LACK II -Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật dò bẩm sinh vùng đầu cổ tại Huế (FULL TEXT)

103 394 4
LACK II -Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật dò bẩm sinh vùng đầu cổ tại Huế (FULL TEXT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tai mũi họng là những cơ quan có nhiều chức năng quan trọng trong sự sống và giao tiếp hàng ngày của con người. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng còn rất cao, đặc biệt ở những vùng khí hậu nóng ẩm luôn thay đổi, điều kiện làm việc trong môi trường còn nhiều yếu tố phơi nhiễm [10]. Khi đề cập đến bệnh tai mũi họng, chúng ta thường quan tâm đến các bệnh viêm nhiễm, chấn thương, khối u, dị vật… còn các dị tật bẩm sinh thuộc lĩnh vực tai mũi họng nếu chưa ảnh hưởng sức khoẻ trước mắt thì không được chú ý. Không giống như nhiều dị tật bẩm sinh của các cơ quan khác như dò khí- thực quản, tứ chứng Fallot… được phát sinh trong quá trình tạo mô, tạo hình, tạo cơ quan do rối loạn phát triển mầm của chúng, các dị tật bẩm sinh vùng đầu cổ là do sự tồn tại và phát triển những di tích phôi thai vùng mang mà đáng lẽ phải biến mất đi trong quá trình phát triển cá thể [6]. Vào giữa tuần thứ 3 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, cấu trúc vùng mang, nơi phát sinh ra nhiều cấu trúc quan trọng của vùng đầu mặt cổ bắt đầu phát triển. Nếu trong quá trình phát triển của vùng mang có sự rối loạn sẽ dẫn đến một số dị tật vùng đầu cổ và dò bẩm sinh là một trong những dị tật liên quan đến quá trình phát triển phôi thai này [13], [14]. Một số đường dò vùng đầu mặt khá phổ biến, dễ phát hiện trong cộng đồng như dò Hélix…, một số khác rất hiếm gặp chỉ có thể phát hiện qua thăm khám hoặc đôi khi phải nhờ đến các phương tiện hiện đại để chẩn đoán. Ngoài ra, các dị tật này đôi khi có tính chất gia đình và có thể kèm theo một số khiếm khuyết khác như dị dạng mép môi, bất sản tối thiểu của tai hoặc gai cột sống chẻ đôi... Trong cộng đồng, các dị tật bẩm sinh vùng đầu cổ còn ít được chú ý. Do sự hiểu biết về bệnh tật, điều kiện kinh tế và vệ sinh của người dân còn thấp nên phần lớn bệnh nhân đến bệnh viện khi các đường dò đã có biến chứng như viêm tấy, áp xe vỡ mủ hoặc tái phát nhiều lần…và lúc này việc điều trị thường khó khăn, mất nhiều thời gian. Khi đã biến chứng viêm nhiễm nhiều lần, đường dò không còn nguyên dạng. Muốn phẫu thuật lấy bỏ trọn vẹn đường dò cũng rất phức tạp. Điều trị kháng sinh liều cao nhiều ngày, tốn kém, đặc biệt ảnh hưởng vấn đề thẩm mỹ là để lại sẹo lớn và xấu suốt đời. Nhưng ngược lại, nếu được khám và điều trị sớm thì khả năng điều trị triệt để loại bỏ đường dò dễ dàng hơn tránh được nhiều biến chứng. Do tính chất quan trọng và phổ biến của dị tật bẩm sinh này trong cộng đồng, việc điều trị nhiều khi rất khó khăn, ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn ít tác giả nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật dò bẩm sinh vùng đầu cổ tại Huế” với những mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dò bẩm sinh vùng đầu cổ. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật dò bẩm sinh vùng đầu cổ.

Ngày đăng: 03/07/2018, 14:47