Khái niệm quản lý hành chính nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điểu chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của c
Trang 1ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Nội dung 1:
1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước?
Khái niệm quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điểu chỉnh bằng
quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của các công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước
Các cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước Là một tổ chức nhà nước thực thi quyền hành pháp, hoạt động quản
lý hành chính nhà nước có những đặc điểm sau đây:
Một là: Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ
chức rất cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước
Với tư cách là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước, nền hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động tuân theo những quy định pháp luật, đồng thời yêu cầu mọi công dân và tổ chức trong xã hội phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Đảm quyền lực của nền hành chính là một trong những điều kiện để xây dựng Nhà nước chính quy, hiện đại, trong đó bộ máy hành pháp hoạt động có kỷ luật, kỷ cương
Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan hành chính, công chức phải nắm vững qui định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng chức năng và thẩm quyền trong thực thi công vụ Mỗi cán bộ, công chức cần chú trọng vào việc nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực thi để phục vụ nhân dân Tính quyền lực của nền hành chính thể hiện trên cả hai phương diện là quản
lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật Điều đó có nghĩa là, một mặt các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng luật pháp là công cụ điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với các đối tượng quản lý; mặt khác các cơ quan hành chính nhà nước cũng như công chức phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật chứ không được tự do, tuỳ tiện vượt lên trên hay đứng ngoài pháp luật
Hai là: Quản lý hành chính nhà nước có mục đích chiến lược, có chương
trình và kế hoạch để thực hiện mục tiêu
Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động có mục đích Những mục đích, mục tiêu cơ bản định ra trước cho hoạt động quản lý và kết quả của việc đạt được mục đích, mục tiêu đó phản ánh hiệu quả của việc quản lý Hiệu quả của quản lý vì vậy phải được tiến hành trên cơ sở chương trình và kế hoạch nhất định
Trang 2Ba là: Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt
trong điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp
để tổ chức lại nền sản xuất xã hội và cuộc sống con người trên địa bàn của mình theo sự phân công, phân cấp đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung
và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo
mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan
cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở
Bốn là: Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục và ổn định kế thừa.
Nhiệm vụ của hành chính công là phục vụ dưới hình thức công vụ đối với công dân Đây là công việc hàng ngày thường xuyên và liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật hành chính điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục Chính vì vậy, nền hành chính nhà nước phải đảm bảo tính liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào
Tính liên tục và ổn định không loại trừ tính thích ứng Chính vì vậy ổn định ở đây mang tính tương đối, không phải là cố định, không thay đổi Nhà nước là một sản phẩm của xã hội, đời sống kinh tế xã hội luôn chuyển biến không ngừng do đó hoạt động của hành chính nhà nước luôn phải thích ứng với hoàn cảnh kinh tế xã hội Trong từng thời kỳ nhất định, thích nghi với xu thế của thời đại đáp ứng được những nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới
Năm là: Quản lý hành chính nhà nước có tính chuyên môn hóa và nghề
nghiệp cao, bảo đảm yêu cầu khoa học, văn minh, hiện đại
Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là một bắt buộc đối với hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và là đòi hỏi của 1 nền hành chính phát triển, Khoa học văn minh và hiện đại
Hoạt động quản lý Nhà nước của hành chính nhà nước có nội dung phức tạp
và đa dạng đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng
Những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước là những thực thi công vụ, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ vì lẽ đó trong hoạt động hành chính nhà nước năng lực chuyên môn và quản lý của những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước phải là những tiêu chuẩn hàng đầu Xây dựng và tuyển chọn đội ngũ những người vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của hoạt động quản lý Nhà nước là một trong những vấn đề khó khăn hiện nay của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng
Sáu là: Quản lý hành chính nhà nước có hệ thống thứ bậc chặt chẽ
Trang 3hành chính nhà nước bao gồm hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ thông suốt
từ trung ương tới các địa phương mà trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên Mỗi cấp cơ quan, mỗi người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao
Tổ chức bộ máy hành chính theo thứ bậc chính là cách thức cần thiết để phân công trách nhiệm hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước Tuy nhiên để tránh biến thế hệ thống hành chính thành hệ thống quan liêu, cứng nhắc, chính hệ thống thứ bậc cũng cần sự chủ động sáng tạo linh hoạt của mỗi cấp, mỗi cơ quan mỗi công chức để thực hiện luật pháp và mệnh lệnh của cấp trên trong khuôn khổ phân công phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Bảy là: Quản lý hành chính nhà nước không có sự cách biệt tuyệt đối về
mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý
Tám là: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động không vụ lợi.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có nghĩa vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân, vì vậy không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao Nếu mục tiêu của các tổ chức sản xuất kinh doanh
là lợi nhuận và phục vụ cho những mục tiêu riêng của những người thành lập tổ chức thì hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng nhằm phục vụ nhân dân do đó tính riêng của các cơ quan hành chính nhà nước không tồn tại
Tính xã hội, tính nhân dân làm cho hành chính nhà nước không vụ lợi, không
vì tổ chức riêng của mình
Chín là: Quản lý hành chính nhà nước mang tính nhân đạo.
Tính nhân đạo của hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước là tôn trọng con người, phục vụ con người và lấy mục tiêu phát triển làm động lực Cơ quan hành chính và đội ngũ những người được Nhà nước trao cho việc thực thi hoạt động quản lý Nhà nước không được quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ Sự cưỡng bức của hành chính nhà nước là biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm để mọi vi phạm phải được xử lý chứ không phải chỉ nhằm để trừng phạt
* Liên hệ thực tiễn đặc điểm “không vụ lợi” trong quản lý tại địa phương hoặc cơ quan đồng chí công tác?
Đồng chí căn cứ vào nội dung này để liên hệ:
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động không vụ lợi, có nghĩa là vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân Vì vậy không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao
Trang 4Tính xã hội, tính nhân dân làm cho quản lý hành chính nhà nước không vụ lợi,
không vì tổ chức riêng của mình
GỢI Ý:
- Khái quát (rất ngắn gọn) tình hình chung của địa phương, đơn vị.
- Những ưu điểm, kết quả trong quản lý hành chính nhà nước tại địa phương hoặc cơ quan đồng chí công tác như thế nào?
VD: - Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông như thế nào…
- Việc hướng dẫn các thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức như thế nào, ví dụ như việc thực hiện 3 không: không phiền hà, sách nhiễu nhân dân; không bổ sung hồ sơ quá một lần; không trễ hẹn quá 1 lần…)
- Nguyên nhân của kết quả đó.
- Đề xuất biện pháp để tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động quản lý hành chính nhà nước tại địa phương hoặc cơ quan đồng chí công tác theo nguyên tắc “không vụ lợi”.
* Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo quán triệt, vận dụng, thực hiện các nguyên tắc chung về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các nguyên tắc riêng của tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước Vì vậy, các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bao gồm 2 nhóm nguyên tắc:
*) Nhóm nguyên tắc chung về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước:
- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
- Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia xây dựng nhà nước, tham gia quản
lý nhà nước và xã hội, mọi quyền lực thuộc về nhân dân
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc có kế hoạch và khách quan
- Nguyên tắc pháp chế XHCN
- Nguyên tắc công khai, minh bạch, lắng nghe ý kiến của nhân dân và dư luận xã hội
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc
Trang 5*) Nhóm Nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của cá cơ quan hành chính nhà nước
- Nguyên tắc tập trung, thống nhất, thông suốt trong quan lý điều hành
- Nguyên tắc trách nhiệm của người đứng đầu các cơ qaun hành chính nhà nước và mỗi việc phải có cơ quan, có người chịu trách nhiệm
- Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo lãnh thổ
- Nguyên tắc phân biệt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế do nhà nước làm chủ sở hữu
- Nguyên tắc phân cấp quản lý gắn với phân quyền theo tiêu chí hiệu quả quan lý (cấp nào quan lý hiệu quả hơn thì phân cấp cho cấp ấy)
- Nguyên tắc phục vụ nhân dân, kiến tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển xã hội, không vụ lợi
2 Vai trò quản lý hành chính nhà nước đối với sự phát triển của xã hội
Bao gồm các vai trò sau đây:
Một là: Góp phần quan trọng trong việc thực hiện hóa chủ trương, đường lối chính trị
Đường lối chính trị của Đảng được thể chế hóa vào trong các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước Chính sách, chính sách của Nhà nước là các quy định cụ thể, là cơ sở để triển khai quan điểm, đường lối của Đảng trên thực tiễn cuộc sống Thông qua việc sử dụng chính sách, pháp luật để tổ chức triển khai các hoạt động quản lý đối với xã hội, quản lý hành chính nhà nước góp phần thực hiện hóa quan điểm, đường lối chính trị của Đảng
Hai là: Định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước
Để cho hoạt động kinh tế - xã hội phát triển theo đúng mục tiêu, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước quản lý vĩ mô đối với các đơn vị, tổ chức Những định hướng lớn, mục tiêu phát triển của đất nước trong mối giai đoạn sẽ được thể hiện trong dụng chính sách, pháp luật của Nhà nước Thông qua các công
cụ quản lý như pháp luật, chính sách, kế hoạch lên các quan hệ xã hội, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chủ động dự kiến các mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước, hướng các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển đúng mục tiêu đã đặt ra
Ba là: Điều hành xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Trong hoạt động quản lý của Nhà nước đối với xã hội, vai trò tổ chức, điều
hành xã hội thuộc về quyền hành pháp do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có vai trò điều hành các quá trình kinh tế - xã hội, điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhằm hướng tới
sự phát triển ổn định, hàu hòa của xã hội
Bốn là: Hỗ trợ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trang 6Trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể kinh tế
có năng lực và điều kiện khác nhau nên hiệu quả thu nhận được cũng khác nhau Thông qua các chính sách ưu tiên phát triển trong một số các lĩnh vực, đối với một
số các đối tượng, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước hỗ trợ kinh tế - xã hội phát triển hài hòa
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn có vai trò duy trì sự phát triển
của xã hội thông qua việc tạo môi trường phát triển cho các hoạt động kinh tế - xã hội Môi trường chính trị ổn định giúp các cá nhân, tổ chức trong xã hội có nhiều
cơ họi tham gia vào các các hoạt động kinh tế - xã hội Môi trường pháp lý ổn định giúp các chủ thể kinh tế - xã hội chủ động lực chọn công việc hợp pháp theo năng lực, sở trường của mình Đồng thời tạo nên sự minh bạch, công khai giữa các chủ thể kinh tế với nhau và với Nhà nước Môi trường kinh tế thích ứng không làm biến dạng các quy luật của nền kinh tế thị trường Môi trường văn hóa lành mạnh sẽ tạo sự đồng thuận cao trong tư duy về những giá trị chung của xã hội để đạt được các mục tiêu
Năm là: Giải quyết các tranh chấp hành chính, kinh tế, dân sự thuộc thẩm quyền.
Cơ quan hành chính nhà nước có trách hiệm giải quyết các khiếu nại về quyết định quản lý hành chính nhà nước
Trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hôi, dân sự các chủ thể kinh tế có những mâu thuẫn không thể tự tự điều hòa, giải quyết được nhưng chưa khởi kiện ra Tòa án nhân dân Tronh những trường hợp như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
3 Nội dung quản lý hành chính nhà nước
Trong quá trình thực thi quyền hành pháp, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tiến hành các hoạt động:
- Hoạt động lập quy hành chính
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các quy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành Hoạt động lập quy hành chính tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước Cụ thể:
+ Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị định ; nghị quyết liên tịch +Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành Quyết định
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền ban hành Thông
tư, thông tư liên tịch
+ Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định
- Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính
Trang 7Để thực hiện quản lý, điều hành trọng nội bộ các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và đối với mọi mặt của đời sống xã hội, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính Thực hiện việc ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính vận động và phát triển theo yêu cầu chung của xã hội Đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước cũng duy trì sự vận động
và phát triển của các đối tượng tham gia vào quá trình phát triển kunh tế, xã hội theo mục tiêu quản lý đã định trước
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá
Trong quản lý, điều hành hành chính, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đối tượng quản
lý Việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động phải được tiến hành thường xuyên liên tục đối với mọi mặt hoạt động của đối tượng quản lý Thực hiện tốt hoạt động này đảm bảo cho hoạt động của các đối tượng quản lý được thực hiện đúng theo quy định,đồng thời phát hiện kịp thời những sai lệch, vi phạm để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả
- Hoạt động cưỡng chế hành chính
Thực hiện cưỡng chế hành chính nhằm góp phần thực hiện hiệu quả các chức năng hành chính khác Trong quá trình điều hành, trong nhiều trường hợp để các đối tượng quản lý chấp hành các quy định của pháp luật,các cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành cưỡng chế hành chính
4 Các điều kiện tiến hành hoạt động quản lý nhà nước hiện nay ở cấp
cơ sở
- Các điều kiện về thể chế hành chính:
+ Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND cấp
xã và các vị trí lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ ở cấp xã;
+ Các quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền xã;
+ Hệ thống quy định về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã;
+ Hệ thống quy định giải quyết tranh chấp hành chính, thực hiện quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc cấp xã theo quy định của pháp luật
+ Các quy định về hệ thống thủ tục hành chính được giải quyết ở cấp xã.
- Điều kiện về nhân sự
Con người là yếu tố quan trọng của bất kỳ tổ chức nào Mọi hoạt động của tổ chức có đạt tới hiệu lực và hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực, phẩm chất và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân sự
+ Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ
+ Công chức cấp xã là những người được tuyển dụng giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã,
Trang 8+ Cán bộ không chuyên trách
+ Cán bộ không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố gồm: bí thư chi bộ thôn; trưởng thôn; trưởng thôn; công an viên ở thôn và bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố
ở phường, thị trấn
Về số lượng, các xã được bố trí khoảng từ 17 đến 25 cán bộ chuyên trách và công chức tùy theo vị trí đại lý và dân số từng vùng
- Các điều kiện về nguồn tài chính
* Nguồn thu của cấp xã được hình thành chủ yếu từ 3 nguồn:
+ Các khoản thu được để lại cấp xã 100%;
+ Các khoản thu nộp lên cấp trên nhưng xã được giữ lại một số % nhất định;
+ Thu từ sự điều tiết bổ sung từ ngân sách huyện
* Các khoản chi từ ngân sách xã bao gồm:
+ Chi thường xuyên (như chi phí quản lý của bộ máy chính quyền, chi cho các hoạt động văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao,….);
+ Chi đầu tư phát triển, chủ yếu là chi phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở
- Các điều kiện vật chất - kỹ thuật
Các điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động của chính quyền cấp xã gồm công sở (trụ sở làm việc của bộ máy chính quyền xã), công sản (trang thiết bị máy móc kỹ thuật, văn phòng phầm,…) và nguồn tài chính công
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở cấp cơ sở cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
+ Xác định rõ tầm quan trọng của chình quyền cơ sở;
+ Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan trong bộ máy chính quyền cơ sở
+ Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của chính quyền
cơ sở;
+ Tăng cường việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, bảo đảm người dân
có quyền tham gia đóng góp ý kiến và quyết định các vấn đề trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Thường xuyên đánh giá, phân loại sơ bộ, công chức và hoạt động chung của bộ máy chính quyền cơ sở
LƯU Ý: NẾU CÂU HỎI KHÔNG HỎI VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở CẤP CƠ
SỞ, THÌ CÁC ĐỒNG CHÍ BÁM VÀO 5 ĐIỀU KIỆN TRÊN ĐỂ LÀM BÀI
Trang 9PHẦN LIÊN HỆ: Liên hệ thực trạng hoạt động quản lý hành chính
nhà nước ở địa phương (chú ý những hạn chế và giải pháp khắc phục)
- Khái quát tình hình chung của địa phương, đơn vị.
- Những ưu điểm của địa phương, đơn vị đồng chí trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước như thế nào?
- Những hạn chế của địa phương, đơn vị đồng chí trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước như thế nào?
- Nguyên nhân của thực trạng
- Đề xuất biện pháp để khắc phục hạn chế.
Nội dung 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1 Khái niệm cải cách hành chính
Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, cơ cấu
tổ chức, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức…) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.
2 Những yếu tố thúc đẩy cải cách hành chính (Yêu cầu tiến hành cải cách hành chính hoặc sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính)
Cải cách hành chính nhà nước thực chất là cải cách hoạt động quản lý của
các cơ quan hành chính nhà nước Công cuộc cải cách vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan
Về khách quan:
Có nhiều lý do đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính của nhà nước phải đổi mới
- Hoạt động quản lý nói chung là sự tác động của các chủ thể (quản lý) đến hành vi của các đối tượng bị quản lý (khách thể) nhằm đạt được mục tiêu đã xác định của tổ chức trong những điều kiện cụ thể, thông qua các quyết định quản lý hành chính nhà nước
Các quyết định quản lý cũng như các phương thức quản lý trực tiếp của chủ thể đến khách thể chịu sự tác động của các yếu tố môi trường, trong đó cả chủ thể
và khách thể cùng tồn tại Khi môi trường thay đổi đặc biệt trong điều kiện ngày nay, sự thay đổi đó xảy ra nhanh, mạnh thì hoạt động quản lý phải đổi mới cách thức, phương thức quản lý để đạt được hiệu quả
- Xu hướng chung của các nước là phải thu hẹp phạm vi hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước
Trang 10- Trình độ dân trí ngày càng cao và có khả năng nhận thức khá cụ thể hoạt động hiệu quả của các cơ quan quản lý hành chính, do đó họ mong muốn có được tiếng nói của mình
- Tính quốc tế hoá, khu vực hoá của các hoạt động kinh tế đã đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước phải thay đổi, phải áp dụng nhiều thông lệ quốc tế chung trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
- Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, tạo cơ hội để họ tham gia nhiều hơn trong hoạt động kinh tế vốn do nhà nước độc quyền
Về chủ quan:
Đó chính là những yếu tố nhận thức yếu kém, hạn chế, không phù hợp từ bên trong bộ máy hành chính nhà nước Một số yếu tố cơ bản như:
- Nền hành chính do tính kế thừa, liên tục nên có sức ỳ, trì trệ Ví dụ như cơ chế này tồn tại nhiều năm của nền kinh tế tập trung, bao cấp và đã được chuyến sang nền kinh tế thị trường một cách tự động Đến nay cơ chế này vẫn “âm ỉ” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
- Hệ thống thể chế hành chính nhà nước là công cụ cơ bản thúc đẩy các hoạt động của nền kinh tế lại chậm được thay đổi
- Tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước phải được tổ chức lại cho phù hợp với môi trường mới
- Phương thức tác động của nền hành chính đến các đối tượng bị quản lý đang được thay đổi và do đó con người (công chức) và các hoạt động của họ phải thay đổi Đội ngũ công chức mang tính thừa kế, chậm đáp ứng các đòi hỏi mới nên cần có sự hoàn thiện đội ngũ này
- Nhà nước có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn các hoạt động quản lý của mình
do có sự trợ giúp của các công cụ mới
Tóm lại, cải cách hành chính nhà nước xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan
3 Nội dung chủ yếu của Chương trình Tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020
- Về mục tiêu của chương trình
1 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước
2 Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính
3 Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ
sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân