kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của toàn thể anh, chị em trong Phòng Tổ chức - Hành chính của Ban Quản

lý dự án các công trình hàng đã giúp em trong quá trình học hỏi, làm việc để hoàn thành đề tài này Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nhiệm thực tế nên quá trình viết chuyên đề của em còn nhiều hạn chế Em rất mong thầy nhận xét và chỉ ra những thiếu sót và hạn chế để đề tài của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm

ơn thầy và sự giúp đỡ của các anh, chị, em cán bộ nhân viên Ban Quản lý dự án các công trình hàng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH

ĐẠO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ

I Khái quát về Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI

Địa chỉ: Số 8, Phạm Hùng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại/Fax: (04) 379.575.29 Email: mwpmu.gov vn

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải tiền thân là Ban quản lý dự án hàng hải III được thành lập theo Quyết định số 960/2002/QĐ-BGTVT ngày 04/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải

và được đổi tên thành Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải theo Quyết định

số 22/QĐ-CHHVN ngày 14/01/2015 của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam

1.2 Chức năng, nhiệm vụ

Tại Quyết định số số 22/QĐ-CHHVN ngày 14/01/2015 của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản

lý dự án các công trình hàng hải, cụ thể như sau:

- Thực hiện quản lý các dự án do Cục Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư: Lập báo cáo nghiên cứu, báo cáo kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổ chức thiết kế dự toán

và đánh giá tác động môi trường của dự án;

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình nạo vét, duy tu các luồng hàng hải;

- Tổ chức thực hiện giám sát hoạt động nạo vét duy tu luồng hàng hải theo đúng quy định của Pháp luật;

Tính đến thời điểm hiện nay, sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự

Trang 6

quan tâm và lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cũng như của Đảng và Nhà nước, Ban đã gặt hái được những thành công đáng kể và được nhiều Bằng khen, Giấy khen của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam về việc công nhận thành tích hoạt động của Ban, và nhiều tuyến luồng hàng hải đã được đưa vào sử dụng, phục vụ cho sự phát triển của đất nước Điển hình là Dự án đầu tư nâng cấp luồng cho tàu biển 10.000DWTđầy tải vào cảng Cửa Lò đã đưa vào sử dụng hồi tháng 5/2015 và nhiều dự án khác đang được Ban quản lý

1.3 Cơ cấu tổ chức

- Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất, đứng đầu Ban, điều hành mọi hoạt động của Ban và có chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của Ban trước Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và Nhà nược

- Giúp việc cho Giám đốc có 02 Phó Giám đốc, 04 phòng tham mưu và 01 văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh Mỗi một phòng tham mưu có một chức năng nhiệm vụ riêng nhưng đều thực hiện một mục đích chung là góp phần cho sự phát triển của Ban, sự phát triển của ngành Hàng hải nói riêng và của đất nước nói chung

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TÀI CHÍNH

-KẾ TOÁN

PHÒNG QUẢN LÝ

DỰ ÁN

PHÒNG

TỔ CHỨC

- HÀNH

CHÍNH

PHÒNG KẾ HOẠCH -KỸ THUẬT

VĂN PHÒNG TẠI TP

HỒ CHÍ MINH

Trang 7

Ảnh tập thể CBVC-NLĐ Ban QLDA các công trình hàng hải

II Thực trạng văn hóa công sở tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải

Nói đến thực trạng thì ai cũng biết trong cơ quan hành chính, thực trạng về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay ở Việt Nam chính

là một điều đáng được chủ trọng và nói lên như:

- Cách ứng xử nơi công sở

- Thái độ và phong cách làm việc trong công sở

- Thời gian đến công sở

- Trách nhiệm đối với công việc

Tại Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải đã xây dựng riêng Quy chế làm việc của cơ quan Trong Quy chế có các mục quy định rõ các điều mà CBVC-NLĐ Ban được làm và không được làm thể hiện tính văn hóa nơi công sở, cụ thể như sau:

2.1 Nội quy, quy chế làm việc:

2.1.1 Các quy định chung cần nghiêm túc thực hiện trong phạm vi cơ quan

- Không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp và nơi đông người,

- Không sử dụng bia rượu, tổ chức ăn uống trong giờ làm việc (trừ các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao),

- Không tụ tập uống nước, nói chuyện phiếm, gây tiếng ồn trong giờ làm việc,

- Không sử dụng máy tính chơi trò chơi điện tử; truy cập các trang Web có

Trang 8

nội dung không lành mạnh,

- Nghiêm cấm chơi bài, đánh bạc dưới mọi hình thức,

- Không thắp hương, nấu nướng trong phòng làm việc,

- Không đưa trẻ em vào cơ quan và phòng làm việc (trừ trường hợp đặc biệt

và vào các dịp Ban tổ chức liên hoan cho các cháu)

- Không mang vật nuôi và các chất dễ cháy, nổ; vũ khí; vật gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường, an ninh trật tự vào cơ quan

- Không chơi thể thao trong giờ làm việc (trừ trường hợp Ban hoặc Công đoàn Ban tổ chức các phong trào)

2.1.2 Ứng xử giao tiếp

a) Giao tiếp và ứng xử trong nội bộ

CBVC-NLĐ khi thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện đầy đủ các quy định về

những việc được làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật Lãnh đạo Ban và Lãnh đạo đơn vị khi giao tiếp, ứng xử đối với cán bộ CBVC-NLĐ và người lao động: phải có thái độ tôn trọng, chuẩn mực, ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, không nói tiếng lóng,

- Lãnh đạo Ban và Lãnh đạo các đơn vị nếu có chương trình họp hoặc tiếp

khách cần tự giác không sử dụng rượu, bia trước đó,

- CBVC-NLĐ khi giao tiếp, ứng xử với nhau và với đồng nghiệp: phải có thái

độ trung thực, thân thiện, hợp tác Nếu có vấn đề không nhất trí trong trao đổi có thể trực tiếp phản ánh với các cấp Lãnh đạo theo quy chế dân chủ của Ban để được giải quyết

- CBVC-NLĐ khi giao tiếp, ứng xử với lãnh đạo: phải trân trọng, đúng mực.

Lãnh đạo Ban có quyền từ chối tiếp CBVC-NLĐ (hoặc khách đến liên hệ công tác) trong trạng thái thiếu tỉnh táo do uống bia, rượu

b Giao tiếp và ứng xử với khách

Trong giao tiếp và ứng xử với khách, Lãnh đạo và CBVC-NLĐ phải lịch sự,

nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về các yêu cầu của khách liên quan đến giải quyết công việc Không được có thái độ bất nhã, gây khó khăn hoặc phiền hà đối với khách

Trang 9

c Giao tiếp qua điện thoại và thư công tác

- Giao tiếp qua điện thoại

+ CBVC-NLĐ khi nhấc máy trao đổi bằng điện thoại cần chủ động lịch sự

xưng tên và đơn vị công tác (Ví dụ : Alô, Văn phòng Ban QLDA các công trình hàng hải xin nghe)

+ Nội dung trao đổi cần ngắn gọn, lịch sự, tập trung vào công việc, tránh nói chuyện phiếm kéo dài; không ngắt điện thoại đột ngột

+ Khi kết thúc cuộc điện thoại nên nói lời cảm ơn

+ Trao đổi bằng thư công tác: CBVC-NLĐ khi trao đổi bằng thư công tác cần

sử dụng văn phong mạch lạc, ngắn gọn, tuân thủ quy định về tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản của Ban

d Giao tiếp và ứng xử trong các cuộc họp

- Đối với các cuộc họp với Lãnh đạo cấp trên và họp riêng với Lãnh đạo Ban, người được mời dự họp tự giác tắt điện thoại di động khi bắt đầu cuộc họp

- Đối với các cuộc họp khác: nên để điện thoại ở chế độ rung và khi cần trao

đổi điện thoại nên tự giác ra ngoài phòng họp để trao đổi, tránh tiếng ồn

- Trong các cuộc họp, nên tránh các hành vi như : ngáp; khạc nhổ; ngoáy tai,

ngoáy mũi; rung đùi và nói chuyện riêng gây tiếng ồn

- Trong cuộc họp khi muốn phát biểu phải đăng ký với Ban Tổ chức hoặc giơ

tay Khi được mời phát biểu nên nói ngắn gọn, tôn trọng chủ tọa và các thành phần tham dự

2.1.3 Đồng phục làm việc

a) Đối với khối văn phòng

- Thực hiện mặc đồng phục vào Thứ hai, Thứ năm hàng tuần Các trường hợp khác sẽ có thông báo cụ thể sau

- Đồng phục bao gồm:

+ Nam: áo sơ mi trắng có in lôgô và tên cơ quan, quần xanh đen

+ Nữ: áo sơ mi trắng có in lôgô và tên cơ quan, quần/chân váy xanh đen

- Trong trường hợp chưa có đồng phục, NLĐ phải mặc trang phục công sở gọn gàng, lịch sự

Trang 10

b) Đối với khối công trường

- Luôn luôn mặc đồng phục khi làm việc trên công trường

- Đồng phục bao gồm: Bộ quần áo công trường (có biển in lôgô và tên cơ quan),

áo phao (khi làm nhiệm vụ trên sông/biển), áo phản quang, mũ bảo hộ có in lôgô và

tên cơ quan, giày và găng tay bảo hộ

- Khi người lao động nghỉ việc, Tổ trưởng Tổ TVGS có trách nhiệm thu hồi lại toàn bộ đồng phục lao động đã phát, chuyển về Phòng QLDA để cất trữ và báo Phòng TCHC để hoàn tất thủ tục cho thôi việc

2.1.4 Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi

a) Thời giờ làm việc:

* Khối văn phòng: 40 giờ/tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu.

* Khối công trường: từ thứ Hai đến thứ Bảy

Tùy theo tính chất công việc và đặc điểm của từng địa phương nơi trú đóng, các Tổ trưởng Tổ TVGS thông báo giờ làm việc theo tiến độ và yêu cầu của công việc được giao, báo cáo tình hình thực hiện chấm công hàng ngày để phòng chức năng tổng hợp, theo dõi và thanh toán các chế độ liên quan

b) Thời giờ nghỉ ngơi:

* Nghỉ trong ngày:

- Khối văn phòng: từ 12 giờ 00 đến 13 giờ 00 hàng ngày.

- Khối công trường: tùy theo điều kiện làm việc, Tổ trưởng Tổ TVGS bố trí

phương án giờ làm việc và giờ nghỉ trong ngày phù hợp

* Nghỉ hàng tuần:

- Khối văn phòng: Nghỉ ngày Thứ 7 và Chủ nhật.

- Khối công trường: Căn cứ vào tình hình thực tế công việc tại công trường để quy định ngày nghỉ hàng tuần cho phù hợp

* Nghỉ ngày Lễ, Tết:

Được nghỉ theo quy định hiện hành của Nhà nước Đồng thời, Phòng TCHC thừa lệnh Giám đốc có thông báo lịch nghỉ cụ thể và phân công cán bộ trực cơ quan, hiện trường

* Nghỉ hàng năm:

Trang 11

- NLĐ được giải quyết nghỉ phép năm, cụ thể như sau:

+ NLĐ sau 6 tháng làm việc được giải quyết nghỉ phép năm theo quy định

Cụ thể số ngày nghỉ phép được giải quyết tương ứng với số tháng làm việc của người lao động tại cơ quan

+ Số ngày nghỉ hàng năm được tăng theo thâm niên làm việc tại cơ quan, cứ

05 năm được nghỉ thêm 01 ngày

* Nghỉ về việc riêng có hưởng lương:

- Được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước

* Nghỉ việc riêng không hưởng lương:

- NLĐ có thể thỏa thuận (bằng văn bản) với lãnh đạo Ban để nghỉ việc riêng không hưởng lương Ngoài ra, các trường hợp nghỉ ốm đột xuất (bằng văn bản) không

có xác nhận của cơ sở y tế dưới 02 ngày được giải quyết nghỉ việc riêng không hưởng lương

c) Làm thêm giờ:

Số giờ làm thêm trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm thực hiện theo Quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan

Bên cạnh những việc thực hiện

những nội quy quy chế của cơ quan thì

phong trào “4 xin - 4 luôn” do Đảng bộ

Bộ Giao thông vận tải phát động luôn

được Ban đẩy mạnh Phương châm

được đóng khung cẩn thận và treo

nhiều nơi trong cơ quan như: sảnh tầng

1, cửa thang máy để mọi người dễ quan

sát và thực hiện

III Phong cách của Nhà lãnh đạo và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở.

3.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ lực

Ngày đăng: 08/11/2017, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w