1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn TP Vũng Tàu 0903034381

44 287 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 3,13 MB

Nội dung

Tiềm năng phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam VKTTĐPN, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế quan trọng về vị trí, đất đai

Trang 1

ĐỊA ĐIỂM : ĐỒI 84, XÃ LONG SƠN, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ DU LỊCH TRÍ DŨNG

Vũng Tàu - Tháng 03 năm 2013

Trang 3

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 1

I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 1

I.3 Căn cứ pháp lý 1

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 4

II.1 Tiềm năng phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 4

II.1.1 Tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí 4

II.1.2 Tiềm năng phát triển cảng sông, cảng biển 4

II.1.3 Tiềm năng phát triển du lịch 5

II.2 Thế mạnh của khu vực thực hiện dự án 6

II.2.1 Vị thế địa lý, điều kiện quỹ đất hiện trạng và xu thế sử dụng 6

II.2.2 Quan hệ với các dự án liên quan khác 7

II.2.3 Nhu cầu nghỉ dưỡng- lưu trú tại Long Sơn 7

II.4 Kết luận về sự cần thiết đầu tư 8

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 9

III.1 Địa điểm đầu tư 9

III.2 Địa hình, hiện trạng 9

III.3 Địa chất thủy văn, địa chất công trình 10

III.3.1 Địa chất thủy văn 10

III.3.2 Địa chất công trình 10

III.4 Cảnh quan thiên nhiên 10

III.5 Khí hậu – thủy văn 10

III.5.1 Khí hậu 10

III.5.2 Thủy văn – hải văn 11

III.6 Hạ tầng khu đất xây dựng dự án 11

III.6.1 Hiện trạng dân cư 11

III.6.2 Hiện trạng lao động 11

III.6.3 Hiện trạng sử dụng đất 11

III.6.4 Hiện trạng công trình kiến trúc xây dựng 11

III.6.5 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 11

III.7 Nhận xét chung 11

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 12

IV.1 Quy mô dự án 12

IV.2 Hạng mục công trình 12

IV.3 Hạng mục hạ tầng 12

IV.4 Tiến độ thực hiện dự án 13

IV.4.1 Giai đoạn 1 13

IV.4.2 Giai đoạn 2 13

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT 14

V.1 Tính chất khu quy hoạch 14

V.2 Bố cục quy hoạch không gian kiến trúc 14

V.2.1 Cơ cấu tổ chức không gian 14

Trang 4

V.3.1 Giao thông 15

V.3.2 Cấp điện và chiếu sáng 16

V.3.3 Cấp nước 16

V.3.4 Thoát nước 17

V.3.5 Hệ thống thông tin liên lạc và cáp truyền hình 17

V.3.6 Cây xanh 17

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 19

VI.1 Đánh giá tác động môi trường 19

VI.1.1 Giới thiệu chung 19

VI.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 19

VI.2 Tác động của dự án tới môi trường 20

VI.2.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 20

VI.2.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 20

VI.3 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường 20

VI.3.1 Trong giai đoạn xây dựng hạ tầng và công trình kiến trúc 20

VI.3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 20

VI.4 Kết luận 21

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 22

VII.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 22

VI.2 Nội dung tổng mức đầu tư 22

VI.2.1 Nội dung 22

VI.2.2 Kết quả tổng mức đầu tư 25

CHƯƠNG VIII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 26

VIII.1 Tiến độ sử dụng vốn 26

VIII.2 Nguồn vốn thực hiện dự án: 26

VIII.3 Phương án hoàn trả vốn vay và Lịch vay và trả nợ 26

CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN 28

IX.1 Các giả định tính toán 28

IX.1.1 Giả định về thiết kế 28

IX.1.2 Giả định về doanh thu 28

IX.1.3 Giả định về chi phí 34

IX.2 Phân tích tài chính dự án 35

IX.2.1 Báo cáo thu nhập 35

IX.2.2 Báo cáo ngân lưu 37

IX.2.3 Hệ số đảm bảo trả nợ 39

IX.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội 39

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN 40

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN VAY VỐN

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư

 Chủ đầu tư : Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Du lịch Trí Dũng

 Mã số thuế : 3500857912

 Ngày đăng ký lần đầu : 18/3/2008 (Số ĐKKD cũ: 4904000274)

 Ngày thay đổi lần 3 : 06/10/2009

 Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

 Đại diện pháp luật : Trần Trung Kiên Chức vụ:Giám đốc

 Địa chỉ trụ sở : 2352 Khu phố 1, P.Phước Nguyên, TX.Bà Rịa, T.Bà Rịa- Vũng Tàu

 Điện thoại : 064 736168

I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án

 Tên dự án : Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn

 Địa điểm xây dựng : Đồi 84, xã Long Sơn, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

 Mục tiêu đầu tư : Đầu tư Đồi 84 thành khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp mang tầm quốc

tế với diện tích 63.33ha

 Mục đích đầu tư : Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch xã đảo Long Sơn và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đồng thời thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng, lưu trú, vui chơi của các chuyên gia, kỹ sư trong Khu công nghiệp Long Sơn và nhu cầu tham quan, khám phá của khách du lịch

 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập

 Tổng mức đầu tư : 410,661,936,000 đồng (Bốn trăm mười tỷ, sáu trăm sáu mươi mốt

triệu, chín trăm ba mươi sáu ngàn đồng) chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng.

+ Vốn chủ sở hữu : 61% tổng mức đầu tương ứng với số tiền 284,985,000,000đồng

+ Vốn vay : 39% tổng mức đầu tư tương ứng với số tiền 125,676,936,000 đồng

I.3 Căn cứ pháp lý

 Văn bản pháp lý

 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Trang 6

 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;

 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản

lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số

Trang 7

957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

 Quyết định số 23/2007/QĐ-UBND ngày 19/4/2007 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu v/v ban hành Quy định trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu;

 Quyết định số 235/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vũng Tàu giai đoạn 1993-2020 – Tỷ lệ 1/10.000;

 Văn bản số 6588/UBND-VP ngày 16/10/2009 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu v/v chấp nhận chủ trương đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng tại đồi 84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu;

 Văn bản số 5462/UBND-VP ngày 27/9/2011 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu v/v mở rộng dự

án khu du lịch nghỉ dưỡng tại đồi 84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu;

 Văn bản số 2695/SXD-KTQH ngày 10/11/2009 của sở Xây dựng v/v thỏa thuận địa điểm lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và dự án đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại đồi 84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu; (Kèm theo bản vẽ số 152/TTĐĐ của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu);

 Văn bản số 1301/STNMT-QLĐĐ ngày 22/7/2011 của Sở Tài Nguyên và Môi trường v/v bổ sung diện tích thỏa thuận địa điểm dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng tại đồi 84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu;

 Văn bản số 1284/SKHDT-ĐTKT ngày 30/8/2011 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư v/v bổ sung diện tích thực hiện khu du lịch nghỉ dưỡng tại đồi 84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu;

 Văn bản số 2350/UBND-VP ngày 07/9/2011 của UBND TP Vũng Tàu v/v chủ trương bổ sung diện tích thỏa thuận địa điểm dự án khu du lịch nghỉ dưỡng tại đồi 84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu;

 Văn bản số 1692/BCH-PTM ngày 12/10/2011 của Bộ Chỉ Huy Quân sự tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu v/v mở rộng khu du lịch nghỉ dưỡng tại đồi 84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu;

 Văn bản số 2211/SXD-KTQH ngày 15/12/2011 của Sở Xây dựng v/v đề nghị đổi tên và chấp thuận quy mô diện tích dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng tại đồi 84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu;

 Văn bản số 20/UBND-VP ngày 04/1/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu v/v đổi tên dự

án từ Khu du lịch nghỉ dưỡng tại đồi 84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu và cho mở rộng diện tích dự án lên 63.33 ha;

 Văn bản số 360/SXD-KTQH ngày 19/3/2012 của Sở Xây dựng v/v thỏa thuận lại địa điểm

lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn tại đồi

84 xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu;

 Quyết định số 2720/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND thành phố Vũng Tàu v/v phê

duyệt Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn tại xã Long

Sơn, thành phố Vũng Tàu của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du Lịch Trí Dũng;

 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

Trang 8

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

II.1 Tiềm năng phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế quan trọng về vị trí, đất đai, hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế biển như: công nghiệp dầu khí, sản xuất điện, đạm, cảng biển, du lịch, khai thác và chế biến hải sản

II.1.1 Tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam Trong tổng trữ lượng dầu khí đã xác minh, vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 400 triệu m3 dầu, chiếm 93.29% trữ lượng cả nước và khoảng trên 100 tỷ m3 khí, chiếm 16.2% trữ lượng cả nước

Dầu mỏ và khí đốt ở vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu phân bổ chủ yếu tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn Bể Cửu Long có trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu và 28 – 41 tỷ m3 khí, trong đó có: Bạch Hổ, Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông Bể Cửu Long có điều kiện khai thác tốt do nằm gần bờ, vùng biển nông, không có bão lớn Bể Nam Côn Sơn có mỏ Đại Hùng trữ lượng khai thác khoảng 30 – 50 triệu tấn dầu và 6 - 10 tỷ m3 khí đồng hành; mỏ Lan Tây và Lan Đỏ có trữ lượng khí thiên nhiên khoảng 58 tỷ m3; một số mỏ khác đã phát hiện có dầu và khí, đang xác định trữ lượng để khai thác như Thanh Long, Mộc Tinh, Rồng Bay

Có tài nguyên dầu khí, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp: lọc hóa dầu, chế biến các sản phẩm khí, sản xuất điện năng, sản xuất thép, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác sử dụng khí đốt làm nhiên liệu, nguyên liệu Các ngành công nghiệp trên đây đang phát triển nhanh trong các khu công nghiệp của tỉnh

II.1.2 Tiềm năng phát triển cảng sông, cảng biển

Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tiềm năng lớn để phát triển các cảng nước sâu cho tàu có trọng tải lớn ra vào được Trước hết phải kể đến sông Thị Vải, nằm ở ranh giới phía tây của tỉnh, có chiều dài khoảng 32km, phần chảy qua tỉnh dài khoảng 25km, lòng sông rộng (600 – 800m), mực nước sâu (10 – 20m), không bị bồi lắng, sóng, gió Dọc sông Thị Vải có thể xây dựng được 10km cảng nước sâu, tàu có trọng tải 40 – 80,000 tấn ra vào dễ dàng, công suất có thể đạt khoảng 25 – 30 triệu tấn/năm Ngoài việc xây dựng cảng, cạnh sông có thể xây dựng được một số ụ sửa chữa, đóng mới tàu thuyền các loại Trên dòng sông này hiện nay

đã đầu tư và đưa vào hoạt động 3 cảng bao gồm: cảng Bà Rịa – Serece dài 300m, cảng LPG dài

250 m, cảng cho các nhà máy điện dài 175m

Khu vực Sao Mai – Bến Đình, thuộc thành phố Vũng Tàu, mực nước biển khá sâu, kín gió, nằm ngay cửa ra vào sông Dinh và sông Lòng Tàu của cảng Sài Gòn, có thể xây dựng được cảng nước sâu cho tàu có trọng tải 80 – 100,000 tấn cập bến được

Khu vực biển quanh đảo Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu, mực nước đủ sâu có thể xây dựng được một số cảng, đặc biệt là cảng phục vụ cho hoạt động lọc hóa dầu

Tại huyện Côn Đảo, có vịnh Bến Đầm với chiều dài khoảng 4km, rộng trung bình 1.6km, độ sâu từ 6 – 18 m Điều kiện tự nhiên của vịnh Bến Đầm tương đương với vịnh Cam Ranh - Nha

Trang 9

Trang, nhưng chỉ cách ngã tư của đường hàng hải quốc tế khoảng 60 km, rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng trung chuyển hàng hóa đi các nước

Tiềm năng phát triển các khu công nghiệp tập trung: Có khí đốt, cảng nước sâu, nguồn năng lượng điện dồi dào và hệ thống giao thông vận tải thủy bộ thuận tiện, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có điều kiện phát triển các KCN tập trung, đặc biệt là các KCN nằm dọc theo trục quốc lộ 51 và sông Thị Vải

Trong các KCN ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có những loại ngành nghề mà các KCN ở các tỉnh, thành phố khác ít có điều kiện phát triển Đó là những loại ngành nghề sử dụng khí đốt làm nguyên liệu, nhiên liệu; sử dụng cảng nước sâu để vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị và xuất khẩu hàng hóa như: sản xuất điện, thép, hóa chất phân bón, chế biến khí, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo các thiết bị có kích thước lớn, xay lúa mì

II.1.3 Tiềm năng phát triển du lịch

Từ lâu, Bà Rịa – Vũng Tàu đã được du khách biết đến là một trung tâm du lịch nghỉ mát, tắm biển nổi tiếng của Việt Nam Trong tổng số 305.4km chiều dài bờ biển của tỉnh, có khoảng 156km bờ biển đẹp, với những bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh, ấm áp quanh năm lúc nào cũng có thể tắm biển được Tại thành phố Vũng Tàu có các bãi tắm Chí Linh, Thùy Vân, Bãi Dứa, Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu Tại Long Hải có bãi tắm Thùy Dương Huyện Xuyên Mộc có các bãi tắm Hồ Tràm, Hồ Cốc gắn với khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu rộng khoảng 11,290ha Huyện Côn Đảo có bãi tắm Đất Dốc, Bãi Cạnh, Bãi Đầm Trâu, Bãi Hòn Tre, Bãi Hòn Cau gắn với Vườn quốc gia Côn Đảo rộng gần 6,000ha với nhiều loại cây và thú quí hiếm (rùa, vích, đồi mồi, dugong, sóc đen, sóc mun, thạch sùng côn đảo, chim bồ câu nicoba, chim gầm gì trắng …)

Không chỉ có tắm biển, đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu du khách còn được tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử khá nổi tiếng Tại thành phố Vũng Tàu có ngọn Hải Đăng, tượng Chúa giang tay, Bạch Dinh, Niết Bàn Tịnh xá, Đình Thắng Tam, Thích Ca Phật Đài, Nhà lớn Long Sơn Huyện Long Đất có Khu căn cứ cách mạng Minh Đạm, đình cổ Long Phượng, chùa Long Bàn được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 Thị xã Bà Rịa có Nhà tròn lịch sử và địa đạo Long Phước Huyện Xuyên Mộc có khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu và thắng cảnh Hồ Linh Huyện Tân Thành có khu thắng cảnh Suối Tiên Huyện Châu Đức có khu du lịch Bàu Sen Đặc biệt tại huyện Côn Đảo có khu du tích lịch sử cách mạng với hệ thống nhà tù, trại giam dày đặc do Pháp và Mỹ để lại

Một sản phẩm du lịch cũng nổi tiếng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút khá nhiều du khách, đó là du lịch tắm suối nước nóng, nghỉ ngơi chữa bệnh tại Bình Châu – Xuyên Mộc Suối nước nóng ở đây là suối nước nóng tự nhiên, chảy từ lòng đất lên có nhiệt độ tới 820 C với nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe Tới đây du khách có thể ngâm chân, tắm nước nóng trong bồn hoặc tắm bùn, sau đó dạo chơi trong rừng cây để thư giãn cơ thể

Trang 10

II.2 Thế mạnh của khu vực thực hiện dự án

II.2.1 Vị thế địa lý, điều kiện quỹ đất hiện trạng và xu thế sử dụng

Hình: Vị thế địa lý của Long Sơn

Đảo Long Sơn là một đảo của thành phố Vũng Tàu, thuộc xã cùng tên ở ngoại thành phía tây của thành phố này Đảo có diện tích khoảng 92km², nhìn ra vịnh Gành Rái Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang tiến hành lập dự án đầu tư Nhà máy lọc dầu ở đây Đảo Long Sơn tương lai gần sẽ là thành phố công nghiệp, hiện đang có dự án đầu tư Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí tại đây

Về mặt giao thông đường bộ, vị trí Long Sơn chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 85 km và đã được kết nối với quốc lộ 51 tại Tân Hải Hệ thống giao thông sắt bộ kết nối vùng được xem là hoàn chỉnh nhất nước

Về mặt đường biển, vị trí xây dựng cảng chỉ cách đường đẳng sâu 17.0 m khoảng 13.5 hải

lý (25.0 km) vì vậy các tàu cỡ Panamax chỉ cần khoảng 1giờ để thực hiện thao tác cập bến

Về mặt quỹ đất, với diện tích 1989.5 km2, lớn gấp 3 lần Singapore (648 km2) và gần gấp đôi Hongkong (1042 km2), Bà Rịa - Vũng Tàu chắc chắn có đủ quỹ đất để phát triển một hải cảng và một thành phố cảng quan trọng của Đông Á Riêng Long Sơn với diện tích 92 km2, trong đó có đến 54km2 là đất liền, còn lại là đất mặn, được bao bọc 4 bề bởi kênh rạch, sông biển gồm 11 thôn với 13,558 nhân khẩu Xã gồm 1 đảo chính nằm men theo triền của núi Nứa – cái tên đã từng được dùng làm địa danh cho cả hòn đảo, là đoạn cuối của dãy núi Phước Hoà đâm ra biển và đảo nhỏ là đảo Gò Găng, đây được xem là địa điểm thích hợp để xây dựng một hải cảng hiện đại và khu trung

Long Sơn Cai Mep Ha

Trang 11

tâm của một thành phố cảng lớn

Về mặt địa kinh tế, Long Sơn trực thuộc thành phố Vũng Tàu là thủ phủ của ngành dầu khí Việt Nam và là một địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng Hậu phương là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh Đây là vùng phát triển nhất của Việt Nam, đóng góp đến hơn 40% GDP của cả nước Đây là vùng đã có trình độ phát triển cao hơn Singapore vào thập niên 1960 và hầu hết các nước NICs, khi mà họ khởi đầu phát triển làn sóng công nghiệp hoá hướng ra biển theo hướng hội nhập Thật vậy, số liệu thống kê cho thấy rằng, cơ cấu GDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về cơ bản đã đạt được trình độ tương đương với một nước công nghiệp tương đối hiện đại: nông nghiệp 5.3%, công nghiệp - xây dựng 55.3% và dịch vụ 39.2%

Như vậy, Long Sơn hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn về vị thế địa lý để xây dựng một cảng cửa ngõ nhằm phát huy ảnh hưởng lan toả của giao thương viễn dương vào lục địa theo hai hành lang:

Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai - Bình Dương - Thành phố Hồ Chí Minh (hành lang miền Đông) và

Bà Rịa - Vũng Tàu - Bình Thuận - Lâm Đồng (hành lang Tây Nguyên) - đây cũng là điều đã được khẳng định trong chiến lược phát triển vùng Với trình độ phát triển kinh tế xã hội như đã nêu, trong lĩnh vực quy hoạch cảng và thành phố cảng cần kịp thời tạo ra những bước chuyển biến mang tính đột phá theo hướng tiếp cận các nước NICs

II.2.2 Quan hệ với các dự án liên quan khác

Hiện nay đã có nhiều dự án khai thác, chế biến và cung cấp các sản phẩm dầu khí đang được nhà đầu tư quan tâm đầu tư tại xã đảo Long Sơn TP Vũng Tàu với diện tích khoảng 1,250 ha gồm các dự án trong khu công nghiệp Long Sơn như: Nhà máy lọc dầu số 3, Tổ hợp hóa dầu, Nhà máy sản xuất điện cực, Nhà máy đóng tàu, nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị, khu cảng tổng hợp

Vị trí đầu tư Khu công nghiệp Long Sơn: xã Long Sơn , TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Phía Đông giáp: Đồi 84, núi Nứa và khu ngập mặn sinh thái

+ Phía Tây giáp: Vịnh Gành Rái, sông Rạng và khu Hải quân

+ Phía Bắc giáp: KCN địa phương, công viên Hồ Mang Cá và núi Nứa

+ Phía Nam giáp: Vịnh Gành Rái

Tổng diện tích đất quy hoạch: 1.250ha

- Thời gian hoạt động: đến năm 2058

- Tính chất KCN: Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn là Khu công nghiệp tập trung, nhằm thu hút, phát triển các ngành công nghiệp có quy mô lớn, hướng ưu tiên phát triển các ngành như sau: Công nghiệp lọc dầu; Công nghiệp hóa dầu; Công nghiệp nhiệt điện; Công nghiệp vật liệu xây dựng; Công nghiệp luyện cán thép, nhôm; Công nghiệp cơ khí, chế tạo, lắp ráp; Công nghiệp sửa chữa giàn khoan

Khu công nghiệp Long Sơn sẽ sẽ mở ra nhiều triển vọng cho ngành công nghiệp dầu khí quốc gia và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

II.2.3 Nhu cầu nghỉ dưỡng- lưu trú tại Long Sơn

Trang 12

Khu công nghiệp Long Sơn là một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, nơi đây tập trung rất nhiều ngành công nghiệp nặng, có quy mô lớn như nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy hóa dầu, hóa chất, nhà máy đóng và sữa chữa tàu biển, luyện cán thép, …nên thu hút hàng ngàn chuyên gia, kỹ sư, lao động làm việc tại đây Điều này kéo theo nhu cầu cần thiết về chỗ ăn, chỗ ở và nghỉ dưỡng cho đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, thi công, vận hành của các nhà máy rất lớn

Không chỉ có đội ngũ lao động, kỹ sư, chuyên gia làm việc tại Long Sơn cần có nơi nghỉ dưỡng, lưu trú mà đây còn là nhu cầu thiết yếu của khách du lịch Khi các dự án trong Khu công nghiệp triển khai, đảo Long Sơn sẽ trở thành điểm du lịch, dừng chân lý tưởng cho khách tham quan

II.4 Kết luận về sự cần thiết đầu tư

Nhận thấy tiềm năng phát triển của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói chung và những lợi thế của

xã đảo Long Sơn nói riêng; đồng thời hiểu rõ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của khách du lịch

và nhất là nhu cầu lưu trú của các chuyên gia, kỹ sư làm việc trong Khu công nghiệp Long Sơn

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Trí Dũng quyết định đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch

nghỉ dưỡng Lộc Sơn tại đồi 84, xã Long Sơn, Thành phố Vũng Tàu

Chủ đầu tư định hướng sẽ xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng trong Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn, sau khi xây dựng xong dự án sẽ được chuyển giao cho các nhà đầu tư thứ cấp có

chuyên môn thuê lại và điều phối hoạt động nhằm xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn thành

khu nghỉ dưỡng bậc nhất ở Vũng Tàu nói riêng và khu vực miền Nam nói chung

Việc đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn cần thiết, là một định hướng đầu tư đúng đắn mang tầm chiến lược, không chỉ giải quyết một phần nào các hiệu quả xã hội, giải quyết nhu cầu dịch vụ

du lịch mà còn góp phần tạo lực hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào khu vực đảo Long Sơn, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tỉnh nhà nói chung, thành phố Vũng Tàu nói riêng

Trang 13

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG III.1 Địa điểm đầu tư

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn được xây dựng tại đồi 84, xã Long Sơn, thành phố

Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hình: Tổng quan khu vực xây dựng dự án

Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn có vị trí vô cùng đắc địa, từ đỉnh đồi cách mực nước biển khoảng 81.5m nhìn xung quanh ra cả 3 phía có thể nhìn thấy mũi Cần Giờ, bãi biển Vũng Tàu và gần hơn nữa là Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn, Nhà máy lọc dầu Long Sơn Với địa thế thiên nhiên và cảnh quan hùng vĩ, khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn sẽ trở thành điểm tham quan du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước

Vị trí, giới hạn khu đất:

- Phía Bắc giáp : Chùa ông Đội và đất của dân

- Phía Tây giáp : Đường quy hoạch

- Phía Đông giáp : Đường quy hoạch

- Phía Nam giáp : Đường quy hoạch

III.2 Địa hình, hiện trạng

Hiện trạng là đất trống, địa hình không bằng phẳng (Khu vực trên đỉnh Đồi 84, đất Quốc

Trang 14

phòng do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý có cao độ cao nhất là khoảng 81.5m)

Khu vực phía Đông từ đường quy hoạch đến chân đồi (chiều rộng khoảng 288m) tương đối bằng phẳng, độ dốc khoảng 6%, cao độ thấp nhất là 8.0m (tại khu vực phía Đông khu đất giáp đường quy hoạch), cao độ khu vực sát chân đồi là khoảng 24.5m so với mực nước biển

Khu vực Đồi 84 tương đối dốc (độ dốc trung bình khoảng 25%) Cao độ cao nhất là 68.5m (trên đồi cao khu vực giáp đất Quốc phòng do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý) so với mực nước biển

Như vậy nhìn chung hiện trạng khu đất tương đối thuận lợi cho đầu tư xây dựng

III.3 Địa chất thủy văn, địa chất công trình

III.3.1 Địa chất thủy văn

Khu vực khảo sát không có nguồn nước mặt thường xuyên, khi mưa to kéo dài thường xảy

ra tình trạng ngập tạm thời và sau đó thoát nhanh; Mực nước ngầm ổn định rất nông (Dao động trong mùa trung bình 2.5 – 3.5m kể từ mặt đất)

Về mùa mưa: thành phần nước ổn định có độ kiềm yếu hoặc trung tính không ăn mòn bê tông

III.3.2 Địa chất công trình

Hiện tại khu vực quy hoạch chưa khoan thăm dò địa chất công trình- địa chất thủy văn Vì vậy, khi xây dựng công trình ở đây cần khoan thăm dò địa chất công trình- địa chất thủy văn để xử

lý nền móng

Theo một số tài liệu dự án cho biết Sơ bộ đánh giá cấu tạo địa chất nơi đây, mặt đất phía trên là lớp đất mùn thực vật mỏng, dưới lớp đất mùn là lớp đất sét tàn tích phong hóa của đá Granit, tiếp dưới là các lớp đá Granit phong hóa nứt nẻ mạnh, trong thung lũng lòng hồ lộ nhiều đá

mồ côi Granit bị phong hóa bào mòn thành dạng đá cuội lớn Vì vậy, việc tạo lòng hồ chứa nước cần phải khảo sát kỹ địa chất và có biện pháp chống thấm tốt mới giữ được nước cho mùa khô

Động đất – Không vượt quá 6 độ Richter

III.4 Cảnh quan thiên nhiên

Trên khu đất không có nhà dân ở Không có các loại cây hoa màu, cây ăn trái, chỉ có cây hoang dại mọc Công ty Trí Dũng đã trồng các loại cây như: Kim Liên, Cầy, Lộc Vừng, Lim, Cầu Đen và cây hiện hữu Khi xây dựng phải bảo vệ, hạn chế chặt cây tự nhiên hiện hữu

Tình hình môi trường ở đây nhìn chung sạch sẽ, không ngập nước mưa, không ngập rác thải

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, thời gian này có gió mùa Tây Nam

Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, tháng thấp nhất khoảng 16.80C, tháng cao nhất khoảng 29.20C

Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ

Trang 15

Lượng mưa trung bình 1500 mm Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão, nhưng chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tần suất bão là 5% ÷ 1% (20 năm có một trận bão vừa và 100 năm

có một trận bão lớn); tốc độ gió trung bình 2.1m/s

III.5.2 Thủy văn – hải văn

Thủy văn: mực nước ngầm về mùa mưa cách mặt đất khoảng 2÷ 3m, về mùa khô khoảng 9÷10m Ở đây không bị ảnh hưởng của nước thủy triều trên sông Thị Vải

Chế độ thủy triều: bán nhật triều

III.6 Hạ tầng khu đất xây dựng dự án

III.6.1 Hiện trạng dân cư

Trong khu quy hoạch không có dân cư lao động, rất thuận lợi cho việc xây dựng

III.6.2 Hiện trạng lao động

Hiện nay, Công ty Trí Dũng đang sử dụng khoảng 10 lao động để phục vụ cho việc làm đường, trồng và chăm sóc cây khu đất dự án

III.6.3 Hiện trạng sử dụng đất

Đây là khu đất Công ty Trí Dũng nhận chuyển nhượng hợp pháp của các hộ dân

III.6.4 Hiện trạng công trình kiến trúc xây dựng

Trong khu đất có 1 nhà nghỉ bằng gỗ, diện tích khoảng 20m2 Ngoài ra, còn xây dựng một

số công trình kiến trúc tạm làm chỗ nghỉ cho chủ đầu tư, làm lán trại và kho chứa vật tư

III.6.5 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật trong khu quy hoạch chưa có gì

Hiện trạng giao thông: có đường đất đi vào Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn

Hiện trạng cấp nước: có đường ống cấp nước hiện hữu đến khu đất

Hiện trạng cấp điện: có đường dây cấp điện đến khu đất

Hiện trạng thoát nước: chưa có hệ thống thoát nước trong khu đất

III.7 Nhận xét chung

Qua phân tích các số liệu điều kiện tự nhiên và hiện trạng, ta thấy khu quy hoạch này có nhiều thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng Hơn 95% đất còn trống không phải đền bù giải tỏa Vị trí khu đất xây dựng nằm trên đồi 84 thuận lợi cho việc xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng

Đây là khu đất trống thuận lợi cho việc xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tạo nên bộ mặt cảnh quan kiến trúc đẹp cho khu vực đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu

Trang 16

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

IV.1 Quy mô dự án

Diện tích khu đất quy hoạch : 63.33 ha

A Xây dựng giao thông

Trang 17

Cộng giá XD thoát nước thải

G Xây dựng thoát nước mưa

Cộng giá XD thoát nước mưa

H Xây dựng cây xanh

Cộng giá XD cây xanh

K Xây dựng tường rào

Cộng giá XD tường rào

IV.4 Tiến độ thực hiện dự án

IV.4.1 Giai đoạn 1

Từ năm 2013 đến 2014 xây dựng hạ tầng phục vụ chung cho các hoạt động của dự án

IV.4.2 Giai đoạn 2

Khi cơ sở vật chất hạ tầng hoàn thành, từ năm 2015 tiến hành cho thuê và bán lại đất cho

các nhà đầu tư thứ cấp theo quy hoạch các hạng mục của bản vẽ

Trang 18

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG VÀ HẠ TẦNG

KỸ THUẬT

V.1 Tính chất khu quy hoạch

Tính chất của khu quy hoạch là xây dựng khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ nhu cầu ở, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và điều dưỡng cho du khách trong và ngoài nước với các công trình khách sạn và biệt thự vườn để có thể lưu trú lâu dài và nghỉ dưỡng

V.2 Bố cục quy hoạch không gian kiến trúc

V.2.1 Cơ cấu tổ chức không gian

Căn cứ vào địa hình hiện trạng và quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000

Tại vị trí trung tâm (phía Đông) khu đất bằng phẳng bố trí nhà tiếp đón và siêu thị, khu vui chơi giải trí, nhà hàng thực phẩm, khách sạn…

Lối vào phụ từ đường quy hoạch (phía Tây) bố trí nhà tiếp đón, nhà hàng, sân khấu ngoài trời, hồ nước, bãi đậu xe

Phía Nam khu đất bằng phẳng bố trí khu thể thao như nhà thi đấu, sân bóng đá, sân tennis…

Bố trí các biệt thự và bungalow xung quanh chân đồi và triền đồi phù hợp với điều kiện địa hình hiện trạng khu đất, tạo thành một không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa, hợp lý vừa đảm bảo môi trường khu du lịch biển đảo, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định về chỉ tiêu quy phạm trong thiết kế Kiến trúc – Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, đồng thời còn đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu khai thác sử dụng các bộ phận chức năng trong khu quản lý điều hành trong khu du lịch

- Khu tiếp đón

- Khu khách sạn

- Các biệt thự, Bungalow phục vụ nhu cầu lưu trú ngắn và dài hạn

- Khu siêu thị mua bán

- Nhà hàng, câu lạc bộ

- Khu thể thao, sân bóng đá, nhà thi đấu đa năng

- Khu vui chơi cắm trại, nhà thi đấu ngoài trời

- Sân đường nội bộ, bãi đậu xe ô tô của du khách

Trang 19

V.2.3 Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc

Bố trí 2 cổng vào tại đường quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000

Cổng số 1: Lối vào chính từ đường quy hoạch (phía Đông) tại vị trí trung tâm khu đất bằng phẳng mở trục chí trung tâm của khu du lịch, bố trí nhà tiếp đón và siêu thị, khu vui chơi giải trí, nhà hàng ẩm thực… cuối trục sát chân đồi bố trí công trình khách sạn làm điểm nhấn

Cổng số 2: Lối vào phụ từ đường quy hoạch (phía Tây) bố trí nhà tiếp đón, nhà hàng, sân khấu ngoài trời, hồ nước, bãi đậu xe…

Phía Nam khu đất bằng phẳng bố trí khu thể thao như nhà thi đấu, sân bóng đá, sân tennis… Các biệt thự và bungalow được bố trí xung quanh chân đồi và triền đồi phù hợp với điều kiện địa hình trạng khu đất, tạo thành một không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa, hợp lý vừa đảm bảo môi trường khu du lịch biển đảo, vừa đảm bảo tuân thủ các quy định về chỉ tiêu quy phạm trong thiết kế Kiến trúc – Quy hoạch phân khu TL 1/2000, đồng thời còn đáp ứng thỏa mãn các như cầu khai thác sử dụng các bộ phận chức năng trong khu quản lý điều hành trong khu du lịch

 Khu biệt thự

Dự kiến xây dựng xung quanh chân và triền đồi sẽ được quy hoạch xây dựng làng biệt thự

du lịch Dự kiến sẽ xây dựng 200 ÷ 250 căn biệt thự 2÷3 tầng và 90÷100 căn bungalow dùng cho lưu trú dài hạn hoặc ngắn hạn

 Khu khách sạn

Cuối trục sát chân đồi bố trí công trình khách sạn làm điểm nhấn, có kiến trúc cao 2÷3 tầng (Theo quy hoạch phân khu thì chiều cao tối đa là 2÷3 tầng) phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp Đồng thời kiến trúc thấp tầng này sẽ phù hợp với cảnh quan thiên nhiên của đồi 84

 Khu hành chính- Quản trị Khu du lịch

Tiếp theo trục đường chính là trụ sở hướng giao thông được mở ra 2 phía trái và phải dạng xương cá phía ngoài là nơi tổ chức tập kết bãi đậu xe cho dịch vụ du lịch Hướng đến các bãi đậu

xe không được chặt phá cây và san ủi đồi cát, không làm thay đổi ảnh hưởng biến dạng đồi tự nhiên

Khu thể thao bố trí phía Nam Khu du lịch và khu thể thao không bị chồng chéo và cản trở, đồng thời tạo được khu bảo tồn thiên nhiên giữa rừng đồi và khu xây dựng, không phải thay đổi hiện trạng quá nhiều Việc tổ chức xây dựng để bảo tồn môi trường thiên nhiên là một việc làm hợp lý

V.3 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

V.3.1 Giao thông

+ Giao thông đối ngoại:

Phía Tây và phía Nam giáp tuyến đường quy hoạch QH12 Có lộ giới: 8+11.25+11.25+8 = 40.5m

Phía Đông giáp đường quy hoạch QH2 Có lộ giới 6+15+6 =27m và đường QH3 có lộ giới

Trang 20

4+8+4= 16m

+ Chuẩn bị kỹ thuật

Căn cứ vào cốt hiện trạng đồi 84, cao nhất là 81.5m, thấp nhất là 8.75m Hạn chế san ủi, không cần san lấp nhiều, chỉ san gạt cục bộ một số chỗ để làm đường giao thông, cân bằng đào đắp tại chỗ

Cốt san nền cao nhất tại điểm trên đồi 84 (giữ nguyên hiện trạng) là 68.5m, thấp nhất tại điểm phía Đông trên đường QH là 8.0m

Khối lượng đất đào hồ ~ -54,550 m3

Khối lượng đất đắp khoảng ~ + 60,550 m3

Khối lượng đất thiếu: ~ 54,550- 60,550 ~ -4,000 m3

(Sẽ được chuẩn xác trong dự án và thiết kế KTTC)

V.3.2 Cấp điện và chiếu sáng

TCVN: 27-1991: Tiêu chuẩn thiết kế đường dây và thiết bị

Chỉ tiêu về cấp điện và chiếu sáng đô thị theo thông tư liên tịch hướng dẫn về phân loại đô thị số 02/2002- TTLT-BXD-TCCBCP, ngày 08/3/2002

 Cấp điện:

Nguồn điện cấp cho khu quy hoạch lấy từ lưới điện đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu Mạng lưới đường dây dẫn đến các công trình trong khu quy hoạch bằng hệ thống cáp điện ngầm hạ thế C/XLPE/PCV/DATA/PVC luồn ống PVC đi ngầm tại các nhánh rẽ đặt tủ chia điện

Tiêu chuẩn cấp điện 500 Kwh/người/năm

Đường phố dùng trụ sắt nhúng kẽm, cao 8m, đèn cao áp SODIUM 250W/220V, cáp hạ thế

đi trong ống PVC ngầm trong đất

V.3.3 Cấp nước

Hệ thống cấp nước lấy từ đường quy hoạch

Tính toán lượng nước cấp cho khu quy hoạch như sau:

+ Nước sinh hoạt: Tiêu chuẩn cấp nước 200 lít/người, ngày đêm

Qsh= 200 l/người * 2,500 người = 200,000 l/ ngày đêm = 500 m3/ngày đêm

+ Nước dịch vụ công cộng:

Qdvcc= 10% Qsh = 50 m3/ngày đêm

+ Nước phòng cháy chữa cháy = 108 m3/ngày đêm

+ Nước tưới cây, rửa đường = 125 m3/ngày đêm

+ Nước rò rỉ, dự phòng = 155 m3

 Tổng lượng nước cấp: Q = 950 m 3 /ngày đêm

Trang 21

V.3.4 Thoát nước

Mạng lưới thoát nước được thiết kế thoát nước mưa và nước thải riêng biệt

 Thoát nước thải:

Lượng thoát nước thải khoảng 440 m3/ngày đêm Nước thải từ công trình nhà ở đều qua bể

xử tự hoại cục bộ được xử lý cấp I Sau đó đổ ra đường ống Ø300 hệ thống nước thải chung cho khu vực và toàn thành phố, ở đây nước thải sẽ được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam do các trung tâm xử lý nước thải của Công ty Busadco đầu tư xây dựng và quản lý

 Thoát nước mưa:

Nước mưa được thu về bằng hố ga vào hệ thống cống Ø300-600 Sau đó dẫn về tuyến thoát nước của đô thị

V.3.5 Hệ thống thông tin liên lạc và cáp truyền hình

 Cơ sở thiết kế:

Quy hoạch chi tiết sử dụng đất Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn đồi 84, xã Long Sơn TP Vũng Tàu

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành

Các tiêu chuẩn do Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành

 Dự báo nhu cầu thuê bao:

+ Nguyên tắc dự báo:

Dựa trên hiện trạng phát triển viễn thông ở Việt Nam

Phù hợp với chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông

+ Dự báo đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ:

Theo quy hoạch sử dụng đất và cảnh quan của dự án, phần đất nằm trong ranh giới nghiên cứu quy hoạch được chia thành các hạng mục:

Khu biệt thự, Công trình dịch vụ

Khu khách sạn

 Dự báo kiểu dịch vụ:

Dựa trên kết quả dự báo đối tượng khách hàng, dựa trên hiện trạng phát triển của Viễn thông ở Việt Nam và chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam, các dịch vụ thích hợp cho từng đối tượng như sau: Các khu thương mại: Thoại (POTS, VoIP), Fax G3, hội nghị từ

xa, truy nhập Internet, Truyền số liệu, VoD

 Dự báo số lượng thuê bao:

Dựa vào chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt Nam: Mật độ điện thoại đến từ

2010 đạt khoảng 32-42 máy/ 100 dân

 Kết luận:

Kiểu dịch vụ cần cung cấp trong khu vực đầu tư bao gồm hai nhóm dịch vụ cơ bản: Dịch vụ băng hẹp truyền thông (thoại, fax G3) và dịch vụ băng rộng (hội nghị từ xa, truy nhập Internet, Truyền số liệu, VoD, IPTV/CATV)

Toàn bộ hệ thống hạ tầng về tin liên lạc và cáp truyền hình sẽ được các nhà cung cấp dịch

vụ đầu tư

V.3.6 Cây xanh

Cây xanh được nghiên cứu thiết kế trồng các loại cây phù hợp với khu du lịch vùng biển

Trang 22

Đề đảm bảo môi trường khu du lịch được sạch sẽ cần đảm bảo hệ thống thoát nước thông suốt- không bị tắc nghẽn, từng công trình phải có bể tự hoại và có bộ phận thu gom rác để đưa về khu xử lý rác và nước thải chung của toàn đô thị

Ngày đăng: 28/06/2018, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w