Hoàng Anh Huy Tên đề tài: Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp thích ứng Tóm tắt luận văn: Thái Bình
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
1 PGS.TS LƯU THẾ ANH
2 PGS.TS HOÀNG ANH HUY
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS Lưu Thế Anh
PGS.TS Hoàng Anh Huy
Cán bộ chấm phản biện 1: TS Phạm Thị Việt Anh
Cán bộ chấm phản biện 2: TS Hoàng Ngọc Khắc
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 21 tháng 5 năm 2018
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu
và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Dương Thị Nga
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này và đạt được kết quả như ngày hôm nay, Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lưu Thế Anh, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; PGS.TS Hoàng Anh Huy, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tâm hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình Học viên học tập, làm việc và thực hiện các nội dung nghiên cứu của Luận văn
Học viên xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ Học viên trong thời gian học tập Chương trình Thạc sĩ
Học viên xin cảm ơn đề tài độc lập cấp Quốc gia“Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất vùng đồng bằng sông Hồng
và đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó”, mã số ĐTĐL.CN.48/16 đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả sử dụng số liệu, kết quả nghiên cứu của Đề tài trong quá trình thực hiện luận văn
Học viên trân trọng cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tác giả học tập và hoàn thành luận văn
Trong quá trình nghiên cứu và soạn thảo, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, Học viên rất mong nhận được ý kiến đóng góp tích cực của Quý Thầy, Quý Cô và người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Học viên
Dương Thị Nga
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến TDBTT của BĐKH 4
1.1.1 Trên thế giới 4
1.1.2 Trong nước 6
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu 8
1.2.1 Vị trí địa lý 8
1.2.2 Điều kiện tự nhiên 11
1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên 24
1.2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
1.2.5 Phát triển kinh tế ven biển Thái Bình 31
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: 34
2.2 Một số khái niệm liên quan đến BĐKH 34
2.3 Cách tiếp cận và khung phân tích trong đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH 37
2.3.1 Cách tiếp cận 37
2.3.2 Khung phân tích 39
2.4 Phương pháp nghiên cứu 41
2.4.1 Phương pháp kế thừa và tổng hợp 41
2.4.2 Phương pháp chuyên gia 41
Trang 72.4.3 Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương theo chỉ số 42
2.4.4 Phương pháp phân tích thứ bậc AHP để tính toán trọng số của các chỉ thị tổn thương 44
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TỈNH THÁI BÌNH DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 49
3.1 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình 49
3.1.1 Xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu 49
3.1.2 Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình 51
3.1.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Thái Bình 54
3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn 56
3.3 Tính toán giá trị của các biến thành phần 57
3.3.1 Lựa chọn và tính toán trọng số của các chỉ thị tổn thương 57
3.3.2.Tính toán trọng số của các chỉ thị 59
3.3.3 Tính toán chỉ số của các biến tổn thương 67
3.4 Đánh giá mức độ tổn thương của hệ sinh thái rừng ngập mặn 69
3.4.1 Đánh giá mức độ tổn thương của các biến thành phần 69
3.4.2 Mức độ tổn thương tổng hợp 70
3.5 Đề xuất các giải pháp thích ứng 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 80
Trang 8THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Dương Thị Nga
Cán bộ hướng dẫn: 1 PGS TS Lưu Thế Anh
2 PGS.TS Hoàng Anh Huy
Tên đề tài: Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp thích ứng
Tóm tắt luận văn:
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, là khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng cao Trong đó, hệ thực vật hệ sinh thái (HST) của rừng ngập mặn(RNM) đang chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết bất lợi Nghiên cứu đã chỉ ra diện tích RNM khu vực ven biển Thái Bình có xu hướng giảm rõ rệt giai đoạn 2011 - 2015, giảm từ 7.210 ha (năm 2011) xuống còn 3.709,1 ha (năm 2015) Mức độ dễ bị tổn thương của HST RNM ven biển Thái Bình phụ thuộc và 3 chỉ số: Mức độ phơi nhiễm (E), mức độ nhạy cảm (S), và năng lực thích ứng (AC) Nghiên cứu đã xây dựng được bộ chỉ số để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH tới HST RNM bao gồm: Sự thay đổi nhiệt độ không khí tối cao; sự thay đổi nhiệt độ không khí tối thấp; nhiệt độ trung bình năm; lượng mưa trung bình năm; số ngày mưa lớn; số cơn bão; nước biển dâng; triều cường tác động đến chỉ số mức độ phơi nhiễm (diện tích rừng, chiều cao cây, đường kính cây, mật độ cây) Từ đó áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để xác định trọng số của từng chỉ thị làm cơ sở đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của HST RNM do BĐKH Dưới những diễn biến của BĐKH ngày càng gia tăng, khu vực nghiên cứu được đánh giá là khu vực có tính dễ bị tổn thương cao
Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương, hệ sinh thái, rừng ngập mặn
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AHP : Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process)
AC : Năng lực thích ứng
ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CI : Chỉ số nhất quán
CR : Tỉ số nhất quán
E : Chỉ thị phơi nhiễm
HST : Hệ sinh thái
IPCC : Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change) KT-XH : Kinh tế - xã hội
NBD : Nước biển dâng
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Co-operation and Development)
RI : Chỉ số ngẫu nhiên
RNM : Rừng ngập mặn
S : Chỉ thị nhạy cảm
TBDTT : Tính dễ bị tổn thương
TN &MT : Tài nguyên và môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
UNFCCC : Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
(United Nations Framework Convention on Climate Change) XTNĐ : Xoáy thuận nhiệt đới
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) 13
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C) 14
Bảng1.3: Một số đặc trưng của yếu mưa tỉnh Thái Bình 14
Bảng 1.4: Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%) 15
Bảng 1.5: Đặc trưng hoạt động của bão theo thời gian thời kỳ 1960-2013 15
Bảng 1.6: Phân loại đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy 20
Bảng 1.7: Diễn biến diện tích RNM tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015 24
Bảng 1.8: Dân số, mật độ và cơ cấu dân số vùng ven biển tỉnh Thái Bình 29
Bảng 2.1: Mức độ quan trọng trong so sánh cặp theo AHP 45
Bảng 2.2: Tra giá trị RI theo số lượng tiêu chí khác nhau 48
Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình năm trong các thập kỷ gần đây 50
Bảng 3.2: Số lượng các cơn bão trong các thập kỷ 50
Bảng 3.3: Biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình năm (°C) của tỉnh Thái Bình so với thời kỳ cơ sở 1986 - 2005 52
Bảng 3.4: Biến đổi của lượng mưa (%) của tỉnh Thái Bình so với thời kỳ cơ sở 1986-2005 53
Bảng 3.5: Nguy cơ ngập do nước biển dâng tỉnh Thái Bình 54
Bảng 3.6: Tình hình bão lụt và thiệt hại do bão lụt tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2014 54
Bảng 3.7: Bộ chỉ thị đánh giá tổn thương của HST RNM do BĐKH 58
Bảng 3.8: Xác định mức độ ưu tiên của các chỉ thị theo các phương án 62
Bảng 3.9: So sánh cặp các tiêu chí 62
Bảng 3.10: Mức độ ưu tiên và tỷ số nhất quán của các tiêu chí 62
Bảng 3.11: Trọng số các chỉ thị của biến phơi nhiễm 63
Bảng 3.12: Xác định mức độ ưu tiên của các tiêu chí 64
Bảng 3.13: Trọng số các chỉ thị của biến nhạy cảm 66
Bảng 3.14: So sánh cặp các chỉ thị năng lực thích ứng 67
Bảng 3.15: Trọng số các chỉ thị năng lực thích ứng 67
Bảng 3.16: Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến phơi nhiễm và giá trị chỉ số phơi nhiễm (E) 68
Trang 11Bảng 3.17: Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến mức độ nhạy cảm và giá trị mức độ nhạy cảm (S) 68Bảng 3.18: Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến năng lực thích ứng và giá trị năng lực thích ứng (AC) 69Bảng 3.19: Đánh giá mức độ tổn thương tổng hợp của HST RNM 70
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Bản đồ hành chính hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy 10
Hình 1.2 Sơ đồ phân bố số bão đổ xuất hiện trong các tháng 16
Hình 1.3 Bản đồ đất 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 23
Hình 1.4 Diện tích RNM ở Tiền Hải và Thái Thụy giai đoạn 2011-2015 24
Hình 1.5 Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình 28
Hình 2.1 Cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên để đánh giá TDBTT và thích ứng với BĐKH 38
Hình 2.2 Khung phân tích đánh giá tính dễ bị tổn thương 40
Hình 2.3 Sơ đồ phương pháp phân tích thứ bậc AHP 45
Hình 3.1 Diễn biến nhiệt độ trung bình năm trạm Thái Bình giai đoạn 1980 - 2014 49
Hình 3.2 Diễn biến tổng lượng mưa trung bình năm Trạm Thái Bình giai đoạn 1980 - 2014 50
Hình 3.3 Số cơn bão và xu thế tuyến tính của bão đổ bộ vào vùng ven biển tỉnh Thái Bình thời kỳ 1960-2013 51
Hình 3.4 Sơ đồ xác định trọng số của các chỉ thị mức độ phơi nhiễm 59
Hình 3.5 Sơ đồ xác định trọng số của các chỉ thị mức độ nhạy cảm 64
Hình 3.6 Sơ đồ xác định trọng số của các chỉ thị năng lực thích ứng 66
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn (RNM) có vai trò to lớn đối với môi trường và con người RNM không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật vùng cửa sông, ven biển; đồng thời là nơi duy trì đa dạng sinh học
Tầm quan trọng của RNM đối với môi trường sinh thái đã được các nhà khoa học khẳng định từ lâu Đặc biệt, trong tương lai, RNM còn là cứu cánh của con người trong việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu (BĐKH), khi mực nước biển dâng (NBD) cao, RNM giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm chắn chống lại gió, bão, thủy triều cũng như các tai biến thiên nhiên So với các tỉnh khu vực Nam Bộ, diện tích RNM của Thái Bình không nhiều, nhưng nó có một vai trò quan trọng đối việc bảo vệ môi trường ven biển và cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng ven biển
Vùng ven biển tỉnh Thái Bình thuộc Khu dự trữ sinh quyển châu thổ đồng bằng sông Hồng, được đánh giá là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH, diện tích RNM của tỉnh Thái Bình tính đến ngày 31/12/2015 là 3.709,1 ha, được phân bố chủ yếu
ở 2 huyện ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải
Trước các tác động tiêu cực của BĐKH như nhiệt độ tăng cao, NBD, gia tăng bão, lũ,… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế và cuộc sống của người dân tại khu vực ven biển tỉnh Thái Bình Các vùng đất trũng thấp màu
mỡ với các HST ven biển khác nhau sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn Các vùng nuôi trồng thủy sản phải di chuyển tới những nơi khác Nghề cá nhỏ ven bờ bị ảnh hưởng nặng nề Các vùng cửa sông có thể bị thay đổi do thay đổi chế độ triều và dòng chảy Đa dạng sinh học vùng ven biển có thể bị suy giảm mạnh, các nơi sinh cư của động vật biển có thế bị biến mất Khu vực có rừng ngập mặn càng bị suy giảm thì càng bị ảnh hưởng mạnh bởi xâm nhập mặn và xói
lở bờ biển và càng tăng mức độ dễ bị tổn thương do thiên tai, như nước dâng trong bão Nguồn nước ngọt có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, cộng đồng dân cư sinh sống ven biển dễ bị tổn thương do ngập lụt có thể bị di dời
Trang 14Điều này gián tiếp làm gia tăng áp lực khai thác các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt gia tăng nạn phá RNM để chuyển đổi mục đích sử dụng Kết quả là đa dạng sinh học sẽ bị suy giảm, xói lở bờ biển gia tăng và ngập lụt vùng ven biển trở nên nghiêm trọng hơn Thái Bình đang đứng trước các thách thức do BĐKH diễn ra ngày càng rõ ràng, do đó nhiệm vụ nghiên cứu về mức độ dễ bị tổn thương của BĐKH tới HST RNM, tới cuộc sống dân cư và từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng với BĐKH là rất cần thiết
Vì vậy, đề tài luận văn “Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp thích ứng” đã được lựa chọn thực hiện là cần thiết
2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
- Làm rõ đặc trưng và hiện trạng HST rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình
- Đánh giá được mức độ tổn thương của HST rừng ngập mặn ven biển Thái Bình trước tác động của BĐKH
3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đạt ra, Luận văn đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ gồm:
- Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH, trong đó tập trung đến đối tượng chịu tác động là HST RNM;
- Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH) các huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình;
- Thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng RNM và điều tra bổ sung, đánh giá hiện trạng RNM tỉnh Thái Bình;
- Xây dựng bộ chỉ thị để đánh giá và đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của HST RNM tỉnh Thái Bình trước tác động của BĐKH;
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng để bảo vệ và phát triển RNM ven biển tỉnh Thái Bình trước tác động của BĐKH
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến TDBTT của BĐKH 1.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới, tính dễ bị tổn thương đã được nghiên cứu ở rất nhiều quy mô khác nhau như đối với một vùng lãnh thổ/khu vực (đới ven biển, hệ thống đảo, ), một HST, một hệ thống tự nhiên hay một cộng đồng người, trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi trường, thiên tai và đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực BĐKH Tính dễ bị tổn thương trong các nghiên cứu cụ thể được xem xét trong những hoàn cảnh và nguyên nhân rất đa dạng, như BĐKH toàn cầu, sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường, sự khan hiếm lương thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế, chiến tranh, khủng bố, những tai biến thiên nhiên, suy thoái môi trường,…
Theo IPCC (2001), nguy cơ tổn thương trước BĐKH được xác định là “mức
độ mà một hệ thống nhạy cảm hoặc là không thể đương đầu với những tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm những thay đổi và hiện tượng cực đoan của khí hậu” IPCC đã xác định 3 biến số cần thiết để đánh giá nguy cơ tổn thương là: Tai biến khí hậu (đe dọa); tính nhạy cảm với tai biến; khả năng thích ứng và đương đầu với các tác động tiềm năng [23]
Trong công trình ”Xây dựng khả năng phục hồi do BĐKH tại 3 nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan”, Mark R Bezuien cho rằng [29], nguy cơ tổn thương là hàm số của đặc điểm, mức độ và tỷ lệ của những thay đổi về khí hậu mà theo đó, một hệ thống bị đặt vào tình trạng đe dọa, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của nó
Theo IPCC, đánh giá nguy cơ tổn thương do BĐKH là sự định lượng hóa 3 biến số đặc trưng cho các các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội Các nhà khoa học
đã cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội nhằm tạo
ra một phương pháp chung để giải quyết nhu cầu có tính thách thức này [17] Đến nay, một phương pháp chung để đánh giá nguy cơ tổn thương là đánh giá định lượng giá trị của các chỉ thị tổn thương (Indicator) của các hợp phần tự nhiên, kinh
tế và xã hội theo 3 biến số: (i) Mức độ hứng chịu/phơi nhiễm (Exposure), (ii) mức
độ nhạy cảm (Sensitivity) và (iii) năng lực thích ứng (Adaptive capacity); cuối cùng
Trang 16tổng hợp lại bằng chỉ số tổn thương (Vulnerability Index)
Phương pháp tiếp cận đánh giá tổn thương dựa vào các chỉ thị đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để đánh giá tổn thương và lập bản đồ mức độ tổn thương cho các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt các nước tiếp giáp với biển có nguy cơ rủi ro cao với BĐKH như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ
Các nhà khoa học Ấn Độ, Divya Mohan và Shirish Sinha đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá mức độ tổn thương đối với sinh kế của người dân và các hệ sinh thái ở lưu vực sông Ganga” [21]
Brunckhorst và các nhà nghiên cứu khác đã đánh giá tổn thương do tác động của BĐKH ở bang New Walls, Australia trên cơ sở sử dụng một số chỉ thị tổn thương
xã hội (chỉ thị bất lợi KT-XH, chỉ thị nguồn lực kinh tế và chỉ thị giáo dục và nghề nghiệp) để xây dựng chỉ số tổn thương tổng hợp của cộng đồng và khả năng thích ứng của họ Tổn thương được phân tích theo tổn thương ngắn hạn (bão, ngập lụt) và tổn thương dài hạn (bất lợi KT-XH, tính ổn định dân cư) [20]
Công trình “Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở vùng Đông Nam Á”, tập thể tác giả thuộc Chương trình môi trường và kinh tế cho Đông Nam Á thực hiện năm 2009 [19] Đây là công trình nghiên cứu có giá trị về phương pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thương tổng hợp gồm cả 3 thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội bằng tiếp cận đánh giá theo chỉ thị và chỉ số tổn thương tổng hợp Nghiên cứu đã thực hiện tính toán một chỉ số tổn thương chung cho 530 khu vực của các quốc gia vùng Đông Nam Á: Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam Chỉ số tổn thương do BĐKH đã được xác định thông qua các bước sau: (1) Đánh giá mức độ tiếp xúc bằng các thông tin và các chỉ thị liên quan đến khí hậu (bão, lũ lụt, lở đất, hạn hán và NBD), (2) Đánh giá mức độ nhạy cảm về khía cạnh con người bằng chỉ thị mật độ dân số và khía cạnh sinh thái bằng các chỉ thị đa dạng sinh học và (3) Chỉ số năng lực thích ứng như là một hàm
số của các chỉ thị KT-XH, công nghệ và cơ sở hạ tầng Dựa vào kết quả đánh giá 3 thành phần trên, đã xây dựng chỉ số tổn thương chung cho từng khu vực và thành lập các bản đồ thành phần: Bản đồ tai biến khí hậu, bản đồ mức độ nhạy cảm của con người và sinh thái; bản đồ năng lực thích ứng
Ngoài những công trình nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác
Trang 17động của BĐKH nêu trên, còn có một số công trình nghiên cứu khác về rừng ngập
mặn trước các tác động của BĐKH
Năm 1995, Samuel C Snedaker đã thực hiện nghiên cứu "Kịch bản và giả
thuyết: RNM với BĐKH ở Florida và khu vực Caribê", trong đó đưa ra các kịch
bản và 7 giả thuyết khái quát về phản ứng của RNM với BĐKH mà trong đó có tác
động của mực NBD [31]
Năm 2006, công trình "Đánh giá phản ứng của RNM với mực NBD và xây
dựng lại lịch sử vị trí đường bờ biển" của Eric Gilman, Joanna Ellison và Richard
Coleman đã phân tích các ảnh viễn thám với hệ thống thông tin địa lý (GIS), đo dữ
liệu thuỷ triều và dự đoán sự thay đổi của mực nước biển đối với bề mặt RNM Từ
đó, dự đoán chính xác sự thay đổi ranh giới HST ven biển, bao gồm cả phản ứng
của RNM với mực NBD bằng các mô hình khác nhau, cho phép nâng cao quy
hoạch để giảm thiểu và bù đắp những tổn thất và thiệt hại theo dự đoán [26]
Năm 2007, tập thể tác giả Eric L Gilman, Joanna Ellison, Norman C Duke
và Colin Field đã nghiên cứu về "Mối đe doạ đến RNM từ BĐKH và các giải pháp
thích ứng" cho thấy, HST RNM đang bị đe doạ bởi BĐKH, NBD có thể là mối đe
doạ lớn nhất đối với RNM [25]
Nghiên cứu "Mô hình hình số độ cao kiểm tra ảnh hưởng của mực NBD đến
RNM ở giai đoạn đầu" năm 2008 của D Di Nitto, F Dahdouh Guebas, J.G Kairo,
H Decleir, N Koedam [22] đã phân tích các động thái cấu trúc thảm thực vật của
RNM để khái quát về điều kiện hình thành RNM ở giai đoạn đầu khi được tách từ
cây bố mẹ dưới tác động của mực NBD dựa trên mô hình số độ cao và GIS
Nghiên cứu "Mô hình khái niệm cho các phản ứng RNM với mực NBD"
năm 2009 của MLG Soares thấy rằng trong bối cảnh NBD, phản ứng của RNM sẽ
phụ thuộc vào một vài đặc điểm chính như tốc độ của mực NBD, trầm tích đầu vào,
sự thay đổi độ cao chất nền RNM, đặc điểm khu vực nghiên cứu cũng như địa mạo
và địa hình của vùng ven biển khu vực đó [28]
1.1.2 Trong nước
Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập niên 90
của thế kỷ trước bởi các nhà khoa học đầu ngành như GS Nguyễn Đức Ngữ, GS
Nguyễn Trọng Hiệu Tuy nhiên, vấn đề này chỉ thực sự được quan tâm chú ý từ sau
những năm 2000, đặc biệt từ năm 2008 trở lại đây
Trang 18Từ những năm 1994 - 1996, lần đầu tiên G Tom và cộng sự đã nghiên cứu
về TDBTT của đới bờ Việt Nam do sự gia tăng mực nước biển và BĐKH, nghiên cứu này đã chỉ ra được khả năng rủi ro cao cho khoảng 17 triệu người dân ở các đồng bằng ven biển [14]
Báo cáo Khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật của Phạm Hồng Tính
và cộng sự [9] nghiên cứu về “Tính dễ bị tổn thương đối với BĐKH của RNM ven biển miền Bắc Việt Nam (Vulnerability of mangroves to climate change in the northern coast of Viet Nam) Báo cáo này tạo cơ sở khoa học cho việc nâng cao khả năng thích ứng của HST RNM với BĐKH và NBD Nghiên cứu tập trung phân tích tổng hợp các nhân tố khí hậu tác động tới RNM, sự bồi tụ trầm tích, biến động diện tích rừng, sự hiểu biết và tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
và phát triển RNM
Năm 2007, nghiên cứu "BĐKH và vai trò của RNM trong việc ứng phó" của Phan Nguyên Hồng và cộng sự đã đưa ra kết quả về tác động của BĐKH đối với HST RNM Việt Nam và nêu ra vai trò của RNM trong việc ứng phó với BĐKH và NBD
Năm 2007, Phan Nguyên Hồng và cộng sự đã tổng hợp và biên soạn về tác dụng của RNM trong việc hạn chế tác hại của sóng thần Bùi Xuân Thông có công trình "NBD vào kỳ triều cường tại các vùng ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ trong tổ hợp tác động BĐKH
Năm 2008, Luận án tiến sĩ của Vũ Đoàn Thái đã nghiên cứu về tác dụng của RNM đối với sóng trong bão ở vùng ven biển TP Hải Phòng Nghiên cứu cho rằng, RNM đã che chắn phía ngoài bờ và đê biển có tác dụng làm giảm đáng kể độ cao sóng khi truyền qua, khả năng cản sóng của RNM tùy thuộc vào chiều rộng, cấu trúc của rừng; khi có bão lớn, RNM có ỹ nghĩa quan trong việc làm giảm thiểu tác động phá hủy của sóng trong bão đối với bờ biển
Năm 2009, nghiên cứu "Đánh giá tính dễ bị tổn thương của vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam cho sử dụng bền vững (trường hợp nghiên cứu tại Xuân Thuỷ, Việt Nam)" của Mai Trọng Nhuận và cộng sự đã đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng thích hợp các tài nguyên đất ngập nước phục vụ phát triển bền vững vùng ven biển căn cứ vào mức độ dễ bị tổn thương
Trang 19Kết quả nghiên cứu về tác động của BĐKH đối với HST RNM Việt Nam cho thấy, có 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến HST nhạy cảm này: (i) nhiệt độ không khí; (ii) lượng mưa; (iii) gió mùa Đông Bắc; (iv) bão; (v) triều cường và (vi) hoạt động của con người (Phan Nguyên Hồng, 1993)
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá TDBTT của một hệ thống kinh
tế - xã hội - môi trường do tác động của BĐKH và khả năng chống chịu, thích ứng của nó được áp dụng vào Việt Nam Dù với những cách tiếp cận khác nhau nhưng cũng đều xem xét tới cả những yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống trong việc đánh giá TDBTT do BĐKH Nhìn chung hiện nay, Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về đánh giá TDBTT do BĐKH nhưng lại có rất ít các nghiên cứu đánh giá về TDBTT của HST RNM
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1 Vị trí địa lý
Vùng ven biển của tỉnh Thái Bình gồm hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy
Vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông giáp biển Đông;
+ Phía Tây giáp các huyện Kiến Xương, Đông Hưng và Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình);
+ Phía Nam giáp huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) ranh giới là sông Hồng; + Phía Bắc giáp huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) ranh giới là sông Hóa và cửa Thái Bình
Trên chiều dài 54 km đường bờ biển của huyện Thái Thụy và Tiền Hải, có 5 cửa sông đổ ra biển: Cửa Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân và Ba Lạt Hàng năm, khu vực cửa sông ven biển của tỉnh Thái Bình tiếp nhận một lượng phù sa rất lớn của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đổ ra, do đó đã hình thành các HST bãi bồi cửa sông và đất ngập nước ven biển có diện tích lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các quần xã thực vật ngập mặn phát triển và hoạt động nuôi trồng thủy sản
Huyện Thái Thụy và Tiền Hải của tỉnh Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên khoảng 482,8 km2, nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng đã được UNESCO công nhận vào tháng 12/2004 (tỉnh Thái Bình có 2 huyện: Thái Thụy và Tiền Hải; tỉnh Nam Định có 2 huyện: Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng; tỉnh Ninh Bình có
Trang 20huyện Kim Sơn) Hiện nay, tỉnh Thái Bình đang quy hoạch Khu kinh tế biển trên địa bàn huyện Tiền Hải và Thái Thụy, đây là thách thức lớn đối Khu dự trữ sinh quyển châu thổ đồng bằng sông Hồng trong bảo vệ giá trị của các HST đất ngập nước và đa dạng sinh học
Trang 21Hình 1.1 Bản đồ hành chính hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy
Trang 221.2.2 Điều kiện tự nhiên
a Điều kiện địa hình
Huyện Thái Thụy và Tiền Hải là một vùng đất tương đối bằng phẳng, độ chia cắt sâu không đáng kể Tuy nhiên, dựa vào sự phân hóa theo không gian lãnh thổ,
có thể phân chia các dạng địa hình của khu vực như sau:
Địa hình lòng sông và bãi bồi hiện đại: Là những thành tạo thường bị
ngập nước dọc theo các sông chính (sông Thái Bình, Hóa, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân và sông Hồng) ở hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải Tại các đoạn bờ lồi của các sông phát triển các bãi bồi thấp mà nguyên là lòng sông vào mùa mưa lũ Chúng được cấu tạo bởi sét bột, bột sét pha cát mịn màu xám nâu tuổi Holocen muộn Dạng địa hình này tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía lòng sông, độ cao từ 0 - 3 m, thường xuyên được bồi đắp vào mùa lũ Hiện nay, do bị khống chế bởi hệ thống đê biển, bãi bồi ven sông và giữa lòng liên tục thay đổi hình dạng qua các mùa mưa lũ
Địa hình đồng bằng châu thổ (Delta): Đây là dạng địa hình chiếm phần
lớn diện tích huyện Thái Thụy và Tiền Hải, được hình thành trong quá trình tương tác các yếu tố biển và sông Thành phần vật liệu chủ yếu gồm bột -cát, bột - sét và sét - bột đặc trưng cho tướng bãi triều hình thành trong quá khứ Bề mặt địa hình bằng phẳng, nghiêng dần về phía biển và có nhiều dấu tích các lạch triều, lòng dẫn chết sót lại
Hệ thống địa hình cồn cát cổ được nâng lên: Đây là địa hình có nguồn
gốc biển, có hướng kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam hoặc phát triển không đồng đều, có dạng rẻ quạt rất điển hình ở phía Bắc cửa Trà Lý, cửa Ba Lạt Điều đó đã xác nhận chế độ hình thành các val bờ của một vùng biển mà nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu được đưa từ phía Bắc xuống Bề mặt địa hình có độ cao 1
- 2 m với loại vật liệu thành tạo chủ yếu là cát nhỏ, cát bột có độ chọn lọc tốt và nghèo chất hữu cơ
Bãi triều cao bị biến đổi bởi các hoạt động nhân tác: Thực chất đây là
các vùng đất khai hoang trong khoảng thời gian từ những năm 1955, chiếm diện tích không nhiều
Bãi triều cao: Đây là khu vực có rừng ngập mặn phát triển, bề mặt địa
hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần về phía biển, độ cao thay đổi trung bình 0 -
Trang 231,5 m Hoạt động bồi tụ ở đây diễn ra khá mạnh bởi sự phong phú vật liệu lơ lửng được sông vận chuyển ra và chịu ảnh hưởng của thủy triều trong điều kiện thực vật ngập mặn phát triển Vật liệu thành tạo trên mặt của địa hình chủ yếu là các hạt mịn gồm bột sét và sét bột màu nâu, xám lẫn nhiều tàn tích thực vật mặn Theo chiều sâu trầm tích lắng đọng thành từng lớp không đều, đánh dấu những giai đoạn phát triển khác nhau của lòng dẫn cửa sông trong quá khứ
Bãi triều thấp: Dạng địa hình này có diện tích tương đối lớn, mở rộng
dần về hai phía của các cửa sông Đây là khu vực có điều kiện tương đối giống bãi triều cao nhưng còn chịu nhiều ảnh hưởng của biển, vật liệu cung cấp từ sông ra không lớn, lại bị ngập nước sâu nên thực vật ngập mặn kém phát triển
Cồn chắn ngoài (bar) cửa sông: Các cồn chắn ngoài cửa sông là các
thành tạo rất đặc trưng cho kiểu cửa sông châu thổ tiến ra biển theo cơ chế lấp đầy
Về mặt hình thái và cấu tạo trầm tích trên mặt, hệ thống các cồn chắn ngoài cửa sông của huyện Thái Thụy và Tiền Hải có cấu tạo 3 đới: Đới cát ở phía biển; đới chuyển tiếp vào phía lục địa là vật liệu mịn hơn có các loại cỏ biển phát triển; đới bùn sét chuyển tiếp sang bãi tích tụ sông - biển phát triển các loại thực vật ngập mặn Hiện nay, các cồn chắn ngoài cửa sông Thái Bình và Trà Lý bị xói lở phía biển Vật liệu xói lở được các dòng sóng dọc bờ di chuyển về phía Bắc (ở phía Bắc cửa Trà Lý) và tương tự về phía Nam (ở phía Nam cửa Trà Lý) kéo dài thành dải cát
về hai phía cửa sông
b Đặc điểm khí hậu
Nằm trong miền khí hậu miền Bắc, toàn tỉnh Thái Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của chế độ bức
xạ mặt trời nội chí tuyến, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc
và vùng biển nhiệt đới nằm kề bên
- Chế độ bức xạ: Thái Bình có lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm đạt
khoảng 110 - 114 Kcal/cm2/năm Trong các tháng Hè (từ tháng 5 - 6) lượng bức xạ tổng cộng trung bình tháng thường lớn hơn 10 Kcal/cm2/tháng Trong các tháng đầu năm (từ tháng 1 - 3), do ảnh hưởng của thời tiết mưa phùn ẩm ướt của vùng đồng bằng Bắc Bộ, lượng bức xạ tổng cộng nhỏ nhất trong năm, chỉ đạt 4,5 - 5,6 Kcal/cm2/tháng
Trang 24- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng ở Thái Bình vào khoảng 1.500 - 1.600
giờ/năm Nhìn chung, trong suốt mùa hè từ tháng 5 và kéo dài đến đầu mùa đông (tháng 10) đều có nhiều nắng, mỗi tháng có trên 150 giờ nắng Hai tháng nhiều nắng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, mỗi tháng có xấp xỉ 200 giờ nắng (Bảng 1.1)
Bảng 1.1: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)
SốT
T Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
1 Thái Bình 63,3 37,2 38,8 88,2 186,9 181,9 196,3 170,9 169,5 153,3 133,5 110,4 1.530,1
2 Văn Lý 77,1 43,7 42,8 95,9 204,3 196,0 215,2 177,6 174,6 172,2 145,2 118,8 1.663,2
Nguồn: Đề tài VAST.NĐP.02/15-16 [5]
- Chế độ gió: Trong mùa Hè từ tháng 4 đến tháng 7 là thời kỳ thống trị của
hướng gió Đông Nam và gió Nam thổi từ biển vào đất liền đem lại thời tiết nóng ẩm, tần suất tổng cộng của hai hướng này lên đến 50 - 60%; trong đó gió Nam chiếm ưu thế Vào mùa Đông, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau; trong đó hướng Đông Bắc và Bắc chiếm ưu thế Các tháng đầu mùa, gió mùa Đông Bắc thường mang đến thời tiết lạnh khô
- Chế độ nhiệt: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chế độ nhiệt
của khu vực ven Thái Bình đạt tiêu chuẩn nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình năm 23,4C Mùa nóng có nhiệt độ trung bình tháng lớn hơn 25C, kéo dài 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11) Tháng 6 là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng đạt 29,2oC Thời kỳ mùa lạnh có nhiệt độ trung bình tháng thấp dưới 20C, kéo dài 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau)
Nhiệt độ không khí tối cao trung bình vào khoảng 26,5 - 27°C Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình trong các tháng 6 - 8, thường cao hơn 31C, cao nhất vào tháng 7 (32,5C)
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể đạt 38 - 39°C, xảy ra trong tháng 6, 7 Trong những tháng cuối mùa Đông (tháng 2, 3), nhiệt độ không khí cũng có thể lên đến 34
- 35°C
Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình vào khoảng 21°C Nhiệt độ tối thấp trung bình trong các tháng mùa Đông (từ tháng 12 đến 2 năm sau) thường thấp từ
Trang 2515,7C trở xuống, tháng thấp nhất là tháng 1 (14,2C) Những giá trị thấp nhất của nhiệt độ thường xảy ra trong các tháng mùa Đông, trong các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới 5°C (Bảng 1.2)
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C)
Số
TT Yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
1 Nhiệt độ không khí tối
4 Nhiệt độ không khí tối
cao tuyệt đối (°C) 31,7 34,6 35,9 37,0 38,2 39,0 38,2 36,7 35,8 33,7 32.5 29,6 39,0
5 Nhiệt độ không khí tối
thấp tuyệt đối (°C) 4,8 5,5 6,7 12,8 16,9 21,1 21,9 21,6 16,5 13,7 9.1 4,4 4,4
Nguồn: Đề tài VAST.NĐP.02/15-16 [5]
- Chế độ mưa: Mùa mưa ở Thái Bình từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
phân bố không đều trong năm Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm; các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9; tháng có lượng mưa mưa thấp nhất là tháng 1 và 12 (Bảng 1.3)
Bảng1.3: Một số đặc trưng của yếu mưa tỉnh Thái Bình
Nguồn: Đề tài VAST.NĐP.02/15-16 [5]
Trong mùa mưa, trung bình có trên 10 ngày mưa/tháng Trong 3 tháng giữa mùa, trung bình có trên 14 ngày/tháng Tuy nhiên, số trường hợp mưa lớn gặp không nhiều Hàng năm, trung bình quan sát được từ 7 - 9 ngày mưa trên 50 mm và
Trang 26từ 1 - 2 ngày mưa trên 100 mm Lượng mưa ngày lớn nhất thường xuất hiện vào các tháng 7 - 9 và không vượt quá 150 mm
- Độ ẩm không khí tương đối: Độ ẩm không khí trung bình năm vào
khoảng 86% Thời kỳ ẩm nhất trong năm là 3 tháng cuối mùa Đông (tháng 2, 3, 4), với độ ẩm đạt trên dưới 90% Trong đó, tháng cực đại là tháng 3, độ ẩm ở vùng ven biển có thể đạt tới 92% (Bảng 2.4)
Bảng 1.4: Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%) Số
TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
1 Thái Bình 85 89 90 90 87 83 83 87 87 85 82 82 86
Nguồn: Đề tài VAST.NĐP.02/15-16 [5]
- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:
+ Bão và ấp thấp nhiệt đới: Trong khoảng thời gian 54 năm (1960 - 2013),
có 37 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thái Bình Mùa bão kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 Trung bình hàng năm, có khoảng 0,7 cơn xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp Bão tập trung chủ yếu trong 2 tháng (tháng 9 và tháng 10); nhiều nhất vào tháng 9 (chiếm 37,8% tổng số cơn bão trong năm) và tháng 10 (chiếm 21,6%) (Bảng 2.5) Các tháng đầu mùa bão (tháng 4, 5) trung bình có 0,02 cơn/tháng (chiếm 2,7%) Các tháng còn lại trong mùa bão, trung bình mỗi tháng có 0,04 - 0,08 cơn/tháng (5-11% tổng số xoáy thuận nhiệt đới năm)
Bảng 1.5: Đặc trưng hoạt động của bão theo thời gian thời kỳ 1960-2013
Trang 27Hình 1.2 Sơ đồ phân bố số bão đổ xuất hiện trong các tháng
Huyện Thái Thụy và Tiền Hải của tỉnh Thái Bình nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão và ATNĐ hình thành từ biển Đông Theo thống kế từ năm
2011 - 2014, tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng của 14 cơn bão Trong thời gian có bão, lượng mưa lớn và đạt trung bình 200 - 300 mm (chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa trong mùa mưa) Bão đổ bộ vào vùng ven biển và cửa sông thường gây ra hiện tượng sóng to, gió lớn, nước dâng phá hủy đê, kè, nhà cửa và các công trình khác
+ Giông: Trung bình mỗi năm có khoảng 33 - 55 ngày giông Giông xuất
hiện chủ yếu vào thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 9, với khoảng 4 - 10 ngày/tháng Sau những trận giông, chất lượng môi trường nước biển đổi mạnh đặc biệt là độ đục và
pH
+ Mưa phùn: Là hiện tượng thời tiết đặc trưng của duyên hải miền Bắc Việt
Nam Thời kỳ mưa phùn kéo dài từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 4 Hàng năm, có khoảng 20 - 25 ngày mưa phùn, tần suất mưa phùn cao nhất vào các tháng 2 và 3, khoảng 6 - 9 ngày/tháng Thời tiết mưa phùn thường dẫn đến độ ẩm lên rất cao trong những ngày này
+ Sương mù: Trung bình mỗi năm có khoảng 7 - 22 ngày xuất hiện sương
mù, chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt thường ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây rừng ngập mặn, đặc biệt hiện tượng gió lớn xuất hiện trong các trận bão làm cho cây ngập mặn đổ gẫy
Trang 28c Đặc điểm thủy văn và hải văn
Đặc điểm thủy văn: Huyện Thái Thụy và Tiền Hải nằm nằm ở vùng hạ
lưu của các sông lớn (sông Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý và Hồng), đây là vùng tiếp giáp với biển, nên hệ thống dòng chảy và chế độ nước rất phức tạp, do ảnh hưởng của cả hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Các sông này hàng năm vận chuyển lượng nước lớn (trên 30 tỷ m3/năm) kèm theo lượng phù sa rất lớn Cửa sông Thái Bình ước tính có khoảng 20 triệu tấn bùn cát bồi tích hàng năm, cửa Trà
Lý khoảng 15 triệu tấn/năm và cửa Ba Lạt khoảng 30,2 triệu tấn/năm Lượng phù sa lớn đã tạo điều kiện lắng đọng phù sa, mở rộng các bãi bồi về phía biển trung bình
từ 60 - 80 m/năm, tạo điều kiện thuận lợi cho HST RNM phát triển
Chế độ thuỷ văn ở khu vực này chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn vùng thượng và trung lưu, đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thuỷ triều Riêng với các sông nội đồng, nước được cung cấp chủ yếu từ nước mưa, chế độ thủy văn hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa Chế độ dòng chảy các sông lớn ở đây khá phức tạp, chủ yếu do chế độ nước sông ở thượng lưu quyết định Dòng chảy năm phân thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa lũ: Mùa lũ trên dải ven biển đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình
thường đến chậm hơn mùa mưa 1 tháng, bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 10 Lượng nước trong mùa lũ chiếm khoảng 75 - 80% lượng nước năm Nước lũ ở hạ lưu sông Hồng rất lớn vì cả 3 sông Đà, Lô và Thao đều tập trung chảy vào đoạn gần Việt Trì Hệ thống sông Hồng có dạng nan quạt nên mức độ tập trung lũ nhanh với lưu lượng lớn Dòng sông Hồng lại bị đê khống chế, làm giảm khả năng tiêu thoát
lũ Lũ trên sông Hồng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7 và 8 Nước lũ của sông Hồng được chia vào các phân lưu (một phần chia sang sông Thái Bình) trước khi đổ
ra biển, trong đó sông Trà Lý tiêu thoát khoảng 11 - 12% lưu lượng Với lượng nước lũ từ thượng nguồn đưa về lớn, địa hình ven biển lại khó có khả năng tiêu thoát nên thường gây ngập úng trong mùa lũ
- Mùa kiệt: Mùa kiệt dòng chảy từ thượng lưu đổ về giảm nhiều so với mùa
lũ Mùa kiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau (chiếm khoảng 20 - 25% lượng dòng chảy năm) Dòng chảy kiệt và sự phân phối dòng chảy ở hạ lưu đã ảnh hưởng lớn tới tình trạng xâm nhập mặn ở vùng ven biển
Trang 29 Đặc điểm hải văn:
- Chế độ sóng biển: Chế độ sóng thường gắn liền với hướng gió chủ đạo
Trong mùa Đông (tháng 12 đến tháng 3 năm sau), vùng ven biển Thái Bình chịu tác động mạnh của các hướng sóng của hệ thống gió mùa Đông Bắc gây ra Vào mùa Đông, hướng sóng thịnh hành ngoài khơi là Đông Bắc với tần suất khá cao và ổn định (51 - 70%) Ngược lại, khu vực gần bờ thịnh hành các hướng sóng Đông Bắc (11%), Đông (34%) và Đông Nam (22%); trong đó, các hướng sóng Đông, Đông Bắc thịnh hành ở ven biển Thái Thụy và Tiền Hải Cấp độ cao sóng trung bình ngoài khơi 0,5 - 1,3 m và ven bờ từ 0,4 - 0,9 m; độ cao sóng lớn nhất ngoài khơi từ 1,5 - 6,0 m và ven bờ từ 0,75 - 3,0 m
Trong mùa Hè (tháng 6 - 9), hướng sóng chủ đạo ngoài khơi là hướng Nam với tần suất cao (37 - 60%) và ven bờ có hướng sóng Đông Nam (24%), Nam (20%) Cấp độ cao sóng trung bình ngoài khơi 0,8 - 1,3 m và ven bờ 0,7 - 1,2 m; độ cao sóng lớn nhất ngoài khơi 4,0 - 9,0 m và ven bờ 2,6 - 6,0 m Nhìn chung, mùa này trị số độ cao sóng lớn hơn nhiều trong mùa Đông do thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, ATNĐ Đây là yếu tố bất lợi rất lớn đối với sự ổn định các bãi bồi, cũng như vấn đề khai thác và sử dụng chúng Dưới tác động của sóng có độ cao lớn, tạo nên áp lực sóng có trị số cao gây xói lở bờ, phá vỡ các tuyến đê xung yếu, nhất
là các tuyến đê quai ở các bãi bồi
- Chế độ thủy triều: Vùng biển Thái Bình có chế độ nhật triều đều với với
chu kỳ dao động khoảng 25 giờ và biên độ lớn Theo tài liệu quan trắc nhiều năm (1930 - 1994) tại trạm Hòn Dấu, thì độ lớn triều cực đại đo được là 4,25 m (ngày 25/10/1985) và độ lớn triều cực tiểu đo được là 0,27 m (ngày 21/12/1964) Trong ngày thường xuất hiện một đỉnh triều và một chân triều Trung bình trong tháng có
2 kỳ nước lớn với biên độ dao động nước từ 2 - 4 m, mỗi kỳ kéo dài 2 - 3 ngày Hàng năm, có khoảng 111 ngày triều cường, trong 1 tháng có từ 3 - 5 ngày nước lên xuống mạnh có thể đạt 0,5 m/giờ, kéo dài sau đó 4 - 5 ngày liên tiếp Kỳ triều kém thường kéo dài 2 - 3 ngày Các tháng có mức triều lớn nhất là tháng 1, 6, 7 và tháng
12 Do biên độ triều lớn và độ dốc địa hình đáy nhỏ, nên bãi triều có chiều rộng đáng kể, có thể đạt tới 4 - 5 km, thậm chí 7 - 8 km như trước cửa sông Thái Bình Đây là một thuận lợi rất lớn cho rừng ngập mặn phát triển ở Thái Thụy
Trang 30- Chế độ dòng chảy: Khu vực nghiên cứu nằm ở bờ phía tây vịnh Bắc Bộ,
hầu hết thời gian trong năm dòng chảy đều có hướng Tây - Nam vào mùa gió Đông
- Bắc, còn khi có gió mùa Tây - Nam hoặc gió nam vào mùa hè, dòng chảy lại có hướng Đông - Bắc Các đặc trưng của dòng chảy có sự phân hóa theo năm Dòng chảy biển ven bờ có vai trò quan trọng trong việc phân bố lại trầm tích và hình thành các bãi triều
- Dao động mực nước biển: Sự dâng lên của mực nước biển, dù do nguyên
nhân nào (hạ lún mặt đất hay dâng mực nước chân tĩnh) cũng sẽ dẫn đến làm thay đổi độ nghiêng phần trong của trắc diện bãi biển Khi độ nghiêng tăng, thì năng lượng sóng tác động đến bờ cũng sẽ tăng Vì thế, khả năng xói lở bờ cũng tăng, đặc biệt bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời Kết quả nghiên cứu thay đổi mực nước biển dọc
bờ Việt Nam từ 1957 - 1994 cho thấy, tại trạm Hòn Dấu (Đồ Sơn) tốc độ dâng lên của mực nước biển là 2,15mm/năm Nếu trừ đi tốc độ sụt lún kiến tạo thì tốc độ dâng lên của mực nước biển ở đây đạt giá trị khoảng 0,5 mm/năm
Sự dâng lên của mực nước biển vừa có tác động trực tiếp đến các quá trình xói lở và bồi tụ ở đới bờ biển và cửa sông, đồng thời cũng có thể làm ngập các vùng đất thấp Vì vậy, ở vùng ven biển Thái Bình cũng như suốt dải ven biển đồng bằng sông Hồng, quá trình bồi tụ và xói lở trong tương lai sẽ xảy ra đồng thời và phức tạp
d Đặc điểm thổ nhưỡng
Kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất tỷ lệ 1:50.000 tỉnh Thái Bình
do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2004 theo hệ thống phân loại của Việt Nam cho thấy, hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy có 4 nhóm và
13 loại đất (Bảng 1.6)
- Nhóm đất cát (C): Có 3.847,05 ha (chiếm 6,5% diện tích tự nhiên của
huyện Tiền Hải và Thái Thụy) Nhóm đất này được phân chia thành 2 đơn vị dưới nhóm: Đất cồn cát và bãi cát (1.522,43 ha) và đất cát biển (2.324,62 ha) Đất được hình thành do quá trình bồi tích của biển, độ phì tự nhiên thấp, hàm lượng sét trong đất dao động 2 - 3% nên khả năng giữ nước và giữ phân rất kém Về sản xuất nông nghiệp, nhóm đất cát không có ý nghĩa nhiều
Trang 31Bảng 1.6: Phân loại đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy
Số
TT Ký hiệu Tên đất theo phân loại Việt Nam Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
11 Pe Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua 1.435,10 2,4
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2004 [15]
- Nhóm đất mặn (M): Diện tích 22.058,47 ha (chiếm 37,2%), phân bố ở hầu
hết các xã của 2 huyện ven biển Nhóm đất mặn được chia thành 3 loại đất:
+ Đất mặn nhiều (Mn): Diện tích 692,73 ha (chiếm 1,2%) Phân bố tập trung
chủ yếu ở ven biển Tiền Hải Đất được hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông nhưng do phân bố ở địa hình thấp, ven cửa sông, đầm phá nên chịu tác động trực tiếp của thuỷ triều Một số diện tích tuy không chịu ảnh hưởng của mặn tràn nhưng chịu sự chi phối của mạch nước ngầm mặn
+ Đất mặn trung bình và ít (M): Diện tích 11.072,77 ha (chiếm 18,69%),
Trang 32phân bố ở tất cả các huyện ven biển Đất cũng được hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông và trước đây cũng chịu ảnh hưởng của nước mặn Tuy nhiên, do phân bố ở trong đê nên không còn chịu tác động của nước mặn.Một số diện tích chịu ảnh hưởng của mạch nước ngầm
+ Đất bãi triều ngập: Diện tích 10.292,97 ha (chiếm 17,4%), phân bố chủ yếu
ở cửa sông và ngoài vùng RNM huyện Tiền Hải và Thái Thụy
- Nhóm đất phèn (S): Diện tích 10.967,93 ha (chiếm 18,5%), phân bố ở các
huyện ven biển Đất phèn được hình thành từ bồi đắp của hỗn hợp phù sa sông - biển, nơi chịu ảnh hưởng qua lại giữa nước ngọt và nước biển Nhóm đất phèn gồm
4 đơn vị:
+ Đất phèn tiềm tàng nông (SP1): Diện tích 157,27 ha (chiếm 0,3%), phân bố
ở huyện Thái Thụy Đây là loại đất phèn tiềm tàng nhưng tầng sinh phèn xuất hiện
ở độ sâu 0 - 50 cm
+ Đất phèn tiềm tàng sâu (SP2): Diện tích 4.763,27 ha (chiếm 8,0%), phân
bố ở Thái Thụy Đây là loại đất phèn có tầng sinh phèn xuất hiện ở độ sâu trên 50
cm, thường phân bố ở địa hình vàn và vàn thấp
+ Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn (SP2-M): Có 4.671 ha (chiếm 7,9%), phân bố tập trung ở Thái Thụy, một diện tích nhỏ 19,89 ha ở huyện Tiền Hải Đất phèn bị nhiễm mặn do nước mặn xâm nhập theo các mao quản vào mùa khô (mặn ít) và theo nước triều (mặn nhiều) Đất chủ yếu phân bố trên địa hình vàn thấp, hầu hết các tầng đất đều trong trạng thái khử, glây mạnh
+ Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nhiều (SP1-M): Có 1.376,39 ha (chiếm 2,32%), phân bố ở Thái Thụy
Nhìn chung, mức độ phèn ở vùng ven biển Thái Bình thấp hơn so với nhiều đất phèn ở vùng khác của nước ta Đồng thời, do thâm canh cao trong sản xuất nông nghiệp, nên năng suất lúa vẫn cao Tuy nhiên, cần lưu ý, do phèn là nguồn tại chỗ, ngay trong tầng đất sâu, luôn luôn sẵn sàng phèn hoá, gây chua cho lớp đất mặt Do vậy, cần có nhận thức đúng về xu hướng phát triển tất yếu này của vùng đất phèn
- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất phù sa ở huyện Tiền Hải và Thái Thụy có
11.364,41 ha (chiếm 19,2%), phân bố ở tất cả các xã Các loại đất phù sa được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông Tính chất đất chịu chi phối của chất
Trang 33lượng phù sa của từng hệ thống sông Quá trình thổ nhưỡng diễn ra trong đất rất khác biệt, phụ thuộc vào tuổi của từng loại đất Với những loại đất trẻ, quá trình thổ nhưỡng diễn ra yếu, đất còn giữ được đặc tính xếp lớp của vật liệu phù sa Tuy nhiên, cũng không ít diện tích đất chịu tác động của các quá trình hình thành đất mãnh liệt nên đã có sự phân hoá đáng kể về tính chất Mặc dù có cùng nguồn gốc phù sa, nhưng
đã phân thành 4 đơn vị đất:
+ Đất phù sa trung tính ít chua được bồi (Pbe): Có 160,10 ha (chiếm 0,3%), phân bố chủ yếu ở huyện Thái Thụy (129,09 ha), ở Tiền Hải có diện tích nhỏ (31,01 ha) Đây là một loại đất rất trẻ, còn giữ được gần như nguyên vẹn đặc tính của mẫu chất tạo đất, hàng năm luôn được bổ sung lớp phù sa mới Ưu điểm này đi kèm với hạn chế cơ bản là có một thời gian đất bị ngập lũ, nên khi sử dụng cần tính toán cơ cấu thời vụ để tránh thiệt hại do lũ gây ra
+ Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe): Diện tích 1.435,1 ha (chiếm 2,4%), phân bố chủ yếu ở huyện Tiền Hải Đất được hình thành do bồi đắp phù sa của sông Hồng
+ Đất phù sa glây (Pg): Có 6.979,62 ha (chiếm 11,8%), phân bố nhiều ở Thái Thụy (4.767,87 ha), Tiền Hải có 2.211,75 ha Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố chủ yếu ở địa hình vàn, vàn thấp Đất luôn trong tình trạng bão hoà nước mạnh, tạo ra trạng thái yếm khí trong đất Các ion Fe, Mn, bị khử trong môi trường bão hoà nước, di chuyển và tích tụ ở những tầng nhất định tạo thành tầng glây
+ Đất phù sa phủ trên nền cát (P/C): Diện tích 2.789,59 ha (chiếm 4,7%), phân bố chủ yếu ở huyện Thái Thụy (2.485,47 ha), huyện Tiền Hải có diện tích nhỏ (304,12 ha) Đất được hình thành do bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình phủ lên trầm tích biển trong quá trình biển thoái Đất chủ yếu phân
bố trên địa hình vàn, vàn thấp
Trang 34Nguồn: Đề tài VAST.NĐP.02/15-16 [5]
Hình 1.3 Bản đồ đất 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Trang 35a Tài nguyên rừng
Đất rừng vùng ven biển tỉnh Thái Bình phân bố ở 10 xã, thị trấn thuộc 2 huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ với diện tích khoảng 4.161,56 ha Diện tích đất lâm nghiệp có rừng khoảng 3.899,1 ha; trong đó RNM có 3.709,1 ha và rừng phi lao phòng hộ ven biển khoảng 190 ha Diễn biến diện tích RNM tỉnh thái Bình giai đoạn 2011 - 2015 được trình bày ở bảng dưới:
Bảng 1.7: Diễn biến diện tích RNM tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2015 [3]
Hình 1.4 Diện tích RNM ở Tiền Hải và Thái Thụy giai đoạn 2011-2015
Như vậy, có thể thấy diện tích RNM ở tỉnh Thái Bình có sự suy giảm rõ rệt trong giai đoạn 2011 - 2015 Năm 2011 diện tích rừng là 7.210 ha, đến năm 2015 chỉ còn 3.709 ha Sau 5 năm, diện tích RNM tỉnh Thái Bình đã giảm 50% Nguyên nhân của việc diện tích rừng suy giảm có thể do:
- Việc quai đê lấn biển để tăng quỹ đất nông nghiệp không có quy hoạch,
Trang 36mọi hình thức Chất lượng và sản lượng RNM trong khu vực ngày càng giảm, đặc biệt ở các khu vực gần dân cư sinh sống
- Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt: RNM tỉnh Thái Bình luôn chịu tác động của các yếu tố bất lợi như: Bão, lốc, triều cường, rét đậm kéo dài, rác thải, đã làm chết rừng non, đặc biệt là những diện tích rừng mới trồng
- Hoạt động bơm cát cải tạo bãi nuôi ngao đã làm thay đổi dòng chảy, tạo luồng lạch mới, thay đổi cao trình bãi, lấp đi lớp phù sa tự nhiên đã tác động rất lớn đến diện tích rừng mới trồng và diện tích rừng phía ngoài bãi, làm thay đổi điều kiện lập địa, làm giảm diện tích rừng theo từng năm;
- Hoạt động của các loại thuyền máy đánh bắt thủy hải sản gần bờ khi nước thủy triều lên, nếu chủ thuyền thiếu ý thức cho thuyền chạy vào khu rừng còn non (1 - 2 tuổi), chân vịt của thuyền máy sẽ hủy hoại toàn bộ cây rừng phía dưới;
- Các hoạt động đánh te vét, cào don, xét cua giống, của một số ngư dân thiếu ý thức khi cố tình xâm phạm vào các khu rừng mới trồng cũng làm suy giảm đáng kể diện tích rừng
- Huyện Thái Thụy có hơn 2.000 ha RNM, tập trung tại 5 xã ven biển: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Phượng và Thái Đô Rừng già ngập mặn ở đây lớn nhất lưu vực sông Hồng với diện tích khoảng 400 ha phân bố ở các xã Thụy
Trường và Thụy Xuân Loài chiếm ưu thế của rừng này là Bần chua (Sonneratia caseolaris) Hầu hết, RNM còn lại ở Thái Thụy là rừng trồng loài Trang (Kandelia oborata) xen lẫn Bần chua và Đâng (Rhizophora stylosa) Tại khu vực xã Thụy
Trường, thực vật ở đây có 111 loài thuộc 38 họ và trong số này có 12 loài cây ngập mặn chính thức và 30 loài tham gia rừng ngập mặn [6]
- Huyện Tiền Hải, RNM phân bố chủ yếu ở 5 xã ven biển: Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú, Đông Long và Đông Hoàng Trong đó, RNM ở 3 xã Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có diện tích 1.709 ha Đối với khu vực ngoài Khu bảo tồn như ở xã Đông Long, hệ thực vật có mức độ đa dạng về thành phần loài cũng thuộc loại khá cao với 66 loài thuộc 33 họ; thực vật ngập mặn ở đây có 8 loài cây ngập mặn chính thức và 19 loài tham gia RNM Ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, có 11 loài cây
Trang 37gia RNM (17 loài lớp một lá mầm và 20 loài lớp hai lá mầm của ngành hạt kín) [6]
Thành phần loài chủ yếu tham gia vào RNM tỉnh Thái Bình chủ yếu là Mắm
(Avicennia marina), Sú (Aegicerascorniculatum), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia oborata), Đâng (Rhizophora stylosa), Ô rô (Acanthus ilicifolius) Các quần xã chủ yếu trong HST RNM như:
+ Quần xã tiên phong: Mắm biển dọc các bãi lầy gần cửa sông, Bần chua, Trang, Sú
+ Quần xã hỗn hợp đứng: Đâng và các loài khác như Vẹt, Sú
+ Quần xã cây bụi thấp: Sú chiếm ưu thế Các loài phụ là Vẹt dù, Mắm + Quần xã cây nước lợ: Bần chua chiếm ưu thế, dưới tán là Ô rô, Cói, có khi phân bố sâu vào đất liền (xa biển đến 30, 40 km)
Ngoài các quần xã thực vật trên, dọc bờ biển Thái Bình còn gặp các quần xã Dứa dại, Sài hồ chiếm diện tích rất nhỏ trên các đụn cát cố định gần các khu dân cư; các quần xã Cỏ may và Cỏ gà tồn tại thành từng đám dày, thân bò rễ chìm, bám rộng vào bề mặt đất, khả năng tái sinh và xâm nhập mạnh, phân bố dọc theo các triền đê biển, được sử dụng chăn thả gia súc
Sự phân bố của cây RNM phụ thuộc chủ yếu vào nền đáy, chế độ ngập triều,
độ mặn của nước biển và sóng gió RNM Thái Bình phân bố trong phạm vi bồi tụ của hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng và các phụ lưu nên lượng phù sa nhiều, giàu chất dinh dưỡng, bãi bồi rộng ở cửa sông và ven biển nhưng chịu tác động mạnh của gió, bão vì thiếu bình phong bảo vệ nên cây ngập mặn tự nhiên kém phát triển Do lưu lượng dòng chảy lớn, nồng độ muối thấp vào mùa mưa (0,5 - 5,0‰), nên thành phần thực vật chủ yếu ở đây là các cây nước lợ Bên cạnh đó, do tốc độ quai đê lấn biển tương đối nhanh, nên mặc dù biên độ triều lớn (3 - 4 m) nhưng RNM chỉ phân bố hẹp quanh vùng cửa sông ngoài đê
RNM ven biển tỉnh Thái Bình được trồng tích cực bằng nguồn vốn của Chương trình 5 triệu ha rừng và nguồn vốn của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ Những năm gần đây, mỗi năm diện tích RNM ở Thái Bình được phát triển và trồng mới gần 1.000 ha Tốc độ bồi lắng phù sa tăng nhanh, bãi bồi ngày càng được mở rộng và nâng cao nên các loài phù du, sinh vật biển phát triển, tạo nguồn thức ăn
Trang 38phát triển mạnh, trở thành nguồn lợi thủy sản lớn và là nguồn thu nhập quan trọng đối với cư dân vùng ven biển
Có thể nói, RNM ven biển tỉnh Thái Bình có vai trò và tác dụng rất lớn trong phòng hộ, như vành đai che chắn và bảo vệ đê biển khi có bão và triều cường, bảo
vệ vùng đầm nuôi thủy sản; tạo điều kiện lắng đọng và bồi tụ phù sa, bồi đắp ra phía biển, tăng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp hàng năm, khôi phục HST ven biển HST RNM đã mang lại giá trị lớn về kinh tế và quốc phòng - an ninh cho địa phương
b Tài nguyên biển
Thái Bình có 54 km đường bờ biển, với hàng chục nghìn km2 lãnh hải, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng cá ước tính khoảng 26.000 tấn; trong đó trữ lượng cá khoảng 24.000 - 25.000 tấn, tôm 600 - 1.000 tấn, mực 700 - 800 tấn Sản lượng hải sản đánh bắt khoảng 18.415 tấn/năm Ngoài ra, các vùng cửa sông, ven biển có tiềm năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua, sò, vạng, ngao, vọp Hiện nay, tỉnh Thái Bình quai đê bao khoảng 4.000 ha đầm mặn, lợ để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi trồng hữu hiệu khoảng 3.287 ha nuôi tôm, cua, rau câu, Bên cạnh đó, vùng ven biển có tiềm năng để khai thác phát triển nghề làm muối
Trang 39Hình 1.5 Bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình
Trang 401.2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
a Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số huyện Tiền Hải và Thái Thụy có 458.700 người (chiếm 25,6% dân số của tỉnh) Mật độ dân số trung bình 917 người/km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình của các huyện khác và toàn tỉnh Thái Bình (1.128 người/km2)
Bảng 1.8: Dân số, mật độ và cơ cấu dân số vùng ven biển tỉnh Thái Bình
Huyện Dân số (người) Mật độ dân số
(người/km 2 )
Dân số thành thị (người)
Dân số nông thôn (người)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2015 [3]
b Hoạt động sản xuất nông- lâm ngư nghiệp
Huyện Thái Thụy: Năm 2016, mặc dù còn gặp khó khăn do tác động của
nền kinh tế, kinh tế huyện Thái Thụy cơ bản phát triển ổn định, giá trị sản xuất ước tăng 13,06% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ước tăng 4,47%; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ước tăng 30,08%; thương mại dịch vụ ước tăng 7,07% [12]
Về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm đạt 26.871 ha, tăng 30 ha so với năm 2015; năng suất đạt 131,6 tạ/ha; sản lượng thóc đạt 176.421 tấn Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 1.263,1 tỷ đồng, tăng 5% so sới năm 2015 Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 3.814 ha; giá trị ngành đạt 1.488,3 tỷ đồng; tăng 109,35% so với năm 2015 [12]
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, toàn huyện tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2016 đạt 4.257,7 tỷ đồng, tăng 30,08% so với năm 2015 [12]
Huyện Tiền Hải: Tổng giá trị sản xuất năm 2016 của huyện Tiền Hải đạt
10.316 tỷ đồng; bằng 97,16% kế hoạch đặt ra