MỤC TIÊU Giúp HS: Biết cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.. Giải bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số tự nhiên.. KIỂM TRA BÀI CŨ - GV gọi
Trang 1CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I MỤC TIÊU
Giúp HS:
Biết cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên
Giải bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số tự nhiên
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1 KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS
làm các bài tập hướng dẫn luyện tập
thêm của tiết học trước
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét
- GV nhận xét và cho điểm HS
2 DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1 Giới thiệu bài mới:
GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán
này, chúng ta cùng học cách chia một
số thập phân cho một số tự nhiên, sau
đó áp dụng để giải các bài toán có liên
quan
HS nghe
2.2 Hướng dẫn thực hiện chia một
số thập phân cho một số tự nhiên.
a) Ví dụ 1:
Hình thành phép tính:
- GV nêu bài toán ví dụ: Một sợi dây
dài 8,4 m được chia thành 4 đoạn
bằng nhau Hỏi mỗi đoạn dài bao
nhiêu mét?
- HS nghe và tóm tắt bài toán
Trang 2- GV hỏi: Để biết được mỗi đoạn dây
dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào?
- HS: Chúng ta phải thực hiện phép tính chia 8,4 : 4
- GV nêu: 8,4 : 4 là phép chia một số
thập phân cho một số tự nhiên
Đi tìm kết quả:
- GV yêu cầu HS trao đổi để tìm
thương của phép chia 8,4 : 4 (Gợi ý:
Chuyển đơn vị để có số đo viết dạng
số tự nhiên rồi thực hiện phép chia)
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau để tìm cách chia
21dm = 2,1m Vậy 8,4 : 4 = 2,1 (m)
- GV hỏi: Vậy 8,4m chia 4 được bao
nhiêu mét?
- HS nêu: 8,4 : 4 = 2,1 (m)
Giới thiệu kỹ thuật tính
- GV nêu: Trong bài toán trên để thực
hiện 8,4 : 4 các em phải đổi số đo
8,4m thành 84dm, rồi thực hiện phép
chia Sau đó lại đổi đơn vị số đo kết
quả từ 21dm = 2,1m Làm như vậy
không thuận tiện và rất mất thời gian,
vì thế thông thường ta áp dụng các đặt
tính như sau:
- GV giới thiệu các đặt tính và thực
hiện chia 8,4 : 4 như SGK:
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:
8 chia 4 được 2, viết 2
2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0, viết 0
Viết dấu phẩy vào bên phải 2
Hạ 4; 4 chia 4 được 1, viết 1
1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0
21 (dm) 04
0
2,1 04 0
Trang 3- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện
lại phép tính 8,4 : 4
- HS đặt tính và tính
- GV hỏi: Em hãy tìm điểm giống
nhau và khác nhau giữa cách thực
hiện 2 phép chia 84 : 4 = 21 và 8,4 : 4
= 2,1
- HS trao đổi với nhau và nêu:
Giống nhau về cách đặt tính và thực hiện chia
Khác nhau là một phép tính không
có dấu phẩy, một phép tính có dấu phẩy
- Sau khi thực hiện chia phần nguyên (8), trước khi lấy phần thập phân (4)
để chia thì viết dấu phẩy bên phải thương (2)
b) Ví dụ 2:
- GV nêu: Hãy đặt tính và thực hiện
72,58 :19
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp đặt tính và tính vào giấy nháp
- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày
cách thực hiện chia của mình
- HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét Cả lớp thống nhất cách chia như sau:
- GV nhận xét phần thực hiện phép
chia trên
- GV hỏi: Hãy nêu lại cách viết dấu
phẩy ở thương khi em thực hiện phép
chia 72,58 :19 = 3,82
- HS nêu: Sau khi chia phần nguyên (72), ta đánh dấu phẩy vào bên phải thương (3) rồi mới lấy phần thập phân (58) để chia
c) Quy tắc thực hiện phép chia
- GV yêu cầu HS nêu cách chia một
số thập phân cho một số tự nhiên
- 2 đến 3 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, sau đó học thuộc quy tắc ngay tại lớp
2.3 Luyện tập thực hành:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực
hiện phép tính
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
Trang 4- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn
trên bảng
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và
bổ sung ý kiến
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ
cách tính của mình
- HS nêu như phần ví dụ
- GV nhận xét và cho điểm HS - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
kiểm tra bài lẫn nhau
Bài 2:
- GV yêu cầu nêu cách tìm thừa số
chưa biết trong phép nhân sau đó làm
bài
- 1 HS nêu trước lớp
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
a) x 3 = 8,4
x = 8,4 : 3
x = 2,8 b) 5 x = 0,25
x = 0,25 : 5
x = 0,05
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn
trên bảng, sau đó nhận xét và cho
điểm HS
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS
cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình
Bài 3
- GV gọi một HS đọc đề bài toán
trước lớp
- 1 HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK
- GV yêu cầu HS tự làm bài - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
làm bài vào vở bài tập
Bài giải:
Trung bình mỗi giờ người đi xe máy
đi được là:
126,54 : 3 = 42,18 (km)
Đáp số: 42,18km
Trang 5- GV chữa bài và cho diểm HS.
3 CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về
nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện
tập thêm và chuẩn bị bài sau
IV RÚT KINH NGHIỆM :