1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cao học triết, học thuyết pháp trị của hàn phi tử và sự vận dụng vào công cuộc xây dựng xã hội việt nam hiện nay

21 3,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 41,88 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrung Quốc cổ, trung đại là một trong hai trung tâm tư tưởng và văn hóa lớn của thế giới cổ đại, Những tư tưởng triết học và văn hóa của Trung Quốc đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu triết học Trung Quốc cổ, trung đại là điều rất cần thiết để góp phần hiểu rõ hơn lịch sử tư tưởng văn hóa phương Đông nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng.Nói đến triết học Trung Quốc đó là sự phát triển của một hệ thống triết học đồ sộ với những trường phái chủ yếu có ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử như Nho gia, Đạo Gia, Pháp Gia, Âm Dương Gia… Triết học Trung Quốc ra đời và phát triển vào thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc từ thế kỷ VIII – thế kỷ III TCN. Đây là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến cát cứ chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền, là một thời kỳ với những biến động xã hội và những mây thuẫn xã hội sâu sắc. Trong bối cảnh lúc đó một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để xã hội chuyển từ thời loạn sang thời trị. Vì vậy các nhà triết học cũng là các nhà chính trị đã bày tỏ quan điểm của mình với những tư tưởng như “ Đức trị”, “ Vô vi trị”, “ Kiêm ái”...Những học thuyết này đã được lịch sử Trung Quốc kiểm nghiệm song chúng đều tỏ ra bất lực vì không đáp ứng được yêu cầu thời cuộc. Trong lúc đó học thuyết “ Pháp Trị” của Hàn Phi Tử đã vươn lên trở thành đường lối chiến lược chính trị góp phần đưa sự nghiệp thống nhất của nhà Tần đi đến thắng lợi, thúc đẩy sự chuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ kỳ sang quân chủ chuyên chế đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Không những thế những tư tưởng trong học thuyết Pháp Trị của Hàn Phi Tử có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng Việt Nam . Vậy nên việc nghiên cứu và hiểu rõ học thuyết Pháp trị của Hàn Phi tử là một việc làm cấp thiết. Nó không chỉ giúp ích cho sự hiểu biết về học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử mà còn giúp ích trong việc tìm hiểu và góp phần sự kế thừ quan điểm này ở Việt Nam như thế nào trong quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy với những kiến thức đã được học, em đã quyết định chọn đề tài “ Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và sự vận dụng vào công cuộc xây dựng xã hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận học phần “ Lịch sử Triết Học”

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 4

Chương 1: Hoàn cảnh ra đời học thuyết Pháp Trị của Hàn Phi Tử 4

1.1 Bối cảnh lịch sử Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc 4

1.2 Vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hàn Phi Tử 5

Chương 2: Học thuyết “ Pháp trị” của Hàn Phi Tử trong lịch sử triết học Trung Quốc 7

2.1 Nội dung cơ bản học thuyết “ Pháp trị” của Hàn Phi Tử 7

2.1.1 Nội dung trị nước bằng “ pháp luật” 7

2.1.2 “Pháp” phải kết hợp với “ Thế” 9

2.1.3 “ Pháp” kết hợp với “ Thuật” 10

2.2 Những ưu điểm và hạn chế của học thuyết “ Pháp trị” của Hàn Phi Tử 12

2.2.1 Ưu điểm 12

2.2.2 Nhược điểm 12

Chương 3: Sự vận dụng học thuyết Pháp trị vào công cuộc xây dựng xã hội Việt Nam hiện nay 15

3.1 Vận dụng tư tưởng của Pháp trị trong quản lý xã hội và điều hành đất 15

3.2 Vận dụng trong quản lý doanh nghiệp 17

3.2.1 Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước về doanh nghiệp 17

3.2.2 Nhìn từ góc độ quản lý nội bộ doanh nghiệp 18

Kết luận 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 2

sử tư tưởng văn hóa phương Đông nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng.

Nói đến triết học Trung Quốc đó là sự phát triển của một hệ thống triếthọc đồ sộ với những trường phái chủ yếu có ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử nhưNho gia, Đạo Gia, Pháp Gia, Âm Dương Gia… Triết học Trung Quốc ra đời vàphát triển vào thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc từ thế kỷ VIII – thế kỷ III TCN.Đây là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến cát cứ chuyển sang chế độ phongkiến tập quyền, là một thời kỳ với những biến động xã hội và những mây thuẫn

xã hội sâu sắc Trong bối cảnh lúc đó một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để

xã hội chuyển từ thời loạn sang thời trị Vì vậy các nhà triết học cũng là các nhàchính trị đã bày tỏ quan điểm của mình với những tư tưởng như “ Đức trị”, “ Vô

vi trị”, “ Kiêm ái” Những học thuyết này đã được lịch sử Trung Quốc kiểmnghiệm song chúng đều tỏ ra bất lực vì không đáp ứng được yêu cầu thời cuộc.Trong lúc đó học thuyết “ Pháp Trị” của Hàn Phi Tử đã vươn lên trở thànhđường lối chiến lược chính trị góp phần đưa sự nghiệp thống nhất của nhà Tần

đi đến thắng lợi, thúc đẩy sự chuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ

kỳ sang quân chủ chuyên chế đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử TrungQuốc Không những thế những tư tưởng trong học thuyết Pháp Trị của Hàn Phi

Tử có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng Việt Nam Vậy nên việc nghiên cứu vàhiểu rõ học thuyết Pháp trị của Hàn Phi tử là một việc làm cấp thiết Nó khôngchỉ giúp ích cho sự hiểu biết về học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử mà còn giúpích trong việc tìm hiểu và góp phần sự kế thừ quan điểm này ở Việt Nam nhưthế nào trong quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trang 3

Vì vậy với những kiến thức đã được học, em đã quyết định chọn đề tài “Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và sự vận dụng vào công cuộc xây dựng xãhội Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận học phần “ Lịch sử Triết Học”

Trang 4

NỘI DUNGChương 1: Hoàn cảnh ra đời học thuyết Pháp Trị của Hàn Phi Tử

1.1 Bối cảnh lịch sử Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc

Học thuyết Pháp Trị của Hàn Phi Tử ra đời cùng với sự hình thành và pháttriển của phái Pháp Gia vào cuối thời Chiến Quốc Đây là thời kỳ bắt đầu hìnhthành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc

Từ thế kỷ VIII – III TCN xã hội nhà Chu bước vào thời kỳ biến động lớntoàn diện kéo dài Giai đoạn lịch sử này gọi là thời kỳ Đông Chu, trong đó cóhai thời kỳ nhỏ là Xuân Thu và Chiến Quốc

Về kinh tế: đây là thời kỳ công cụ bằng sắt ra đời thay thế công cụ bằng

đồng, bằng đá vì vậy kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự phát triểnmạnh mẽ Bước đầu hình thành và phát triển thương nghiệp nên thành thị có cơ

sở kinh tế tương đối độc lập

Về xã hội: Tuy nhiên đất đai trước thuộc quyền sở hữu của nhà Vua nay bị

chiếm làm của tư Giai cấp quý tốc nhà Chu bị mất đất mất dân địa vị kinh tế bị

xã sút, vai trò chính trị chỉ còn là hình thức Các nước chư hầu không chịu phụctùng mang quân thôn tính lẫn nhau tự xưng bá xưng vương Từ đó làm nảy sinhmột loạt mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ mới lên với giai cấpquý tộc cũ do giai cấp địa chủ mới lên tuy có tiềm lực kinh tế nhưng lại không

có địa vị chính trị Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động vớigiai cấp địa chủ quý tộc nhà Chu Và mâu thuẫn cục bộ trong nội bộ tầng lớp quýtộc nhà Chu đang bị phân hóa Một số muốn bảo lưu chế độ nhà Chu một sốkhông thỏa mãn với chế độ ấy, đòi cải cách trật tự cũ

Trong bối cảnh đó, câu hỏi lớn của thời đại đặt ra là nguyên nhân xã hộiđại loạn do đâu? Chữa trị cách nào? Từ đó một loạt các nhà tư tưởng xuất hiện

Họ là những bậc trí thức quý tộc những kẻ sĩ, những nhà tư tưởng vĩ đại mang

Trang 5

giai cấp mình, tầng lớp mình bày tỏ quan điểm, đòi xóa bỏ trật tự xã hội cũ, xâydựng xã hội tương lai Họ phê phán đả kích lẫn nhau Người ta gọi đó là thời

kỳ “Bách gia tranh minh, Chư tử phong khởi” – nghĩa là Tram nhà đua tiếng,các bậc thầy nổi lên như ong- gọi tắt là “ Bách gia Chư Tử” Chính trong quátrình tranh luận ấy, sản sinh những nhà tư tưởng lớn, hình thành các hệ thốngtriết học, mở đầu cho nền triết học Trung Quốc

Trung Quốc thời kỳ này có chín trường phái triết học chính là : Nho gia,Mạc Gia, Đạo Gia, Âm Dương Gia, Danh gia, Pháp gia, Nông Gia, Tung hoànhgia, Tạp gia Các trường phái đều đưa ra các tư tưởng giải pháp để đưa xã vềthời trị, Và tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử cũng được ra đời vào thời kỳ nàycùng với các tư tưởng “ Đức trị” của Nho Gia Tuy nhiên trong khi các thánhNho cố sức đi rao giảng đạo đức nhân nghĩa khắp nơi mà không ở đâu đượcdùng Đạo gia chủ trường vô vi trốn đời đi ẩn chỉ là giải pháp tiêu cực Kiêm áicảu Mạc gia mang tính không tưởng để bị chê cười Thì Pháp trị đã trở thành hệ

tư tưởng thống trị của chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hàng ngàn năm lịch

sử và đã trở thành giải pháp chữa trị thiết thực và phù hợp với hoàn cảnh TrungQuốc lúc đó

1.2 Vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hàn Phi Tử

Hàn Phi Tử sinh vào những năm 280 – 233 TCN, vốn thuộc dòng dõi quýtộc nước Hàn, Ông là công tử nước Hàn từ nhỏ thông minh học giỏi Vì là conthứ không được kế vị nên ông nhận thức khá sâu sắc quan hệ vua tôi, vấn đề trịnước Ông say mê nghiên cứu Nho gia, Đạo gia, nhưng ham thích các họcthuyết Pháp trị hơn cả Ông theo học Tuân Tử cùng với Lý Tư nhưng lại có tưtưởng khác biệt với thầy Tuân Tử chú trọng về giáo hóa Lễ Nghĩa, còn Hàn Phicùng với Lý Tư thì nặng về pháp chế và quyền thuật, đi theo con đường hoàntoàn trái ngược với đạo Nho Hàn Phi từng bảo “ Ngô ái ngô sư ngô bưu ái chânlý”( Ta mến thầy ta nhưng ta càng chuộng chân lý hơn)

Thấy nước Hàn suy nhược người nhà vua nuôi không phải là người cầndùng, người cần dùng không được nhà vua nuôi Ông thương xót người tài giỏi

Trang 6

chính trực bị bọn gian thần làm hại Vì vậy ông viết rất nhiều sách và đã nhiềulần dâng kiến nghị lên vua bày cách trị nước, nhưng chẳng được trọng dụng.Nước Tần đánh Hàn trong lúc lâm nguy vua Hàn cử ông đi sứ sang Tần VuaTần xem sách của ông thì rất ngưỡng mộ và muốn trọng dụng

Đường thời, Lý Tư bạn học của Hàn Phi là tể tướng của nước Tần khôngđồng ý với quan điểm của Hàn Phi lo sợ vua Tần sẽ trọng dụng Hàn Phi thay thếcho địa vị của mình Nên đã bất chấp tín nghĩa bạn học với nhau ngầm thôngđồng với Điêu Giả hãm hại Hàn Phi, kết thúc cuộc đời bi thống vào năm 233TCN

Hàn Phi Tử đã tiếp thu tư tưởng ba phái trước đây, phát triển và hoànthành đường lối trị nước: hành pháp – chấp thuật- thị thế, viết thành sách 55thiên gọi là “ Hàn Phi Tử” Học thuyết “ Pháp trị của ông cũng được trình bàyrất cụ thể trong đó Và đã trở thành học thuyết chính trị quan trọng nhất củachính trị học Trung Quốc

Trang 7

Chương 2: Học thuyết “ Pháp trị” của Hàn Phi Tử trong lịch

sử triết học Trung Quốc

2.1 Nội dung cơ bản học thuyết “ Pháp trị” của Hàn Phi Tử

Trên cơ sở những luận điểm triết học cơ bản về bản thể luận, về conngười, Hàn Phi Tử đã đề ra học thuyết “ Pháp trị” nhấn mạnh sự cần thiết phảicai trị xã hội bằng luật pháp Ông cho rằng muốn thu phục được thiên hạ nhấtthiết phải có sức mạnh áp đảo cả về kinh tế lẫn quân sự chứ không phải cổ động

“ nhân”, “ nghĩa”,” lễ”, “ hiểu”, “ trung” và để có sức mạnh phải tập trung mọiquyền lực vào tay một ông vua Ông vua đó phải dùng pháp trị Pháp trị gồm 3yếu tố : pháp – thế - thuật

Trước Hàn Phi Tử thì Thận Đáo đề cao “ thế” Thân Bất Hại đề cao “Thuật”, Thương Ưởng đề cao “ Pháp” trong phép trị nước thì Hàn Phi Tử làngười đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố đó Ông cho rằng “ Pháp”, “ Thế”, “Thuật” là ba yếu tố thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằngpháp luật

Trong sự thống nhất đó thì “ Pháp” là luật hay sự quy định luật lệ đượcviết thành văn bản quốc gia Nó được chép để ở công đường công khai rõ ràngđối với trăm họ “Thế” là công cụ phương tiện tạo nên sức mạnh Còn “ Thuật”

là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị Tất cả đều làcông cụ của bậc đế vương

2.1.1 Nội dung trị nước bằng “ pháp luật”

Trước hết trong ba yếu tố của đường lối trị nước của Hàn Phi Tử thì “Pháp” được coi là yếu tố đầu tiên Trong tư tưởng Trung Quốc cổ đại thì “Pháp” là phạm trù triết học được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng thì “Pháp” là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nước Theo nghĩahẹp “ Pháp” là những điều luật, luật lệ những luật lệ mang tính nguyên tắc vàkhuôn mẫu, kế thừa và phát triển lý luận pháp trị của pháp gia thời trước HànPhi Tử cho rằng “Pháp là hiến lệnh công bố của các công sở thưởng hay phạt

Trang 8

đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận, giữ pháp luật, phạt kẻphạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo Pháp”.

Như vậy theo Hàn Phi Tử nội dung chủ yếu của thi hành pháp luật làthưởng phạt mà ông gọi là “ nhị cán” – hai cánh tay vua Ông phê phán ThươngUổng trước đây chỉ phạt tội mà không thương công và cho rằng cần phải thựchiện toàn diện cả hai mặt khuyến khích và răn đe thông qua thường và phạt

Trước hết ông khẳng định thưởng phạt phải trúng Muốn vậy trước hếtphải có những điều luật, luật lệ những quy định mang tính nguyên tắc làm tiêuchuẩn, tương tự như dây mực cái quy, cái của…để đo đạc đúng sai Phải thôngbáo cho mọi người biết luật “Luật là cái được con người biên chép vào sổ sáchđặt ở nơi quan phủ để ban khắp cho trăm họ Do luật pháp đó mà trăm họ đượcbáo cho biết những gì phải làm, những gì không được làm”

Thứ hai, thưởng phạt phải công bằng, không thiên lệch không vị thân.Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Ông cho rằng sự trừng phạt khôngcần biết tước vị của giới quý tộc vì luật không xu nịnh gới quý tộc

Thứ ba, Hàn Phi Tử cho rằng thưởng hậu phạt nặng để răn đe kẻ vi phạmkhuyết khích người làm việc tốt Bởi vì “ thường mà hậu thì điều mình muốncho dân làm, dân mới mau mắn mà làm phạt mà nặng thì điều mình ghét và cấmđoán, dân mới mau mắn mà tránh thưởng hậu không phỉa chỉ để thưởng công màcòn để khuyến khích dân chúng nữa, phạt mà nặng không phải chỉ phạt một kẻgian mà còn để năng kẻ bậy trong nước”

Bên cạnh việc thưởng phạt Hàn Phi còn khẳng định sự vật luôn luôn biếnđổi nên “ không có thứ pháp luật nào luôn luôn đúng” từ đó phải thưởng xuyênthay đổi “ Pháp” cho phù hợp với xã hội Có như vậy “Pháp” mới thực sự làmđúng nhiệm vụ thước đo công lý được

Có thể nói “Pháp” để cứu loạn cho dân chúng, trừ họa cho thiên hạ khiếncho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp đáp số ít, người ra khôngđược hưởng hết tuổi đời, bọn trẻ mồ côi được nuôi lớn, biên giới không được

Trang 9

xâm phạm, vui tôi thân nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị giết hay bị cầmtù”.

Với nội dung và mục đích như trên “Pháp” thật sự là tiêu chuẩn khác quan

để phân định danh phận, phải trái, tốt xấu thiện ác và sẽ làm cho nhân tâm vàvạn sự đều qui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn Vì vậy “Pháp” trở thànhgốc của thiên hạ

2.1.2 “Pháp” phải kết hợp với “ Thế”

Trong học thuyết “ pháp trị” của Hàn Phi Tử bên cạnh yếu tố “ Pháp” thì

“ Thế” là yếu tố không thể thiếu được Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôn trọng thi hành thì vua phải có “ thế”

“ Thế” theo Hàn Phi có nghĩa là địa vị , thế lực, quyền lực, quyền uy củavua Địa vị quyền uy này là độc tôn nhất nhất mọi người phải tuân phục Thế

có vị trí quan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân” chỉ có bậc hiền tríkhông đủ trị dân mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền vậy… Kiệtlàm thiên tử chế ngự được thiên hạ không phải vì hiền mà vì có quyền thế.Nghiêu thất phu không trị nổi ba nhà không phải vì hiền mà vì địa vị thấp”

“ Thế” không chỉ là địa vị, quyền hành của vua mà còn là sức mạnh củadân của đất nước, của vạn nước của xu thế lịch sử “ Nếu không có gió kích độngthì làm sao có cái nỏ yếu lại bắn được mũi tên đi xa nếu không có trợ giúp củaquần chúng sao kẻ kém tài lại cai trị được thiên hạ”

Muốn xây dựng củng cố thế, theo Hàn Phi phải trông vào hai việc nông

và chiến làm cho nước giàu binh lực mạnh, có nhiều lúa để nuôi quân để chiếnthắng Ông cũng phê phán các học phái khác chỉ gỏi bàn hão không lo việc thiếtthực là nông và chiến “ Học rộng khôn ngoan, biện luận giỏi như Khổng Tử,Mặc Tử là nhất Nhưng Khổng Tử, Mặc Tử không lo cày bừa thì nước được lợicái gì? Trau dồi chữ hiếu , ít ham muốn như Tăng Sâm, Sử Ngư là nhất NhưngTăng Sâm, Sử Ngư không đánh giặc thì nước được lợi cái gì?”

Trang 10

Như vậy Hàn Phi Tử đã khẳng định mối quan hệ giữa “ Pháp” và “ Thế “Pháp” muốn cai trị được thì phải có “ thế” Một vị vua muốn cai trị đất nướcphải có “ pháp” và “ thế” Vì có “ pháp” thì dân mới yên mà muốn dân nghetheo “ pháp” thì vua phải có “ thế”

2.1.3 “ Pháp” kết hợp với “ Thuật”

Sau “ Pháp” và “ Thế” Hàn Phi Tử cũng rất chú ý đến yếu tố “ Thuật”trong đường lối pháp trị “ Thuật” trước hết là cách thức, phương thức mưulược, thủ đoạn trong việc tuyển người, dùng người giao việc, xét đoán sự vật, sựviệc mờ nhờ nó pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể “ trị quốc bình thiênhạ” Nhiệm vụ chủ yếu của “ Thuật” cai trị là phân biệt rõ ràng những quan lạitrung thành tận tâm và những quan lại xu nịnh ma giáo, thử năng lực của họ,kiểm tra công trạng và những sai lầm của họ với mục đích tăng cường bộ máycai trị trên cơ sở bộ máy luật pháp và chế độ chuyên chế”

Theo Hàn Phi thì “ thuật” khác “ pháp” ở 3 điểm : Một là “Pháp” để trịdân còn “ Thuật” là để nắm giữ quan lại Hai là “ Pháp” thì vua quan cùng giữ

“ Thuật” là chuyên để vua dùng Ba là “ Pháp” thì công bố cho mọi người rõcòn “ Thuật” là cơ trí ngầm của nhà vua không nên cho quan dân biết”

Hàn Phi Tử cũng chỉ rõ ra 5 thuật cơ bản đó là : bổ nhiệm, khảo hạch, bí

mật, nắm quyền thưởng phạt, đề phòng kẻ gian: Thứ nhất là thuật bổ nhiệm

Hàn Phi khẳng định “ Dùng công việc để sử dụng người đó là cái then chốtcửa sự

còn hay mất, trị hay loạn” Việc chọn và sử dụng quan lại phải dựa vào tài năng,không dựa vào dòng dõi đức hạnh Bàn về những điều mất nước ông cũngkhẳng đinh “ Nghe vì căn cứ theo tước mà không đợi tra xét chỉ dùng người làmvây cánh cho mình thì mất Các quan của các nhà riêng được dùng mà nhữngngười lập công không được dùng có thể mất”

Thứ hai là thuật “ Khảo hạch” Tiếp thu thuyết “ Chính danh” của Nho gia,Hàn Phi chủ trường theo danh và thực mà khảo hạch Danh là chức vụ phận vị

Ngày đăng: 26/06/2018, 15:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Thanh Hương – Nguyễn Văn Đại : Khái lược lịch sử triết học – NXB chính trị hành chính, Hà Nội, 2011 Khác
3. Doãn Chính (chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 197, tr.348 Khác
4. Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê: Đại Cương Triết học Trung Quốc gồm 2 tập, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2004 Khác
6. TS.KH Lê Cảm :Học thuyết nhà nước pháp quyền – Một số vấn đề trong việc hh́nh thành và phát triễn. Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 10/2002 Khác
7. Lan P.MrGreal : Những tư tưởng gia vĩ đại phương Đông, NXB Lao động Hà Nội 2005 Khác
8. Lại Thuần Mỹ- Trần Tử Linh : Hàn Phi Tử - Tinh hoa trí tuệ qua danh nghôn – NXB Văn Hóa, 03 – 2008 Khác
9. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - Số 3(26).2008.137 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w